Hôm nay,  

Đi Khám Sức Khỏe Tổng Quát

19/07/201600:00:00(Xem: 13276)

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 4871-18-30571-vb3071916

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách "Xin Em Tấm Hình". Có thể coi thêm nhiều hình ảnh và các bài viết của tác giả trên http://saigono-cean.com/ trang NTN.

* * *


Hàng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức, uể oải, chán nản, vì tôi phải đi bác sĩ để khám sức khỏe tổng quát. Nếu không vì ý nghĩ hà tiện là đã đóng tiền bảo hiểm y tế thì tại sao mình phí của giời không đi nhà thương xem xét, tôi đã ở nhà chẳng muốn ai khám nghiệm tử thi của mình làm cái quái gì.

Ở Hoa Kỳ, một người đi làm cho hãng xưởng đóng tiền bảo hiểm y tế ít hơn người làm tự mình là chủ, hay mình làm chủ có nhân viên. Lý do là công-ty phụ giúp đóng góp một phần lệ phí bảo hiểm. Trong trường hợp vợ chồng tôi, hàng năm tiền đóng bảo hiểm y tế cho cả gia đình, vợ tôi trả vào khoảng $3800 dollars. Khi đi bác sĩ thì chỉ trả một số tiền deductible ấn định sẵn là $20 dollars. Phí tổn bác sĩ có đắt đến đâu thì mình cũng chỉ trả một lần duy nhất $20 dollars vì hãng bảo hiểm sẽ trả hết phần còn lại. Thuốc men tính riêng, nhưng cũng giống như đi bác sĩ, mình chỉ trả một lần duy nhất tiền deductible là $20 dollars.

Nói cho đơn giản thì bảo hiểm có hai loại: một là chọn một chương trình bảo hiểm với nhà thương và các bác sĩ đã ấn định sẵn, hai là mình tự hỷ chọn bác sĩ tùy theo ý mình. Loại thứ nhất tiền đóng bảo hiểm rẻ hơn, nhưng loại thứ hai thì tự do cho mình hơn, muốn đi bác sĩ nào cũng được, kể cả đi ông bác sĩ Việt Nam vô liêm sỉ tôi thấy quảng cáo trong báo Việt Nam ở Orange County: "Ưu tiên cho người trả tiền mặt"!

Thời còn trai trẻ khi mới lập gia đình thì đóng bảo hiểm y tế có lợi: vợ chồng táy máy nửa đêm về sáng nên mang thai Nguyễn Văn Giờ Tý và Trần Thị Canh Ba. Vợ do đó phải đi bác sĩ tối ngày lo chuyện sinh đẻ. Tiền đóng bảo hiểm trả rất đáng vì số tiền trả nhà thương, bác sĩ, nếu mình không có bảo hiểm, gấp mấy chục lần tiền đóng bảo hiểm. Bây giờ con đã khôn lớn, vợ nhụy đã tàn, vợ chồng có năm không bị bệnh tật nên không cần phải đi bác sĩ, do đó tiền đóng bảo hiểm uổng vì ít dùng.

Vì lý do hà tiện đóng tiền mà không dùng nên mỗi năm tôi cố gắng đi bác sĩ khám nghiệm tổng quát một lần. Ba năm trước tôi còn đi làm thì vợ chồng tôi dùng bảo hiểm của tôi, nhà thương Kaiser Permanante. Kaiser Perma-nante là một hệ thống nhà thương ở miền Nam California có rất nhiều nhà thương to lớn hiện đại khắp nơi, ngay cả ở Simi Valley nơi tôi ở. Không cần biết bệnh nhân bệnh gì, từ trúng gió đến tiếng sét ái tình, tất cả đều được do nhà thương gần nhà chữa trị, trừ khi nguy cập lắm nhà thương địa phương không đủ máy móc chữa trị như bệnh ghiền Facebook, bệnh cần cập nhật hóa iPhone mới nhất..., thì bệnh nhân mới phải lái xe đi xa hơn một tí.

Vì tôi đã về hưu, chúng tôi dùng bảo hiểm y tế của vợ tôi. Vợ tôi làm cho Ventura County (sát bên Los Angeles County), một cơ quan chính phủ nên bảo hiểm y tế cũng dùng nhà thương của chính phủ. Trong tổng số tất cả nhà thương cộng đồng ở Mỹ, 58% là do các cơ sở bất vụ lợi làm chủ, 21% là do tư nhân làm chủ, và 21% là do chính phủ làm chủ. Tuy là số tiền Hoa Kỳ hàng năm tiêu về y tế cho mỗi công dân của mình nhiều nhất thế giới, $8608 dollars (thống kê 2011), nhà thương nào của chính phủ cũng đều mất thì giờ, chậm chạp, lỗi thời, hời hợt, giấy tờ phiền phức, không hiệu quả và nhanh chóng như của tư nhân.

Mặc dù là nhà thương của chính phủ, hai năm trước đi khám tổng quát tôi thấy không có gì than phiền ngoài cơ sở cổ lỗ sỉ vì sức khỏe của tôi bình thường, không cần đi nhà thương cứu cấp. Năm nay tuy là sức khỏe Hercules của tôi đã bắt đầu giảm thiểu, áp suất máu của tôi là 130/87 thay vì ngày xưa dưới 120/80, độ cholesterol xấu của tôi là 218 thay vì 190, nhưng số lượng đường trong máu của tôi vẫn còn hoàn hảo, và số máu dê đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, trong bản tường trình kết quả gửi về nhà, ông bác sĩ viết một câu: "Nước tiểu của anh có máu, tuy rằng rất ít. Anh cần gặp một urologist*. Xin gọi số điện thoại này để lấy hẹn gặp bác sĩ tiết niệu*.

Máu trong nước tiểu là một triệu chứng có sạn trong thận. Người bác sĩ tổng quát của tôi do đó gửi tôi đến bác sĩ chuyên môn tiết niệu để xem xét. Đây là bước đầu của một chu trình phiền phức oái ăm của hệ thống y tế của chính phủ mà tôi khám phá. Nếu tôi có bảo hiểm y tế với nhà thương tư Kaiser Permanente cũ thì việc khám nghiệm này sẽ xong trong tích tắc: họ sẽ gửi tôi đến nhà thương lớn có bác sĩ chuyên môn tiết niệu khám. Cao lắm vài ngày là xong. Đằng này, với hệ thống nhà thương chính phủ của Ventura County, thời gian từ lúc bắt đầu đến chấm dứt định bệnh máu trong sạn của tôi bằng với thời gian Thẩm Thúy Hằng từ một thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp đổi sang thành một bà già 80.

Người bác sĩ tổng quát ở cách nhà tôi 10 phút lái xe, trong khi người bác sĩ tiết niệu ở nhà thương chính của Ventura County, thành phố Ventura, cách nhà tôi 45 phút lái xe. Tôi gọi số điện thoại này thì người phụ nữ bên kia đầu giây nói đã nhận hồ sơ của tôi do clinic bên bác sĩ tổng quát gửi, nhưng không thấy cái CT scan (CT scan, hat CAT scan, là hình chụp X-Ray cơ thể theo chiều ngang, "cắt" ra cả nghìn mảnh). Cô ta cần cái CT scan để tùy theo tình trạng của tôi nguy cập thế nào mà bác sĩ cho hẹn sớm hay muộn vì ông ta có quá nhiều bệnh nhân, sổ hẹn hơn cả tháng!

Tôi nói tôi không biết gì về CT scan, nên gác máy, gọi lại văn phòng bác sĩ tổng quát hỏi. Cô nhân viên ở đây nói: "Tôi không biết là bác sĩ tiết niệu bên ấy cần, để tôi lấy hẹn cho anh đi chụp CT Scan", và rồi cô ta cho tôi cái hẹn tuần tới đến một nhà thương công cách xa nhà tôi 35 phút lái xe, nơi có máy CT Scan.

Tuần sau tôi lái xe đến nơi hẹn chụp. Tuần sau nữa văn phòng bác sĩ tổng quát nói với tôi đã nhận CT Scan của tôi, đã gửi cho bác sĩ tiết niệu và nói tôi gọi lại để lấy hẹn.

Ngày hôm sau khi tôi gọi lấy hẹn thì nhà thương có bác sĩ tiết niệu nói là bác sĩ chưa xem CT Scan của tôi, chừng nào xong họ sẽ gọi.

Hai ngày sau, họ gọi tôi, nói là bác sĩ đã xem, trường hợp của tôi chẳng có gì nguy hiểm nên tôi không cần ưu tiên gặp bác sĩ ngay. Họ cho tôi một cái hẹn... sáu tuần sau đó.

Sau sáu tuần vật vã, sáu tuần lo lắng, sáu tuần thức trắng đêm khuya viết lại nhật ký của hai đứa mình không biết tại sao tôi có máu trong nước tiểu: sạn trong thận? thận suy? ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer)? ung thư bàng quang (bladder cancer)?, tôi lái xe 45 phút đến nhà thương Ventura County Medical Center gặp bác sĩ.

Trước khi gặp ông ta, cô y tá bắt tôi vào rest room để lấy một thùng phi nước tiểu. Ở Mỹ khi vào văn phòng bác sĩ, việc đầu tiên là họ lấy máu, lấy nước tiểu của mình để tìm hiểu. Thành ra nếu anh nào có vấn đề, có máu dê trong người thì nên khai thật, đừng nói láo làm gì vì sau khi thử nghiệm máu và nước tiểu, họ biết hết lý lịch, gia cảnh của mình một vợ mấy bồ.

Anh bác sĩ urologist khá trẻ, nói với tôi là sau khi xem đến ba kết quả khác nhau: khám nghiệm từ bác sĩ tổng quát của tôi, CT scan, và mẫu nước tiểu của tôi hôm nay, anh ta không thấy dấu vết máu. Nhưng để cho chắc ăn hơn, anh ta có hai giải quyết tùy tôi lựa chọn, nhưng anh ta khuyến khích tôi chọn giải pháp thứ hai:

- Một là anh ta sẽ dùng camera soi vào con đường độc đạo của tôi, đẩy vào 2200 cây số từ Móng cái đến Hải Phòng để xem có máu trong bộ phận bài tiết của tôi hay không. Giải quyết này có lợi là tôi sẽ biết kết quả ngay ngày hôm nay, nhưng bất lợi là thọc cái camera vào thì tôi sẽ cảm thấy khó chịu (uncomfortable).

- Hai là tôi thử máu ba lần nữa vào ba ngày khác nhau để xem có máu trong nước tiểu hay không.

Giải quyết thứ nhất, tôi đoán anh bác sĩ dùng chữ "khó chịu" (uncomfortable) nhưng không dùng chữ "đau đớn" vì tôi nghĩ là anh ta sợ xúc phạm chê bai là tôi nhát gan. Thọc cái camera vào nơi không ánh sáng đường đi không đến của tôi thì chắc chắn tôi sẽ nước mắt tuôn rơi như thác Niagara Falls nên tôi nhanh nhẩu đồng ý với lời đề nghị thứ hai. Vì nhà tôi quá xa nhà thương, anh ta chọn một clinic gần nhà tôi, cô y tá đưa cho tôi ba tờ giấy để tôi đến đây ba lần trong ba ngày khác nhau để lấy nước tiểu, lấy xong họ sẽ gửi kết quả đến đây. Cô ta cũng cho tôi một cái hẹn sẵn hơn một tháng sau trở lại xem kết quả.

Tôi làm theo như lời dặn trong vòng hai tuần. Đúng hẹn một tháng sau tôi trở lại nhà thương để xem kết quả ra sao.

Đợi không lâu thì đến lượt tôi gặp anh bác sĩ tiết niệu. Anh ta nói rất may tôi đã đồng ý không dùng camera soi xét, vì cả ba test nước tiểu của tôi không có máu. Tôi không có sạn trong thận, sức khỏe tôi hoàn hảo như anh Vọi, cứ yên tâm hát bài ca chiến thắng trở về trên con đường làng tươi mát. Tôi hỏi anh ta tôi lái xe đi về mất 90 phút đường dài thăm thẳm, đến đây chỉ để nghe anh ta nói với tôi là kết quả không có máu trong nước tiểu? Tại sao anh ta không gửi email, gửi thư, hay điện thoại cho tôi biết thì có phải là được việc nhà nước hơn không, vì tôi khỏi phải lái xe? Anh ta xin lỗi tôi rối rít, nghĩ rằng phần đông bệnh nhân cần gặp và nghe kết quả từ miệng bác sĩ.

Chỉ vì đi khám sức khỏe tổng quát, bị tình nghi có máu trong nước tiểu mà tôi lái xe đến nhà thương bốn nơi khác nhau gần chục lần đường dài miệt mài, mất ba tháng rưỡi trời để biết kết quả là sức khỏe tôi không có gì thê thảm. Hệ thống bảo đảm y tế của Ventura County chẳng những lỗi thời cổ lỗ sĩ, mà còn lạc hậu, rườm rà, mất thời gian của bệnh nhân.

Sau này nếu cần phải mua thuốc Viagra, dùng bảo hiểm y tế của Ventura County của vợ tôi đến bác sĩ xin toa mua thuốc mà tôi phải lái xe đi tới đi lui dăm lần bẩy lượt mất hơn ba tháng mới có toa bác sĩ để mua thuốc thì nhất định tôi sẽ hát với vợ tôi:

"Đừng chờ anh nữa em ơi, Viagra rất lâu chờ, không mong có bây giờ."

"Đừng chờ anh, Đừng chờ anh ưưưưưưưưưưữữữaaaaaaa em ơi.....",

Rồi tôi sẽ ra cầu Bình Lợi gieo mình tự tử.

Nguyễn Tài Ngọc
http://saigonocean.com/index.php/en/

Tài liệu tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Health_care_in_the_United_States

(*urologist là bác sĩ tiết niệu. Tôi không biết tiếng Việt của chữ "urologist" là gì nên tra tự điển. "Niệu" tiếng Hán là tiểu tiện. "Bác sĩ tiết niệu" là người chuyên môn lo về bài tiết và đào thải nước tiểu.)

Ý kiến bạn đọc
21/02/202112:17:23
Khách
erythromax <a href=https://zithromaxes.com/>zithromax drug</a> zithromax dosis
22/07/201615:06:48
Khách
Ông bá sĩ Urologist tôi làm biopsy tôi 2 lần (thò kim vô hậu môn gắp tissue thịt nhiếp hộ tuyến ra 12 lần để soi kính hiển vi, khogn thấy có dấu hiệu ung thư gì cả nhưng vì PSA tôi 6.1 mà maximum chỉ có 4 thôi( trên 70 tuổi thì nó phải nở ra chứ sao) nên bắt uống Tamsulosin cho nó relaxed, rồi đòi 6 tháng sau tới khám lại. Lên mạng coi về prostate enlargment... thì bác sĩ nóiTamsulosin uông nhiều nguy hiểm,sẽ bị side effects...
22/07/201614:53:31
Khách
Tại sao phải nhảy cầu Bình lợi tự tử vì chờ mua thuốc Viagra lâu quá?
Bác sĩ tây y thích đòi mổ bệnh nhân dù chưa cần thiết , vì được mấy chục ngàn đô 1 ca mổ trong khi thày đông y bấm huyệt gia truyền có thể trị cho bộ tiêu hoá gan ruột đều hòa trở lại trong 1 vài tháng. Nhiều nguời bị tắc ruột (twisted) bí đại tiện, cứ uông nhiều nuớc vô thì nó dãn ra lại đi cầu lại được thôi,nhưng bác sĩ cứ đòi mổ cắt bỏ khúc ruột xoắn đó rồi may chỉ nối lại lấy tiền của bảo hiểm y tế, lâu ngày chỉ nó đứt ra, phân chui ra vung vãi đầy bung, đau bụng khủng khiếp lại mổ tiếp,chết người là thường. Xương còn nối lành lại, gan thận còn thay đuợc, chứ ruột làm sao nối lại?
21/07/201602:58:52
Khách
Bên mỹ cũng có vụ không bệnh mà chẩn là có bệnh, bạn có tin không? Và chơi cho uống thuốc overdose để bệnh thêm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,925,114
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.