Hôm nay,  

San Diego, Đất Lành...

01/08/201600:00:00(Xem: 14075)

Tác giả: Phạm Hồng Ân
Bài số 4882-18-30582-vb2080116

Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012.

* * *

blank
Nhóm ca nhạc Sing For Joy trong một sinh hoạt văn nghệ tại San Diego.

Một cư dân Việt tại San Diego tâm sự với tôi, đây là nơi đất lành chim đậu, biết bao người làm thơ, viết văn, soạn nhạc... quây quần sinh hoạt ở chốn này, vậy mà chưa có một dòng chữ, một bài báo nào viết về họ, về những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mà họ đã miệt mài cống hiến trong suốt thời gian qua. Tôi đồng ý với ông bạn cư dân đó, vì tôi cũng là một trong những người làm thơ viết văn bị lãng quên, gần hai mươi lăm năm sinh hoạt văn chương ở đây, chưa hề thấy một ai, hay một nhóm báo chí nào tiếp tay thổi một chút gió, cho người viết được nương cánh, chấp chới bay lên.

Có một lần, khoảng 1997, họa sĩ Vi Vi cùng với nữ sĩ Diễm Châu tập hợp trên 30 người làm thơ ở San Diego lại, in sách lưu niệm và làm báo một thời gian. Rồi chẳng bao lâu cũng tan rã, mạnh ai nấy đi, trở về với vị trí "cô độc" vốn có của họ. Dù "cô độc", họ vẫn âm thầm sinh hoạt nghệ thuật, những cuốn sách vẫn đều đặn ra mắt, những CD, DVD... lần lượt chào đời. Lâu dần, cư dân San Diego đều biết họ, quen họ. Họ là người tiên phong, dựng nên phong trào, như: Trần Huy Sao, Nguyên Phan, Nguyên Hồng, Như Ngọc Hoa, Sông Cửu, Xuân Nhi... Họ là chim đầu đàn, là linh hồn của các hôi, như: Hội người Việt cao niên, hội quán Bến Trăng, Hiên Thư Các, nhóm văn nghệ San Diego, Trăng Viễn Xứ.... Ngoài ra, còn có một ít người hoạt động độc lập, như: Xuân Đà, Nguyễn văn Hưởng - ông này từng đoạt nhiều giải Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo tổ chức.

Gần đây, khi Little SaiGon ở San Diego được City Heights công nhận là thành phố của người Việt, các bạn trẻ trong nhóm lãnh đạo như: Frank Vương, Nguyễn Sử... đã cùng nhau ra tờ báo Little SaiGon Today, nói lên tiếng nói của giới trẻ San Diego.

Gần đây nữa, cư dân San Diego bỗng thấy xuất hiện một nhóm ca nhạc, lấy tên là SING FOR JOY, chuyên đem lời ca tiếng nhạc tự nguyện đến các viện dưỡng lão, Senior Center... giúp vui cho các cụ, các đồng bào Việt Nam ở đó. SING FOR JOY là nhóm thiện nguyện, nghĩa là họ tự móc túi ra trang trải những chi phí trong lúc hoạt động.

Người sáng lập viên cũng là trưởng nhóm thiện nguyện, chị Như Ngọc Hoa. Chị đã từng sáng tác nhạc và từng đem lời ca tiếng nhạc của chị đi giúp vui trong các buổi sinh hoạt cộng đồng khắp nơi trên đất Mỹ. Nhạc sĩ Nguyên Hồng, có một thời nổi tiếng với bản nhạc Anh Cali - Em Sài Gòn do ca sĩ Giao Linh trình bày, làm cố vấn cho nhóm này. Và ca sĩ trẻ Mai Phương phụ tá. Tiếp xúc với chị Như Ngọc Hoa, ngoài ban lãnh đạo nhóm, tôi còn biết thêm các thiện nguyện viên khác, như: Cẩm Sa, Ánh Nga ( bà bác sĩ Đức), Hải Yến, Quý Châu, Miên Thụy (bà dược sĩ Hùng), Mỹ Nhung, Bích Vân và Cẩm Xuân.

SING FOR JOY đã đem lại niềm vui, nụ cười cho các lão nhân đang cảm thấy lẻ loi, cô độc, vì phải tách rời mái ấm gia đình, cách xa hạnh phúc con cháu. Tôi rất thán phục sáng kiến chị Như Ngọc Hoa, và mong rằng bài viết này như một chút gió, chắp cánh cho ước nguyện chị mãi bay xa.

San Diego có một thời nổi đình nổi đám, phong trào văn nghệ văn chương dấy lên mãnh liệt. Những buổi ra mắt sách tưng bừng. Những đêm văn nghệ ấm cúng. Những bài hát do chính tay các nhạc sĩ địa phương sáng tác được ca sĩ địa phương nâng niu truyền đạt. Những buổi bình thơ, ngâm thơ rất thơ mộng, chân tình.

San Diego cũng có một thời, phong trào tan rã. Các nghệ nhân lo cho miếng cơm manh áo trước sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, nên tạm thời bỏ dở cuộc chơi. Những buổi ra mắt sách trống vắng khách văn chương. Những bài hát không hồn, gượng gạo ép vào khuôn nhạc. Đồng thời có những nghệ nhân vĩnh viễn ra đi, để lại sự xót thương cho bằng hữu. Nhà thơ Trần Quốc Bình, nữ nghệ nhân Hoàng Yến, nhạc sĩ Hoàng Thy Trần Triệu Đông, nữ sĩ Linda Tran... đã nằm xuống, ban tặng cho đời nhiều tác phẩm, nhiều hình ảnh, nhiều kỷ niệm quí báu.


San Diego gần đây, phong trào tự dưng nổi lên rầm rộ. Hội quán Bến Trăng ra đời, SING FOR JOY xuất hiện, Hiên Thư Các trở lại với hàng loạt tác phẩm sắp in ấn, chi nhánh Câu Lạc Bộ TÌNH NGHỆ SĨ hình thành, báo Little SaiGon Today với số ra mắt phong phú, tờ báo Hồn Việt của Thiên Vương lăm le chào mừng độc giả... Các tác giả ngày xưa còn trẻ, nay đã trở thành lão nhân đầu bạc, vẫn hăm hở trở lại phong trào, với nhiệt huyết cũng như xưa.

Hiện tại, chưa đầy một năm, San Diego đã ra mắt sách và nhạc ba lần. Chưa kể sự ra mắt của SING FOR JOY và các ban văn nghệ tự nguyện khác.

Lần thứ nhất, thi phẩm Ngất Ngưởng Một Đời Mây của tôi được đồng hương San Diego tiếp đón nồng nhiệt. Buổi đó, gần 200 vị khách ngồi chật hội trường Hội Thánh Tin Lành Wesley. Ngoài các diễn giả được chọn lựa để phát biểu như: Sông Cửu, Khiếu Long, Nguyên Phan - ban nhạc Thương Ca San Diego đã thay phiên nhau luân ca, làm buổi chiều thơ nhạc rất sôi nổi và sống động, khiến khách văn chương phải ngồi lại luyến lưu, không nỡ bỏ ra về.

Lần thứ hai, DVD Giai Điệu & Hình Ảnh của nhóm thi nhạc sĩ San Diego cũng được đồng hương ủng hộ không kém. Đây là một video nhạc, quy tụ 12 bản nhạc của những thi nhạc sĩ địa phương, như: Hải Yến, Lê Bảo Kỳ, Hồ Hương Lộc, Nguyên Hồng, Trang Ánh, Ly Hoàng Thao, Nguyễn Hữu Triều, Như Ngọc Hoa, Phạm Hồng Ân và Khánh Hưng. Trong phần phụ diễn văn nghệ, ca sĩ Quân Anh Trí làm xúc động khán giả qua bản nhạc Cha Tôi của chị Như Ngọc Hoa phổ thơ Phạm Hồng Ân. Bản nhạc phổ thơ có đoạn kết:

Cha là sách gối đầu con vinh hiển
Là nước nguồn làm trong sạch đời con
Là ca dao đưa con về nguồn cội
Là quê hương vang dội tiếng khoan hò.

Và lần thứ ba, thi phẩm “Hạt Nắng” của Sông Cửu được nhận nhiều giấy khen và quà tặng nhất từ các cơ quan lãnh đạo thành phố San Diego.

Năm 2006, kinh tế Mỹ trên đà suy thoái, tôi có ý định bỏ San Diego, ngược lên phương bắc tìm kế sinh nhai. Chicago là thành phố đầu tiên tôi dừng chân. Đó là thành phố bề thế, cổ kính, có nhiều tòa nhà chọc trời, như vươn thẳng tới mây xanh. Tôi trải qua mùa đông ở đó. Kinh hoàng với những cơn bão trắng xóa, dìm thành phố xuống lòng tuyết ẩm mênh mông. Tối ngày vùi người trong căn phòng có gắn máy sưởi, lấm lét nhìn ra bên ngoài, qua ô cửa kính, chỉ thấy bầu trời âm u, xám ngoét như màu da của một xác chết. Khu Oak Forest bạt ngàn, nay bị chôn vùi dưới hàng khối tuyết, trắng xóa một màn tang ảm đạm, thê lương. Lạnh lùng quá, tôi vội tìm cách trở lại San Diego, mang theo một bài thơ tức cảnh sinh tình:

Chicago. Bão tuyết. Tan.
Rừng cung tay đứng bạt ngàn. Khẳng khiu.
Sông đong băng giá. Buồn thiu.
Phố nằm vùi dưới tịch liêu. Bạc đầu.
Sầu ta trắng xóa đỉnh cao
Đời buông thạch nhũ lao đao cội nguồn
Cuộn nhau trong đất trời buồn
Đôi chân Bắc Mỹ.
Linh hồn Cửu Long.
(thơ PHA)

Lời người xưa quả thật không sai. Nơi nào đất lành, nơi đó chim đậu. San Diego có là đất lành, mới sản sinh hoặc qui tụ các nghệ nhân về đây quây quần sinh hoạt.

Đã 41 năm trôi qua, kể từ lúc người Việt đặt bước chân đầu tiên trên thành phố nắng ấm hiền hòa này, đã có nhiều tác giả thời danh trước 1975 chọn nơi đây làm đất sống. Theo như tôi được biết, các tác giả: Nghiêu Đề, Vi Vi, Lê Tất Điều, Phan Lạc Tiếp, Nguyễn văn Minh, Việt Chí Nhân... từng định cư và sinh hoạt nghệ thuật ở San Diego này.

Ngoài các tác giả thời danh kể trên, còn có một số tác giả không nhỏ, âm thầm góp phần vào các sinh hoạt văn chương nghệ thuật, trực tiếp duy trì và bảo tồn tiếng Việt nơi xứ người. 41 năm qua, chưa có một dòng chữ, một bài báo nào nói về họ. Thì hôm nay, bài viết này của tôi, coi như bài giới thiệu, bài tuyên dương những đóng góp của họ trong năm tháng vừa qua. Xin hết lòng trân trọng.

(San Diego, 20/07/2016)

Phạm Hồng Ân

Ý kiến bạn đọc
08/08/201615:36:44
Khách
cám ơn Trần Vinh, nhà văn Đỗ Xuân Tê và Hoàng...đã có những ý kiến đóng góp rất trân trọng.
02/08/201620:10:18
Khách
Bài này hay tưởng như được viết bởi một ký giả chuyên nghiệp. Vào Viết Về Nước Mỹ, tôi đã có dịp được đọc những bài viết hay khác của tác giả như Từ Tấm Certificate Of Naturalization, Tháng Tư Với Người Ở Lại, v...v...
02/08/201618:22:21
Khách
Cám ơn nhà thơ Phạm Hồng Ân đã giúp đồng hương hiểu nhiều và đánh giá cao địa danh San Diego. Đặc biệt các hoạt động văn hóa văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng của quí anh chị em văn nhân nghệ sĩ, cư dân người Việt mình mà từ lâu do hòan cảnh địa lý quá gần L.A. và Quận Cam nên phần nào mờ nhạt, ít được quảng bá, trân trọng đúng mức. Riêng tác giả (PHA), từ lâu chúng tôi vẫn yêu thơ Anh, văn phong nhẹ nhàng, luôn gợi nhớ ký ức về vùng quê Nam bộ, và từng mang mộng hải hồ, anh nhận SD nơi này làm quê hương là chuyện tất nhiên. đỗxuântê.
01/08/201621:18:18
Khách
Khí hậu San Diego ấm áp mùa đông, mát mẻ mùa hè..vì gần biển..qua Mễ cũng tiện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến