Hôm nay,  

Kinh Đô Ánh Sáng Trên Sa Mạc

24/09/201600:00:00(Xem: 12604)

Tác giả: Nguyễn Anh Nguyên
Bài số 4926-18-30626-vb7092416

Tác giả vừa đoạt giải Danh Dự Viết nước Mỹ năm 2016 ngay năm đầu tiên tham gia viết bài cho Việt báo. Anh là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam, đã có dịp tham gia khóa huấn luyện một năm tại Chicago, Illinois (2014, 2015). Đây là một bài viết tiếp theo của anh về nước Mỹ nhưng được viết từ Việt Nam. Kinh đô Ánh sáng trong bài viết không phải là Paris hoa lệ, mà là Las Vegas, Kinh đô Giải trí của thế giới

* * *

blank
Tàu hàng qua đèo Cajon Pass uốn cong như rắn bò.

Sau mấy ngày thăm gia đình và bạn bè ở Anaheim, gia đình tôi và gia đình Lynn (bạn học Đà Lạt hơn 20 năm mới gặp lại) chuẩn bị cho chuyến đi đã lên lịch từ mấy tháng trước hứa hẹn mang đến nhiều điều thú vị. Sức hấp dẫn của nơi đây đã vượt ra ngoài biên giới của nước Mỹ và là điểm đến thường xuyên của của nhiều đại gia, tầng lớp trung lưu và các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc khắp nơi trên thế giới.

Chuyến đi rơi đúng vào dịp lễ Noel và Tết Dương Lịch nên các hãng cho thuê xe cháy hàng nghiêm trọng. Dù có đặt thuê xe trước qua mạng và phải xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ nhưng khi đến lượt mình, hãng xe lại không có xe để giao ngay mà nhân viên đứng quầy lại lịch sự xin lỗi phải chờ đến chiều may ra mới có xe. Tuy nhiên nhờ sự nhanh nhạy và các mối quan hệ của của Lynn, khoảng 11:00 trưa chúng tôi có thể đến phi trường John Wayne để nhận xe. Phải nhận xe và trả xe xa một chút nhưng có xe để thực hiện được chuyến đi là tốt quá rồi.

Làm quen với xe mới ngay trên quãng đường hơn 12 miles từ John Wayne Airport về Thành phố Anaheim với cô bạn ngồi giám sát bên cạnh giống như lần thi bằng lái với giám thị ở Chicago cách đây hơn hai tháng. Sau khi đưa xe về đến nhà Lynn một cách an toàn, coi như tay lái đã được bạn phê duyệt cho chuyến trải nghiệm Kinh đô ánh sáng trên sa mạc Nevada. Giám thị Lynn tỏ ra khá dễ dãi, không biết có châm chước cho tay lái của người bạn mới sang chơi hay không.

Nhanh chóng chất hành lý vào cốp xe và lắp car seat, booster cho hai cô nhóc vào chiếc Hyundai Elantra 2014 để sẵn sàng lên đường. Định vị Maps trên Iphone cho biết hành trình từ Anaheim đến Las Vegas khoảng 270 miles (435 km), tương đương với quãng đường từ Sài Gòn ra Nha Trang. Lần đầu cầm lái đường trường khiến cho tâm lý không khỏi có chút hồi hộp. Ngay khúc quẹo phải ở ngã tư đầu tiên tôi đã hấp tấp cắt mặt một chiếc xe bán tải đang chạy làn trong khiến tay lái kia bấm còi inh ỏi, một cách chửi rủa quen thuộc của các tài xế Mỹ. Tuy nhiên cảm giác lo lắng qua nhanh khi xe dần tăng tốc bám theo chiếc Lexus của gia đình Lynn. Đúng là hoàn cảnh tạo con người, chưa quen đường nên buộc phải mạnh dạn bám đuôi anh Tạo, chồng của bạn Lynn, một tay lái lụa với mấy chục năm dày dạn kinh nghiệm cầm lái ở California, Nevada và nhiều nơi khác trên toàn nước Mỹ.

Đèo Tử thần (nick name của Cajon Pass) được xây dựng từ năm 1885, cao khoảng 1180m trên rặng San Bernardino là thử thách đầu tiên trên hành trình. Đây là ngọn đèo nằm giữa hai rặng núi San Bernardino và San Gabriel, được hình thành do sự dịch chuyển của đứt gãy San Andreas kéo dài trên 1300 km xuyên suốt California xảy ra từ hàng triệu năm trước và được phát hiện lần đầu bởi 1895 bởi Giáo sư Andrew Lawson của Đại học UC Berkeley. Sự dịch chuyển này tạo nên một ranh giới địa chất giữa hai mảng vỏ trái đất mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “đĩa kiến tạo” Thái Bình Dương (Pacific Plate) và Bắc Mỹ (North America Plate). Được lái xe qua một địa điểm có bề dày lịch sử và tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy cũng là một trải nghiệm khá thú vị pha chút mạo hiểm.

blank
Đoàn tàu 11 toa ngang đoạn cong Blue Cut (Nhát cắt Xanh) với hai vách đá xanh hình Kim tự tháp. Nguồn: panoramio.com

Cajon Pass cũng là ngọn đèo mà tuyến đường xe lửa xuyên lục địa (Transcontinental Railroad) hết sức quan trọng từ Los Angeles tới Chicago phải vượt qua ngay sau khi rời Thành phố của những Thiên thần để tiến về phương Đông. Từ độ cao 329m tại Thị trấn San Bernardino ở đầu đèo, chỉ qua một đoạn đường chưa đầy 26 dặm xe lửa sẽ đạt đến độ cao 851m rồi leo lên đỉnh đèo cao 1180m (gần thị trấn Victorville). Độ dốc của toàn tuyến đường lên đến 3% và có nhiều đoạn uốn cong khá gắt nên đây là một tuyến đường xe lửa khá nguy hiểm và đã có một vài tai nạn xe lửa xảy ra ở đây trong 30 năm gần đây.

Một đoạn dốc khá nổi tiếng ở đây là “Blue Cut” (Nhát cắt Xanh), một vách đá dốc đứng chủ yếu là đá sỏi màu xanh được tạo thành do sự dịch chuyển của đứt gãy San Andreas đã nói ở phần trên, nhìn khá giống với Kim tự Tháp đá (Pyramid Rock, đã đề cập trong bài Kim Tự Tháp Đá và Little Sài gòn) đối diện con đập Pyramid trên hồ Pyramid giữa đèo Tejon vậy. Đôi khi tự nhiên cũng tạo ra được những tác phẩm chẳng khác gì được tạo ra bởi bàn tay và khối óc của con người.

Trên tuyến đường xe lửa tấp nập này, bình quân hàng ngày có khoảng 70 chuyến tàu của hãng BNSF ((Burlington Northern & Santa Fe Railway). Đây là hãng xe lửa hợp nhất của hai hãng Burlington Northern Railway và Santa Fe Railway vào năm 1995, tạo ra hãng xe lửa lớn nhất Bắc Mỹ ở thời điểm hợp nhất và có lẽ đến nay cũng vậy.)

Hàng ngày có 20 chuyến tàu Union Pacific và 2 chuyến tàu Amtrak đi qua tuyến đường này nên lữ khách sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh các đoàn tàu trong gần một giờ lái xe vượt đèo Cajon. Với tốc độ giới hạn của tàu khi lên xuống đèo, bạn sẽ dễ dàng chụp được các bức ảnh tàu đang qua núi. Nếu may mắn, lữ khách có thể có được một tấm ảnh độc đáo với hình ảnh của cả ba đoàn tàu BNSF, Union Pacific và Amtrak cùng xuất hiện trong đó. Đặc biệt khi xe lửa đang tiến đến để chuẩn bị lên đèo Cajon, ta có thể nghe tiếng động cơ vang vọng từ khoảng cách xa đến hàng dặm. Thậm chí ngay cả khi đứng trên đỉnh đèo, tiếng động cơ xe lửa có thể được nghe thấy trong khoảng từ 10 đến 20 phút suốt hành trình tàu vượt qua đỉnh đèo.

Được biết trên đèo hay có gió Santa Ana thổi qua rất mạnh (trung bình khoảng 40km/h, gió giật lên đến 100km/h), thường xuyên có mây bay mù che lối và thỉnh thoảng lại có tuyết rơi nên nhiều người cảnh báo rằng việc lái xe qua đây là khá nguy hiểm. Tuy vậy trong một buổi chiều nắng đẹp ở miền Nam California, việc lái xe qua đèo Cajon thật sự không khó ngay cả với các tay lái chưa nhiều kinh nghiệm như tôi. Qua khỏi đèo, vùng sa mạc Mojave rộng lớn hiện ra trải rộng ngút tầm mắt. Sa mạc Mojave còn được gọi là hoang mạc trên cao (High Desert) với độ cao trung bình từ 1000m đến 2000m chiếm diện tích trên 57.000 km2 của ba tiểu bang California, Nevada và Arizona.

Xa lộ liên bang US-15 (Còn có tên là Mojave Freeway) như hai dải lụa uốn lượn giữa những rặng núi, những ngọn đồi xương rồng khô cằn. Các thị trấn Victorville (chi nhánh sa mạc của quận San Bernardino), Barstow (nơi đặt trụ sở khu bảo tồn quốc gia Mojave) lần lượt lướt qua cửa kính xe. Gần tối chúng tôi dừng tại thị trấn Baker để nghỉ ngơi và mua ít snack ăn lót dạ. Baker còn được gọi là “Cổng vào Thung lũng chết” là nơi có chiếc nhiệt kế cao nhất thế giới (41m) đặt ở quán cà phê Bun Boy ghi dấu mốc nhiệt độ cao kỷ lục (560C) từng xảy ra ở vùng sa mạc này vào năm 1913. Trên tảng đá dưới chân nhiệt kế có hình tượng một chiếc chảo chiên trứng làm bằng thép bên trong có hai quả trứng ốp la nhìn rất hấp dẫn, chắc để nhắc nhở rằng nhiệt độ khắc nghiệt ở đây có thể làm chín trứng. Nhìn hình ảnh này lại nhớ về kỷ niệm luộc trứng cùng bạn bè trong lớp ở suối nước nóng Bình Châu (Xuyên Mộc, Bà rịa-Vũng Tàu) ngày nào.

Khoảng hơn 8:00 tối, Ánh đèn Thành phố Las Vegas đã hiện ra phía xa xa, nổi bật giữa một vùng hoang mạc tối đen khích lệ tinh thần các tay lái đã có phần mệt mỏi. Như ánh đèn đường ở các vùng quê thường thu hút lũ thiêu thân tìm đến, ánh đèn từ kinh đô ánh sáng trong xa mạc có một sức thu hút mãnh liệt đối với những lữ khách có chút máu phiêu lưu, muốn thử thời vận với những trò đỏ đen đầy ma lực hoặc thưởng thức những show diễn có một không hai trên trần thế.

blank
Las Vegas, 1 góc máy tình cờ.

Hai ngày đêm loanh quanh Las Vegas với bầu đoàn thê tử chưa đủ để cảm nhận hết được vẻ đẹp, sự xa hoa và những hấp dẫn về đêm của Las Vegas - nơi được mệnh danh là kinh đô giải trí, kinh đô ánh sáng của thế giới. Hàng trăm khách sạn - casino khổng lồ (một số khách sạn lớn có sức chứa lên đến vài ngàn phòng) với thiết kế sang trọng và độc đáo, mang dấu ấn riêng của nhiều thành phố lớn trên thế giới. Điểm đặc biệt là các công trình kiến trúc ở đây đều được thiết kế chiếu sáng rất hoàn hảo càng làm tăng sức thu hút du khách đến đây khi màn đêm buông xuống. Ngoài các sòng bạc thì các show diễn xiếc cho trẻ con xem cũng như các show diễn đặc biệt cho người lớn cũng hết sức hấp dẫn. Do có ít thời gian và lại đi với các con nhỏ nên chúng tôi chỉ có thời gian thyam quan vui chơi tại một khu hội chợ kết hợp các show diễn xiếc tại một khách sạn lớn. Sau mấy tiếng đồng hồ xem xiếc và vui chơi ở đây, hai bé con cũng ôm về được mấy con thú nhồi bông khá đẹp, đặc biệt là một chú ngựa trắng có đốm nâu giống chú ngựa Jolly Jumper của Lucky Luke mà bé Na rất thích.

Las Vegas từng được bình chọn là một trong 10 thành phố ẩm thực ngon nhất thế giới do quy tụ hầu hết những thương hiệu nhà hàng, khách sạn nổi tiếng trên toàn cầu. Tuy nhiên với hai gia đình chúng tôi thì được ăn phở và cơm tấm bì sườn tại các nhà hàng Việt vẫn cảm thấy ngon miệng hơn khi dùng buffet đắt tiền tại khách sạn Treasure Island.

Đêm cuối, sau khi tất cả các nhóc con đã ngủ say, hai cặp vợ chồng son (mỗi cặp đều đã có hai con) tranh thủ xuống casino kéo máy chơi cho biết cũng như để thử thời vận ở kinh đô cờ bạc lớn nhất thế giới này. Sau gần 2 tiếng bấm các loại máy, dù hai vợ chồng chỉ thua tổng cộng vài chục USD nhưng có lúc cũng được vỡ òa cảm xúc khi tài khoản chỉ còn 2 USD lại kéo trúng giải thưởng lớn có các đồng tiền vàng văng tung tóe trên màn hình và credit liên tục tăng trong vài phút. Gần 3 giờ sáng hai vợ chồng mới trở về phòng trong khi bên dưới casino vẫn đông nghẹt người đang say sưa trong những canh bạc tưởng chừng như không bao giờ dứt. Các cô phục vụ cao ráo mặc váy đen ngắn và bó sát nhìn khá hấp dẫn liên tục đi tới đi lui mang beer và nước uống tiếp tế cho các tay chơi đang trong cơn khát. Nhìn xuống đường phố, các loại xe cộ mà đông nhất là taxi và dòng người đi dạo, tụ tập uống beer vẫn tấp nập. Thành phố dường như không hề ngủ và chắc chắn không ít người đã và sẽ sa lầy ở đây vì máu đỏ đen. Ánh sáng phồn hoa đô hội của Sin City (Thành phố tội lỗi, nick name của Las Vegas) đầy ma lực luôn thu hút những con thiêu thân mù quáng ham chơi quên cả lối về…

Đường về gió hoang mạc Mojave thổi khá mạnh, xe lại chạy tốc độ cao khiến tấm chắn gầm xe phía trước bị những luồng gió luồn dưới gầm xe làm bung mất ốc nên thỉnh thoảng lại quẹt xuống lòng đường làm hai vợ chồng một phen hoảng hốt. Chỉ sợ sự ma sát với nền đường làm phát sinh tia lửa, gặp rò rỉ nhiêu liệu đâu đó khiến xe bốc cháy trên xa lộ thì nguy. Ghé qua thị trấn ven đường xác định nguyên nhân và tìm chổ để gắn lại tấm che gầm xe nhưng không có nên đành chọn phương án chạy tốc độ vừa phải để giải quyết sự cố không mong muốn này. Không giải quyết được thì đành sống chung với lũ vậy.

Xuống đèo Cajon khi trời đã tối, gió mạnh lại có tuyết rơi nhẹ, một hiện tượng hiếm khi xảy ra ở miền Nam California này. Đường đèo hơi tối và trơn trượt nhưng đoàn xe đông đúc nối đuôi nhau (xe sau nhìn đèn xi nhan của các xe trước) xuống đèo khá an toàn. Nhiều lữ khách kéo kính xe xuống thò tay ra ngoài để cảm nhận những bông tuyết nhỏ li ti tan trên lòng bàn tay, như luyến tiếc cho những ngày vui đã trôi qua. Gió lạnh trên đèo lùa vào trong xe làm tôi nhớ đến cái lạnh nhẹ nhàng của Đà Lạt, không khắc nghiệt như từng trải qua ở Chicago trong mấy tháng mùa Đông vừa qua. Bụng đã hơi đói, dạ dày cồn cào nhưng nghĩ đến nồi mì quảng Đà Lạt mà mẹ của Lynn đang nấu ở nhà thấy lòng như ấm lại. Mấy chục dặm đường trước mặt lại vút qua nhanh.

Nguyễn Anh Nguyên

Ý kiến bạn đọc
05/10/201605:01:54
Khách
Dear Nguyễn Saigon,
Cảm ơn Chú đã chia sẻ về hai nhà văn lớn của Thế Kỷ trước là Võ Phiến và Vũ Bằng và những tác phẩm hay của họ.
Tác giả đã nói hết ý ở phản hồi bên dưới nên không còn gì để nói thêm cả.
Best Regards
01/10/201623:08:15
Khách
Bạn Anh Nguyên thân mến,
Chúng ta nên xưng hô là bạn bè dù rằng tôi thuộc thế hệ thân phụ của bạn . Tôi tôn trọng ý nghĩ và ý muốn của ban : chữ nghĩa không quan trọng . Viết chỉ vui chơi . Để tôi kể cho bạn nghe về nhà văn Võ Phiến , thần tượng của tôi. Trong chuyến về miền Tây, ông vào quán hủ tiếu, ông thấy chủ tiệm vừa nấu vừa điều động vợ và con rất linh động , ông suy nghĩ (VC nói động não) một chữ gì để diễn tả . Cuối cùng ông tìm ra chữ Rụp Rụp và ông đã hết sức là vui mừng. Bạn có thể tìm đọc trong Tùy Bút của Võ Phiến . Riêng cá nhân tôi cũng hồi hộp xem chữ gì ông sẽ chọn . Thật là tài tình . Một tác giả nữa là Vũ Bằng trong Thương Nhớ Mười Hai . Chữ nghĩa của VB nó tuyệt vời không thể tưởng tượng được nó gói ghém cả một trời quê hương Miền Bắc mưa phùn gió Bấc và lòng nhớ thương người vợ tào khang đã làm nên tuyệt tác phẩm nầy . Đấy chữ nghĩa có khả năng là rung động lòng người . Bạn thích lên lịch, xuống lịch , bạn thích trải nghiệm hơn kinh nghiệm và tay lái lụa thì cứ tiêp tục . Thích quái ngữ thì cứ việc thích . Riêng tôi sẽ không đọc những chữ ngô nghê đó .

Cũng đúng thôi cháu ngoan bác hồ (dù bạn không thích cũng bị bắt buộc quàng khăn đỏ) thì phảỉ viết những chữ trật lất như bác hồ . Nếu rảnh bạn nên tham khảo bản di chúc bác hồ sẽ thấy cái thứ Tiếng Việt quái đản của chủ tịt nước kiêm cha già dân tộc . Cha già đã vâỵ thì con cháu làm sao mà khá được . Lần sau bàn tiêp về những bài du ký hay ký sự của bạn

PS: Năm 1984 bộ giáo dục VC bắt phả đổi chữ y thành i như hi sinh , kỉ niệm, kì cục tại sao bác sỹ, sỹ quan lại y ?
VC không gọi người lái xe hay tài xế mà gọi là người điều khiển phương tiện giao thông . Tại sao có chữ tay lái lụa?
30/09/201602:47:32
Khách
Tôi rất đồng tình với những điều Tác giả đã phát biểu. Đa phần những người viết trên VVNM thường là những cây bút "tài tử", họ đến đây như đến một cuộc chơi của văn chương và chữ nghĩa. Thỉnh thoảng tôi vẫn cứ thấy những đọc giả quá cố chấp bắt lỗi về từ ngữ trước và sau 1975 và đôi khi dùng nhiều từ khá thiếu tế nhị.
Những người tham gia VVNM chẳng qua vì họ có thiện cảm với Việt Báo. Họ hoàn toàn không nghĩ sẽ được giải thưởng lớn hay nhỏ hoặc tìm chút danh tiếng với đời.
Xin hãy đọc với sự cảm thông và trân trọng vì họ đã bỏ rất nhiều tình cảm và công sức để viết cho chúng ta đọc.
29/09/201623:17:26
Khách
Nhung ngai song duoi su thong tri cua giac Cong tu nhung nam sau thang 4 nam1975 cho den nay 9/2016 da 41 nam lam sao tranh khoi nhung tu ngu cua giac Cong nhat la nhung nguoi tu 45 tuoi tro xuong sang My di nhien co nhung khac biet. Phai nhieu nam moi co the hoa nhap duoc.
29/09/201620:27:27
Khách
Từ " tham-quan " là gì , tại sao không dùng " thăm-viếng "
28/09/201609:45:54
Khách
Cám ơn Chú/Anh/Bạn Nguyễn Saigon đã góp ý!
Nghe -> Nói -> Đọc -> Viết là cách mà chúng ta phát triển kỹ năng về ngôn ngữ từ khi còn nhỏ cho đến cả khi trưởng thành và liên tục update trong cuộc sống. Do vậy bản thân tác giả (sinh ra và lớn lên ở VN) và ngay cả cha, mẹ, chú bác của mình đang sống ở Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa, ngôn ngữ ở Việt Nam trong 40 năm gần đây.
Là con một sỹ quan VBĐL, gia đình 2 bên nội ngoại đều có người làm việc trong quân đội VNCH, bản thân tác giả rất tự hào về truyền thống gia đình cũng như hiểu rõ những gì Ông, Cha, Chú, Bác đã phải trải qua. Mình cũng rất trân trọng những ưu điểm của nền giáo dục VNCH nói riêng và những mặt khác của xã hội VNCH nói chung.
Tác giả không hề nói không hiểu về một số từ ngữ trước 1975 mà chỉ nói :”một số từ ngữ ngày trước mình cũng chưa nghe qua khi đọc các sách báo trước 1975, nghe chuyện của những người lớn ở miền Nam trước 75,... Tuy nhiên cũng hiểu và tôn trọng những khác biệt (nếu có) này”. Chưa nghe, nghe hơi lạ tai nhưng vẫn có thể hiểu được ý nghĩa chính của các từ này và nhiều từ ngữ thấy hay và phù hợp mình vẫn dùng khi viết.
1. Chữ “Lên lịch” và “trải nghiệm” đúng như Nguyễn Saigon nói, được dùng rất phổ biến ở Việt nam hiện nay. Từ “Lên lịch” được dùng khá phổ biến (28.800.000 kết quả khi search Google)
Ngay cả Đại Sứ Quán Hoa Kỳ cũng dùng từ “Lên lịch cuộc hẹn” trong trang web đăng ký Phỏng vấn Visa:
http://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-niv-appointmentschedule.asp
Đoạn “Chuyến đi chơi đã được lên lịch” chắc ai cũng hiểu là “chuyến đi chơi đã được lên chương trình từ trước”. Kiểu như “Book lịch khám bệnh ở Bác sĩ” hay “Book Lịch hẹn PV“ vậy.
2. Từ “Trải nghiệm” theo mình hiểu là ghép của hai từ “Trải qua” và “Chiêm nghiệm”(cũng có thể hiểu là kinh nghiệm nhưng không phù hợp lắm). Tức là đi đâu đó mới và có những cảm xúc, cảm nghĩ mới về chuyến đi đó. Từ “Trải nghiệm” cũng được dùng rất phổ biến (24.300.000 kết quả khi search Google).
3. Từ “Tay lái lụa” thì đúng là một từ hơi tếu và nhiều hình ảnh nhưng nó rất phổ biến (804.000 kết quả khi search Google) nên mình nghĩ dùng trong bài cho đa dạng và cũng không có gì sai cả.

Ông bà ta có câu “ Văn mình, Vợ người” nên có thể người viết thấy phù hợp nhưng một số người đọc sẽ không thích. Đó cũng là chuyện rất bình thường, không có gì phải buồn cả. Riêng bản thân tác giả, viết văn chỉ là một thú chơi lúc rảnh rỗi để thêm niềm vui sống nên không quá coi trọng trong từng câu chữ và có thể vẫn có những sai sót nhất định. Xin cám ơn Nguyễn Saigon.
27/09/201615:18:41
Khách
Đây là một tác giả sinh ra , trưởng thành tại một đất nước được gọi là lương tâm nhân loại là đỉnh cao của trí tuệ loài người . Cho nên than phiền hay ý kiến về cách dùng chữ hay cách hành văn là trật địa chỉ .

Chữ nghĩa ngô nghê , sai ý nghĩa nhưng mưa lâu thấm đất . Nghe riết thì nói, viết y chang bọn đỉnh cao trí tuệ . Những tác giả đã từng đoạt được danh hiệu Hoa Hậu hay Á hậu mục VVNM vẫn hồn nhiên vô tư viết những chữ trật lất thì trách chi một tác giả đã đang và sẽ sống tại VN một thời gian dài . Tác giả biện luận rằng có một số chữ (bọn đỉnh cao trí tuệ xài chữ TỪ) trước 1975 tác giả không hiễu . Đó là một cách nói mà tác giả muốn giải thích .
1- Tác giả ra đời trong một gia đình có cha tốt nghiệp trường VBQGVN . Ngôi trường đào tạo những sĩ quan với tiêu chuẩn văn võ toàn tài . Tại sao tác giả không hỏi phụ thân về ý nghĩa . Khi đã đọc sách được xuất bản thời VNCH (tác giả dùng chữ trước 1975) có nghĩa là tác giả muốn tìm hiễu về văn hóa, giáo dục, chính trị ... của VNCH . Không hiễu thì phải nghiên cứu tìm hiễu . Dễ nhất là hỏi phụ thân mịnh
2- Tiếng Việt học (để hiễu, để biết) không khó so với những ngôn ngữ như Anh, Pháp, Tàu , Nhật .. chẳng hạn
3- Khi mình đã có một số kiến thúc việc tìm hiễu đúng sai là điều cần thiết cho quan niệm về cuộc sống . Không chịu tìm hiễu đó chính là sự lười biếng làm sao thăng tiến được
Một vài thí dụ sử dụng từ ngữ tếu và không cần thiết
1- Chữ lên lịch : lên lịch đặt lịch là những chữ rất phổ thông trong nước . Lịch nầy là lịch gì ? lịch thiệp, lịch sự, lịch sử hay quyển lịch ? Nếu là lịch (tam tông miếu) thì lên lịch xuống lịch tếu chưa từng thấy . Trích " chuẩn bị cho chuyến đi đã lên lịch từ mấy tháng trước..." Đâu cần viết chữ lên lịch chi cho mắc cười . Chỉ cần viết : đã chuẩn bị cho chuyến đi từ mấy tháng trước .. cần gì lên lịch xuống lịch .
2- Chữ trải nghiệm chữ nầy cũng rất là "popular" không những trong nước mà ở ngoài nước . Những người Việt đi không mang theo quê hương mà mang theo chữ trải nghiệm . Trải nghiệm là gì? Chữ trải nghĩa là biết qua từng qua . Được dùng như từng trải ( việc đời) . Đâu ai dùng với chữ nghiệm . Dùng với chữ nghiệm là kinh nghiệm . Chứ trải nghiệm là gì ? là có kinh nghiệm về trải chiếu (để nằm) chăng ? Tác giả dùng cả hai chữ kinh nghiệm và trải nghiệm . Nghĩa có khác nhau chăng ?
3- Tay lái lụa: Theo như giải thích của tác giả là tay lái mượt mà như lụa . Lại tức cười . Thì nói mẹ là tay lái mượt mà cho rồi . So sánh với lụa là gấm vóc bố ai mà hiễu . Tại sao không viết là tay lái vững vàng , tay lái cừ khôi . Nhưng có lẻ người trong nước “luôn tìm cảm hứng văn chương “ bằng những tiếng , lời , chữ nổ như tiếng súng dòn dã . Như thế mới là văn chương trứ danh . Như thế mới là thứ văn hóa XHCN người không bốc lột nguời mà người bốc, lột chữ nghĩa trần trụi ngô nghê nhưng lốp ca lốp cốp .
Đây không phải là lời phê bình , lời chê , tiếng khen chỉ là những ý nghĩ vụn vặt về chữ nghĩa bị khổ nạn như con người bị khổ nạn sau cơn hồng thủy giải phỏng phỏng g… năm 1975 . Tác giả đừng buồn . Nếu rảnh sẽ viết tiếp
26/09/201602:08:00
Khách
Dear Tony,
Cảm ơn anh đã góp ý. Chắc có nhiều từ ngữ mình dùng theo ngôn ngữ ở Việt Nam những năm gần đây nên hơi xa lạ với anh và một số người đã qua Mỹ lâu. Tương tự như vậy, một số từ ngữ ngày trước mình cũng chưa nghe qua khi đọc các sách báo trước 1975, nghe chuyện của những người lớn ở miền Nam trước 75,... Tuy nhiên cũng hiểu và tôn trọng những khác biệt (nếu có) này. Ở đâu cũng vậy, ngay cả ở Mỹ thì mỗi vùng miền, mỗi giai đoạn lịch sử thì ngôn ngữ cũng có chút khác biệt mà.
Tay lái lụa: ý nói những người lái xe rất giỏi, chạy mượt mà như lụa
Cháy hàng: đắt hàng, hàng rất hot trên thị trường
Trân trọng,
25/09/201616:45:49
Khách
Bài viết khá hay và nhiều Thông tin. Tác giả ở Việt Nam nên không khỏi dùng các từ ngữ mới.
25/09/201614:51:28
Khách
Tac gia dùng nhiều từ ngữ mới không hiểu nổi như: " cháy hàng nhiêm trọng " tay lái lụa", " ..
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,614
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến