Hôm nay,  

Đôi Cánh Lớn Vẫn Còn Rung

05/08/201600:00:00(Xem: 11092)

Người viết: Võ Phú
Bài số 4885-18-30585-vb6080516

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, mừng thấy tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ. Bài viết mới của Võ Phú là chuyện cách một bà mẹ Việt ở Mỹ nhìn con cái bây giờ...

* * *

Bà Hoa hai tay ôm lấy tay tôi, lắc nhẹ rồi cám ơn rối rít.

- Cám ơn cậu thật nhiều. Không có cậu tôi không biết phải làm sao...

- Dạ không có gì thưa bác.

Bà Hoa quay qua người phụ nữ làm việc ở bộ xã hội rối ra, rối rít:

- Thank you.... Thank you very much....

Ngoài cửa, cậu con hối thúc mẹ:

- Nhanh lên má ơi... Làm gì mà khúm núm vậy, nhanh lên đi chứ, về còn làm kịp hàng cho người ta nữa kìa. Hôm nay mình đi cả buổi rồi. Không kịp giao hàng là thúi hẻo đó...

Hai má con bà Hoa rời khỏi bộ xã hộ, tôi cũng ra về.

*

Tôi làm việc bán thời gian ở bộ xã hội với vai trò thông dịch viên, nên tôi biết bà Hoa mỗi lần bà đến xin trợ cấp. Cứ mỗi sáu tháng, con trai bà Hoa đều chở mẹ đến bộ xã hội để xin tiền trợ cấp. Thường thì cậu con trai bà Hoa chở bà đến, bỏ đó. Xong việc, bà gọi con đến đón.

Hôm đó, tôi bị đuổi ra ngoài phòng làm việc vì bộ xã hội có một cuộc họp khẩn. Tôi tạm thời dời ra hành lang, nơi dành cho những người xin trợ cấp chờ đợi, để làm việc. Trong lúc tôi đang say xưa đọc một mẩu truyện ngắn thì bà Hoa đến bên tôi gợi chuyện:

- Cậu, cậu,... Cậu có phải là người Việt không ?

- Dạ vâng, thưa bác. Bác có cần cháu giúp gì không?

- Cậu làm việc ở đây à?

- Dạ, cháu làm thông dịch viên ở đây. Mà bác cần gì ?

- Cậu giúp giùm tui điền cái đơn này nhé... Tui muốn xin tiền trợ cấp xã hội. Tui nghe bà con người Việt mình nói là ở đây có cho tiền trợ cấp cho những người già. Cậu nghĩ họ có cho tui không?

- Dạ cháu cũng không biết nữa bác à... Nhưng, bác cứ apply đi, apply xong thì họ sẽ cho bác biết... Người nhà bác đâu sao không giúp bác?

- Con trai tui nó chở tui tới đây rồi nó dìa rồi. Nó nói trong này có người Việt thông dịch, nó nói tui cứ yên tâm, chừng nào xong gọi nó tới nó rước... Lúc đầu tui cũng sợ lắm. Giờ gặp được cậu tui cũng đỡ lo. Mà xin lỗi, cậu tên gì? Tui tên Hoa.

- Dạ cháu tên Don.

Tôi giúp bà Hoa điền đơn và giúp bà nộp hồ sơ để xin tiền trợ cấp xã hội. Trong lúc chờ đợi để nhân viên bộ xã hội xem lại hồ sơ, bà kể chuyện nhà cho tôi nghe. Bà kể:

- Tui qua bên này được hai năm do con gái tui bảo lãnh. Tui đi với thằng con trai út. Cái thằng mà lúc nãy nó chở tui đến đây rồi bỏ đi công chuyện của nó. Chút nữa nó tới đón, tui chỉ mặt cho cậu biết.

- Dạ...

Nói rồi, bà Hoa tiếp tục kể:

- Năm đầu hai mẹ con tui ở chung nhà đứa con gái lớn. Tui ở nhà giữ cháu ngoại. Hồi còn ở Việt Nam tui có cái shop may lớn ở gần chợ Cần Thơ. Giờ qua bên này ở nhà giữ cháu, cũng thấy nhớ nghề...

Rồi con gái tui tìm cho tui cái dzốp may ở dưới downtown... Tui làm cũng được lắm... Tui may, nhưng con gái tui lãnh lương. Cuối tháng nó đưa tui vài trăm gởi về cho thân nhân bà con nơi quê nhà.

Làm được hơn năm, không biết thằng út nhà tui nghe ai chỉ biểu, nó đòi dọn ra riêng và dùng tên của nó để lãnh lương thay cho con gái tui. Dzậy là hai chị em nó xích mích nhau luôn. Con trai tui và tui mới dọn ra apartment hơn một năm nay chứ mấy. Buổi sáng nó lãnh hàng dìa rồi để ở nhà cho tui may, rồi nó đi miết tới tối mới dìa ăn cơm. Xong ngủ cho tới sáng... Từ lúc dọn ra riêng, con gái tui không cho mấy đứa cháu ngoại qua thăm chơi, tui buồn thúi cả ruột... Hên là tui có cái dzốp may làm cho đỡ buồn, chứ không biết làm gì bây giờ...


- Mà bác may vậy mỗi tháng được bao nhiêu?

- Chắc độ hai ngàn rưỡi ba ngàn gì đó.

- Ba ngàn một tháng... Sao hồi nãy bác nói là không làm việc gì và không có income?

- Thì tui kể cho cậu nghe thôi, chứ có nói với họ đâu mà họ biết... Mà tui cũng đâu có đứng tên lãnh lương đâu. Con trai tui nó lãnh lương, nó trả tiền nhà, tiền bill bộng này nọ... Tui nghe nó nói là tui xin được tiền già, tiền trợ cấp, tiền này, tiền nọ của chính phủ, nên tui dô xin thử. Được thì tốt, không được cũng có sao đâu...

Tôi làm việc này cũng khá lâu, nên quen với những mánh của người Việt.... Lúc đầu tôi áy náy và khó chịu... Tôi đem những chuyện này nói với vợ. Bà xã tôi gạt phăng... Người Việt mình là vậy, anh cứ làm tốt việc của mình, còn việc của họ thì để cho họ, anh lo làm gì cho mệt...

Tôi cố giải thích cho vợ hiểu tiền trợ cấp của chính phủ chỉ phụ giúp cho những người cần thiết. Còn những người đủ nuôi sống bản thân thì không nên xin trợ cấp... Sau khi nghe xong, vợ tôi cãi lại và nói chính phủ Mỹ giàu mà, mỗi tháng mấy trăm có thấm tháp gì đâu... Nói qua nói lại một hồi, hai vợ chồng mỗi người mỗi ý, nên tôi cũng im luôn. Từ đó, tôi cảm thấy mình chai lỳ và không còn nhạy cảm với những chuyện xin trợ cấp nữa.

Có một lần, bà Hoa đến xin tiền trợ cấp. Trong lúc chờ kết quả, hay chờ con trai đến rước, bà đem chuyện nhà ra kể cho tôi nghe:

- Con trai tui nó muốn dìa Việt Nam chơi mấy tháng, nhưng không ai lấy hàng cho tui làm, nên nó nhờ con gái tui lấy... Con gái tui không chịu, nó đòi sang tên qua cho nó thì nó mới nhận hàng dìa dùm... Rồi không biết chị em nó nói năng thế nào, hai chị em nó càng giận nhau hơn... Rốt cuộc, nó nhờ thằng bạn của nó làm giúp. Nhiều lúc tui thấy con cái bây giờ sao chán quá cậu ạ...

- Vậy con trai bác làm việc gì mà về Việt Nam lâu vậy, không sợ mất việc à?

- Nó có làm gì đâu cậu ơi... Nó cứ đi la cà hết chổ này rồi chổ kia chứ không chịu đi làm. Tui kêu nó tìm việc gì đó để làm. Nó nói giờ không có chữ nghĩa, làm việc cũng không thêm được bao nhiêu... Ở nhà phụ tui nhận hàng về cho tui làm cũng dư sống rồi, làm thêm chi...

Đang nói chuyện với bà Hoa giữa chừng thì cậu Tâm, con trai bà Hoa tới. Tôi theo chân hai mẹ con bà Hoa ra ngoài bãi đậu xe. Kế bên bãi đậu xe, có một công viên nhỏ dành cho nhân viên làm việc ở bộ xã hội nghỉ giải lao.

Hôm ấy là tháng Năm là mùa của những quả dâu tầm chín rộ. Những quả dâu tầm chín đỏ, đen, mời gọi đàn sáo đến ăn quả. Những quả dâu nho nhỏ, thơm mùi mật ngọt, hòa cùng mùi hương của hoa mật ong theo cơn gió nhẹ thổi qua... Mùi thơm ấy cho tôi cảm giác ngọt ngào, dễ chịu, quên đi những buồn phiền. Từ đâu, một đàn chim bay tới gắp những quả dâu chín mọng để ăn. Trong đàn chim ấy, tôi thấy có một con sáo nọ rung đôi cánh lớn từng chập, từng chập và miệng luôn ríu rít kêu... Có lẽ con chim vừa mới lớn, nên chưa biết cách gấp những trái dâu nọ để ăn? Bên cạnh, một con chim khác, có phần nhỏ hơn con chim kia (có thể là chim mẹ), liên tục hái những quả dâu mọng đỏ, mớm cho con.

Nhìn hai mẹ con chim nọ tôi lại nghĩ đến hai mẹ con bà Hoa. Chắc có lẽ, cha mẹ người Việt luôn nghĩ dù con có lớn đến thế nào đi nữa, trong mắt họ, con vẫn cần sự giúp đỡ dù một việc rất nhỏ. Giống như con sáo đang lớn kia, nó chỉ cần bỏ những quả dâu vào miệng là có thể no bụng. Vậy mà nó vẫn há mồm ra chờ chim mẹ mớm cho.

Mẹ cha lúc nào cũng thế! Chắc vì lẽ ấy, cho dù đứa con đã đủ lông đủ cánh, có thể tự chăm sóc bản thân, nhưng vẫn còn muốn rung đôi cánh để nhờ mẹ, nhờ cha.

RIC-052616

Võ Phú

Ý kiến bạn đọc
11/08/201601:52:13
Khách
Chính phủ Mỹ không giàu. Tổng thống dân biểu và tướng tá Mỹ xòe tay lãnh lương từ những đồng tiền thuế của dân đóng. An sinh xã hội, trợ cấp cũng do người dân cần cù đi làm nộp thuế. Một ngày dân ngưng đóng thuế là cả nước Mỹ phá sản. Họ đang phá sản đây. Nợ nần như chúa chổm.

Không có gì là free cả. Mình có đủ ăn mà gian lận để lấy tiền thì bất công cho xã hội. Tiền đó để giúp những người thật sự sa cơ thất thế, tàn tật. Lợi dụng kẽ hở nhân đạo của luật pháp để lấy tiền thì mang món nợ với xã hội. Cách này hay cách khác rồi sẽ phải trả lại. Như bà Hoa này, vì tham tiền mà gian lận cho con trai thêm hư hỏng. Cũng là nhân quả đó thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến