Hôm nay,  

Sứ Mệnh Của Anh Kha

18/08/201600:00:00(Xem: 12957)

Tác giả: Đặng Hà Nội
Bài số 4893-18-30593-vb4081716

Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu, cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy thiện nguyện Anh Ngữ tại Trung quốc và Việt nam và tiếng Việt cho chùa Phật Ân tại Minnesota. "Sứ Mệnh của Anh Kha" là hồi ký ghi lại những tình tiết có thật của một người Mỹ tên Robert Ruseckas bay chuyến Pan Am đến Saigon để tiếp cứu gia đình tác giả vào những ngày hấp hối của Saigon cuối tháng tư 1975. Phim "Last Flight Out" (1990) chiếu trên TV với sự có mặt của tài tử James Earl Jones và Richard Creena phỏng theo những dữ kiện tình tiết liên quan tới chuyến bay này.

* * *

blank
Một cảnh ở phi trường Tân Sơn Nhất 1975.

"Thôi, chúng ta hãy ra khỏi đây. Máy bay sắp sửa cất cánh rồi!" Anh Kha nói và kéo tay tôi đi. Tôi nhìn ra phi đạo Tân Sơn Nhất thấy chiếc máy bay Pan Am 747 vĩ đại từ từ chuyển mình với đèn trên thân máy bay nhấp nháy. Đây là chuyến bay Pan Am cuối cùng rời Saigon trên đó có mẹ tôi và hai người chị. Anh Kha và tôi thất vọng tràn trề sau bao nhiêu cố gắng chạy thoát Saigon trong ngày thành phố hấp hối cuối tháng Tư 1975.

Anh là người Mỹ cưới chị tôi được ba năm. Tên thật của anh là Robert Ruseckas, cựu quân nhân làm trong tình báo Không Quân Hoa Kỳ ở đảo Okinawa, Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh Việt nam. Anh nói rất rành tiếng Việt, nhất là tiếng Bắc, tiếng Trung hoa và Nhật bản. Hồi năm 1975 anh là sinh viên Đại Học Hawaii ngành Nghiên Cứu Á Châu Học. Anh là người gốc Lithuania, xưa là một chư hầu của Liên Xô. Gia đình cư ngụ tại Massachussetts. Anh quen biết chị tôi, Thanh Mai, khi sang thăm Tòa lãnh Sự Việt Nam ở San Fransisco trước khi sang Okinawa làm việc. Anh là người Mỹ cao ráo, vui tính, thông minh´, giúp đỡ người khác nhưng có tính hay quan sát đúng là dân tình báo. Anh còn hay trêu chọc mẹ vợ bằng tiếng Việt với giọng Hà nội làm chúng tôi cười nghiêng ngửa.

Chị tôi là tiếp đãi viên hàng không Pan Am căn cứ tại Honolulu. Chị có duyên nhờ biết cách làm đẹp, ăn nói khéo léo, thích chiều chuộng mọi người và nói tiếng Anh tuyệt vời. Chị đã đi du học bên Mỹ từ năm 1965 nên sau khi tốt nghiệp là có việc ngay. Pan Am lúc đó chỉ có hai người Việt nam làm tiếp viên hàng không. Nhờ chị làm nghề này nên anh chị hay về chơi Saigon thăm gia đình mang đầy quà cáp cho chúng tôi. Có lúc máy bay chị ghé Tân Sơn Nhất, chúng tôi ra phi trường gặp chị tại đây vì lý do an ninh máy bay Pan Am không được ở lại qua đêm.

Vào cuối tháng ba, 1975 Việt Cộng bắt đầu tràn xuống xâm lăng Nam Việt Nam. Các thành phố miền Trung dần dần bị thất thủ với làn sóng dân tị nạn chạy trốn thảm thương trên đường di tản mà báo chí Việt Nam gọi là Đại Lộ Kinh Hoàng. Chiến tranh Việt nam càng ngày càng khốc liệt như vết dầu loang tiến gần tới Saigon được chiếu lên TV và được đăng` trên báo chí hằng ngày tại Hoa Kỳ. Chị Hồng cũng gọi điện thoại cho anh Kha và chị Mai cầu cứu anh Kha về làm giấy tờ gấp để bảo lãnh cho gia đình chúng tôi.

Lúc đó chúng tôi sống chung nhà ở đường Hiền Vương gần chợ Tân Định. Mẹ tôi là góa phụ. Ba tôi vừa mới mất năm ngoái. Chị Hồng làm cho sở Mỹ USAID ?(United States Agency for International Development) ở Saigon và chị Thanh làm tại PX (Post Exchange) hệ thống siêu thị của Quân Đội Hoa Kỳ ở phi trường Tân Sơn Nhất. Còn bà chị thứ ba là Ngọc, sinh viên Luật khoa. Tôi là sinh viên năm chót Đại Học Sư Phạm ban Anh văn chỉ còn hai tháng ra trường nhận nhiệm sở. Ngoài ra tôi còn bà chị cả, Phượng, có chồng trung uý Công Binh với năm đứa con và anh Liêm, bác sĩ Quân Y, có vợ ba con nhỏ nhưng họ có nhà riêng.

Ngày 22-4 chị Mai bay sang Tokyo từ Honolulu làm việc và ngày hôm sau nhận được điện tín từ ông chồng lời như sau,"Saigon sắp thất thủ. Em về Honolulu ngay. Anh phải bay sang Saigon ngay cứu gia đình em." Chị tôi tức tốc về lại Honolulu trong chuyến bay sớm nhất. Sau khi bàn bạc anh Kha và chị tôi quyết định anh bay về Việt nam một mình cứu gia đình trong khi chị ở lại Honolulu an toàn hơn và điều phối kế hoạch bằng điện thoại. Hai anh chị rút gần hết tiền trong chương mục tiết kiệm để mua năm vé máy bay Pan Am cho mẹ con chúng tôi. Hãng máy bay thương mại này độc nhất còn bay đến Việt nam.

Trong lúc đó thành phố Saigon hình như vẫn hoạt động bình thường ngoài số dân di tản vào thành phố gia tăng. Nhưng thiên hạ thì thầm với nhau: "Nè, có chương trình gì không? Đi đâu? Cách nào?" Thành phố như là thành phố của tin đồn, báo chí bị giới hạn tự do loan truyền tin tức. Dân chúng dựa vào các tin từ các đài truyền thanh tiếng Việt từ ngoại quốc như BBC, VOA. Là sinh viên ban Anh văn nên tôi nghe đài phát thanh của Quân Đội Hoa Kỳ và biết được họ thông báo các chỗ hẹn để xe buýt đưa những người di tản ra phi trường. Các anh truyền giáo trong nhà thờ Mormon của tôi đã lặng lẽ ra đi không lời từ biệt. Ông Chủ tịch truyền giáo từ Hồng Kông sang với kế hoạch di tản tín đồ nhưng không cho nhiều chi tiết. Khi ông ôm tôi nói lời từ giã và nhìn mắt lo ngại của ông tôi biết rằng Saigon sớm muộn gì sẽ không còn nữa!

Tôi cũng quen một ông Mỹ trong chương trình di tản trẻ em (Babylift Operation) qua chị Mai. Ông ta dẫn tôi đến Cô Nhi Viện An Lạc của bà Vũ thị Ngãi ở gần chợ Tân Định và chứng kiến các trẻ cô nhi sửa soạn ra phi trường. Các em sơ sinh được nằm gọn gẽ trong rổ đi chợ bằng nan có phủ chăn bên dưới. Chị Thanh Maí rất chăm sóc lo lắng cho chúng tôi. dù ở xa. Chị có nhờ ông này mang về cho chúng tôi đồ hộp để ăn khi di tản và tôi đưa cho ông một thùng có giấy tờ quan trọng như khai sinh, bằng cấp, hình ảnh gia đình và xấp tem Việt nam mà ba tôi sưu tập khi còn là Giám đốc Bưu Điện Nam Phần. Ông mang về Mỹ thùng này giữ giùm cho chúng tôi.

blank
Khu lều tại căn cứ Không quân Mỹ ở Phi Luật Tân.

Lúc đó tôi vẫn đi học tại Đại học Sư phạm nhưng thầy trò nhìn nhau quay ra nói chuyện thời sự. Các giáo sư ngoại quốc chào từ biệt sinh viên ướm đầy nước mắt. Cũng trong lúc này chúng tôi phải đi khám sức khoẻ tại Y Viện Thanh Quan trước khi nhận nhiệm sở.

Ngày 23-4 anh Kha rời Honolulu về Việt nam cũng là ngày tôi như có linh tính Saigon sắp đi vào bước đường cùng. Tôi đi đến trụ sở hãng Pan Am trên đường Nguyễn Huệ hỏi về việc di tản cho họ hàng của nhân viên Pan Am. Nhìn thấy bao nhiêu người Việt nam với hành trang ngồi đầy trong sở tôi hy vọng sẽ được ghi tên vào danh sách di tản. Nhưng gặp ông trưởng phòng người Mỹ trả lời một cách trịch thượng là tôi không đi được vì không có thẻ thông hành. Thất vọng tràn trề tôi về nhà và nhủ lòng ngày mai lại quay lại nữa.

Chuyến bay Pan Am của anh Kha không ngờ là chuyến bay cuối cùng đến Saigon. Trên chuyến này có cô Dương, tiếp viên Việt nam thâm niên hơn chị tôi. Cô ta cũng về đón mẹ và người chị sang Mỹ.

Chuyến bay phát xuất từ Honolulu tới Guam, sau đó sẽ ghé Manila và trạm cuối cùng là Saigon. Sau khi cất cánh từ Guam, phi công trưởng loan báo chuyến bay không còn là máy bay thương mại nữa và được điều hành bởi chính phủ Hoa Kỳ. Thường dân cấm không được bay đến Saigon. Loan báo xong bao nhiêu tiếng náo động phát xuất từ hành khách. Họ là cựu quân nhân, râu không cạo, bất bình và tuyệt vọng. Họ rời ghế và tụ tập bàn tán. Anh Kha lo sợ cho tình trạng rối loạn của máy bay. Anh lên khu hạng nhất và gặp cô Dương và một tiếp đãi viên khác. Sau khi bàn bạc họ đề nghị đình chỉ bán rượu, khách phải về chỗ ngồi, thắt dây lưng an toàn và các màn cửa ngăn cabin cần buông xuống để ngăn ngừa sự chống đối của hành khách.

Sau đó anh đề nghị phi công trưởng đánh điện cho nhân viên Bộ Nội Vu tại Manilạ phụ trách chuyến bay cần gặp hành khách ngay sau khi hạ cánh đưa các chọn lựa cho hành khách họ muốn làm gì. Họ tỏ vẻ yên tâm hơn sau khi nghe phi công trưởng loan báo như vậy.

Máy bay hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất an toàn và đúng giờ sáng ngày 24-4` nhưng phải đậu cách xa terminal của phi trường tránh pháo kích.

Anh Kha nghĩ rằng anh chỉ có việc bay tới Sài Gòn, giúp di tản gia đình vợ và trở về lại Honolulu. Anh xin phép phi công trưởng để nhờ hành lý xách tay nhỏ trong máy bay, lấy xe shuttle tới terminal và đón năm mẹ con bên vợ ra máy bay. Sứ mệnh hoàn tất. Nhưng chuyện không dễ dàng xảy ra như vậy.

Anh chỉ gặp chị Thanh vì chị làm ngay trong phi trường. Mẹ tôi và chị Ngọc đang trên đường đến phi trường sau khi sở Pan Am gọi điện thoại. Chị Hồng làm cho sở USAID muốn đi theo chương trình di tản cho nhân viên. Còn tôi thì đang ở văn phòng Pan Am trên đường Nguyễn Huệ xin đi di tản lần nữa.

Thôi chết! Muộn rồi! Tôi thấy thiên hạ đang đứng xếp hàng chờ lên xe buýt ra phi trường trước cửa phòng bán vé. Tôi tức tốc chạy về nhà thì chị Phượng, chị cả, nói mẹ tôi cùng chị Ngọc đã ra phi trường. Chị Phượng sợ chúng tôi bỏ lại gia đình chị nên chị mang gia đình chị tới tá túc mấy ngày nay. Các con nhỏ của chị đều có đeo thẻ bài khắc tên tụi nó và địa chỉ của anh Kha bên Mỹ phòng khi chúng bị thất lạc khi di tản.

Tôi vơ mấy bộ quần áo, giấy tờ, đồ hộp, máy ảnh... cho vào hai xách tay nhỏ là hàng trang di tản. May quá lúc đó có cháu chị Phượng bên nhà chồng là lính đến nên tôi nhờ anh chở tôi bằng xe Honda ra phi trường Tân Sơn Nhất. May mắn lính quân cảnh cho hai chúng tôi đi chót lọt dù bao nhiêu xe bị chận lại hỗn độn tại cửa vào phi trường.

Tại đây tôi mừng rỡ gặp anh Kha và chị Thanh. Mẹ tôi và chị Ngọc đã lên máy bay rồi. Cửa ải khó khăn nhất là làm sao qua được hải quan và hàng rào lính an ninh phi trường. Tôi được một cô tiếp viên Pan Am nắm chặt tay tôi vượt qua hải quan nhưng lính an ninh chặn lại.

May mà về sau họ lại cho tôi đi chắc vì nụ cười tình của cô tiếp viên.

Anh Kha dẫn tôi vào trong một phòng nhỏ của Pan Am. Cũng có vài người khác cũng đợi tại đây với chị Thanh và tôi. Anh Kha có nghe lén mấy ông lính bàn luận đòi 2,000 đô la mới cho tôi đi. Vì tôi lúc đó là con trai khó mà đi trốn ra ngoại quốc. Họ đâu biết anh Kha biết được tiếng Việt. Một dàn lính an ninh đứng chặn cửa ra phi đạo trong khi xe shuttle đang đợi chúng tôi. Tôi chưa bao giờ run sợ như thế này. Chắc là sẽ vô tù mọt gông!

Chị Thanh may mắn có một cô tiếp viên đưa cho bộ đồng phục Pan Am là do nhờ sự tranh trí của anh Kha đã lên máy bay mượn bộ đồng phục mầu xanh này. Chị thay quần áo, đeo kính dâm, đi giữa hai cô tiếp đãi viên, tỉnh bơ ra xe shuttle đi ra máy bay với bao nhiêu cặp mắt theo dõi của lính an ninh phi trường.

Hú hồn!

Thấy tôi khó vượt thoát. trong tình trạng này anh Kha lên xe shuttle ra máy bay, lấy hành lý và và nói với phi hành đoàn anh không bay chuyến này được vì tôi còn vướng tại phi trường. Phi hành đoàn chào từ biệt, bắt tay anh và chúc anh may mắn.

Chiếc máy bay Pan Am bay lên không gian tới miền tự do trong khi anh Kha và tôi thất vọng não nề. Nhưng anh Kha khôn khéo kéo tôi ra phi trường DAO (Defense Attaché Office) ngay cạnh phi trường Tân Sơn Nhất. Bao nhiêu người Việt nam ở đây đang làm giấy tờ xin đi Mỹ tại những nhà trailer. Anh Kha ngồi gõ lóc cóc tên danh sách người trong gia đình chúng tôi còn lại. Vì anh Kha nói xõi tiếng Việt còn tôi là sinh viên Sư phạm ban Anh văn nên chúng tôi thiện nguyện làm thông dịch viên cho nhân viên Toà Lãnh Sự. Tôi ngồi cạnh ông nhân viên này. Có người cho coi hình gia đ?`ình có một người Mỹ trong đó. OK cho đi! Có người cho coi thư viết bằng tiếng Việt có tên Mỹ như Bob, Tom và tôi dịch lại. OK cho đi! Cũng có người mang chúc thư có tên Mỹ. OK cũng cho đi! Nhưng cũng có trường hợp một ông sang Mỹ du học và trở về ông ta bị bác. Rất thảm thương! Dân Việt nam hay chen lấn ồn ào nên có lần ông nhân viên phải la lớn dơ súng lên trần nhà dọa bắn lúc đó mới có trật tự phần nào.

Chiều đến anh Kha lấy xe Honda của chị Thanh lái về nhà tôi ở đường Hiền Vương ?(Võ thị Sáu). Tại bùng binh gần phi trường anh lái gần một chiếc xe Jeep có bốn ông lính Việt Nam Cộng Hòa ngồi kè kè mang súng M-16. Hai người nhắm súng về phía anh. Một ông la lớn bằng tiếng Anh," Hey American, you're going the wrong way!" " Nè ông Mỹ, ông đi sai đường!" Anh Kha la lại bằng tiếng Bắc rõ ràng, "Tôi đi vào thành phố uống bia 33". Họ bỏ súng xuống và chào anh Kha, anh chào lạ?i và lái đi tiếp.

Khi anh về tới nhà thì không ai tin rằng anh xuất hiện. Họ nhìn anh với cặp mắt hoài nghi. Anh kể mẹ tôi và ba chị đã bay thoát và tôi bị kẹt tại phi trường. Hầu như ai cũng muốn bay theo anh Kha về Mỹ. Sau đó đại gia đình của tôi bắt đầu đến đầy nhà. Nào là gia đình chị Phượng? tôi, với hai em chồng độc thân, gia đ`ình em chồng và bà má chồng. Nào là gia đình anh Liêm cũng với bà mẹ vợ và gia dình em vợ và thêm chị Hồng và một bà chị họ nữá!

Máy bay Pan Am đã bay xa rồi và đáng lẽ anh Kha phải ở trên đó với năm người. Và bây giờ anh Kha vẫn còn ở Saigon với lúc nhúc người thân muốn đòi đi. Làm sao bây giờ đây?

Anh Kha trong hai ngày ở Saigon quay cuồng với các câu của gia đình tôi và của chính anh. Ai muốn đi? Ai họ hàng với ai? Tại sao em muốn đi mà anh muốn ở lại? Quân giải phóng không hại anh đâu! Em nói quá! Tại sao ai cũng phải cần ra đi? Phải làm gì bây giờ và làm sao tụ tập mọi người vào một chỗ?

Trong khi đó tôi lang thang một mình trong phi trường DAO. Khu này nhộn nhịp với dân di tản. Các người lính quân cảnh Mỹ tản mác giữ an ninh trật tự. Tôi cảm thấy yên tâm hơn. Các căn nhà bằng tôn được xe ủi xan bằng. Nghe nói là dành chỗ cho máy bay trực thăng lên xuống. May tôi có mang đồ hộp của chị Mai nên ăn đỡ lòng. Nghe thiên hạ kháo nhau tin đồn, "Đi về đi, Việt Cộng nó rút về miền Bắc rồi!" Ai mà tin được cái giọng điệu này! Đêm tới nhưng tôi không ngủ được. Suốt đêm loa phóng thanh gọi số chuyến bay và dân tị nạn lục đục lên xe buýt ra phi đạo.

Sáng hôm 25-4 anh Kha cầm đầu dẫn phái đoàn đại gia đình tới phi trường. Tất cả là 29 người từ bà cụ già cho tới em bé hãy còn bú sữa mẹ. Theo như anh Kha kể thì em chồng chị Phượng đã làm lớn trong sở Thuế Vụ nên có xe van chở? vào phi trường Tân Sơn Nhất. Sau đó xe tới chỗ hẹn và xe buýt của Không Quân Hoa Kỳ đưa vào phi trường.

Vào cửa phi trường là một chướng ngại khó khăn. Lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam chặn xe và kiểm soát giấy tờ trước khi cho vào phi trường. Trong xe có hai ông lính đào ngũ, cựu giám đốc Thuế Vụ... Nguy quá!

Nhưng anh Kha nhanh trí vẫy hai ông Thủy Quân Lục Chiếm Mỹ đứng gần đấy can thiệp va sau đó xe buýt được phép vô phi trường an toàn.

Rồi đến chướng ngại thứ hai khi anh Kha làm giấy tờ cho phái đoàn gia đình nhà vợ. Một người có thể 'bảo lãnh" cho mười người. Nhưng anh Kha có đến 30 người! Làm sao anh Kha có sức bảo đảm cho 30 người trong khi anh chỉ là sinh viên chưa có nghề nghiệp? Nhân viên Toà Lãnh Sự bảo anh chọn mười người.

Nhìn quanh anh Kha nói, "Tôi chọn không được. Ông chọn đi. Có bà mẹ cho con bú đó. Có bà nội này. Anh vợ tôi và con cái này. Ông chọn rồi tôi sẽ thông báo cho họ biết. Tôi tin rằng họ sẽ bị nguy nếu bị ở lại." Người nhân viên sững sờ không biết làm sao nhưng sau đó ông ta chấp thuận vì thấy anh Kha biết tiếng Việt và có ngỏ ý làm thiện nguyện cho Tòa Lãnh Sự sau đó.

Chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi chuyến máy bay của mình. May mắn Saigon lúc này tình hình hãy còn yên lắm chưa bị Việt Cộng pháo kích vào phi trường. Các bà làm công cho phi trường DAO xách giỏ gạ chúng tôi đổi tiền Việt sang đô la. Tôi mang theo hơn mười sáu ngàn đồng tiền dành dụm sau ba năm học có lương tại Sư phạm (ba ngàn một tháng). Bà này đưa tôi vỏn vẹn bốn đô la. Trong khi em chồng chị Phượng là bác sĩ giầu có tại Nha Trang đưa hai triệu được hai trăm rưởi đô la. Các bà làm công` này có tiền đô la vì hãng họ trả lương cuối cùng bằng tiền Mỹ.

Sáng sớm ngày 26-4 chúng tôi lên xe buýt ra phi trường. Máy bay Không Quân Hoa Kỳ C-130 đợi sẵn trên phi đạo. Nhưng máy bay bị hư vì xăng chảy th`ành vũng. Không ai dám đi đâu vì lính Việt Nam canh gác gần đó nên chúng tôi phải ngồi yên chật chội một chỗ. Anh Kha ra lệnh bằng tiếng Việt không ai được hút thuốc lá. Nhiều người phải đi đái trong lon Coca. Chưa bao giờ tôi thấy thời gian đi chậm như vậy.

Sau khi hì hục được sửa chữa hai ba tiếng đồng hồ máy bay vướt lên khung trời xanh của thành phố Saigon. Lòng mừng vui vì như là con chim được thả lồng bay trong không gian tự do nhưng cũng buồn cho kiếp phận tha phương biết bao giờ trở lại và không biết tương lai mình sẽ đi về đâu.

Chúng tôi bay sang Clark Air Base, căn cứ Không Quân Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân và được tạm trú trong lều. Sau hai ngày đói khát chúng tôi được ăn uống thả cửa.

Tại đây anh Kha mới có thì giờ gọi điện thoại cho vợ tại Hawaii. Chị tôi hỏi," Gia đình sang được hết hả anh?" Chị cứ tin là chỉ có năm mẹ con.

Anh Kha nói:"Việc này rắc rối lắm, anh mang cho em ba mươi ba người!"

Chị tôi la lên," Trời ơi! Ba mươi ba người?? Là những ai vậy? Em không biết ba mươi ba họ hàng ở Việt Nam!"

Chúng tôi như những chiếc lá mùa thu bay theo chiều gió. Sau bốn ngày ở đây chúng tôi rời trại Clark Airbase và tiếp tục hành trình sang đảo Wake giữa Thái Bình Dương làm thủ tục vào Hoa Kỳ. Trong khi chờ đợi chuyến bay tôi xem TV thấy cảnh di tản đau thương trong ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Tôi nhớ nhất là cảnh lính trên chiến hạm Hoa Kỳ xô trực thăng của lính Không Quân Việt Nam xuống biển xanh.

Sáng ngày 30-4 chúng tôi được tin Saigon đã thất thủ khi đặt chân lên đảo Wake. Còn gì đau buồn hơn nữa làm thân phận kẻ xa xứ từ đây. Anh Kha thấy sứ mệnh của anh đã hoàn tất và anh đáp máy bay về lại Hawaii mấy ngày sau. Chúng tôi ngao ngán ở lại trên đảo. Mỗi chiều sau khi ăn cơm xong tôi ra bãi biển ngồi trên gềnh đá nhìn về quê hương xa xăm lòng quặn đau nhưng cũng cảm thấy phấn khởi và hy vọng một tương lai sáng lạn hơn trên đất nước tự do không có đạn bay. Sau khi làm xong giấy tờ chúng tôi được chọn trại tị nạn. Sau khi chúng tôi bàn bạc chúng tôi chọn Florida.

Ngày 5-5 chúng tôi lên máy bay C-140 vào đất liền. Chúng tôi mừng rỡ gặp lại anh Kha và chị Mai tại phi trường quân sự Hickham, Hawaii khi máy bay dừng lại lấy xăng. Họ thật là quí nhân lúc nào cũng chăm lo chúng tôi. Sau đó chúng tôi lại tiếp tục hành trình dài đằng đẵng. Ban đêm nhìn xuống từ máy bay thấy thành phố bay qua với đèn đóm rực sáng thật là đẹp như mơ. Thiên đường là đây chăng?Bay hoài không tới tôi thắc mắc hỏi ông lính Mỹ làm việc trên máy bay," Where are we heading, sir?" -"Thưa ông, máy bay đi đâu đó?"Ông ta trả lời, " Fort Chaffe, Arkansas."Chúng tôi ngạc nhiên hết sức vì cứ tưởng máy bay chở đến trại tị nạn ở Florida!Nhưng rồi chuyện gì cũng xong. Sau bao nhiêu tuần ở trại tị nan Ft.Chafee, Arkansas chúng tôi được định cư tứ phương tùy theo sự chọn lựa của mỗi gia đình. Mẹ tôi và hai chị bay chuyến bay Pan Am cuối cùng chọn ở cùng với anh Kha chị Mai ở Hawaii, gia đình anh Liêm và nhà vợ đi Kansas. Gia đình chị Phượng và chị Hồng chọn Michigan. Cũng có gia đình định cư tại Montreal, Canada. Còn tôi muốn tiếp tục học vấn nên đã chọn Brigham Young University ở Provo, Utah.

Anh Kha ơi! Chúng tôi không bao giờ quên anh đã cứu vớt chúng tôi ra khỏi miền đất nguy nàn. Anh như là ông Thánh Mô Se dẫn chúng tôi ra khỏi Việt nam đau thương và đưa tới miền đất hứa.. Nhờ sự hy sinh và lòng can đảm quí báu của anh mà Hoa Kỳ và Canada có thêm những bác sĩ, kỹ sư, nha sĩ, giáo sư, luật sư, kiến trúc sư, chủ nhà hàng... họ là những công dân hữu ích cho quốc gia tự do và đầy lòng nhân ái này.

Dù anh đã xa chị Thanh Mai nhưng chúng tôi vẫn hoài mang ơn anh như một tráng sĩ Kinh Kha không màng tính mạng đã hoàn tất sứ mệnh trong những ngày Saigon hấp hối vào giờ thứ 25. Dù bài này viết muộn 41 năm sau nhưng trong lòng chúng tôi anh luôn là người hùng dũng cảm trong lịch sử của gia đình chúng tôi.

Đặng Hà Nội

Ý kiến bạn đọc
21/06/201705:47:39
Khách
MOI NGUOI CO PHAN PHUOC RIENG!!!
23/08/201620:15:33
Khách
Gia đình tác giả quá may mắn có được một người con rể tốt như ông Mỹ này! Biết bao người ở lại chịu đựng đắng cay,chết chóc trên Biển Đông trên đường tìm Tự Do sau ngày oan nghiệt 30 04 1975!!!
20/08/201602:54:32
Khách
Xin chào anh Nhất, tôi là bạn của anh Kha và chị Thanh Mai (Tú). Có một lần anh chị đã ghé Nhatrang thăm tôi vào năm 1973. Anh nói rất đúng anh Kha rất tốt và chị Tú thật duyên dáng, xinh đẹp. Thật là quá vui khi đọc bài viết này sau 43 năm không biết tin. Nếu có thể được nhờ anh liên lạc với tôi ở [email protected] Cám ơn anh.
18/08/201616:53:01
Khách
hay lam , gia dinh cua chu that co phuoc lam moi gap nguoi con re nhu anh Kha nguoi My
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến