Hôm nay,  

Duyên Gặp Gỡ

10/10/201600:00:00(Xem: 14790)

Tác giả: Bùi Hồng Thúy Anh
Bài số 4936-18-30636-vb2101016

Tác giả vượt biên từ Rạch Giá đến Mã Lai, Pháp 1979, Mỹ 1987. Tốt Nghiệp Electrical Engineering 1990 tại University of Illinois at Urbana, Champaign, Illinois; Tốt Nghiệp Radiation Therapy 2015 tại University of Texas at MD Anderson, Houston, Texas. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Ngã Ba Đường”. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

Chuyến xe lửa không ngừng di động của cuộc đời, có những cái tất nhiên và ngẫu nhiên. Tất nhiên - những người có tiềm năng và khả năng thu hút người khác sẽ có nhiều người muốn đến ngồi gần, trò chuyện. Ngẫu nhiên – hai người được ngồi gần, cần được gặp nhau đúng lúc, đúng nơi. Trang và ông Dan Smith độc thân, nhưng không ế. Họ chẳng buồn chờ đợi tình yêu, không vội vã, cuống quít, tiếc rẻ những gì không thuộc về mình, không tư lụy bản thân. Họ gặp nhau,  lúc mà họ cảm thấy đang cần an nghỉ, đang tự nhủ: không gian và thời gian này là tạm bợ, “một cõi dừng chân”, chẳng muốn quan hệ lâu dài với ai cả, lúc này và nơi đây.

Trang là chuyên viên chữa trị phóng xạ, làm việc cho một văn phòng bác sĩ chuyên về da ở Austin, Texas được hơn một tháng. Hai loại ung thư da phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy và tế bào vẩy, rất dễ được chữa trị bằng giải phẫu và phóng xạ - tỉ lệ, khả năng chữa trị khỏi, nhiều hơn 95%. Nàng chưa gặp ai đau đớn la hét, có nguy cơ tử vong. Người da mỏng và trắng, da lão hoá, ít tế bào hắc tố melanin ở lớp thượng bì, không có nhiều khả năng để chống trả với tia nắng mặt trời, rất dễ bị ung thư da. Chữa ung thư da bằng phóng xạ có thể dẫn đến một ung thư da khác 44 năm sau. Do đó, phần đông khách của Trang, lớn hơn 50 tuổi và là dân da trắng. Trang chưa bao giờ thấy khách Á Đông và Mễ, như tại các văn phòng y tế khác ở Texas. Trang cũng là nhân viên Á Đông duy nhất tại đây.

Ông khách Dan Smith, vừa qua sinh nhật 68. Dan không biết rõ về Trang, nhưng nàng biết khá rành mạch về ông ta: gia thế, nghề nghiệp, thuốc thang, bệnh tật, vân vân, dựa theo lý lịch mà bệnh nhân khai báo. Theo bộ luật HIPAA để bảo vệ quyền lợi của người bệnh, mọi thông tin y tế của bệnh nhân phải được bảo mật, và không được tiết lộ cho các cá nhân hoặc tập đoàn không cần biết. Trang không muốn, nhưng nàng đã thuộc lòng tiểu sử của ông Smith, chỉ vì một vấn để rắc rối nhỏ lúc đầu. Trong tuần lễ làm việc thứ hai của Trang, ông Smith đến văn phòng chữa trị lần đầu tiên, hai nhọt ung thư ở bắp vế và cánh mũi, do hứng nắng thường xuyên, rất lo lắng.  

- Cô có nhiều kinh nghiệm về phóng xạ da không vậy?

Bản tính thật thà, không biết khoác loác của Trang thật là có hại. Thay vì nói tránh khéo đi, bảo đảm chắc nịch là nàng đã đi làm một năm, và thực tập hơn hai năm ở nhà thương MD Anderson lớn nhất thế giới; chữa trị những ca thật khó về ung thư của những cơ quan trong cơ thể như ruột, bao tử; phóng xạ chữa da chỉ vào sâu 5mm thôi, …,  Trang lúng túng, ú ớ thú nhận là nàng mới bắt đầu làm việc ở đây. Bão nổi lên rồi! Ông Smith đi méc với bác sĩ G, đòi ngưng chữa trị, đòi đổi văn phòng khác. Bác sĩ G khiển trách ông V, ông quản lý trực tiếp (chief radiation therapist) của Trang.

Ông V yêu cầu khẩn cấp: Từ trưa hôm nay cho đến ngày mai, Trang phải làm mọi thứ, thuyết phục, để bệnh nhân Dan Smith tin tưởng tuyệt đối vào khả năng và sự hiểu biết chuyên môn của nàng. Ông Smith phải tự nguyện, yên tâm ở lại đây để được trị liệu ung thư vẩy nơi mũi và bắp chân. Trong bốn tiếng đồng hồ, quản lý V thật là tốt bụng, đã chỉ bảo cho Trang biết bao mánh khoé để lấy lòng bệnh nhân. Gặp khách, Trang phải khen họ tưới xượi về tóc tai, quần áo; hỏi thăm như bạn cũ mất liên lạc lâu năm. Trang phải tập nói đều đều, bằng một ngữ điệu thanh thản tự tin, không lấn át bệnh nhân, thật hùng hồn, và thú vị trong khi trị liệu, để bệnh nhân mải trò chuyện, quên lo và quên xoi mói sơ xuất của người chuyên gia y tế, nếu trường hợp này xảy ra. Trang phải bỏ quên bản chất Á Đông bề ngoài khiêm nhường của mình, phải lên tiếng là cái gì cũng tuyệt vời nơi đây, từ ảnh siêu âm đến cách trị liệu “look good and great, the best of the best”. Mình không tin tưởng được mình, không khen được mình thì làm sao thuyết phục được người khác?

Ngay sau đó, Trang lò mò ôn lại nhiều bí kíp trong cuốn sách “How to Win Friends and Influence People” của nhà văn và nhà thuyết trình Mỹ Dale Breckenridge Carnegie. Nàng bỏ ra vài tiếng đồng hồ, khảo sát tình hình, tìm hiểu về ông Dan Smith để có thể đồng cảm với ông, và thiết lập được một mối liên hệ gần gũi.

Hôm sau, Trang phải đối mặt và nói chuyện trực tiếp với ông Smith một mình! Cái ngày nghiêm trọng, tốn nước bọt và mồ hôi ấy - trong cuộc đời này, dễ gì mà Trang quên! Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt) – Trang để ông Smith nói tràng giang đại hải, thấm mệt rồi, ngừng lại. Trang chờ nắm được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để ra đòn quyết định và bắt đầu thuyết trình bài vở nàng đã soạn thật kỹ từ tối trước: phóng xạ không đau, không để lại sẹo to như phẫu thuật, bảo hiểm trả tiền gần như là hoàn toàn 100%... Dương Đông, Kích Tây – “Ông Smith ơi, bác sĩ G nổi tiếng mát tay, chữa cho nhiều bệnh nhân lành hẳn ung thư da hơn 10 năm rồi. Văn phòng này là nơi duy nhất ở Austin dùng máy SRT 100 Vision tối tân nhất. Tôi học Toán, Vật Lý để hiểu máy móc, phóng xạ, sinh vật, cơ thể người ta và ngay cả tâm lý học để có thể giúp đỡ được các bệnh nhân một cách hữu hiệu nhất !

Quản lý V còn bảo Trang treo hết bằng cấp lên tường loè thiên hạ. Khổ nhục kế - Chúng tôi có phương châm “bệnh nhân là ông bà hoàng”. Những bệnh nhân hiểu biết như ông sẽ làm việc chữa trị dễ dàng hơn, xin ông cho chúng tôi có cơ hội được hợp tác, và ông sẽ không thất vọng. Nhất tiễn hạ tam điêu (Một mũi tên hạ ba con chim) – Trang uốn ba tấc lưỡi, ông Smith chịu ở lại chữa trị, bác sĩ G và quản lý V hài lòng với công khó của Trang lắm.

Sau đó, mọi việc dường như êm xuôi. Bàn tay thôi lóng cóng vụng về, mắt nhận diện kích thước của những miếng chì đủ cỡ thật mau, Trang không để bệnh nhân phải chờ lâu nữa. Nàng thường xuyên cười đùa trò chuyện, theo dõi những phản ứng phóng xạ của mọi bệnh nhân thật dễ dàng, báo cáo tường thuật đầy đủ với bác sĩ G, để đổi thay cách trị liệu khi cần thiết. Việc làm kể như tạm ổn.

*

Trang lớn lên ở Việt Nam, sang Mỹ đã gần 30 năm. Tuổi thiếu thời của Trang nghèo khó, trong xóm nhà lụp xụp, bùn lầy, không điện nước – xài đèn dầu và nước gánh. Chất đạm bổ dưỡng, cần thiết,  thường xuyên là từ xương và đầu cá thác lác kho thật mặn, sau khi phần thịt ngon đã được nạo sạch, bán cho người khác để làm món chả cá.

Nàng may mắn sang được Mỹ, chỉ là vì bị bắt theo lên tàu đi chui ở Rạch Giá, không thôi bị lộ, khi nàng đang đi lảng vảng gần đó. Ý chí mãnh liệt để thoát ra cảnh nghèo khó và thiếu hiểu biết đã nung nấu Trang từ lúc còn rất bé, chỉ có điều là nàng không biết làm sao, vì “cái khó bó cái khôn”.

Cuộc đời nàng ở Mỹ là một cuộc rượt bắt thời gian, tranh thủ sống, học, làm - để đuổi kịp người ta. Ở Việt Nam, Trang chỉ có buổi đực, buổi cái đến trường, lo đi bán vé số phụ giúp gia đình. Ngày bước được vào trại tị nạn Mã Lai ở Cherating, người khác thì nhăn mặt, nôn oẹ vì mùa hôi hám, Trang quỳ xuống cám ơn trời đất, tự nhủ lòng là sẽ tận lực để phấn đấu vương lên.

Ngay lúc đặt chân được trên miền đất nước tự do, Trang đứng bất động trong một góc phi trường.  Nhìn đám đông đủ màu sắc rực rỡ qua lại, rồi nhìn lên một mảnh trời xanh, nàng thề rằng mình sẽ phải hiểu, phải học, phải vươn lên.  

Joseph Conrad không hề nói tiếng Anh cho đến năm 20 tuổi.  Ông đã trở thành đại văn hào của thế kỷ 19, viết truyện tiếng Anh sau 33 tuổi, hưởng lộc nhờ viết lách lúc 57 tuổi. Grandma Moses bắt đầu vẽ từ năm 78, đã để lại biết bao nhiêu tranh ảnh nổi tiếng trên thiệp và tem.

Trang học nhiều ngành, làm nhiều nghề, không vì sở thích như các nhân vật nổi tiếng chậm đó. Nàng thiếu người dẫn dắt, học thiếu căn bản, lại có trách nhiệm là chủ gia đình, có sức khoẻ và chịu khó. Ông Trời cho Trang tham dự trò chơi độc quyền (Monopoly) – đầu tư cổ phần, nhà cửa, đất đai, đóng thuế - và nàng là người thua cuộc nhiều phen. Nếu còn ở lại Việt Nam, Trang đã được làm lễ lên hàng lão, vì nàng đã hơn 50 tuổi. Trong những dịp hội hè đình đám, lão bà Trang, sẽ được ngồi riêng cỗ trên chiếu cạp điều ở chốn đình trung.

Nhưng Trang đang ở Mỹ, nhìn trẻ trung, khoẻ mạnh; vẫn mặc quần đùi, áo sát nách và giang nắng đen nhẻm như thuở choai choai. Nàng lại vừa tốt nghiệp cử nhân lần thứ hai, vẫn còn gắng kiếm tiền. Vì thế, nhiều khi người ta lầm là nàng chỉ ngoài 30.

Con đi đại học xa, ngoan và tự lập. Trang vừa ra khỏi cơn khủng hoảng về sức khoẻ, tài chánh và tinh thần. Đã có lúc Trang xây xẩm mặt mày, đầu óc quay cuồng, muốn nôn mửa, da rợn lạnh từng cơn. Nàng đã nghĩ là nàng bị bướu trong óc, tai, cổ, xương sống, có chất độc hoặc kích thích tố, dư, thiếu trong cơ thể. MRA, Ultrasound, PET, thử máu và nước tiểu,…, chưa ai chuẩn đoán được nàng bị bệnh gì cả. Cơ thể mảnh dẻ của nàng như đình công, không muốn chịu đựng và cố gắng, để tát cạn bể dâu nữa.

Nàng dồn hết đồ đạc cần dùng, trong căn nhà kỷ niệm vào 6 cái thùng giấy - thùng đựng chuối chắc chắn, miễn phí từ HEB, có quai nắm đàng hoàng. Nàng thuê phòng rất đơn sơ, không bàn ghế, chỉ cần chỗ ngủ an ninh. Nàng  ăn, sống trong xe, dùng internet của Starbucks và McDonald, lắm khi viết lách cả ngày chẳng ai phàn nàn gì cả. Nàng tắm ở các chỗ tập thể dục 24 Hour Fitness khắp nơi. Nàng là hội viên với giá $150 một năm, tha hồ tập, xài xà bông, chỗ tắm hơi. Nàng uỷ thác cho đầu bếp HEB, Randalls, hoặc Whole Foods (siêu thị ở Mỹ)  nướng gà, hấp tôm cá, chỉ ăn rau sống và rau luộc bỏ lò vi sóng.

Chế độ ăn uống kiêng cữ và thể dục đều đặn đã khiến mỡ, đường, huyết áp giảm đi. Việc làm dễ dàng, hết giờ thì về, tiền đủ sống. Cuộc đời đơn giản, không phải bận tâm: con cái, chó mèo, nhà cửa và người yêu. Đời Trang bớt căng thẳng, sau liên tục thất bại và thất vọng từ năm 2008.  Khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế suy đồi, thị trường chính khoán sụt giá, hãng xưởng xa thải, hôn nhân đổ vỡ - khiến Trang phải đi học lại chờ con lớn, để đi kiếm việc tại một thành phố khác.

*

Ông Smith nhìn trẻ: vẫn còn nhiều tóc, bụng không bự, răng chưa long. Tóc ông nâu, bóng - có lẽ nhờ thuốc gội đầu, nhuộm “Just for men” chỉ cần 5 phút. Răng ông trắng, bóng, đều; không sần sùi như đá hoa cương cũ, rạn cùng năm tháng – có thể là răng giả, bằng sứ rất tự nhiên. Ông Smith là tư vấn, làm việc với khách cần vay thế chấp với nhà băng. Vì đạo luật Homestead, tổ tiên của ông Smith, gốc Pháp và Bồ Đào Nha đã di cư vào Nebraska để đòi 640 mẫu anh đất, gần như miễn phí do chính phủ liên bang cung cấp năm 1862. Khi bé, ông thích ngắm hoa và bướm dại, bay nhảy trong những cánh đồng dài – bắp, lúa mạch, hướng dương - tưởng chừng như vô tận của Sidney, miền tây của tiểu bang Nebraska. Thằng bé Dan đi bắt rắn, chồn, đủ loại chuột về làm thú trong nhà, biết nuôi ong lấy mật, trồng đủ loại cây có mùi thơm và mật như “beebalm”, kim ngân hoa, ngải đắng, …, bẻ cành cây nhỏ làm tổ, để dụ chim ruồi và bướm.  

Ông Smith lớn lên trong thời Hippies 1960, tóc dài, quần loe, nghe nhạc Beatles, “rock and roll”. Thế hệ này nổi dậy chống lại những gì cũ kỹ và vô lý, chiến tranh Việt Nam với những phức tạp về đạo đức, tái định nghĩa lại giá trị xã hội cổ truyền. Phụ nữ dùng thuốc ngừa thai vào năm 1960 và mặc áo tắm hai mảnh từ năm 1963 sau phim Beach Party. Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ký nhiều dự luật để bảo đảm quyền công dân và quyền bầu cho phụ nữ và da màu, bảo hiểm cho người nghèo, người già. Ông Smith lúc trẻ, tin tưởng vào hoà bình, tình yêu và hạnh phúc. Thằng bé Dan đã từng nghĩ là có một ngày: Cái xã hội hoàn hảo, lý tưởng nhỏ bé mà nó thích gầy dựng với thiên nhiên và súc vật, trong các đồng lúa rộng lớn của gia đình sẽ là khắp nơi. 'Hãy tưởng tượng không có các tôn giáo, không có các quốc gia, không có các nền chính trị' (1) . Dan chụp hình “Polaroid” tại quê nhà với những hình ảnh hạnh phúc – chim hót đầu non, chó hóng nắng cạnh chủ, lúa chín vàng ươm, hạt mẩy tròn chỉ chờ hái, và trai gái cười đùa bên nhau…

Năm 1967, Dan đầu quân, làm phóng viên chiến trường cho quân đội Mỹ tại Việt Nam, tay cầm máy Nikon Fs và các ống kính dài ngắn. Nhóm nhiếp ảnh 4 người của ông đi khắp nơi, bổ sung vào các đơn vị để làm phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam cho Nhiệm Sở Điện Ảnh Lưu Trú Quân Đội (Department of the Army Archives). Ông Smith ghi lại những hình ảnh lịch sử về chiến tranh giống như Robert Capa với “Omaha Beach, D-Day 1944”. Ảnh chụp không dễ dàng thay đổi (ngày xưa chưa có Photoshop), không giống như văn xuôi và tranh vẽ.

Ông Smith miêu tả sự thật của xã hội Việt trong chiến tranh, qua một vài hình ảnh ngoài lề, không bị kiểm duyệt và thao tác – với cành cây ngọn cỏ bê bết máu, chó bơ vơ ghẻ gầy kiếm ăn trong các nhà hoang, và cặp mắt hoang mang của cô gái nhỏ bơ vơ nơi bến đò Sài Gòn đi lục tỉnh, tìm kiếm một nơi nương tựa. Các cô gái này sẽ có nhiều  tú bà và ma cô dụ dỗ, đem về nhà cho ăn ngon, mặc đẹp, rồi… vắt chanh, bỏ vỏ.

*

Trang rất thích nghề của mình. Việc làm dễ dàng, lại cho nàng cơ hội được nói tiếng Anh cả ngày - linh tinh, với nhiều chủ đề lý thú với bệnh nhân. Ông X chơi cổ phiếu thần sầu, mỗi ngày khoe mua bán “option” thành công, không cần vốn nhiều.

Phải chi Trang có tiền dư dả và chưa bị đời chua (đùa chơi) cho banh càng với stock, thì cũng đã thử mua bán cổ phần theo ông X.

Cuộc đời nàng trôi qua, mỗi ngày đều đặn như the “Truman Show” (2) – ai cũng là diễn viên, biết rõ vai trò và đối thoại của mình. Trang và ông Smith ngơ ngáo, không đóng kịch, mà sống thật, nên mới xảy ra  nhiều cớ sự mà vẫn chưa … cứ sợ.


Ông Smith và Trang có mối quan hệ  ngẫu nhiên, tuy xa mà gần, tuy gần mà xa.

Hai người đều sanh cùng thế hệ của Baby Boomer, thời kỳ hậu chiến thứ hai – ông Smith đầu thế hệ, Trang cuối thế hệ. Ông Smith và Trang có liên hệ qua chiến tranh Việt Nam. Bố Trang là lính trơn, đi hành quân xa, chẳng thấy trở về. Trang lớn lên, bữa đói, bữa no; đòn roi vọt từ mẹ cũng nhiều; chẳng còn dư nước mắt khóc hàng xóm chết. Ông Smith chứng kiến nhiều thảm hoạ của chiến tranh. Người ta không biết là bạn hay thù, đứa nhỏ hay bà già đều có thể ôm bom tự sát để khủng bố. Người ta sợ hãi và tàn nhẫn. Việt Cộng tẩu thoát trong đường hầm vào rừng, để lại mìn và hầm chông. Số tử vong của binh sĩ Mỹ năm 1965 mới là vài ngàn,  đã tăng lên hơn 10,000 năm 1967.

Sau mỗi trận chiến, ông Smith trở về Saigon, tương đối là an ninh với tâm hồn nặng trĩu. Ở đây, ông Smith không còn lo bị tập kích, bị bắn lẻ nữa, nhưng ông phải chiến đấu với lương tâm của mình. Ông lê đôi giày đinh, nhiều khi còn tàn tích của chiến tranh: “máu dân, lần khân cũng hoá bùn”. Ông bước trên những con đường của mộng mơ, với lá me bay và hàng cây đan kín rủ tóc - nhưng mộng mơ thì tan nát. Chiến tranh phi nghĩa! Lý tưởng và hy sinh của tuổi trẻ, là trò chơi cho nhiều tập đoàn  thao túng. Ngàn cặp mắt của người bản xứ miệt thị, theo dõi ông – kẻ xâm lăng. Nhiều kẻ muốn lân la, quen với ông; chỉ biết lương lính Mỹ quèn, cao hơn độ năm lần lương sĩ quan Việt Nam. Cô gái nhỏ mồ côi, ngồi bơ vơ ở bến đò lục tỉnh, buồn bã nhìn, lặng lẽ, không nhận chocolate và chewing gum từ tay người lính Mỹ. Cô hãy còn chìm đắm trong thiên đường nghèo khó, đã biến mất: tuy nghèo không đủ ăn mặc, nhưng còn có người thân chia xẻ mảnh đời bất hạnh. Ông Smith quỳ xuống, xin chụp ảnh, giúi vào túi cô bé mấy đồng đô xanh. Không còn anh lính Mỹ Smith can trường, chỉ có thằng bé Dan oà khóc.

Đúng hay sai? Không còn tự vệ hay tấn công. Không cần biết đôi dép râu và bàn chân chai sần toé máu, hoặc đôi giày “botte de sault” bít bùng và đôi chân ủng nước. Ai cũng là nạn nhân của thời cuộc. Bàn tay nhỏ của cô bé nắm chặt tay ông Smith … Mỗi lần nói chuyện với Trang, nhìn vào đôi mắt hình hạnh nhân, đen sâu thẳm, ông Smith cảm thấy bình an. Có lẽ cô gái nhỏ năm xưa bình an, như ông từng cầu nguyện. Đây là chút ngậm ngùi ông sẽ mang theo, khi một mai nằm xuống…

Dẫu ở Mỹ no ấm, nhưng Trang và ông Smith vẫn thấy lạc lõng. Trang như bị liên tục giằng co giữa hai tư tưởng đông tây và không tìm được bến đỗ. Ông Smith trở về từ Việt Nam, là người hùng bước xuống sân bay không ai đón. Biểu tình chống chiến tranh, đả đảo những người lính góp phần vào việc viện trợ, cố vấn và trực tiếp tham chiến của Mỹ ở Việt Nam, diễn ra ngay trước mắt, bên kia hàng rào của sân bay. Ông Smith là người cứng rắn và có trách nhiệm, đã cố gắng quên, dùng GI Bill đi học lại. Ông may mắn kiếm được một người vợ hiền và hiểu biết. Bà là người bạn đồng hành và phụ tá đắc lực, nhưng lại mất sớm.

Bệnh nhân phải được chữa trị 24 lần. Ông Smith đến văn phòng mỗi ngày. Trang và ông Smith hợp chuyện vô cùng vì hai người chưa biết rõ về nhau - thiếu gì chuyện kể. Trang chỉ mới ở Austin được hai tháng. Ông Smith hay mách cho Trang những chỗ đi chơi và ăn uống của dân địa phương: Oasis, Shady Grove, Clarksville, mount Bonnel… Hai người cũng nói chuyện về con cái. Họ cùng đồng ý: khi con gọi mình nhiều - chúng đang buồn hoặc thất tình. Bố mẹ đi tìm, gặp, thăm những đứa con thành công và hạnh phúc thật khó. Người già dễ được sống thoải mái và vui vẻ, khi không tùy thuộc vào con cái về vật chất và tinh thần. Ông Smith hay nhắc đến DO, con chó “Labrador” săn đen, là người bạn đồng hành bây giờ. DO là tên ghép của ông và vợ: Dan và Oba. Ông Smith làm bạn với DO, nhớ vợ, nghĩ đến hơn 3800 quân khuyển Lab đã bị bỏ lại Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất trong lịch sử nước Mỹ mà quân khuyển không được phép chính thức trở về nhà sau chiến tranh (7) .

Trang để dành những ca chữa trị dễ, trước và sau cái hẹn của ông Smith. Nàng chữa mau cho các bệnh nhân này, và dành nhiều giờ cho ông Smith hơn. Ông Smith lúc nào cũng đến sớm. Trang vui tớn lên, quên chào hỏi, bị ông Smith nhắc khéo và trêu chọc mấy lần.

- Why… do you come so early? - Trang không kềm được cảm xúc và suy nghĩ của mình

- Geez… Thank you. Is it the way that you great people?  - Ông Smith tinh nghịch lùi ra cửa. - Let start all over again.  Mình làm lại từ đầu nhé.

Trang lại phải diễn tuồng. “Hi, Mr. Smith. I am glad to see you. How are you?”…

Thế nào là “làm lại từ đầu”? Phải chi Trời cho ông Smith và Trang cơ hội và thời gian, gặp nhau 20 năm trước.  

Không hẹn nhưng đồng loã. Tư tưởng đụng độ và hoà hợp. Ngày nào hai người cũng có hơn nửa tiếng bên nhau. Trang cảm thấy mặt nóng bừng và nghe tim đập rộn rã khi thấy bóng ông Smith từ xa. Ông Smith cao lớn, nói chuyện phải cúi cuống, nhìn Trang bình thường nhưng không tầm thường đối với ông –“May mà có em, đời còn dễ thương” (8) . “Ung thư là bệnh rõ ràng, tương tư là bệnh của tôi thích nàng”. Tình cảm bắt đầu bằng nụ cười và những lần nói chuyện đầy ý nghĩa.

Sau 10 ngày trị liệu, 12 lần gặp gỡ, ông Smith và Trang đều muốn gặp nhau nhiều hơn nhưng không ai dám mở lời trước. Hôm đó, ông Smith than là thuế nhà ở tiểu bang New Jersey NJ cao nhất nước Mỹ - 2.29% - khiến cho vợ ông di cư ra khỏi NJ để lập nghiệp 40 năm trước, và hai ông bà đã có duyên gặp gỡ nhau. Trang đồng ý với ông Smith về chuyện thuế cao ở NJ, nhưng nàng thắc mắc là tại sao chỉ có 2.2%, trong khi nàng đang phải trả thuế nhà ở Texas hơn 3.5%.  Thật sự là Trang không cố tình, nhưng có lẽ ông Smith cố ý, muốn đánh cuộc với Trang một bữa ăn. Ông làm ăn về vay thế chấp thì phải biết nhiều hơn Trang. Ông đang nói về thuế nhà liên bang, mà Trang thì nói về thuế tổng hợp (thuế nhà của liên bang và địa hạt). Đừng nói là một bữa ăn, tốn kém và phiền phức mấy cũng được. Hai người đang bị thu hút bởi nhau mãnh liệt, không cần biết ngày sau ra sao, chỉ biết được gặp nhau là thoả mãn khát khao.

Lần đầu tiên ông Smith và Trang hẹn gặp nhau đi chơi thứ bảy, trời đổ mưa tầm tã  từ sáng, đúng ra là từ ba ngày trước. Có lẽ con gái của Trang cãi nhau với bạn trai, buồn lái xe sáu tiếng đi kiếm mẹ, từ tối thứ sáu không báo. Trang không có giờ ăn sáng, trưa hoặc tối với ông Smith, chỉ có một buổi chiều dạo chơi Austin trong mưa. Trang ăn trưa với con gái và hẹn ăn tối nữa, cho con có dịp tâm sự trước khi trở lại trường học ngày mai. Ông Smith và Trang rủ nhau đi thư viện và bảo tàng viện LBJ (Lyndon Baines Johnson Library and Museum). Tổng thống LBJ có liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Ông Smith thích vào đây, sống lại quãng thời gian lịch sử. Ông Smith nhận ra, có lẽ Trang không trẻ như ông nghĩ, vì nàng có vẻ như đã sống qua cuộc chiến tranh đó. Ông Smith ngạc nhiên, khi thấy Trang còn nhớ nước cam Tang, xe Citron con cóc, máy đánh chữ Smith Corona, của những thập niên 60-70…  

Cà phê Mozart là nơi lý tưởng để nói chuyện, nghe nhạc, làm bài, uống đủ loại giải khát (cà phê, trái cây, nước gừng), ăn bánh (cheesecake, brownies) trên hồ Austin. Ông Smith lại nói về những chỗ đáng đi thăm ở Austin. Thành phố Austin có phương châm là muốn mình lập dị (slogan: Keep Austin weird) - chơi nổi, để khácvới các thành phố khác. Thành phố Austin khác các thành phố lớn ở Texas (Houston, Dallas): có nhiều sông hồ, đồi núi, cao thấp, không phẳng lì, có cây xanh bao quanh những lối mòn đi bộ hằng chục dặm bên dòng nước, có đường riêng cho xe đạp, có hơn 18 state parks đi câu cá dọc theo sông Colorado, Lady Bird, hồ Travis, Bastrop, Georgetown. (9) Nếu bạn thích thiên nhiên, đời sống ngoài trời, thủ đô của âm nhạc sống, "The Live Music Capital of the World", nhìn thành phố hiền hoà, xanh biếc từ trên nhiều đồi cao, chiều tím rực rỡ khi mặt trời lặn xuống “City of the Violet Crown”,… xin hãy đến Austin!

Trang đang ngồi bàn, đối diện ông Smith, nhâm nhi ly cà phê, lấy giấy bút, hí hoáy ghi chép. Mắt nàng khi mở to, khi mi dài rủ xuống… Ông Smith vẫn tiếp tục nói, nhưng ông đang cố gắng đè nặng cảm xúc của mình. Cô chuyên viên chữa trị phóng xạ này có cặp mắt của cô gái nhỏ nơi bến tàu Sài Gòn năm nào, giờ lại giống vợ ông quá. Bà Oba Smith hay ghi chép, viết lách, cố gắng xuất bản tập truyện ngắn trước khi mất, sau khi nhận được án tử hình không định ngày, từ căn bệnh ung thư máu quái ác. Ông Smith là độc giả đầu tiên.

Sau hôm đó, ông Smith vẫn lịch sự, vẫn đến sớm, vẫn nhìn Trang trìu mến, nhưng tuyệt đối không mời Trang đi chơi nữa. Trang có tự ái của nàng, cũng không hỏi. Nếu không phải thích nhau, thì si tình của mình sẽ là gánh nặng của người ta. Thêm vào đó, ở cương vị là một nhân viên y tế đối với bệnh nhân, nàng không muốn bị lôi thôi với luật pháp, là lạm dụng cơ hội để cầu lợi. Từ đầu, ông Smith đã không bốc điện thoại mỗi lần Trang gọi, chỉ xem nhắn tin và trả lời vào lúc sáng sớm. Ông Smith khoe đi xe đạp và uống bia với bạn trai. Trang nghĩ là ông Smith nói trái đi, thay vì nói bạn gái cho nàng đừng buồn. Ông Smith khuyên Trang đi xem sân khấu Zach và Esther's Follies, có nhạc kịch, ảo thuật, sau đó thì đi bộ dạo chơi đường số 6th về đêm. Con đường này có nhiều quán rượu, tiệm ăn chơi, nổi tiếng là vui nhộn ở Austin, xe hơi không được đậu và đi qua những tối cuối tuần. Động Texas Longhorn, động GeorgeTown, Arboretum, State Capitol …, những nơi ông Smith nhắc đến…,  mỗi cuối tuần Trang đã đi qua, thầm nghĩ phải chi có ông Smith bên cạnh thì vui biết bao. Ông Smith cũng miệt mài với con chó DO, ở  đường mòn “River Nature Trail”, lên đồi, xuống khe dài 5 dặm, có nhiều thác nước, đẹp như tranh vẽ của Thomas Kincade, vùng Tây Bắc của Austin. Labrador rất thích lội nước và bay nhảy thường xuyên. Ông Smith bôi kem chống nắng, đội mũ rộng vành, dán cả những miếng băng to trên mặt, trên chân. Ông nhớ lời Trang căn dặn - phải bảo vệ làn da mỏng đang được chữa trị. “Phóng xạ đã đốt da ông rồi, đừng để mặt trời đốt thêm nữa”. Ông tự đụng cánh mũi của mình, nuối tiếc bàn tay mềm mại của ai đã sờ lên đó.

Trang và ông Smith đang bị thu hút lẫn nhau hiện giờ, nhưng có chắc gì đã hoà hợp. Tình yêu dễ đến, nhưng muốn lâu dài, cần sự thỏa thuận và cố gắng từ cả hai phía, để làm nên sự tương đồng về tư tưởng và thể xác. Chỉ có Trang buồn vì ông Smith không trả lời điện thoại, chưa bao giờ ông phải buồn vì Trang tránh ông. Ông Smith cũng không muốn làm King Kong, yêu để chết vô lý. Trang cũng chẳng mong lập lại lịch sử của Anna Nicole Smith và nhà tỉ phú J. Howard Marshall II (11). Có thể là ông Smith có khả năng thu hút cả dị tính và đồng tính, hoặc có một bí mật đen. Tình cảm kỳ lạ, đôi khi vượt quá không gian và tuổi tác, nhưng cũng có giới hạn. Ông Smith và Trang, biết còn được bao nhiêu lâu nữa?

Trang cứ làm chuyện vô lý, không định nghĩa tình yêu : “chờ máy bay, nhưng lại ngồi ở bến tàu”, thì sẽ muôn đời lận đận. Ông Smith và Trang không nên để cảm xúc của tình yêu bay bổng, rung động của con tim ve vuốt, khiến quyết định và đánh giá lệch lạc mọi sự việc. Một thời để yêu và một... đời để... trả nợ. Người ta thích thú chìm đắm trong sự huyền hoặc, nghiện ngập khoái trá của ma tuý yêu, để rồi rớt sâu vào vực thẳm ái ố. Cuộc sống vốn dĩ luôn khắc nghiệt, mình có thể thay đổi cách nhìn. Tại sao không để tình thương, không thuộc về mình như nắng gió, tràn ngập khắp nơi, mang tin yêu cho mọi người, thay vì phải giữ chặt làm của riêng? Con người sở dĩ không vui vẻ, sống trọn, chính là bởi vì họ toan tính quá nhiều.

13 ngày nữa đã trôi qua. Chỉ còn, gặp nhau hôm nay nữa thôi. Ông Smith theo Trang đi dọc hành lang vào phòng chữa bệnh. Ông ngắm mái tóc dài, mơ ước vẩn vơ “tóc nàng cột chặt chân anh”. Ông Smith không muốn nhắm mắt lại, để Trang dán miếng chì bảo vệ vào mắt. Ông có cảm tưởng mình là Richard Collier, sẽ biến mất vĩnh viễn trước người yêu Elise McKenna trong một chớp mắt giống trong phim “Somewhere in Time” (10), chỉ vì chàng không thể quên đi qua khứ và sống cho hiện tại.  Ông đã được bác sĩ tiên đoán về phình mạch hình túi (saccular aneurysm). Nhiều chỗ mạch máu đã phình to và mỏng trong sọ, có nguy cơ chết bất đắc kỳ tư

Lòng Trang cũng chùng xuống khi nhìn ông Smith nằm trên bàn, nghĩ đến mai đây không còn ông, “lonely table just for one” (10).

- Tôi còn nợ ông một bữa ăn. Ông có thể mời người partner của ông đi ăn chung – Trang không nhận ra tiếng nói khàn đục của mình từ cổ họng khô đắng.  Lời Trang nói nhỏ nhẹ, như vang lên từ một cõi xa xăm nào đó.

Ông Smith hơi khựng lại một chút

- DO chăng? Tôi độc thân.

Năm chữ vỏn vẹn của ông Smith làm Trang thay đổi 180 độ, đang buồn thành vui, thấy bầu trời hồng trong căn phòng tối. Trang thấy đôi chân như đang nhảy lên qua trần nhà, mình bay thật cao chạm ánh mặt trời khi nghe ông Smith nói:

- Mình sẽ đi dạo nữa nhé!

Biết ra sao ngày mai? Có phải Trang đang chờ tiếng gọi từ một miền đất hứa?

 9-22-2016

Bùi Hồng Thúy Anh

Chú Thích

1.  Lời ca "Imagine" của John Lennon: Imagine that there was no more religion, no more country, no more politics
2. Phim Sabrina (1995)
3. The Truman Show" là một bộ phim khoa học viễn tưởng hài kịch Mỹ năm 1998 của đạo diễn Peter Weir và biên kịch Andrew Nicol.
4. http://www.tripline.net/trip/Viet nam_War_Key_Locations-2546113206731010AC64D7C3B152D668
5. Tục ngữ: Cứt trâu để lâu hoá bùn
6. https://en.wikipedia.org/wiki/La brador_Retriever
7. Bài hát: Còn chút gì để nhớ. Sáng tác: Phạm Duy
8. https://tpwd.texas.gov/ publications/pwdpubs/media/pwd_br_k0700_1216.pdf
9 .Trong phim “Somewhere in Time “ năm 1980
10. Lyrics to "The Way It Used To Be" song by Engelbert Humperdinck
11. https://en.wikipedia.org/wiki/ Anna_Nicole_Smith

Ý kiến bạn đọc
01/06/201721:28:05
Khách
Tình Chỉ Đẹp Khi Còn Dang Dỡ
17/10/201614:33:46
Khách
<<< It is funny, Đạt Lai Lạt Ma has the same

Should be "It is interesting, Đạt Lai Lạt Ma has the same
16/10/201619:36:25
Khách
It is funny, ĐạtLai LạtMa has the same
1. Lời ca "Imagine" của John Lennon: Imagine that there was no more religion, no more country, no more politics.
----Ngài ĐạtLai LạtMa đã tiếp và cho phép Tuần Báo “Obs” (Tên thông dụng ngày nay của tuần báo Nouvel Observateur-Người Quan Sát Mới) một buổi
phỏng vấn. Sau đây là tường thuật của phóng viên Ursula Gauthier đăng trên số 2707, tuần 22 đến 28 tháng chín nầy.

1)Think, Think, Think- Hãy suy nghĩ, hãy suy nghĩ, hãy suy nghĩ” Ngài không ngớt chỉ tay lên trán nhắc nhở: “Think, Think...” “Tất cả những cầu nguyện,
những lễ nghi, những cúng bái hay những ưu ái, lễ giáo, tôn trọng giành cho các vị lãnh đạo tinh thần không đem lại những thay đổi quan trọng cho tinh
thần hay đạo đức của các giáo hữu, lòng thành của con người, hay của bá tánh loài người, hay sự tốt lành cho thế giới như Đức Phật đã chỉ dạy. Đức
Tin mù quáng, kể cả đối với những bản văn, những văn kiện, những bài kinh, bài giảng dù là bài giảng giá trị nhứt của một vị cao kiến nhứt, với tất cả
những gì gọi là thiêng liêng nhứt của Phật Giáo đi nữa, cũng chỉ là một sự Ngu Xuẩn.”. Và Ngài dẫn giài tiếp: “Hãy để Đức Tin Mù Quáng cho những
kẻ không có cơ hôi phát huy sự thông minh của họ. Còn những ai, may mắn, có được “cái máy toàn hảo là khối óc” thì nên sử dụng ngay đi, để phục
vụ sự hiểu biết. Một tỷ lần vái lạy không bằng một ngày nghiên cứu chăm học.”

>>>Totally, agree but "Think, Think, Think" still belongs to the mind (brain). God created me in His Image with the supercomputer -- the brain. Modified
from Holy Bible. In Buddists' doctrine, the maximum level of the mind is in 2nd Realm, to be specific -- the Buddhi level. To go over this level, one must go beyond the
mind level thru deep meditation (minimum 21 days 7 * 3 such as Lord Shiva of Hinduism, or 49 days 7 * 7 such as Lord Shakyamuni of Buddism under the Buddhi
tree, or Lord Jesus --the Christ in the desert).
Chuyện vô lý, không định nghĩa tình yêu : “chờ máy bay, nhưng lại ngồi ở bến tàu”, thì sẽ muôn đời lận đận.
Not only for tình yêu, but for everything (it can apply for the above example also).

2)Đối với sự sùng bái đạo giáo. Riêng đối với Phật Giáo, Ngài cứng rắn chỉ trích mọi hành vi sùng đạo quá lố, “rất xa” với cái “sự thật”,
cái “tinh túy – l’essence” của Đạo là Tình Yêu – l’Amour và Tình Thương (Chia sẻ với) Tha Nhơn – la Compassion. “Lắm lúc, khi tôi nhìn thấy phương
cách và phong cách của vài anh lãnh đạo tôn giáo, kể cả Phật Giáo, quá lố bảo vệ Đức Tin, tôi trộm nghĩ, lắm lúc thế giới có thể sanh hoạt yên lành hơn
nếu không có Tôn Giáo”.

>>> John Lennon Imagine lyrics
Imagine .....
Nothing to kill or die for
And no religion, too
Imagine all the people
Living life in peace..


3)Những hành vi phi pháp, “ngoài xã hội” của những người hồi giáo “quá khích” không cho phép chúng ta vội vàng đánh giá toàn thể Hồi Giáo. Nếu như vậy, chúng ta
hãy đánh giá Phật Giáo là một tôn giáo đầy thù hận, do vài hành vi đầy hận thù của vài ông sư quá khích ở Miến Điện. Dù có dẫn chứng bằng vài câu trong Kinh
Coran có lời khuyên hung dữ hay răn đe vẫn không chứng minh gì cả. Chúng ta, người Phật tử trong kinh kệ chúng ta, cũng có vài đoạn nói về cái “nghiệp ác”.
Nhơn danh “cái nghiệp-dharma” mà chấp nhận sự hung dữ. Tất cả những việc ấy không liên quan gì cả với cái tinh túy-l’essence của đạo cả. Tất cả do nền giáo dục,
sự thông minh trong nghiên cứu kinh kệ, trong trao đổi, trau dồi nghiên cứu, tham luận.”

>>> Gieo hành vi, bạn sẽ gặt thói quen.
Gieo thóí quen, bạn sẽ gặt tính cách.
Gieo tính cách, bạn sẽ gặt số phận. (you created your own karma)
15/10/201620:37:49
Khách
>Nàng thuê phòng rất đơn sơ, không bàn ghế, chỉ cần chỗ ngủ an ninh. Nàng ăn, sống >trong xe, dùng internet của Starbucks và McDonald, lắm khi viết lách cả ngày chẳng ai >phàn nàn gì cả. Nàng tắm ở các chỗ tập thể dục 24 Hour Fitness khắp nơi. Nàng là hội >viên với giá $150 một năm, tha hồ tập, xài xà bông, chỗ tắm hơi. Nàng uỷ thác cho đầu >bếp HEB, Randalls, hoặc Whole Foods (siêu thị ở Mỹ) nướng gà, hấp tôm cá, chỉ ăn rau >sống và rau luộc bỏ lò vi sóng.

Simple living high thinking, but if you have house, you can have roomates (screening), because it is a waste to live
in big house only by yourself (even if you have no mortgage). Many American are in raw food, I am only on vegan

> chuyện vô lý, không định nghĩa tình yêu : “chờ máy bay, nhưng lại ngồi ở bến tàu”, thì sẽ muôn đời lận đận.

Not only for tình yêu, but for everything.

>Con người sở dĩ không vui vẻ, sống trọn, chính là bởi vì họ toan tính quá nhiều.

Can not help it, because it is the habit and the job of the brain. (God created me in his image with the supercomputer (the brain)).
You came to this world and God armed you with the brain, you have guardian angels with you, and a lot
of hot lines to heaven for the just in case. God told you to choose friends carefully (Do not mingle with the meat eaters and wine
drinkers because they are no good for you--Holy Bible), but you need networking, so you have a lot of friends (career friends, spiritual friends,....
Well win-win strategy.

This world runs on money, people may like you because you are nice, but you are rich and have a lot of wisdom then you are in better
position, but you have no time for everybody (even Lord Jesus told to his disciples when his mother and his sister came. "Who
is my mother? who is my sister? only the people who follow the will of my Father are my relative"). Well, when you leave this
creation domain (Buddism called this 3 realms or birth and death cycle), you leave all behind to go back where you were.

You can not stuck in low paid, high bad karma job (in casino, meat restaurants, liquor stores). With your education, you can easily
get into high paid job with stock option in high tech, medical field, ... (good karma jobs).

Gieo hành vi, bạn sẽ gặt thói quen.
Gieo thóí quen, bạn sẽ gặt tính cách.
Gieo tính cách, bạn sẽ gặt số phận.

It is okay for toan tính, but toan tính must be good for you and do not hurt others (karma law); as strategic thinker, Lord Sakyamuni gave up his job as a future king of
a small nation for a higher, noble job as Master of Heaven and Men in God's creation domain (Thien Nhan Dao Su). In history, many people did make it, and some did
choose the noble job such as Sakyamuni-the Buddha, Jesus-the Christ, Mohamed-the Messiah, Nanak- the Guru (the Light Keeper, the man who had Light),
Lao Tzu, Kabir, ...
13/10/201617:02:53
Khách
Văn của BHTA dí dỏm, duyên dáng, trong bi quan vẫn lạc quan, trong mơ mộng, lãng mạn tiềm ẩn nghị lực mạnh mẽ.

Mong sẽ đọc được những ngẫu nhiên khác của tác giả.
13/10/201614:36:20
Khách
Độc giả Louis
Mình không biết cô Trang và ông Smith có tất nhiên đang rất hạnh phúc không, nhưng tất nhiên sẽ giữ được những suy nghĩ đẹp về nhau nếu hai người không đến được với nhau
13/10/201612:10:35
Khách
Tất nhiên và Ngẫu nhiên ! Mình rất thích định nghiã hai từ này cuả tác giả BHTA. Mình bèn lên internet tra tự điển xem sao !?!
- Ngẫu nhiên : tình cờ sinh ra, xảy ra chứ không phải do những nguyên nhân bên trong quyết định
- Tất nhiên : đương nhiên phải như vậy, không thể khác được
Tiếng Anh là gi nào ? Ngẫu nhiên : accidentally, chance… Tất nhiên : of course, naturally…
Thế còn tiếng Pháp ? Ngẫu nhiên : hasard, par chance… Tất nhiên : bien sûr, naturellement…

Định nghiã cuả BTHA có một không hai, rất vui dí dỏm mà cũng thật là đúng.
Cô Trang và ông Smith gặp nhau là thành quả cuả Tất nhiên và Ngẫu nhiên. Nghĩ cho cùng, tất cả trên đời này đều là những chuỗi vô tận cuả Tất nhiên và Ngẫu nhiên mà thôi.

Bố mình Ngẫu nhiên gặp mẹ mình. Tất nhiên là đẻ ra mình nè, rồi đẻ em mình nè. Tất nhiên và cũng là Ngẫu nhiên tụi này trở thành hai anh em ! Lùi xa hơn nưã từ ngày tạo hoá lập ra trái đất, cách đây 65 triệu năm, Ngẫu nhiên có môt mảnh thiên thai rơi xuống trái đất, sức nổ khủng khiếp cuả hiện tượng này Tất nhiên đã tiêu diệt toàn bộ các loài khủng long. Cũng nhờ vậy mà những động vật có xương sống nhỏ con hơn nhiều mới có đất sống, rồi phát triển, rồi biến hoá theo những quy trình Tất nhiên và Ngẫu nhiên cuả thiên nhiên cho tới ngày nay để có cái giống người cuả chúng ta đầy hỉ nộ ái ố !

Cám ơn tác giả BHTA cho mình nguồn cảm hứng 5’ ngẫm chuyện đời ! Cuối năm này, mình sẽ đi Austin chơi, biết đâu Ngẫu nhiên sẽ được gặp khi dạo phố cô Cô Trang và ông Smith. Theo như cuối câu chuyện thì có lẽ Tất nhiên hai người này đang rất hạnh phúc phải không tác giả BHTA ?
12/10/201622:23:08
Khách
Cảm ơn tác giả Bùi Hồng Thúy Anh đã quan tâm đến lời góp ý.
Mỗi quốc gia đều có cái hay cái chưa hay tùy theo quan niệm của mỗi người.Nước Pháp có cái ưu điểm về y tế , về trợ cấp xã hội nhưng muốn đi Mỹ vì muốn đi tìm một xứ sở thích hợp với bản thân mình
Đời sống ở Pháp sau hai năm đầu tiên thì thấy không thích hợp nên đã tìm cách qua Mỹ và câu chuyện vì sao tìm cách quá Mỹ thì nó dài lắm và viết xong có thể thành một bài viết để dự thi " Viết Về Nước Mỹ"
Bây giờ đời sống đã ổn định, năm tới là 65 tuổi sẽ về hưu,cuộc sống đã trở lại bình thường nhưng lâu lâu đêm khuya thức giấc, hình như có một cái gì dằn vặt là mơ ước qua Mỹ từ năm 1974, rồi qua Pháp và có quốc tịch Pháp sau đó bỏ ra 10 năm để toan tính cách đi từ Pháp qua Mỹ và đã có thẻ xanh cuối cùng trở lại nước Pháp thì không hiểu đó có phải là quyết định sáng suốt không ?
12/10/201603:10:33
Khách
Geez… Thank you. Is it the way that you great people? cần sửa typo
Geez… Thank you. Is it the way that you treat people?

Let start all over again đổi thành
Let''s start all over again

Tác giả Thúy Anh xin mạo muội hỏi độc giả Trần Hubert đã có được cuộc sống ổn định chưa sau khi trở lại Pháp? Theo TA biết thì có lẽ Mỹ trả luong cao và việc làm kiếm dễ hơn ở Pháp. Nhưng ở Pháp thì khỏi phải lo về bảo hiểm sức khỏe
11/10/201606:29:22
Khách
Có những bài viết ngắn nhưng mình họa sinh động của một đời người.Bài viết của tác giả Bùi Hồng Thủy Anh phác họa sinh động cuộc đời của hai người khác nhau
Dù mỗi người đều có những cái đặc điểm riêng vì là hai chủng tộc khác hẳn nhưng mẫu số chung là có một quá khứ gian khổ, nhiều thử thách nhưng có một cái chung là khi gặp nhau đều cô độc trong những lúc cuối của đời người.
Chỉ vài nét chấm phá nhưng tác giả tài tình mình họa cuộc đời mình, với những vật lộn gian khổ từ thời thơ ấu cho đến lúc qua Mỹ với những khó khăn và đã dũng cảm vượt qua và cuộc đời khách hàng của mình với những u uẩn của một cựu chiến binh trở về từ chiến tranh Việt Nam
Đây là câu chuyện tình, một chuyện tình rất đẹp đủ lớn tuổi rồi nhưng vẫn còn những cái run rẩy xao xuyến của lứa tuổi thơ ngây
Một bài viết có những đặc điểm; sử tính, triết tính và Việt tính và văn phòng bình dị nhưng lôi cuốn, nói về cái tôi những cái tôi không đáng ghét ( như triết gia Pascal nói) mà là một cái tôi rất dễ thương.
Tôi cũng từ VN qua Pháp, rồi qua Mỹ nhưng bỏ cuộc để trở về Pháp. Nếu may mắn đọc bài nầy cách đây bốn năm thì tôi vẫn ở lại Mỹ để tiếp tục chiến đấu theo gương sáng của tác giả bài này
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,264,357
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả tuổi lục tuần, cựu sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt, hiện là chuyên viên ngân sách cho Fairfax County, tiểu bang Virginia. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông từ 2004, “Lạc Lối Đến... Thiên Đàng:
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp,
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông,sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí Ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Hoàng Nga là tên thật. Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ 1993-2008 rồi sang Mỹ, sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07-2012.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”,
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến