Hôm nay,  

Đi Ăn và Đi Đêm

13/07/201600:00:00(Xem: 13865)

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 4866-18-30566-vb4071316

Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài mới viết cho Ngày Lễ Mẹ.

* * *

1. Đi Ăn Tiệm Người Mình

Người Việt Nam đi đến đâu thì mang theo Phở, rau răm, và rau húng đến đấy. Bây giờ, đi khắp thế giới, thấy chỗ nào có người Việt mà không thấy Phở và không thấy rau răm thì chỗ đó là... Việt Gian rồi! Mùi Phở đã bám vào quần áo, đầu tóc, và đầu óc người Việt mình đặc đến nỗi mình hầu như không bao giờ ngửi thấy nữa. Chỉ những người khác mầu da, chưa ăn Phở, mới ngửi thấy mà thôi.

Nghe nói những ngày mới di tản ra ngoại quốc, đầu tiên là nước Mỹ, chưa có nhiều tiệm Phở, bà con ta phải lái xe cả ngày mới tới được chỗ có tiệm Phở, và cảm thấy vui vẻ, khoan khoái móc ví ra, trả tiền cho chủ tiệm, không một chút cằn nhằn sao mà nấu dở thế, giá cả mắc thế, rau gì héo thế... Mấy ông bà chủ tiệm hồi đó phát tài nhanh như điện, nếu tên tiệm được người di tản nghe thấy.

Mãi cho đến khi bà con ta lủ khủ dắt díu nhau qua nhiều, tiền bạc cũng rủng rỉnh, tiệm bắt đầu mọc lên như nấm, góc nào cũng có Phở thì dân thưởng thức mới bắt đầu tăng dần đòi hỏi lên. Trước là tìm tiệm nào nấu ngon, rau tươi, ít mùi hôi, rồi phong cách tiếp đãi, rồi trang trí tiệm, rồi tới "lô kê sân" tức là vị trí tiện lợi. Nhiều yêu cầu được đặt ra từ từ, để những ông bà chủ nào thiếu kinh nghiệm thích ứng thì sẽ ngủm củ tỏi, tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa. Cho ăn "dơ" thì "tiêu tán đường" lẹ nhất. Chỉ vài tháng ngồi ngáp vặt là đi đoong ngay trăm ngàn đô la liền một khi. Đôi khi vì "lô kê sân" có "huông" nữa.

Nhiều nhà hàng đổi chủ như chong chóng, vài tháng lại tên mới, mà quái lạ, các ông chủ bà chủ đi sau hình như không cảm thấy có "huông" hay sao đó, mà cứ cắm đầu cắm cổ mở tiệm tại những chỗ đã làm thịt bao nhiêu chủ trước rồi! Hình như họ tự tin mình có tài hơn người khác, ai chết mặc bay, ta cứ nhào vô, rồi sẽ khá!

Người ngoài cuộc nhìn vô, sáng nước là thấy liền những điểm không thể mở tiệm được như Parking quá ít, chỉ có hai ba chỗ thì làm sao mà ăn với uống! Hoặc góc quẹo vào rất khó, đang ở ngã tư mà muốn phóng vào tiệm thì phải mắt trước mắt sau, ào vào một cái, hú hồn hú vía, tấp vào một lần rồi thì lần sau có mời cũng không đi.

Nhiều tiệm thì chật chội, kê được có chục cái bàn, đi ra đi vô phải né nhau, kẻo đụng vào người bưng phở, ướt mất áo đẹp! Có tiệm tạm được về đồ ăn, giá cả, tiếp đãi nhưng lại hứng ánh nắng chói chang, buổi trưa buổi chiều là chào thua, chả ai dám ngồi vào để vừa ăn vừa tắm nắng. Phở nóng, cà phê nóng, nước trà nóng, lại thêm cái cửa sổ nóng, thì mồ hôi mẹ mồ hôi con chẩy tràn ra mặt. Có tiệm lại mở ở chỗ toàn nói tiếng Mễ, hoặc trên đường mà xe phóng như điên, không ai kịp ngừng lại nhìn vào...

2. Đi Đêm

Hồi ở Việt Nam, còn trẻ trung, không biết đến chuyện “ĐI ĐÊM” là gì? Nói trắng ra, đó là đi tiểu ban đêm. Sang Mỹ, và tới lúc lớn tuổi, thì mới biết đây là đề tài phiền muộn nhất vì điều này xẩy ra với hầu hết các quý vị lớn tuổi, nam cũng như nữ.

Nói chuyện với những người lớn tuổi, khoảng 60 trở lên, đều thấy mắc chứng bệnh khó chịu này, tuy không làm phiền đến đời sống ban ngày, nhưng lại là một điều khá phiền muộn về ban đêm: Đi tiểu ban đêm. Có những vị đi đêm tới 3 lần! Một đêm ngủ trung bình cho người lớn tuổi là 7, 8 tiếng mà phải thức dậy 3 lần tức là cứ khoảng 2 tiếng lại phải ngồi lên, đi chập choạng vào “phòng nghỉ ngơi” (restroom!) trong khi mắt nhắm, mắt mở thì phiền lắm. Nghe nói một số vị bô lão phải mặc tã để bớt thức dậy (bớt, chứ không thể không thức dậy!) vì tã chỉ có thể giúp chứng “tiểu són”, chứ không thể là chỗ chứa cả lít nước tiểu. Thực tế, đây là một vấn đề nan giải cho y khoa vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, mà người Mỹ gọi là “NOCTURIA”.

Theo những tài liệu y khoa trên Net, người Mỹ (và dĩ nhiên, người Mỹ gốc Việt chúng ta) bị chứng “NOCTURIA” có thể từ các hóa chất trong thuốc uống, chất Caffein và rượu làm kích thích bàng quang khiến cho phải đi tiểu đêm. Ngoài ra, còn các nguyên nhân sau đây:


1 - Bệnh khó thở trong khi ngủ (Sleep Apnea): người bệnh bị ngáy rất to, vì phải thở mạnh khi đường đi của khí quản bị nghẽn. Người mắc bệnh này phải dùng một máy thở ban đêm, để tránh cho trường hợp tim bị đứng bất thình lình.

2 - Bệnh tim: Ban ngày, chất lỏng tụ ở chân, làm cho tim không thể đập bình thường. Ban đêm, khi nằm ngủ, chất lỏng có cơ hội chẩy ngược lên trên, kích thích đường tiểu.

3-Bệnh mập phì: Lượng đường tăng trong thận làm kích thích nhiều nước tiểu

4 - Tuổi già: Nhiếp hộ tuyến của người lớn tuổi dãn lớn, làm cho bàng quang hoạt động mạnh.

Vì thế, chữa trị căn bệnh này, tuy nhìn thấy đơn giản nhưng lại rất khó khăn. Người viết bài này xin chia xẻ một kinh nghiệm tập luyện riêng chống lại việc đi đêm khá thành công cho cá nhân mình từ nhiều năm nay, ngủ một lèo 7,8 tiếng không thức dậy một lần nào. (Vì không có những khảo sát khoa học để chứng minh, nên chỉ mong phổ biến trong sự dè dặt, nghĩa là tùy sinh hoạt của từng người, tùy cơ thể mà kết quả tốt đẹp hay không, nên nếu không thấy kết quả sau khi tập thử, thì cũng xin áp dụng câu: “Phước Chủ, May Thầy” nhé.)

A - Mục đích của việc tập luyện: Tập cho chất lỏng không tụ lại ở chân, tập điều dưỡng hơi thở, tập vận động bắp thịt tại khu vực Thận.

B - Phương pháp tập luyện: Buổi tối, trước khi ngủ chừng 1 tiếng đồng hồ, tập các động tác ở cổ chân, chân, và bụng.

1 - Xoay cổ chân. Ngồi dưới sàn, chân trái gác lên chân phải, tay trái cầm cổ chân trái, tay phải nắm lấy bàn chân trái, xoay vòng bàn chân nhiều lần, từ trái qua phải rồi từ phải qua trái, mục đích thúc đẩy chất lỏng tụ ở cổ chân tan loãng vào các phần khác trong cơ thể. Đổi chân. Làm như trên với cổ chân phải. (Phương pháp này cũng giúp chống bệnh phù ở cổ chân, có thể gây ra bệnh tim).

2 - Chạy tại chỗ: Chạy nhè nhẹ tại chỗ trên thảm mềm (không chạy trên sàn gỗ vì sẽ bị đau gót chân.) Chạy nhíp nhíp, không nhấc chân lên cao, đếm từ 1 đến 200 (sau khi tập nhiều lần sẽ tăng dần đến 500.) Cố giữ nhịp thở đều hòa, không thở gấp. Khi thấy mệt và bắt đầu thở gấp thì chạy chậm lại và ngừng để nghỉ vài phút rồi chạy tiếp.

3 - Hullahup: Xoay vòng bụng. Hai tay chống hông. Từ từ xoay vòng bụng như đang quay vòng Hullahup, đưa bụng từ trái ra trước, sang phải, qua sau, trở lại trái… Làm chừng 20 vòng bắt đầu từ trái rồi ngược lại 20 vòng băt đầu từ phải.

4 - Nằm thẳng, đưa chân lên cao: Nằm ngửa, từ từ đưa thẳng (không cong) 1 chân lên cao, khi chân thẳng góc với thân mình thì giật nhanh và mạnh vào phía bụng rồi hạ chân xuống, đếm từ 1 đến 10. Đổi chân, cũng làm 10 lần. Sau một thời gian thì tăng lên đên 20 lần một chân.

5 - Tập nín thở: Nằm thẳng, ngửa mặt lên trời, hai tay giang ra hai bên, từ từ đưa cao chân trái về phía bên phải cho đến khi chân phải (thẳng) gác hẳn và hết qua bên trái. Cố sao cho ngón chân trái gần chạm đất ở bên phải. Giữ chân thẳng như thế sao cho bắp thịt bụng xoắn lại. Hít vào chậm chậm: đếm từ 1 đến 5. Nén hơi: đếm đến 3. Thở ra chầm chậm. Hít thở và nén hơi như vậy 3 lần. Đổi chân. Cũng hít thở và nén hơi như trên. Làm nhiều lần như vậy. Động tác này cũng giúp cho vòng bụng nhỏ lại. Đồng thời, giúp điều hòa hô hấp cũng như kích thích những bắp thịt liên hệ đến thận và nhiếp hộ tuyến.

Trong khi tập luyện, phải kiêng bớt cà phê và rượu. Không uống cà phê, nước trà vào buổi chiều. Buổi tối, sau khi ăn cơm chiều, không uống nước nữa, (có thể uống thuốc trước khi ngủ với một số bệnh, nhưng uống vừa đủ thôi.) Để bù lại sự thiếu nước vào ban đêm, thì buổi sáng thức dậy, uống từ 2 đến 4 ly nước, trước khi ăn sáng. Phương pháp uống nước vào buổi sáng cũng giúp trị được khá nhiều bệnh tật về gan, thận, tim, và thần kinh. Ngoài ra, nên tập Thiền vì Thiền giúp ổn định lại hệ thống thần kinh, giảm bớt kích thích, căng thẳng, làm cho các cơ quan trong cơ thể có cơ hội tự điều chỉnh những sai sót nếu có, mà không cần đến thuốc men phụ giúp.

Chu Tất Tiến

(Một lớp khí công và Thiền, tập để tự trị bệnh, không nhận học phí vẫn mở tại võ đường Judo tại Garden Grove vào mỗi sáng chủ nhật từ 8 giờ 30 đến 10 giờ. Địa chỉ: 10706 Garden Grove Blvd, Garden Grove, California.)

Ý kiến bạn đọc
15/08/201603:50:21
Khách
Anh Chu Tất Tiến ơi!
Bài anh viết rất bổ ích cho những cụ lớn tuổi như chúng tôi. Cảm ơn anh. Tôi là niên trưởng ở Thủ Đức của anh đây. Nhưng tôi thích nhất những bài anh viết chống cọng, vạch trần sự xảo trá, bịp bợm của bọn chúng. Hoan hô anh Tiến.
13/07/201619:18:19
Khách
Hay. Nhất là phần nhà hàng, location, đọc thấy tức cười lắm.
13/07/201616:52:15
Khách
Kính anh Tiến,
Có bài anh là đọc ngay vì có nhiếu bổ ích cho seniors. Chúc anh luôn khỏe.
Lê Văn
13/07/201616:33:06
Khách
Theo phương pháp Thôi miên để chữa benh thì cách tập đơn giản hơn nhiều mà kết quả lại rất cao .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,131,044
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến