Hôm nay,  

Giông Tố... Ta Gửi Ngươi Con Ta!

28/08/201600:00:00(Xem: 13174)
Tác giả: Lưu Nguyễn
Bài số 4901-18-30601-vb8082816

Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College, gần nhất là loạt bài về bằng cấp học hành ở Mỹ.

* * *

Em có lũ con thơ
Bị quê hương ruồng bỏ
Từ bóng tối hận thù.
Em nghiến răng
Ném con cho giông tố...
.
Giông tố
Giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi ngươi con ta
Xương thịt ta. Tâm hồn ta.
Hy vọng ta.
.
Giông tố
Giông tố ngoài khơi xa
Giông tố
Giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi ngươi.
Ta gửi ngươi con ta
Như Niềm Tin Tự Do,
Từ Quê Hương Ngục Tù
Giông tố giông tố ngoài khơi xa
Giông tố giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi ngươi.
Ta gửi ngươi con ta
Ta gửi ngươi con ta...

Đó là bài “Ném Con cho Giông Tố”, nhạc và thơ của Trần Dạ Từ, do Quang Tuấn hát. Có thể nghe trên mạng bằng đường dẫn này: https://www.youtube.com/watch?v=udSF6tF4QHo&feature=youtu.be.

Theo lời giới thiệu, ca khúc được “viết trong đầu” và lưu trữ trong "hộp sọ” từ 1979, khi tác giả nằm trong trại tù Gia Trung.

Năm 1988, khi tác giả đã rời khỏi nhà tù ở Việt Nam, bài hát mới được viết ra giấy rồi lại đem cất kỹ. Mãi đến năm 2011, bài hát mới được Quang Tuấn diễn tả bằng tiếng hát lay động lòng người.

Bài hát nhắc tôi nhớ là chính mình cũng đã từng là một trong những bà mẹ “Ném Con Cho giông tố”.

*

blank
Trại tị nạn Panat Nikhom: Hồng Phúc, 13 tuổi, được cha tuyên úy trao tiền của thân nhân gởi cho.

Bốn giờ sáng một ngày cuối năm 1987. Một bà mẹ Việt Nam đã phải đành đoạn cắt ruột, xé lòng "ném con cho giông tố" khi con còn thơ dại, mới bước vào tuổi mười ba đang cần, được ấp ủ nâng niu trong vòng tay của mẹ

Lòng mẹ tan nát nhìn con vô tư, hớn hở chuẩn bị hành trang đi vượt biên một mình, sau nhiều lần cùng đi chung với cả gia đình không thành công.

Năm ấy, dù mới 13 tuổi, Hồng Phúc đã biết mẹ lo lắng, con còn an ủi mẹ:

- Mẹ ơi, con tin tưởng nơi Chúa quan phòng. Còn bị bắt nhốt tù con không sợ, rồi họ sẽ thả ra mà mẹ. Con và chị đã ăn cơm tù khi đi vượt biên với bố, mẹ quên rồi sao?

Tôi không quên. Nhưng lúc đó con mới 9 tuổi, nên họ chỉ bắt mẹ làm đơn "bảo lãnh" cho chị và con ra khỏi tù. Còn bây giờ con đã 13 tuổi.

Trước ngày đưa con ra đi, tôi còn không ngừng nhắc nhở Phúc phải học thuộc nằm lòng địa chỉ số nhà, số điện thoại của bác Nhàn bên Mỹ.

- Con đã học thuộc từ lâu rồi, để con đọc cho mẹ nghe...

Sau nhiều lần vượt biển bị bắt, chúng tôi chỉ còn sức để lo cho một đứa con ra đi. Tôi âm thầm đi hỏi thăm những gia đình quen biết, họ đã gửi con đi vượt biên thành công từ mấy tháng trước. Qua người quen uy tín giới thiệu, tôi được trực tiếp nói chuyện với người trong tổ chức vượt biên, họ cho biết rõ phương cách đưa người đi như thế nào, dùng những phương tiện gì khi đi, những nơi dừng chân trên đường đi, đều có người của họ đưa, đón rất an toàn. Nhờ tổ chức chu đáo "khép kín" nên chuyến đi nào cũng trót lọt. Đến khi lên tàu vượt biển cũng không lo gặp giông tố, vì họ có thể dự đoán đưọc thời tiết ngoài khơi trên biển đông.

Tàu chở người vượt biên được xuất phát từ bến cảng Kompong Som trên đất Campuchia, vượt qua biên giới trên biển vào hải phận Thái Lan, chờ đêm tối sẽ vào sát bờ biển "đổ" người lên đất Thái. Người tổ chức trước khi cùng với người tài công lái tàu về lại cảng Kompong Som, họ đã gom tin nhắn đem về cho gia đình người đi vượt biên, để lấy nốt chỗ vàng còn lại, theo như đã thỏa thuận với nhau, họ còn chỉ dẫn người vượt biên cách "gặp" cảnh sát và cứ an tâm, cảnh sát Thái Lan sẽ có xe đưa người vượt biên đến trại tỵ nạn nào gần nhất.

Được nghe người dẫn đường tường thuật rõ ràng, phương cách vượt biên, tôi nghĩ họ có khả năng đưa người đi vượt biên đến nơi an toàn. Chúng tôi cầu nguyện xin ơn Chúa soi sáng trong quyết định. Và tôi đã giao trước cho người tổ chức một lượng vàng để giữ chỗ cho con, chờ ngày "ném con cho giông tố".

Khi biết mình được bố mẹ cho đi vượt biên. Mỗi khi quây quần vui đùa với các em, con luôn căn dặn:

- Các em phải thật ngoan, đừng nghịch phá để chị cả phải la rầy nhắc nhở hoặc bắt phạt quì gối.

Con đã giành tất cả thời gian trước khi đi cho bốn đứa em. Thương yêu em gái sẽ phải thay con phụ giúp chị cả làm việc nhà, chăm sóc ba thằng em trai rất hiếu động.

Cõng út An trên lưng, con chạy nhong nhong quanh sân con nói

- Út An đừng bắt mẹ bế nữa nha. Em đã lớn hơn hai tuổi rồi. Em ngoan anh sẽ mua thật nhiều quà cho em....

Lời con căn dặn các em và hứa sẽ mua thật nhiều quà cho út An. Bố mẹ đã được biết sau khi con đi. Mỗi khi nhớ đến con, út An lại chề miệng ra khóc lóc vật vã, hu hu kêu réo bố ầm ỹ cả nhà:

- Bố ơi, đón anh Phúc về đi, con không cần quà đâu. Con cần anh Phúc. Con muốn anh Phúc về cõng con đi chơi, anh Phúc ơi, anh Phúc đi đâu rồi...

Lần nào cũng vậy, chị cả mau mau chạy đến ôm út An, thì thầm dỗ dành em trong nước mắt.

Cứ như thế, mỗi lần út An khóc vì nhớ anh Phúc là mọi người lại âm thầm khóc theo. Cả nhà đều nhớ Phúc, nhưng không ai dám khóc to và vật vã như út An. Mọi người ngày đêm, sáng, tối luôn cầu nguyện, xin Thiên Chúa nâng đỡ, phù trợ Phúc trên đường vượt biên và cho Phúc được đến nơi bằng an.

Như mọi lần, chuyến đi vượt biên của Phúc cũng được dấu kín không cho ai biết. Nhưng vì tiếng gào khóc thương nhớ anh Phúc của út An, đã khiến chuyện đi vượt biên của Phúc sớm đến tai hàng xóm láng giềng. Hàng xóm chăm nhìn tôi hơn, nhưng không dám hỏi. Họ đón chị và các em Phúc trên đường đi học để "điều tra".

Tội nghiệp các con tôi, khi bị hỏi thông tin về chuyện Phúc đi vượt biên như thế nào, ai đưa đi, đi lâu chưa? Các con đã rất lo sợ và bất đắc dĩ phải trả lời

- Dạ cháu không biết ạ.

Nghe câu trả lời, người hỏi không thỏa mãn trí tò mò, họ đã mắng mỏ con trẻ:

- Mày còn giấu giếm à, mày nói không biết à. Thím mày đã kể hết rồi, thằng An ngày nào nó cũng khóc gào thằng Phúc...

blank
2004 Hồng Phúc tốt nghiệp Doctor of Pharmacy.

Từ ngày Phúc ra đi, trong nhà vắng hẳn tiếng cười. Đã hơn hai tuần, vẫn chưa có tin tức gì của Phúc đưa về. Lòng tôi nóng như bị lửa thiêu đốt, ngẩn ngơ thương nhớ con. Chẳng biết con thơ bây giờ đang ở đâu, con ngủ nơi nào, con có khỏe không, con có được ăn uống đầy đủ như lời người tổ chức đã hứa, khi nhận trước một cây vàng của mẹ, mục đích để họ lo cho con có đủ lương thực và những phương tiện cần thiết trên đường đi.

Con ơi, nếu ngay bây giờ họ dẫn con về với mẹ. Mẹ hứa không đòi lại số vàng đã đưa, mẹ chỉ cần có con bên cạnh, cả nhà ta lại được xum họp hạnh phúc. Con bây giờ cũng đang thương nhớ gia đình và còn rất lo sợ, rất cô đơn, buồn khổ lắm, nhưng con không thể gào khóc như em An. Con phải nén lòng chịu đựng và luôn biết cầu nguyện cùng Chúa và Mẹ Maria, như con hằng cầu nguyện cùng gia đình mỗi tối, trước khi đi ngủ.

Sau gần một tháng lo âu, mỏi mòn trông ngóng tin con. Mẹ như được hồi sinh khi nhận điện tín của bác Nhàn từ Mỹ gởi về. Trong điện tín bác viết ngắn gọn "Hai em an tâm. Anh sẽ chăm sóc "cậu ấm". Đọc điện tín của bác Nhàn, cả nhà ta reo mừng và xin dâng thánh lễ cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Em An bây giờ cũng không còn gào khóc, vật vã đòi bố đón anh Phúc về nữa, nhưng lại hỏi:

- Bố ơi, bao giờ cả nhà mình đi Mỹ gặp anh Phúc hả bố ?

Qua thư bác kể, khi tiếng phone reo inh ỏi, đánh thức bác dậy lúc 3 giờ sáng để nhận "Collect Call" của Phúc, gọi từ trại tỵ nạn trên đất Thái, bác đã vui đến phát khóc. Phúc cho biết, tàu cháu vượt biển vào đất TháiLan trong đêm cùng ngày rời cảng Kompong Som, trên tàu có một người chết vì bị ngộp khói xăng. Sở dĩ cháu đi lâu mới đến, vì cháu trong nhóm người vượt biên đến Phrôm Pênh đầu tiên, nên phải "nằm" chờ ở đó, khi có khoảng 50 người, thì họ mới đưa tất cả mọi người xuống tàu ra biển, chạy vào vịnh Thái Lan.

Vì là trẻ vị thành niên đi vượt biên có một mình, nên sau khi "thanh lọc", Phúc được đưa vào Trung Tâm Minor ở Panat Nikhom và được bác Nhàn bảo lãnh qua Mỹ, sau ba năm chờ đợi ở các trại tỵ nạn TháiLan.

Gia đình chúng tôi muôn vàn cảm tạ Thiên Chúa. Tri ân nước Mỹ. Biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ, nhất là giúp đỡ Hồng Phúc trên đường vượt biên. Tôi cũng xin cảm ơn thi-nhạc sĩ Trần Dạ Từ, với thi ca "Ném Con Cho Giông Tố", đã giúp tôi có bài viết này.

Lưu Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,339,779
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến