Hôm nay,  

Tôi Đi Cắm Trại

04/10/201600:00:00(Xem: 34909)

Tác giả: Bảo Trân
Bài số 4932-18-30632-vb2100316

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm -thường gọi đùa là giải á hậu- Viết Về Nước Mỹ 2009.

* * *

Tôi là con gái thành phố, quen rồi với cuộc sống hoa đèn rực sáng, nhưng từ khi tôi gặp Hươu Đảm Đang, người của núi rừng Lâm Viên thì cuộc sống của tôi đã rẽ qua một khúc quanh rất ư là… "tăm tối", bởi vì hầu như năm nào tôi cũng phải xách va li đi ngắm trăng giữa rừng, nương theo ánh đèn le lói của chiếc đèn pin để tìm đường về khách sạn… ngàn sao.

Vào dịp hè mỗi năm, gia đình Hướng Đạo Lâm Viên của Hươu đều tổ chức một buổi họp trại, để những người con của núi rừng có dịp đoàn tụ, quây quần bên nhau, nhắc lại chuyện... ngày xưa còn bé. Năm ngoái, vì tiêu hết 5 tuần lễ đi du lịch xa, tôi không còn ngày nghỉ phép, nên Hươu không có dịp đi họp đoàn. Đầu năm nay, vừa nói chuyện với Trưởng Tuấn (Báo Trầm Lặng) xong, mặc dù chưa có ngày chắc chắn, chỉ biết đại khái là vài tuần sau lễ Độc Lập, nhưng Hươu đã "báo trước" với tôi là anh nhất định phải đi dự trại Lâm Viên hè này, vì ngoài những tham dự viên "thường trực" sẽ có những người bạn cùng kha với Hươu từ năm một ngàn chín trăm… hồi đó bay về. Tôi "đau khổ" gật đầu, vì biết dù muốn dù không thì tôi cũng sẽ có những ngày nằm nghe chim muông hát chào bình minh ở một vùng núi rừng lạnh lẽo.

*

Ngày họp trại của Đạo Lâm Viên năm nay bắt đầu từ 22 tháng 7 tới 24 tháng 7, ở Bass Lake camground, gần công viên Yosemite. Chương trình đã được hoạch định rõ ràng:

Chiều thứ Sáu nhập trại: thư giãn để tính chuyện 1 ngày bận rộn hôm sau

Ngay thứ Bảy: chào cờ, ăn sáng, thăm viếng công viên quốc gia nổi tiếng Yosemite, trèo núi, tắm suối, rồi về chèo thuyền, xong sửa soạn cho Happy Hour và thi nấu ăn. Sau bữa tối là lửa trại, hóa trang, thi đua văn nghệ.

Sang Chủ Nhật: ăn sáng, kiểm điểm thành quả, phát thưởng, hạ cờ, chia tay…

Chỉ trong vòng có vài tuần lễ sau khi thông báo mà số người ghi danh tham dự đã lên đến gần con số 100, người lớn tuổi nhất là phu nhân của Cố Đạo Trưởng Đạo Lâm Viên, vừa ăn mừng thượng thọ 90, và người trẻ nhất là cháu ngoại của một cựu kha sinh 216, tới ngày nhập trại thì chú bé này vừa đúng 6 tháng. Năm nay, có rất nhiều người bay về từ khắp các phương trời xa như Iowa, Philadelpha, Texas, Washington, Pháp, nhưng xa nhất có lẽ là người đến từ Châu Đại Dương…

Công việc tuần tự tiến hành rất tốt đẹp. Đầu tháng 7, cái thư cuối cùng được bác gia trưởng Lâm Viên gửi ra báo tin mọi việc đã được sắp sẵn, chỉ chờ ngày nhập trại. Ban tổ chức cũng email thông báo tin tức dự báo thời tiết cho 3 ngày trại, dặn dò trại sinh hãy chấm theo tọa độ của GPS để lái xe đến đất trại, và nên trao đổi số điện thoại di động để liên lạc khi cần thiết. Ban tổ chức cũng không quên nhắc nhở các tham dự viên chuẩn bị đầy đủ hành trang cá nhân của mình, từ quần áo ấm cho ban đêm, áo phao khi đi xuống hồ, cho đến thuốc men, cùng hộp cứu thương v.v...

Còn 10 ngày nữa là đến ngày tôi đi cắm trại. Bỗng dưng, chúng tôi nhận được 1 cái tin rất "nhức đầu" từ ban điều hành của Bass Lake là đất trại chúng tôi đã giữ chỗ bị đóng cửa. Lý do là vì mấy năm nay Cali hạn hán nên cây trong rừng bị chết khô, gẫy đổ lung tung. Đơn vị Kiểm Lâm sợ không an toàn nên ra lịnh đóng cửa 4 đất trại để dọn dẹp, nhưng cây đổ nhiều quá, dọn không kịp nên họ bắt buộc phải dời ngày mở lại những trại đó đến đầu tháng 8. Và 2 cái đất trại của chúng tôi nằm trong số những cái trại bị đóng cửa!

Thế là chúng tôi có một buổi họp khẩn cấp trên phone vào lúc 9 giờ đêm để bàn tính chuyện tìm đất trại mới. Nini, con gái Trưởng Hùng (Báo Kiên Trì), đã gửi cho chúng tôi một cái danh sách group campground có 4 đất trại còn trống để chọn lựa. Trong cái danh sách mà con bé Nini gửi tới thì 2 cái có nhà cầu hầm (vault toilet), thuộc loại "chổng khu, bịt mũi" (chữ của một người bạn trên đường du ngoạn của tôi đã tả những cái Loo* vùng rừng núi Denali), đó là Badger Flats Group Campground (Sierra Nevada Forest) $300 một đêm, và Hirz Bay Group Campground (Shasta) $130 một đêm. Cái Tillie Creek Campground (Sequoia) thì có vẻ gần nhất nhưng lại tệ hơn, chỉ có nhà cầu thùng di động (porta potty) và nó cũng chẳng rẻ gì, đến những $525 một đêm. Chỉ còn cái Fawn Group Camp ở Trinity Lake là rẻ nhất, $100 một đêm, và có cầu xả nước (flush toilet), nhưng nó lại ở xa nhất, tận trên vùng Redding, cách nơi tôi ở gần 13 tiếng đồng hồ lái xe.

Bàn qua tính lại thì cuối cùng chúng tôi chọn đất trại Fawn Trinity vì cảnh đẹp nhất, review được tới 5 sao, có nhà cầu xả nước, một tiện nghi tối cần cho đàn bà, con nít. Nó lại nằm bên cạnh bờ hồ, dễ cho người phụ trách việc chèo thuyền thả thuyền xuống nước.

Tuy mọi việc đã xong xuôi nhưng tôi vẫn ngồi "nghiên cứu" thêm về đất trại Fawn Trinity, nơi mà nhiều người đã cho điểm cao vì khung cảnh dễ thương, lại có nhiều bóng mát vì được bao phủ với những tàn cây sồi (Oak), linh sam (Douglas Fir), cây thông (Pine) cao, to lớn. Nhưng tôi không hiểu tại sao cái đất trại dễ thương này đã cung cấp được nhà cầu xả nước mà lại không chịu khó cung cấp thêm nhà tắm, cho dù chỉ là tắm với nước lạnh? Ba ngày làm "mắm" trong rừng quả là "khủng khiếp" với tôi!

Lần nào, trước khi gia đình Lâm Viên book trại thì tôi cũng yêu cầu ban tổ chức là phải tìm trại có... flush toilet, có shower, hay là ít nhất cũng có nhà cầu xả nước. Và lần nào thì mấy người bạn của Hươu cũng đáp ứng lời yêu cầu của tôi chỉ vì... họ muốn Hươu được đi cắm trại, và họ cũng thấy tội nghiệp cho tôi, bị dị ứng kinh niên với đất đá, cỏ cây mà vẫn phải khăn gói, xách Claritin, Benedryl theo chồng đi làm… "công chúa ngủ trong rừng", như chị Baloo Phương đã thân mến gọi tôi.

Tôi lò mò lên mạng tìm hiểu những điều "ắt có và đủ" của một cuộc sống tạm ngoài trời thì thấy Amazon đang quảng cáo bán hạ giá lều tắm dã chiến dành cho những người thích "ở sạch" trong rừng. Buồn ngủ gặp chiếu manh, tôi và Hươu lục lạo, tìm tòi thêm hình ảnh những căn lều tắm khác. Tôi thích cái lều tắm hai phòng, có chỗ để thay quần áo sạch nhưng cận ngày quá rồi, nếu họ gửi theo lối thường (miễn cước phí chuyên chở) về thì không kịp, mà trả thêm tiền cho họ gửi gấp thì chúng tôi "không nỡ". Cuối cùng, chúng tôi chọn mua 1 cái lều tắm đang được đại hạ giá ở Walmart, gởi cấp tốc mà lại không tính thêm tiền cước phí. Cái lều tắm của tôi sẽ được giao tới tận nhà chỉ trong vòng 2 ngày ngắn ngủi.

Tôi vào sở nộp giấy xin thêm ngày nghỉ. Vì muốn tránh đoạn đường dài 13 tiếng đồng hồ chúng tôi phải lên San Jose trước một ngày. Hươu của tôi hân hoan kéo lều, ghế, túi ngủ, nệm hơi… xuống, xếp soạn hành trang.

Trong cái rủi cũng có cái may, buổi trưa thứ Năm, trên đường đi San Jose, chúng tôi nghe radio loan báo là thần lửa đang hoành hành dữ dội khắp cả vùng Bass Lake, nhân viên cứu hỏa phải ra lệnh cho tất cả mọi người đang nghỉ mát, cắm trại ở những resorts, campgrounds trong vùng di tản. Thật là may mắn cho chúng tôi, nếu không có việc thay đổi đất trại thì không biết ban tổ chức phải làm sao với đoàn người về dự trại ngày mai.

*

Cái trại Fawn tưởng không xa San Jose lắm mà cũng mất hơn 6 tiếng đồng hồ lái xe. Chúng tôi đi từ 8 giờ rưỡi sáng, nghỉ ăn trưa, đổ thêm xăng có 1 lần mà mãi đến hơn 3 giờ chiều mới vào đến đất trại. Chắc tại hôm nay là ngày thứ Sáu, các hãng, sở còn làm việc nên xe cộ vẫn dập dìu. Thêm vào đó, con đường từ Shata Lake vào đến đất trại Trinity đang được sửa sang, đường đất bị thu hẹp lại còn có 1 lane, nên giao thông bị ngưng trệ, hễ bên này đi thì bên kia phải ngừng lại để chờ, may là chúng tôi đến nơi vừa đúng lúc đoàn xe bên ngoài được phép chạy vào nên không phải đợi.

Vào đến đất trại, tìm chỗ dựng lều xong ông chồng tôi đi hội họp với mấy người bạn, lo treo Logo của Đạo, chăng biểu ngữ Họp Mặt Hướng Đạo Lâm Viên, căng tấm bích chương có hình huy hiệu hoa Bách Hợp của Hướng Đạo toàn thế giới làm phông sân khấu, rồi tìm chỗ để kéo dây chào cờ. Nhìn mấy "ông lão" đã qua tuổi nhi nhĩ thuận, vừa hè nhau khiêng bàn dựng đứng làm thang để trèo lên cao chăng dây, kéo bạt, vừa "om sòm" với nhau, tôi có cảm tưởng là họ đang "cải lão hoàn đồng" để trở về những ngày niên thiếu ở sân cù Đà Lạt năm nào.

Phe phụ nữ và đám con nít chúng tôi rảnh rỗi, nên đi vòng vòng chung quanh đất trại gom góp những nhánh cây khô để đốt lửa nướng bắp tối nay và đêm lửa trại tối mai. Thấy chúng tôi nhặt hoài cũng chẳng đủ vun đầy cho vòng lửa lớn, ban tham mưu đã định cử người chạy ra thành phố Weaverville gần đó mua củi thì may thay gặp một nhân viên Kiểm Lâm đi ngang. Ông nói, chúng tôi có thể tìm nhặt những khúc cây lớn bị đổ gẫy nằm la liệt trên đất về làm củi, miễn là chúng tôi không làm hại (cưa, chặt) đến cây rừng. Nghe vậy mấy ông Hướng Đạo Kha 216 đã hân hoan kéo nhau vào khoảng rừng xa hơn chút xíu, kéo mấy thân cây to bằng bắp vế đang nằm ngang dọc hai bên đường về giao cho Trưởng Cường (Quản Lửa), cưa thành những khúc ngăn ngắn, chất thành đống to, đủ đốt cho hai đêm.

Rảnh rang không phải đi lượm củi vụn nữa, nên mấy bà rủ nhau đi theo con đường mòn bên hông trại xuống bờ hồ ngắm cảnh, chụp hình. Trại Fawn nằm gần bờ hồ, bình thường chỉ đi qua vài ba con đường nhỏ trong khu đất trại là tới được chỗ thả canoe, nhưng vì mấy năm nay Cali bị hạn hán, nước đã rút thật thấp, nên muốn đi xuống chỗ thả thuyền thì người phụ trách việc chèo thuyền sẽ phải chở canoe xuống thêm một khúc hơi xa.

Sáng hôm sau, chưa tới 7 giờ mà tôi đã bị đánh thức bởi tiếng dao thớt nhịp nhàng, tiếng nói cười xôn xao, vọng về từ phía bàn "nhà bếp" cách lều tôi ngủ không xa. Kéo cửa lều lên, chui ra, tôi đã ngửi được mùi cafe và phở thơm lừng. Rửa mặt, chải đầu xong là tôi nhanh chân cầm tô, cầm đũa ra đứng xếp hàng. Đi trại mà được điểm tâm bằng tô phở gà đi bộ có thêm bò viên, nóng hổi với đầy đủ hành, ngò, húng quế, ngò gai, chanh, giá, ớt… thì thật là tuyệt vời. Anh trại trưởng đã xong việc ăn uống từ lúc nào, đang đi vòng vòng nhắc nhở mọi người là chỉ có chừng 1 tiếng đồng hồ để ăn sáng, rồi sẽ tập họp nhau chung quanh vòng lửa để khai mạc trại. Chờ cho mọi người xong xuôi với công việc ẩm thực, anh thổi còi, vỗ tay, bắt giọng cho những tiếng hát gọi họp đoàn…

Ngày trại được bắt đầu với nghi thức chào cờ. Chúng tôi đứng nghiêm trang trước vòng lửa trại theo dõi mấy lá cờ Hướng Đạo được kéo lên từ từ. Rừng núi vang lừng với những lời ca… "Nâng cao lá cờ Hướng Đạo nhuộm oai hùng, sáng ngời. Ta cùng đi cùng xây đời mới… Hướng đạo VN đuốc thiêng soi đường. Hướng Đạo VN khó khăn coi thường…"

Sau đó là lời chào mừng của trại trưởng Nguyễn Quốc Quân (Ngựa Xông Xáo), chính thức mở đầu cho ngày họp trại năm nay. Luật và lời hứa của Hướng Đạo được các anh chị em luân phiên nhau đọc lại, nhắc nhở nhau đừng quên. Chúng tôi đứng thành vòng tròn nối tay nhau hát những bài hát Hướng Đạo đã được ban tổ chức gửi qua email từ mấy tuần trước. Ai không thuộc bài hát thì chỉ cần đứng vỗ tay hay lắc lư theo nhịp điệu.

Hát xong, Trưởng Quân bắt đầu chia đội thi đua với trò chơi bão thổi. Bão thổi từ 2 người chụm lại với nhau, rồi 4 người tìm nhau, cho đến khi bão thổi 12 người vào 1 nhóm thì chúng tôi đã có đầy đủ 4 đội: Báo, Mãnh Sư, Sóc và Gấu. Đáng lý ra thì trại đã dự trù tới 6 đội thi đua, nhưng vì đất trại mới xa hơn, nên 1/3 trại sinh có con nhỏ đã rút tên vì đi không nổi. Sau khi nhận cờ đội xong thì các đội trưởng đã cùng trại trưởng đã họp "mật" với nhau để biết rõ phương thức của cuộc thi đua buổi tối.

Trưởng Quân cũng nhắc lại cho các trại sinh nghe về chương trình sinh hoạt đã được gửi ra từ trước ngày nhập trại. Chúng tôi có thể chọn lựa thám du rừng Redwood (Redwood National & State Park, ở cách đất trại 101 miles), nhưng chúng tôi phải dự trù cho 5 tiếng đồng hồ lái xe đi và về. Nếu không muốn lái đi xa thì chúng tôi sẽ họp nhóm đi hiking ở những con đường mòn chung quanh đất trại.

Ban tiền thám đã trở về báo tin kết quả thám thính của mình. Báo Trầm Lặng cho biết họ đã tìm được một chỗ hiking lý tưởng cách đất trại không xa, có thác, có suối, có hồ để tắm mát, có cả một khoảng đất bằng thoáng mát bên cạnh suối để trải bạt ngồi chơi, và nếu chịu khó đi bộ lên tới đỉnh núi thì có thể thấy được lờ mờ những mảng tuyết còn lại của mùa Đông năm trước chưa kịp tan hết trên đỉnh Shasta.

Thế là chúng tôi chọn lựa đi hiking trong vùng Trinity cho gần. Trưa sẽ về lại đất trại ăn uống nghỉ ngơi. Ai muốn đi canoe thì sẽ theo Báo Trầm Lặng xuống hồ, còn ai muốn đi vòng vòng quanh đất trại ngắm cảnh thì tự nhiên đi… ngắm cảnh. Sau khi chụp hình toàn trại rồi thì chúng tôi tan hàng để chuẩn bị thức ăn cho buổi hiking. Chúng tôi phụ nhau nhanh chóng gói sandwich, trái cây đem theo dằn bụng trên đường.

Vừa đến nơi, chúng tôi đã thích thú khi nhìn thấy con suối vắt ngang đường lên núi. Khoảng đất nhỏ bên cạnh suối tuy không bằng phẳng như lời ban tiền thám tả nhưng cũng đủ chỗ cho chúng tôi để vài cái ghế và trải 1 tấm bạt ngồi chơi. Nước chảy thật êm, lấp lánh những ánh vàng, chắc là còn sót lại từ những hầm mỏ thời hoàng kim. Mọi người sửa soạn tháo giầy lội nước sang bờ, vì chỗ nước sâu nhất cũng chỉ khoảng tới bắp chân thôi. Thoạt đầu thì tôi còn ngần ngại, lò dò trên những tảng đá bắc ngang suối làm cầu, nhưng cứ bị trượt ướt giầy, nên tôi bắt chước bà con, tháo giầy cầm tay, nhúng chân xuống suối, lội nước qua bờ.

Sang đến bờ bên kia, nhìn con đường trước mặt, chúng tôi đồng ý với ban ẩm thực là nên thanh toán mấy miếng bánh mì, dưa hấu ở chân núi để khỏi phải vác theo lên con đường dốc cao, ngoằn ngoèo.

Đi đến nửa đường, uống hết nửa bình nước rồi tôi đứng lại thở dốc, chịu thua nhìn mấy đứa bé chung quanh tôi vẫn tung tăng chạy nhẩy. Tôi và vài người nữa đứng lại "ngắm nghía" con đường quanh co, nắng gắt vì thiếu bóng cây, không có dấu hiệu gì là chúng tôi sẽ nhìn thấy thác, thấy hồ, và tuyết chưa tan. Mặc cho đoàn người đi sau chúng tôi mạnh dạn tiến bước, tôi và một số người trong nhóm quyết định trở về tắm mát trong giòng suối dưới chân núi.

Mò mẫm từ từ ngược theo giòng suối, leo qua bao nhiêu tảng đá trơn trượt, cuối cùng chúng tôi nhìn thấy 1 cái hồ be bé, nơi chỗ hội tụ của những giòng nước đổ ra từ trong khe núi, trước khi tản mác, tràn qua những tảng đá bên dưới làm thành những cái thác nhỏ, tuôn chảy xuống giòng suối phía dưới. Cái hồ có chỗ cạn tới lưng chừng đùi, nhưng cũng có chỗ sâu tới gần ngang ngực. Vì không muốn ướt hết áo quần nên chúng tôi chỉ đứng nơi chỗ cạn, quậy, khoắng những ánh vàng vụn trong làn nước mát.

Một lúc sau, đoàn quân chinh phục đỉnh Trinity đã trở về, báo cáo là không nhìn thấy tuyết, thấy thác, hồ gì trên núi cả. Thì ra, thác, hồ, con suối mà ban tiền thám nói là ở nơi này, ngay dưới chân núi, họ chỉ muốn "dụ dỗ" mọi người leo lên tới đỉnh để chúng tôi chứng tỏ còn sức khỏe, dẻo dai khi qua được con đường dài nắng cháy.

Buổi trưa, chúng tôi trở về trại hâm Ragu gà lên ăn với bánh mì. Dọn dẹp xong, một số người theo Báo Trầm Lặng đi chèo canoe. Một số người khác sắp soạn quần áo đi tẩy trần trong căn lều tắm dã chiến. Ban tham mưu thì hội họp nhau để tính toán chương trình của buổi tối hôm nay. Tôi và một vài người bạn tiếc rẻ lúc sáng đã không đem theo áo tắm để được vùng vẫy thỏa thích trong hồ nên chúng tôi thay quần áo tắm trở lại suối vàng (tôi gọi là suối vàng vì khi vào tới hồ nước tôi nhìn thấy nhiều vụn vàng còn lẫn lộn, ánh ngời trong giòng nước, nhưng anh bạn từ Úc về đã gọi là suối tiên). Chúng tôi khoan khoái ngâm mình trong nước suối thiên nhiên mát lạnh. Đội trưởng đội Mãnh Sư, Trưởng Phan Lạc Cảnh (từ lúc vào trại tới giờ, nhìn anh tôi cứ ngỡ anh đang trong cơn mộng du), đã tươi cười tuyên bố:

- Thật là tuyệt vời, nước suối tiên đã kích thích mình, làm mình tỉnh táo hơn ra.

Quả thật như vậy, sau khi đi tắm suối tiên về, Trưởng Cảnh "lột xác" thành một con người khác. Từ một người đang lang thang trên mây anh đã trở về dẫm chân thình thịch trên đất trại, với một vũ điệu hoang dã của thổ dân Aborigines trong đêm thi đua văn nghệ.

Khi chúng tôi trở lại đất trại đã đến "Happy Hour". Đang đói bụng, nên ai cũng tận tình chiếu cố nem chua, sausage với vang đỏ, margarita, beer… nhưng không đến nỗi say xỉn. Chương trình thi đua nấu ăn được bắt đầu ngay sau đó. Bốn đội nhanh chóng vào hàng, chia nhau gà, thịt, cá, tôm, mực… để sẵn sàng trổ tài nấu nướng. Tuy nấu ăn ngoài rừng nhưng chúng tôi cũng hội đủ tiêu chuẩn vệ sinh, người nào cũng đeo găng tay để sửa soạn thức ăn. Chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ ngắn ngủi mà bao nhiêu món ngon được chế biến cấp tốc, nào là canh chua tôm, mực, cá, nào là bò lúc lắc, thịt rim mặn, gà kho xả, cá chiên, rau cải xào… Mùi thức ăn thơm lừng cả một góc rừng. Đội nào nấu cũng khéo, cũng ngon, trình bầy bắt mắt, thật khó lòng cho ban giám khảo tuyển chọn.

Bác Cúc, phu nhân cố Đạo Trưởng Lâm Viên, dẫn đầu ban giám khảo đi nếm thức ăn, còn Trưởng Thanh An và Trưởng Cung thì giữ phần ghi điểm để dành đến tối nay mới tuyên bố đội nào thắng giải. Chờ cho ban giám khảo hoàn thành công việc chấm điểm, trở về vị trí rồi, thì Báo Kiên Trì, người giữ trách nhiệm Thường Trực của đất trại, bắt đầu lời hát của bài "Nghi Thức Cơm". Tất cả mọi người đều cất cao giọng hát theo anh. Tôi thích những lời hát mộc mạc của bài hát ngắn ngủi có mấy câu này: "Trước mâm cơm canh giờ này, cùng nhau chắp tay. Bát cơm tuy vơi mà đầy… khổ cực đắng cay. Ăn trái xin nhớ người vun. Uống nước xin nhớ về nguồn. Bát cơm tuy vơi mà đầy, tình huynh đệ thắm thay." Vừa dứt lời hát thì tất cả đồng thanh: "Mời tất cả mọi người xơi", rồi nhanh nhẹn vây quanh các bàn thức ăn để… ăn thử. Tuy là luôn miệng "quảng cáo" cho món ăn đội mình nấu bổ dưỡng nhất, ngon lành nhất, nhưng ai nấy cũng đều thích cầm bát sang… nếm thức ăn đội nhà hàng xóm.

Sau bữa cơm, dọn dẹp xong rồi thì các đội họp nhau lại để tính chương trình văn nghệ. Theo phương thức thi đua tối nay thì mỗi đội phải trình bày ít nhất là hai màn: hát, diễn kịch hay kể chuyện vui. Chuyện vui thì có cô con gái Vi Vi của Báo Trầm Lặng xung phong kể chuyện ma rồi, còn màn kịch thì có vẻ khó đa. Mười hai cái đầu của đội Báo chúng tôi hoạt động không ngừng, nhưng đi trại nhiều lần quá, kịch nào cũng đã diễn qua rồi, diễn lại thì bà con biết tủ. Trưởng Hạnh hỏi có ai biết câu chuyện vui về bà già và túi đậu phộng nóng không, chúng tôi đều bảo là biết. Anh nói, vậy thì chúng mình diễn màn kịch này. Màn kịch ngắn, chỉ có hai nhân vật chính là chú tài xế xe bus và bà già đối đáp với nhau, còn những người khác thì chỉ làm cảnh. Nghe qua thì cũng dễ, Trưởng Hạnh lại xung phong làm chú tài xế, nhưng biết lấy ai đóng vai bà già? Cái đội Báo của tôi toàn là người trẻ trẻ, chỉ có Baloo và tôi là hai người đủ điều kiện làm hội viên của... Ross. Nhưng Baloo đã oải vì phải "công phu" với hai nồi phở buổi sáng rồi nên đẩy vai bà già cho tôi. Trời đất ơi, từ nào tới giờ tôi đâu có biết đóng kịch! Tôi bảo, đứng trước đám đông thì tôi sẽ nói… cà lăm. Hạnh nói, tốt chứ sao, chị cà lăm đóng vai bà già nói lắp bắp là… quá hợp. Thế là cả đội hóa trang cho tôi, khoác cho tôi một cái áo len mỏng mầu đen và cái khăn mỏ quạ cũng mầu đen giống hệt… bà già.

Đêm lửa trại bắt đầu. Trưởng Cường dắt tay bác Cúc, người cao niên nhất của trại LV năm nay đi châm lửa. Nhìn bác lụ khụ từng bước với cái đuốc lửa trên tay mà chúng tôi cảm phục giòng máu khai phá vẫn luân lưu êm đềm trong tim bác. Chúng tôi hy vọng là bác sẽ có nhiều sức khỏe để tiếp tục châm ngọn lửa khai mạc trại cho gia đình Lâm Viên nhiều năm nữa. Sau khi bác trở về yên vị trong chiếc ghế trước sân khấu, Trưởng Quân mới thông báo là chúng tôi sẽ khai mạc đêm lửa trại với một tiết mục thật đặc biệt, hát Happy Birthday, mừng thượng thọ 90 của bác Cúc, nhìn bác thổi nến sinh nhật trong rừng. Chúng tôi cùng hát vang lời ca chúc mừng sinh nhật trong lúc Trưởng Cung bưng ra hộp bánh bơ có gắn những cây đèn cầy đang chiếu sáng từ từ đặt vào tay bác. Bác Cúc mỉm cười cúi xuống thổi đèn cầy, rồi nhẹ nhàng nói tiếng cám ơn. Từng người, từng người chúng tôi lần lượt bước đến chúc mừng sinh nhật trưởng, và nhận một miếng bánh, một món quà nhỏ từ tay bác thân trao.

Quản Trò của trại năm nay là Trưởng Lê Cảnh An, mặc dù đã nhiều năm không sinh hoạt hướng đạo nhưng anh không những đã làm tròn nhiệm vụ của mình, mà làm quá hay đi nữa, đến nỗi, sáng hôm sau anh chỉ còn đủ sức để… thều thào. Anh cũng kể tặng chúng tôi những câu chuyện phá phách của anh từ những ngày xưa… còn bé. Trong đó, có một mẩu chuyện "hấp dẫn" đến nỗi đã làm chị Cung của Thiếu Đoàn Châu Phong phải tròn mắt "chiêm ngưỡng" dung nhan anh!

Sau nghi thức nhảy lửa là phần thi đua văn nghệ. Đội Mãnh Sư được mời lên mở đầu chương trình. Tội nghiệp Trưởng Phan Lạc Cảnh, anh đã chuẩn bị băng cassette, phách gõ nhịp, quần áo hóa trang từ ở quê nhà, đem sang Mỹ để giới thiệu vũ điệu đặc biệt của thổ dân Úc, mà lực bất tòng tâm, cái cassette cũ kỹ không chịu hợp tác, nên anh đành phải dùng giọng ca "thiên phú" của mình để hoàn tất màn trình diễn.

Đến phiên đội Báo với màn kịch Bà Già Và Túi Đậu Phộng. Chúng tôi sắp xếp cho nhau ngồi trên hai hàng ghế như đang ngồi trên xe bus, chúng tôi cũng lắc lư khi chuyến xe đi ngang những con đường dốc ngoằn ngèo. Bà già chít khăn đen, khách hàng quen thuộc trên tuyến đường từ trung tâm lão niên về cuối phố mỗi ngày, ngồi tận hàng ghế cuối cùng. Ngày nào, khi lên xe bà cũng đưa cho chú tài xế 1 gói đậu phộng nhỏ, để chia cho hành khách ăn lấy thảo. Ai nấy cũng đều thích thú với những hạt đậu phộng còn thơm mùi chocolate ngon miệng. Một hôm, trước khi xuống xe, bà già nói lời từ giã chú tài xế, vì ngày mai bà sẽ phải theo con dời cư về một tiểu bang khác. Chú tài chúc bà thượng lộ bình an, rồi hỏi tại sao ngày nào bà cũng có nhiều đậu phộng để phân phát cho mọi người. Bà lão chép miệng giải thích:

- Già thích ăn đậu phộng bọc chocolate lắm, nhưng đâu còn răng lợi gì để mà ăn, nên già chỉ liếm, mút phần chocolate ở bên ngoài thôi. Phần đậu phộng còn lại bỏ đi cũng uổng, nên già lau lại, gom thành từng gói đem cho chú tài và cô bác ăn.

Nghe bà lão giải thích tới đây thì chú tài xế và hành khách trên xe kêu trời ơi, rồi ngã lăn ra ghế… bất tỉnh.

Đêm lửa trại còn kéo dài với những tiết mục văn nghệ của các đội Gấu, Sóc. Đội Sóc, trong đó có Trưởng Hươu Đảm Đang của tôi, người mà lúc nào cũng phải na theo mấy cái EpiPen* trên bước đường du lịch, chắc bị "ám ảnh" với những con ong bay vòng vòng trong trại, nên đã trình diễn màn kịch Cấp Cứu Vì Bị Ong Chích. Đội Gấu thì vừa hát, vừa biểu diễn màn Năm Ông Tiên Tri đi coi voi.

Năm nay, trại có thêm phần đố vui để học, xem các trại sinh có phản ứng nhanh không với những kinh nghiệm ngoài đời. Chú nhỏ Trí, con của Trưởng Hạnh, đã dang tay ôm nhiều phần thưởng nhất về cho đội Báo. Phần hấp dẫn nhất là lúc trao giải thưởng cho những đội "xuất sắc". Đội Báo của tôi chiếm giải nhất với vở kịch Bà Già. Đội Mãnh Sư chiếm giải quán quân về những món ăn ngon, đậm tình dân tộc. Ban tổ chức cũng chu đáo với những món quà nho nhỏ, dành cho những trại sinh ở khắp bốn phương trời đã không quản ngại đường xa về tham dự trại.

Lửa tàn dần vào lúc 10 giờ đêm. Giờ này cũng là giờ yên lặng. Sau khi phụ ban ẩm thực dọn dẹp sạch sẽ thức ăn còn dư vào tủ sắt khóa lại (phòng ngừa gấu và thú rừng nghe mùi thơm đến kiếm ăn) tôi và vài người nữa sắp hàng đi tắm, gột rửa hết bụi đường và mùi thức ăn "ấp ủ" trong tóc, trên người. Nước trong trại tuy lạnh thật, nhưng sau cái gáo dội đầu tiên, và sau mấy ngày tắm táp thì chúng tôi cũng đã quen dần.

Sáng Chủ Nhật, mặc dù mấy đêm nay chập chờn không đủ giấc vì… dàn nhạc hòa tấu trong rừng, nhưng tôi vẫn phải trở dậy sớm vì mùi café thơm lừng. Ban ẩm thực hay thật, không hiểu họ dậy từ lúc nào mà lúc tôi ra đến nơi thì thấy cơm rang, bánh mì, trứng chiên đã sẵn sàng. Hôm nay thì thật là thảnh thơi, vì chúng tôi chỉ có việc kiểm điểm thành quả, dọn dẹp, rồi chia tay ra về.

Sau bữa ăn sáng, chúng tôi đứng quay tròn trước vòng lửa trại để kiểm điểm thành quả và trình bày cảm tưởng của mình. Người nào cũng nói một chữ "vui", duy chỉ có một điều đáng phàn nàn là: trại nhiều ong quá! Tôi chưa từng thấy một đất trại nào có nhiều ong như vậy, làm tôi có cảm tưởng là đang lạc vào vương quốc của loài ong. Ong bay vòng vòng quanh người, ong tấn công thức ăn chúng tôi cầm, ong nhẩy vào tắm… nóng trong tô phở gà chúng tôi đang ăn. Nhưng không hề gì, chúng tôi chỉ thản nhiên lấy muỗng múc ong ra bỏ đi, rồi tiếp tục ăn.

Chúng tôi lại nối vòng tay lớn, hát bài hát chia tay thắm thiết: "Gặp nhau đây, rồi chia tay… đường trường sông núi hẹn mai ta xum vầy…" rồi giã từ nhau.

*

Mấy nhỏ bạn Gia Long của tôi, biết tôi bỏ ngày Picnic Liên Trường năm nay để đi cắm trại, đã nói khích tôi:

- Tụi tao tưởng mày nổi tiếng "bóp mũi" Hươu, mà sao cứ tới mùa cắm trại là tay mày bị "sưng khớp" vậy?

Trời đất, vậy là tụi nó không thuộc binh pháp của Tôn Tẫn rồi, bài pháp dạy rõ ràng: "biết người, biết ta, thì trăm trận… chỉ có một trận thua". Tôi đã biết ta rồi, thì tôi cũng phải biết người. Cái "trận" cắm trại này, mà nhất là trận cắm trại với gia đình Hướng Đạo Lâm Viên, Kha 216*, thì tôi "phải" biết chịu thua mà xách vali đi theo chồng ngủ trong khách sạn ngàn sao (nếu cái khách sạn này đáp ứng điều kiện "ắt có và đủ" của tôi: có nhà cầu xả nước), vì cho dù tôi có "mè nheo" cách mấy thì "người thắng cuộc" cũng không phải là tôi.

Thật tình thì tôi thấy thỉnh thoảng đem nệm hơi vào khách sạn ngàn sao ngủ cũng không tệ lắm, lại được nghe chim muông ca hát trong rừng (và được nghe cả một dàn nhạc hòa tấu vang lừng), được lững thững đi dạo ở những con đường mòn xanh ngát bóng cây, hít thở không khí trong lành, được ngắm trăng ven hồ (trong những đêm rằm), được nhìn Hươu cải lão hoàn đồng, "tung tăng" với bạn, hò hét vang trời mà không sợ làm phiền hàng xóm.

Và đi trại cũng có lợi là quen thêm bạn mới, gặp được bạn cũ. Cũng có người gặp được… chuyện tình cờ, chẳng hạn như chị Cung của Thiếu Châu Phong, nhờ kỳ trại năm này mà chị đã tình cờ gặp lại… người xưa, chị đã "kiến kỳ hình" được Quản Trò Lê Cảnh An, thủ phạm đã ném "cà chua" vào ngôi trường trung học của chị năm nào…

*

Mới đi trại về, túi ngủ chưa kịp rũ sạch đất cát, lều phơi chưa kịp khô, thì tôi đã đọc thấy cái email mới toanh của Báo Trầm Lặng (đương kim kha trưởng của Kha 216) gửi cho gia đình Lâm Viên (chủ yếu là nhắn nhủ Kha 216), thông báo kỳ trại đặc biệt "Kỷ Niệm 50 Năm Kha 216" vào tháng 11 tới đây, ở Sunset State Beach, thuộc vùng Santa Cruz. Đất trại nhỏ, nhưng thơ mộng vì nằm ngay ven biển, có nhà cầu xả nước, có nhà tắm nước nóng đàng hoàng. Báo Trầm Lặng đã ghi danh giữ được 4 tiểu trại, đủ cho khoảng 32 người. Không cần hỏi ý kiến tôi, Hươu đã email lại trả lời Báo: "Hươu sẽ tham dự 2 người".

Tôi lại tiếp tục áp dụng binh pháp của Tôn Tẫn, "biết người, biết ta", vào sở nộp đơn xin nghỉ phép…

Bảo Trân

Loo: toilet

EpiPen: thuốc chích trị dị ứng

Kha 216 hay kha đoàn Yersin. 216 là viết tắt của ngày thành lập: 22/11/1966

Bảo Trân

Ý kiến bạn đọc
30/05/202415:30:43
Khách
Детский спортивный уголок подходит для использования, как внутри помещений, так и на улице. Это все благодаря специальному покрытию, которое защищает древесину от неблагоприятных явлений природы. Детская игровая площадка разбирается и очень мобильная, поэтому Вы сможете взять ее с собой для летнего отдыха на даче. Очень важно, что дополнительных креплений спортуголок не требует.Детский спортивный комплекс Пионер Морячок.
<a href=http://eurocups.ru/seas/34/>Детские площадки киевустановка детской площадки.</a>
<a href=http://simpleflex.ru/istoriya-i-uprazhneniya-ulichnogo-fitnesa/>Уличные турники и брусья</a>
<a href=https://churchs.kiev.ua/index.php?option=com_content&view=article&id=109:2010-09-19-21-16-55&catid=3:2010-09-03-18-31-43&Itemid=12>Спортивные уличные тренажеры купить</a>

Спортивный комплекс – лучшее решение для физического развития.Материал изделия: Металлическая конструкция детского спортивного игрового комплекса Ухтышка изготовлена из высокопрочного металла, выдерживает максимальную нагрузку в 250 кг. Горка изготовлена и прочной влагостойкой фанеры. Деревянные навесные элементы (лесенка, кольца). Канат из хлопчатобумажного материала, o 25. Гладиаторская сетка изготовлена из полипропиленовой верёвки o 8.
09/04/202417:17:48
Khách
внешние размеры 5,8м х 2,2м; высота 3,0м; длина ската 2.42м. высота ската 1.0м. допустимая нагрузка 210 кг.Вариант конструкции уличного турника.
<a href=http://offside.dp.ua/memberlist.php>Спортивные тренажеры для улицы.</a>
<a href=http://kashlinskaya.ru/sotrudnichedtvo.php>Многофункциональные тренажеры бубновского.</a>
<a href=http://krasathlet.ru/category/news>Купить уличные спортивные тренажеры.</a>

?Уличные комплексы.Работающие мышцы: Этот тренажер задействует широчайшую мышцу спины, большую круглую мышцу, задние части дельтовидных мыщц, бицепсы, плечелучевые и в конце движения, при сведении лопаток друг с другом, трапецевидные и ромбовидные мышцы. В момент выпрямления туловища вовлекаются также мышцы – разгибатели позвоночника. В момент наклона растягиваются все мышцы спины.
07/04/202416:06:41
Khách
Покупка товаров через интернет магазин от производителя очень удобно. С помощью онлайн заказа можно сэкономить деньги и время, а доставка осуществляется нашими курьерами в самые краткие сроки.Незабываемое лето.
http://sportobzor.com/2013/05/18/14.htm
http://hk-traktor.ru/category/obshhenie-bolelshhikov
https://www.cskalogia.ru/category/sobytiya/1980/

Подарит Вашему ребенку возможность здорового физического развития, взаимодействию в коллективе, игре в команде, поможет преодолеть страхи. Родители в свою очередь получат больше свободного времени, возможность отдохнуть не переживая за времяпрепровождение ребенка.Гимнастический двойной турник для улицы InterAtletika S-710.1 - уличный спортивный гимнастический снаряд, который позволяет вам выполнять гимнастические, а также силовые упражнения. Данный турник поможет эффективно развивать мышцы рук, преса и спины. Допустимый вес пользователя - не более 130 кг.
06/04/202422:39:41
Khách
Тип: комплекс Возраст ребенка: от 3-х лет Материал изготовления: дерево, пластик.Уличный спортивный комплекс – это то, что нужно для полноценного развития здоровья и тренировки силы и выносливости в любом возрасте. Уличные шведские стенки и турники одинаково хорошо подходят как детям, так и взрослым, которые стремятся заниматься физической активностью на свежем воздухе. Не только в теплое, но и в холодное время года на них приятно размяться, выполнить несколько упражнений в свободное время без посещения спортзала.
http://oofb.odessa.ua/index.php?option=com_content&view=article&id=832:odessity-na-kreschatike-vyigryvajut-bronzu-ukrainskoj-stritbolnoj-ligi-2012&catid=8:2010-06-29-18-23-51&Itemid=17
https://ntsportpit.ru/products/protein-basic-meal-whey-574813
http://fcmetalurg.com/club/dussha/treneri/

18300=Купили штук 20 зацепов и разместили их по столбам: тут и там. Где-то в помощь, где-то в усложнение маршрута. Мы смотрели туда, где дочь пылась оттолкнуться ногами от столбов или держаться за них руками: по пути к канату, гнезду или шесту. Вокруг столба у шведской стенки, который она пыталась "облезать" чтобы оказаться в другой ее плоскости. У колец, чтобы держась за них, переберая ногами по столбу, задирать на перекладину ноги, как альтернативную "тропу" на среднюю перекладину. В общем, мы экспериментировали. Пока "победили" снаряды по проще, но, то тут то там, то один ребенок, то другой да ухватится за эти зацепы. В целом, изучив рынок зацепов, мы поняли, что за близкую нашему комплексу цену (около 20 тысяч по нынешним временам) можно сделать отличный дачный скалодром своими руками, используя пустую стену дома (естественно, уличную). Тема прикольная, а производители зацепов консультируют по созданию собственных скалодромов, а не только продают готовые (цена готового и собственного скалодрома будет сопоставима, но свой сделать прикольнее). Мы решили, что это наша перспектива на пару лет вперед, когда Забава разовьет тело и освоит свой спортивный комплекс в совершенстве.
04/04/202417:23:21
Khách
Опыт. Завод детского игрового и спортивного оборудова.ширина. 170 см. (по нижним основаниям)
https://www.spainland.ru/modules.php?name=Your_Account&op=new_user
http://2b3.ru/podvodnye-obitateli/akuly/kitovaya-akula/
http://velosport.pp.ua/modern-bikes.html

Продукция имеет сертификаты качества.пр-т Ушакова, 50 еще 36 адресов.
04/04/202411:13:12
Khách
уличные брусья.ВНИМАНИЕ! С 16 АПРЕЛЯ ПОВЫШЕНИЕ ЦЕН НА ПОТОЛОК бренда БАРД!
http://www.rspin.com/fnews.php/2019/11/17/kr-2019-boat.html
http://zdrav-sila.ru/Article/kachaem-triceps
http://smerch.org/contacts

Металлическая конструкция с деревянными деталями, которую необходимо бетонировать в землю, может выдерживать до 100 кг. А стоит она 12300 рублей. А рядом можно установить детские надувные бассейны для малышей, но как это сделать, поможет понять данная информация.Мы отправляем заказы в любой город Украины.
03/04/202404:41:26
Khách
Дерево - хвойные породы дерева, лиственница, дуб,Купить на складе:есть.
http://www.spurs.ru/tottenham-hotspur-video/son-khyn-min-my-rasstroeny-nichejj-s-sheffildom/
https://sportnewsru.com/summer-sports/6688.html
http://krasathlet.ru/persons/athlets

Спортивный комплекс детям 0 - 8 лет.Долгий срок службы.
26/03/202414:17:43
Khách
Необходимую площадь павильон набирает за счет этажей – подземного спортзала с силовыми тренажерами и раздевалкой, первого этажа с кардиотренажерами и второго этажа с залом для йоги. Динамичный объем архитектурному решению павильона придает поворот конька кровли, а сам павильон сформирован из двух частей – северной, выполненной из стекла, и южной, выполненной из дерева. К павильону примыкают многоуровневые террасы, оборудованные навесами для комфортного пребывания на улице в любую погоду. С северной стороны терраса соединяет спортивный павильон с ранее построенным банным комплексом.Виды спортивных комплексов для дачи и улицы.
http://almatygymnastics.kz/2015/05/29/o3gym/
http://sarb.in.ua/explore/russkij-stil/item/381-vospominaniya-o-proshedshih-sborah-v-deneshah.html
http://rsou.ru/restling/pochti-kak-yailder-i-sonders-luis-i-korme-possorilis-iz-za-jarenogo-cyplenka.html

ДСК "Городок" Дачный - расширенная классическая модель уличного спортивного комплекса. Отлично подойдёт для дачного участка или детской площадки во дворе дома. Дети с удовольствием будут занима. подробнее.Баскетбольное кольцо.
20/03/202420:31:19
Khách
Вы – заботливые, любящие родители, но бесконечно уставшие, от того, что у вашего крохи помимо ног, есть маленький пропеллер, как у Карлсона, который включается вовремя и не очень?Ваши выгоды при покупке в «БэбиСпорт»
http://mymaechka.ru/jcontact.htm
http://wushu-zentrum.com/108-minut-i-vsya-zhizn/
http://boyevyye-iskusstva.ru/ushu/

Если необходим компактный и долговечный комплекс с максимальным количеством снарядов, рассчитанный для нескольких детей, тогда следует купить спортивный детский комплекс для дачи «Космодром-15». Вся конструкция размещается на семи опорах и занимает место размером 2,91х1,98 м. Этот комплекс состоит из кольцевого лаза, по форме напоминающего ракету, и двух шведских стенок. В комплект комплекса входят канат, пара колец, веревочные качели и баскетбольное кольцо. Все навесные элементы крепятся на металлическом фиксаторе специальным узлом.Liana-1/2 Комплекс физического развития ребёнка.
19/03/202422:45:58
Khách
Детский спорткомплекс усиленный «Карапуз» 150см.150см! Детский спортивный комплекс для дома КиндВуд.
http://www.spartak.cc/luchshie-igroki-spartaka-v-sezone/
http://mymaechka.ru/jcontact.htm
http://oofb.odessa.ua/index.php?option=com_content&view=article&id=832:odessity-na-kreschatike-vyigryvajut-bronzu-ukrainskoj-stritbolnoj-ligi-2012&catid=8:2010-06-29-18-23-51&Itemid=17

внешние размеры 4,5м х 5м; высота 3,1м; длина ската 3м. длина ската 2.2м. допустимая нагрузка 250 кг 3D модель внутри.Альмида: у нас всегда индивидуальный подход к пожеланиям каждого из клиентов.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến