Hôm nay,  

Tạm Biệt Nước Mỹ

25/08/201600:00:00(Xem: 17797)

Tác giả: Nguyễn Anh Nguyên
Bài số 4899-18-30599-vb5082516

Tác giả là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam. Anh vừa có dịp tham gia khóa huấn luyện một năm tại Chicago, Illinois (2014-2015).

* * *

blank
Khu Dowtown và hồ Michigan nhìn từ khu Museum Campus.

Xa lộ liên tiểu bang I-90 (1) kẹt cứng do sửa chữa và xây dựng khắp nơi sau mùa Đông khiến chiếc All-Star Cab chỉ nhích được từng đoạn ngắn trong dòng xe cộ dài dằng dặc. Quãng đường hơn 12 dặm từ thành phố Schaumburg, Illinois ra sân bay Chicago OHare trôi qua thật chậm như muốn níu kéo người ra đi vẫn còn đầy lưu luyến và kỷ niệm. Sau hơn nửa tiếng chờ ở quầy vé Qatar airways để các nhân viên hãng hàng không sắp xếp được ghế trên chuyến bay, thật may mắn khi cũng kịp boarding trước giờ cất cánh 15 phút như một trong những hành khách bận rộn cuối cùng.

Chiếc Boeing 777-300ER của hàng không Qatar nhanh chóng rời đường lăn ra đường băng và cất cánh. Khu downtown Chicago và hồ Michigan trong cảnh chiều tà trôi dần qua cửa sổ máy bay như một đoạn kết phim nhiều tâm trạng. Nó làm tôi nhớ đến cảm giác lâng lâng khi chiếc máy bay của hãng Korean Air vừa chạm đường băng sân bay Chicago OHare cách đây một năm đúng lúc nhận được tin nhắn khá bất ngờ của Mobifone "Chào mừng quý khách đặt chân đến nước Mỹ" dù điện thoại di động trả trước không đăng ký roaming. Với tuyến bay về Hà nội quá cảnh Doha và Bangkok cùng chiều bay với chuyến lượt đi quá cảnh Seoul, coi như tròn một năm đã được bay đúng một vòng Trái đất, một sự tình cờ đầy thú vị…

Một năm là một quãng thời gian không đủ dài để hiểu hết về nước Mỹ nhưng cũng vừa bóc đủ cả cuốn lịch để trải qua hết các ngày lễ lạc và các dịp mua sắm giảm giá lớn của nước Mỹ, cũng tạm đủ để đi thăm thú được nhiều nơi ở bảy bang (Illinois, Nebraska, Iowa, California, Nevada, Wisconsin, Indiana) vào các dịp lễ lạc và cuối tuần, thăm được nhiều bà con bạn bè thân thiết. Tuy nhiên nước Mỹ thì quá rộng lớn nên vẫn thấy luyến tiếc vì nhiều nơi chưa thể đến, nhiều người chưa được gặp.

Nhớ ngày đầu lúc mới qua ở Rosemont (Thành phố Hoa hồng gần sân bay OHare) còn rất ngạc nhiên khi hơn 9 giờ tối mà trời vẫn còn đang nắng, nhưng khi mùa Đông đến thì hơn 4 giờ trời đã mờ tối. Lần đầu không tưởng tượng ra trên đầu mình tóc đã lốm đốm bạc mà đi siêu thị mua beer rượu còn bị hỏi hộ chiếu để coi có đủ tuổi hay không, nay thì đã quen với việc xuất trình ID (bằng lái xe ở Mỹ cũng được xem là 1 loại ID) ở quầy tính tiền cho nó đỡ mất thời gian.

Nhớ ngày đầu cầm lái ra đường cao tốc có thầy ngồi bên cạnh mà chân còn run. Nay thì đã tự tin phóng trên cao tốc có lúc lên đến 80 miles/hr (khoảng 130 km/h) và chuyển làn thoăn thoắt.

Mười hai tháng tham gia chương trình huấn luyện tại UOP Honeywell, một công ty chuyên nghiên cứu, thiết kế và cung cấp bản quyền Công nghệ Lọc Hóa dầu hàng đầu thế giới luôn là niềm mơ ước của nhiều kỹ sư Công nghệ tại Việt Nam. Để vượt qua được vài trăm ứng viên và lọt vào top 8 người được Công ty cử qua Mỹ học, chúng tôi đã phải vượt qua nhiều vòng tuyển chọn rất chuyên nghiệp. như sàng lọc hồ sơ bởi một Công ty Tư vấn về Nhân lực nổi tiếng, phỏng vấn sơ bộ qua Điện thoại, Test IQ - EQ, Test TOEIC, Test kiến thức chuyên môn Kỹ Thuật, Test Kỹ năng giao tiếp và viết Tiếng Anh cùng hai vòng phỏng vấn trực tiếp tại Hà Nội. Vòng cuối cùng là vòng phỏng vấn với Ban Tổng Giám Đốc gồm ba vị người Nhật, Kuwait và Việt Nam.

Khi trải nghiệm thực tế Chương trình học, những kỳ vọng ban đầu có thể không còn lung linh như trước nhưng những điều học hỏi được trong khóa học này là rất đáng giá, ngay cả với những Kỹ sư đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành.

May mắn được mang vợ con sang nên một năm ở đây càng thêm phần thú vị. Tại Mỹ, trẻ em từ 5 tuổi trở lên được đi học miễn phí và nhiều nơi có xe School bus đưa đón tận nơi ở. Nếu thu nhập thấp hoặc đi học như chúng tôi thì mấy nhóc còn được một bữa ăn trưa miễn phí ở trường. Với các học sinh còn yếu Anh ngữ thì trường sẽ có lớp bổ sung Tiếng Anh khoảng một giờ trước giờ học chính thức để các em có thể sớm bắt kịp bạn bè. Ngoài bảo hiểm du lịch đã mua ở Việt Nam thì bảo hiểm y tế cho trẻ em cũng dễ dàng xin được ở đây nếu bạn có thu nhập thấp hoặc đang đi học nên yên tâm hơn trước sự khắc nghiệt của thời tiết ở thành phố lạnh giá nổi tiếng ở miền Trung Tây nước Mỹ (Midwestern).

Có điều thú vị là cả năm trôi qua mà hai nhóc con chẳng phải đi khám bệnh ngoài các lần khám sức khỏe theo yêu cầu của nhà trường và các mũi chích ngừa theo lịch. Trong khi đó ở Sài gòn mỗi năm đứa nào cũng bị sốt do viêm họng hoặc nhiễm khuẩn vài lần vào những lúc chuyển mùa. Chắc do chất lượng thực phẩm, chất lượng vaccine và môi trường sống ở đây sạch sẽ hơn hay chăng.

Các bảo tàng ở Chicago rất nổi tiếng không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới về sự hấp dẫn, đa dạng cũng như vẻ đẹp của các công trình kiến trúc này. Bảo tàng Lịch sử tự nhiên (Field Museum), bảo tàng Hải dương học John G. Shedd (Shedd Aquarium), bảo tàng Thiên văn Adler (Adler Planetarium), bảo tàng Khoa học và Công nghiệp (Science & Industry Museum), bảo tàng Trẻ em ở Navy Pier (Children Museum), bảo tàng Lịch sử (Chicago History Museum); viện bảo tàng Nghệ thuật Chicago (Art Institute of Chicago), … là những điểm không nên bỏ qua. Giá vé tham quan khoảng 15 đến 20 USD cho người lớn và khoảng 8 đến 12 USD cho trẻ em.

Tuy nhiên hàng tháng các bảo tàng đều có vài ngày cuối tuần miễn phí cho cư dân Illinois (có bằng lái xe hơi của bang Illinois thì được coi như là cư dân ở đây), đặc biệt là những tháng mùa Đông, miễn phí cho chủ thẻ tín dụng của Bank of America, miễn phí cho trẻ em,… nên nếu biết sắp xếp thì cả gia đình có thể tham quan khắp nơi với chi phí rẻ nhất có thể. Nếu thích dã ngoại và ngắm hoa cỏ, cây cối, thú vật và phong cảnh thì không thể bỏ qua vườn bách thảo Chicago (Chicago Botanic Garden), sở thú Lincoln (Lincoln Park Zoo), Nhà kính Garfield (Garfield Park Conservatory), vườn ươm cây Morton (Morton Arboretum),… đảm bảo đi tham quan vào mùa Xuân và mùa Thu phong cảnh sẽ rất đẹp tha hồ mà chụp hình lưu niệm.

Bên cạnh đó, các thư viện công cộng cũng là nơi lũ trẻ con rất thích đến để đọc sách, chơi game, vận động và lắp ráp ở khu trò chơi trí tuệ, tô màu các bức tranh và làm thủ công theo các hình mẫu thay đổi theo từng dịp lễ lạc hoặc sự kiện gần kề,… Nơi này rất phù hợp để đưa trẻ con đến trong mùa Đông lạnh giá. Các lớp ESL (English as a Second Language) miễn phí đủ các trình độ là nơi các bà vợ bận rộn việc nhà và chăm sóc con cái có thể trau dồi tiếng Anh ngoài giờ rất hữu ích.

Ba buổi tối trong tuần, các ông chồng bớt thời gian tụ tập để chăm sóc các con cho vợ đi học với tâm trạng vui vẻ vì tạo được thêm niềm vui và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho vợ trong một năm hy sinh công việc để theo chồng qua Mỹ. Tóm lại, niềm vui được nhân lên nhiều lần khi vợ và con đều có những trải nghiệm hết sức thú vị trong cuộc sống, học hành và giải trí suốt một năm sống ở nước Mỹ.

Ngoài hai chuyến đi chơi dài ngày vào dịp Thanksgiving qua Lincoln-Nebraska, Noel và năm mới Dương lịch qua California đã đề cập trong các bài viết trước (Một thoáng Lincoln, Giáng sinh San Jose và San Francisco, Kim Tự Tháp đá và Little Saigon) thì các dịp cuối tuần là lúc để cả gia đình khám phá thêm thật nhiều địa điểm hấp dẫn của Chicago và vùng phụ cận, kể cả các Thành phố lớn của các Tiểu bang xung quanh Illinois như Wisconsin, Indiana và Iowa.


Thành phố Rockford, nằm cách Chicago khoảng 90 dặm về phía Tây Bắc, là thành phố lớn thứ ba của bang Illinois (sau Chicago và Aurora). Rockford nằm bên hai bờ sông Rock, một nhánh phụ của sông Mississippi dài 481 km chảy qua hai bang Wisconsin và Illinois, nổi tiếng với việc sản xuất máy móc công nghiệp nặng và các công cụ cơ khí. Vào thế kỷ 20, Rockford là trung tâm sản xuất hàng nội thất lớn thứ hai của nước Mỹ. Được xem là Thành phố trong Rừng (Forest City), Rockford được biết đến như là nơi hội tụ của các công trình văn hóa và lịch sử đầy ý nghĩa như Vườn Nhật Bản Anderson (Anderson Japanese Gardens), Vườn ươm cây Klehm (Klehm Arboretum), Nhà Nông thôn Tinker Swiss (Tinker Swiss Cottage), Nhà hát Coronado (Coronado Theatre),Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Burpee (Burpee Museum of Natural History),… Vườn Nhật Bản Anderson ở Rockford rộng khoảng 50.000 m2 nhìn rất đẹp với nhiều thác nước, hồ nước, dòng suối, công trình bằng đá, đường mòn quanh co trong rừng, các công trình kiến trúc nhỏ như nhà nông thôn, nhà uống trà, cổng làng, cầu gỗ cong,…mang đậm Văn hóa Nhật Bản. Dạo bước ở khu Vườn và Nhà kính Nicholas (Nicholas Conservatory & Gardens) bên bờ sông Rock vào một buổi chiều tà mang lại nhiều cảm xúc và luyến lưu đặc biệt trong tuần cuối khi sắp phải chia tay nước Mỹ.

Thành phố Madison, thủ phủ của bang Wisconsin mang tên vị Tổng thống thứ 4 của hoa Kỳ, là Thành phố đông dân thứ hai ở bang này và thứ 83 ở Mỹ. Tên của Thành phố này làm tôi nhớ đến tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Robert James Waller và bộ phim tình cảm cùng tên "Những cây cầu ở quận Madison", được đánh giá là một trong những phim tình cảm hay nhất mọi thời đại, do Clint Eastwood và Meryl Streep đóng vai chính. Rất háo hức cho chuyến đi đến Madison, tuy nhiên khi tìm hiểu thêm thì mới được biết quận Madison (Madison County) trong bộ phim này nằm ở bang Iowa chứ không phải ở Wisconsin. Tòa Thị Chính Bang Wisconsin sơn màu trắng nổi bật tọa lạc trên một ngọn đồi cao với thiết kế mái vòm ở trung tâm và bốn cánh nhà tỏa ra bốn hướng rất đặc trưng, xung quanh trồng rất nhiều cây cối nhìn rất ấn tượng. Tham quan trường Đại học University of Wisconsin - Madison và khu Campus ngay bên bờ hồ Mendota thơ mộng sẽ mang thêm nhiều khát vọng cho những ai đã, đang và sẽ tìm kiếm cơ hội nâng cao kiến thức ở các trường đại học đẳng cấp trên thế giới.

Thành phố Miwaukee, nằm ngay bên bờ hồ Michigan cách Chicago khoảng 92 dặm về phía Bắc, là thành phố lớn nhất của bang Wisconsin và thứ 5 của vùng Trung Tây nước Mỹ. Đúng như cái tên đầy màu sắc của người Da đỏ, Miwaukee là lãnh thổ của các bộ lạc Da đỏ bản địa như Menominee, Fox, Mascouten, Sauk, Potawatomi, Ojibwe,… Nhiều bộ lạc đã phải di cư tới đây từ Green Bay, một vùng lưu vực phụ của hồ Michigan ở cửa sông Fox, trước các cuộc tấn công của người Châu Âu vào nửa đầu thế kỷ 18. Nổi tiếng nhất ở đây có lẽ là những loại Beer nổi tiếng và giải Bóng Chày của những Chuyên gia ủ Beer (Major League Baseball Brewers). Trong phần lớn chiều dài lịch sử của nó, Miwaukee luôn được coi là Thủ phủ Beer của Thế giới (Beer Capital of the World). Thành phố này là nơi ra đời và phát triển của nhiều Công ty sản xuất Bia lớn nhất nước Mỹ như Pabst, Schlitz, Miller, Blatz. Thưởng thức một ly Beer tươi Pabst, một trong những loại Beer lâu đời nhất ở đây, trong Lâu đài Beer cổ kính thật là thú vị. Anh chàng nhân viên người Mỹ đẹp trai khoe đã từng có dịp đến thăm Việt Nam luôn miệng kể về lịch sử của các loại Beer ở đây. Khi chia tay Anh bạn này còn lịch sự tặng tôi một chiếc áo thun có Logo của hãng Beer Pabst Blue Ribbon (một loại Beer có từ năm 1844), có lẽ vì tôi đã mời anh một ly Beer Pabst Blue Ribbon trước đó.

Michigan, một thành phố nhỏ của Tiểu bang Indiana (không phải Michigan thuộc tiểu bang Michigan bên kia bờ hồ Michigan), cách Chicago khoảng 50 dặm về phía Đông, cũng nằm bên bờ hồ Michigan lại nổi tiếng với Công viên Quốc gia Bờ hồ và Đụn cát Indiana (Indiana Dunes National Lakeshore). Công viên này trải dài khoảng 40 km dọc bờ hồ Michigan có diện tích khoảng 6.100 hecta (61 km2) với rất nhiều cồn cát như ở Mũi Né - Phan Thiết vậy. Những cồn cát này được hình thành do sự thay đổi và rút đi của bốn hồ băng chính trong khu vực là Chicago, Algonquin, Chippewa, Nipissing xảy ra cách đây từ 4.000 năm đến 14.000 năm. Do sự hấp dẫn của Công viên này, hàng năm Thành phố Michigan luôn đón một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, dã ngoại và tắm biển vào những tháng mùa hè đặc biệt là các cư dân Chicago và những thành phố lân cận ở phía Bắc Tiểu bang Indiana. Ngọn hải đăng bên hồ Michigan là một biểu tượng nổi tiếng của Thành phố và đã được đưa vào con dấu của Michigan cũng như hình ảnh đại diện trong biểu trưng của một tờ Báo tư nhân nổi tiếng ở đây (The News Dispatch). Nhà máy điện chạy than và khí thiên nhiên tại Thành phố Michigan (Michigan City Generating Station) bên bờ hồ Michigan với tháp làm mát loại hyperboloid to lớn như một quái vật khổng lồ sững sững vươn lên bầu trời mù sương nhìn không thấy đỉnh gây ấn tượng mạnh cho tôi. Việc dùng tháp làm mát loại này dễ làm cho mọi người lầm tưởng đây là một nhà máy điện hạt nhân vì tháp làm mát hyperboloid được dùng rất phổ biến và là hình ảnh đặc trưng của các nhà máy điện nguyên tử. Hơi nước từ tháp làm mát khổng lồ này (cao 300 feet, vào khoảng 92m) có thể được nhìn thấy từ khu downtown Chicago khi thời tiết tốt.

Về chuyện kinh tế vĩ mô, một năm đã qua với nhiều biến động về Kinh tế Xã hội và Chính trị. Bên cạnh những lạc quan do kinh tế Mỹ hồi phục (GDP quý 3/2014 của Mỹ tăng trưởng 5,1% cao nhất trong hơn 11 năm qua), tỷ lệ thất nghiệp và giá xăng giảm kích thích chi tiêu tiêu dùng, việc cải thiện quan hệ với Cuba mang lại nhiều phấn khởi cho người dân hai nước, chính sách nhập cư và hợp thức hóa cho người nhập cư trái phép của chính quyền Obama có phần cởi mở hơn trước,… thì nước Mỹ cũng trải những thời khắc khó khăn của đại dịch Ebola với nhiều ca nhiễm bệnh ở Texas, giá dầu giảm mạnh ảnh hưởng đến việc làm trong ngành khai thác và dịch vụ Dầu khí, những đe dọa khủng bố các thành phố lớn (trong đó có cả Chicago) và những bất ổn do bạo động ở các khu da đen do các hành động cứng rắn của cảnh sát… Tất cả làm nên một nước Mỹ đa sắc màu như nó đã và sẽ luôn như vậy.

*

Nhiều người cho nước Mỹ là thiên đường. Qua thực tế một năm sống và trải nghiệm ở đây, tôi thấy nước Mỹ đúng là Thiên Đường mua sắm cho tất cả mọi người, đặc biệt là tầng lớp trung lưu trở lên và lớp trẻ yêu thích Thời trang và Công nghệ.

Nước Mỹ cũng đúng là một nước Tư Bản điển hình nhưng giãy chắc còn lâu mới chết, ngược lại ngày càng trở nên hùng mạnh hơn. Trong khi phía đối kháng, không hiếm cường quốc đã tan rã và xếp hàng nộp đơn xin gia nhập khối Tư Bản giãy chết. Còn khái niệm Thiên đường thật sự chắc chỉ có ở đâu đó trên cao, như tên một tiểu thuyết của nhà văn Võ Hồng vừa chợt nhớ ra - Thiên Đường ở trên cao.

Uống cạn một cốc rượu ân tình để chia tay nước Mỹ, chia tay và Chân thành Cám ơn những người Thầy, những người Bạn và những Đồng nghiệp đã có duyên được gặp và gắn bó trong một năm đáng nhớ trong cuộc đời!

Goodbye America, See you soon!

Nguyễn Anh Nguyên

Ý kiến bạn đọc
24/11/201617:43:12
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
07/09/201605:33:03
Khách
Dear Hang Le,
Do lúc đó mình đã trên 21 tuổi và ba học tập chưa đủ 3 năm nên chưa có duyên với nước Mỹ.
Regards,
Anh Nguyên
03/09/201605:37:14
Khách
Bai viet cua ban hay va co nhieu thong tin. Rat tiec ban phai roi nuoc My. Toi thay ban rat luu luyen nuoc My Toi co 1 thac mac: Ba cua ban la si quan vo bi Da Lat vay sao ban khong di My theo dien HO. Co nhu vay thi ban se duoc o My luon.
29/08/201601:15:50
Khách
Xin cảm ơn TT Huan, Kim Le, Trọng Kiên, Phuong Nguyen, Grumpi đã có những lời khen và động viên về bài viết của mình.
Have a nice day!
Best regards,
Anh Nguyên
28/08/201603:12:19
Khách
Xin Cảm ơn Phương Nguyen, Trọng Kiên, Grump,...i đã quan tâm và có lời khen. Good Luck!
Best Regards,
Anh Nguyên
27/08/201623:14:21
Khách
Thiên đàng CS là địa ngục trần gian. Địa ngục tư bản là thiên đàng hạ giới.
Anh viết " tạm biệt" chứ không "giã từ" nước Mỹ. Phải chăng sẽ có một ngày nào đó khi tấm thảm đỏ đổi mầu .....
27/08/201605:29:40
Khách
Cám ơn tác giả với bài viết rất hấp dẫn và đầy tình người , rất trung thực
Cách diễn tả của một người trí thức trẻ có rất nhiểu khác biệt với những "ký giả " của các báo lề phải trong nước ...... rất khác
Thân mến
27/08/201602:55:54
Khách
K/gởi anh Anh Nguyên,
Tôi có theo dõi các bài viết của anh. Viết như anh là giỏi lắm !!!
Giỏi trong suy nghĩ, giỏi về cách trình bày. Văn của anh thể hiện dạng người dám nghĩ dám làm, không phải loại chỉ biết nói cho sướng miệng.
Tôi cũng mới qua Mỹ được 2 năm, đi nhiều hơn vài bang... Nhưng không rặn ra được mấy chữ, nghĩ lại mà cười không nổi.
Chúc anh lên đường bình an.
26/08/201621:13:08
Khách
chắc chắn là tránh né những đề tài liên quan đến cộng đồng tị nạn VN, nhưng chúng ta cũng thông cảm, vì ngườii trẻ này còn phải về đôi diện với vc thì làm sao viết lợii cho cộng đồng tị nạn VN hải ngoại đuơc, lạng quạng vc cho đi nghỉ mát dài hạn thì bỏ mẹ
26/08/201601:51:34
Khách
K/G Anh Huỳnh Bảy,
Bài viết này là bài viết mới nhất trong chuỗi 09 bài viết của mình đã được vietbao đăng trong năm 2015-2016.
Trong các bài viết trước, đặc biệt là các bài viết : Một thoáng Lincoln, Giáng sinh San Jose và San Francisco, Kim Tự Tháp đá và Little Saigon,... , tác giả có đề cập đến cộng đồng Việt nam tại Mỹ khi qua thăm bà con ở các Thành phố khác.
Nếu có thời gian, xin mời Anh xem thêm các bài này trong link sau:
http://vvnm.vietbao.com/author/post/6488/1/nguyen-anh-nguyen
Best regards,
Anh Nguyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến