Hôm nay,  

Di Chúc Tuyệt Mệnh

09/07/201600:00:00(Xem: 25786)

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 3863-18-30563-vb7070916

Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau 32 năm định cư tại Hoa Kỳ, bài viết mới của ông ghi lại nhiều kinh nghiệm của người cao niên trong đời sống Mỹ.

* * *

Năm 2005 về hưu, tôi mới 61 tuổi, học khu San Jose ngưng “cover” free bảo hiểm Kaiser cho cả gia đình. Kaiser “offered” đề nghị tiếp tục cover nhưng mỗi tháng phải trả họ tới 800$ cho hai vợ chồng, đành tự mua lấy bảo hiểm rẻ, chỉ 140$ cho 2 người, chờ tới 65 tuổi xin medicare. Cũng may trong 4 năm đó, cả hai đều khỏe, chả ai có bệnh gì.

Đúng 65, tới Social Services apply medicare, tôi đuợc cả part A và B vì đi dạy đóng thuế hơn 15 năm, nhưng medicare premium khoảng 90$ một tháng ( nay đã tăng lên 121$) vì lương hưu cao hơn mức ấn định cho người lợi tức thấp. Lợi tức thấp thì khỏi đóng premium, mà còn đuợc cả 2 Medicare và medi-Cal. Mấy tháng sau, vợ tôi cũng đúng 65, tới apply Social Security thì chả đuợc đồng nào vì lúc qua Mỹ trễ tới giờ, hầu như toàn đi làm lãnh tiền mặt, và vì lương hưu tôi cao hơn mức tiền già cho cả 2 người. Tuy nhiên, vẫn được Medicare cho cả 2 parts A và B (ăn theo chồng).

Medicare Liên bang gồm part A (nằm bệnh viện) part B (đi bác sĩ, X-ray…) part D(mua thuốc), còn Part C là chuyển qua một hãng bảo hiểm tư. Với original medicare của Liên bang, được quyền chọn bác sĩ theo ý thích mình, nhưng phải đóng thêm tiền gì nữa đó, nếu tiền bệnh viện cao quá một mức nào đó, tôi bèn chuyển qua Part C, tức chọn một trong các hãng bảo hiểm y tế tư (advantage health insurance) có giao kèo với medicare liên bang như Kaiser, SCAN, ARRP, Blue Shield & Blue Cross…. Mình vẫn phải đóng premium, nhưng Liên bang chuyển tiền premium này cho hãng tư mình chọn lo cho mình từ A tới Z. Sau khi so sánh các hãng này về giá cả, dịch vụ, và tinh thần phục vụ xã hội cao hơn lợi nhuận, tham dự workshop của SCAN tổ chức tháng 11, nghe thuyết trình và tham khảo ý mấy members già cả ngồi quanh (ai cũng khen very good) tôi quyết định chọn SCAN từ đó đến nay không đổi nữa, vì ít phải co-pay nhất so với các hãng khác trong mọi dịch vụ, từ thuốc men tới khám mắt, chỉnh hình, mổ xẻ, nằm bệnh viện lâu ngày, long- term care …và hễ gọi là họ có mặt sẵn để trả lời 24/24,không phải nghe máy tự dộng trả lời (answering machine) để lại số phone chờ họ gọi lại.

Tiếc thay SCAN chỉ hoạt động ở California và Arizona. Ai ở các tiểu bang khác phải chọn hãng khác. Mỗi năm, SCAN gửi 2 cuốn sách dày tới nhà members: một cuốn kê chi tiết về thể lệ, giá cả dịch vụ, cái gì free, cái gì phải copay, copay bao nhiêu; một cuốn in danh sách các bệnh viện, bác sĩ và specialists (ký giao kèo với SCAN) trong county mình ở. Mình phải tự chọn một “bác sĩ gia đình” trong danh sách các bác sĩ gia đình liệt kê trong sách. Có cả bác sĩ Việt nam nếu ai không biết tiếng Anh. Sau một thời gian, nếu không hài lòng với đạo đức và tài năng vị này, có thể gọi SCAN 7/24 đổi qua bác sĩ khác bất cứ lúc nào, bằng cách nhấc phone gọi 1(800)359-3500 là có người tiếp chuyện và gửi tới nhà thẻ SCAN mới với tên bác sĩ mới ngay. Thỉnh thoảng SCAN lại còn gửi cho mình các tập sách mỏng đầy hình ảnh với các lời khuyên về trị bệnh tạm thời trong tuổi già hay nhắc nhở về các bộ phận mắt, nhiếp hộ tuyến, vú, tử cung, ruột…. phải đi khám hay thử máu, thử phân,đo rỗng xương… trong một năm. Bác sĩ gia đình trong danh sách của SCAN chọn một trong mấy Provider Networks chính như Primecare, Medical Clinic, Medical Group, Choice Physicians, Physician Medical Group… Chọn bác sĩ nào thì phải tới các bệnh viện khám nghiệm hay thử máu thuộc Network bác sĩ đó. Bệnh viện của Network sau đó gửi kết quả cho bác sĩ gia đình, và bác sĩ này sẽ gọi mình cho biết phải làm gì kế tiếp, hay gửi mình đi bác sĩ chuyên môn khám ngay lập tức vì nếu có cơ nguy hiểm. Bác sĩ gia đình tôi tên Shawn Couture, chừng 40 tuổi, gốc người Pháp, rất hiền lành, tử tế, nói chuyện nhỏ nhẹ, lễ độ, thuộc Network Prime Care. Cha và anh ruột ông cũng đều là bác sĩ, 3 cha con mướn 1 một building làm chung. Có lần tôi xuất huyết hậu môn, gọi Shawn thì Shawn nghỉ vacation 2 tuần, ông bác sĩ cha ân cần tiếp tôi, khám thay cho con, định bệnh, cho toa, và gửi tôi tới nhà thương.

Cách đây một tuần, thư ký bác sĩ gia đình gọi 2 vợ chồng tôi tới office khám thường niên (physical exam). Tới thì thấy không có Shawm, mà một ông Mỹ nào bụng bự lạ hoắc, nhân viên y tế của PrimeCare gửi tới, tự xưng là tới “làm việc” với các SCAN members già trên 70 tuổi, đọc hồ sơ sức khỏe, hỏi han tình trạng sức khỏe cụ thể, test máu huyết lưu thông ra sao, hỏi trí nhớ còn tốt hay lú lẫn rồi, có vấn đề gì không, mục đích giúp các cụ sống lâu khỏe mạnh. Ông bảo cô y tá đo áp huyết 2 vợ chồng, đo chiều cao, cân nặng, ghi vô sổ. Tôi thấy ông này to béo dị thường, da đỏ hồng hào, tự hỏi không biết là bác sĩ hay y tá mà sao không biết ăn uống điều độ, có bị high cholesterol không mà bụng to vượt mặt, ngồi đọc hồ sơ cá nhân 2 vợ chồng, khệ nệ di chuyển, liên tục hỏi về bệnh và các thứ thuốc 2 đứa tôi uống mấy năm qua.

Ông khen tôi không bị tiểu đường, cao huyết áp, hay đau tim như đa số các người già, có lẽ nhờ đi gym tập thể dục, bơi lội, không ăn thịt, uống rượu, hút thuốc như tôi kể. Tôi nói tôi có 3 bệnh: mắt bị cataract đọc chữ nhỏ không thấy, phải đeo kính bifocal, nhưng bác sĩ mắt nói chưa chín muồi để mổ, chờ khi nào đeo kính mà đọc chữ vẫn thấy mờ thì mới mổ(!). Thứ hai, nhiếp hộ tuyến tôi nở lớn, PSA tới 6.1, nhưng không hề đi tiểu đêm, bác sĩ chuyên môn thử biopsy 2 lần vẫn không thấy cancer. Ngoài ra tôi còn bị Gout, lẽ ra phải uống thuốc ngừa Allopurinol 1 viên 1 ngày để lọc acid uric trong máu, nhưng vì tôi không ăn thịt, nên không sưng ngón chân, do đó lâu lâu mới uống 1 viên, sợ uống nhiều bị “side effect”, hại thận.

Bà xã tôi nhiều chứng hơn, đưa ông coi một bịch các lọ thuốc đang uống như Thyoroid, huyết áp, potassium, rỗng xương. Ông bảo phải đi khám mammogram (vú) tháng tới. Ngoài 68 tuổi thì khỏi khám tử cung, nhưng ngoài 74 mới khỏi khám mammogram nữa. Ở Mỹ bảo hiểm họ chăm sóc cẩn thận quá, chứ ở VN, cả đời đàn bà có ai mà đi khám vú và tử cung hàng năm làm gì, trừ phi có triệu chứng đau 2 chỗ đó. Bỗng ông lấy ra một cái kẹp, cúi người xuống, móc vào ngón cái tôi, chân bên trái, rồi bên phải, lấy lên coi kết quả, ghi vô sổ, nói cái này dùng đo mức độ máu lưu thông trong hai chân người già. Trên 0.50 thì máu chân đó lưu thông tốt, dưới 0.50 là máu chân đó chảy chậm, mạch máu đôi khi bị nghẽn tắc vì có cặn bã mảng dơ (plaque), điều này khiến người già thỉnh thoảng đang đi mà hai chân mất thăng bằng, té ngã xuống thình lình không gượng được, gẫy xương chậu, phải nhập viện nằm thật lâu để giải phẩu. Ông đưa cái kẹp đó lại gần mắt tôi để đọc con số hiện ra:

- Thấy không? Chân phải anh máu bị nghẽn, vì chỉ có 0.29. Chân trái thì tốt, được 0.59.

Tôi ngẩn người ra nghe, vì chưa hề biết vụ “đo máu lưu thông” ở chân này. Anh Đức bạn tôi, 85 tuổi, tự đo áp huyết một ngày mấy lần, bị tiểu đường tự chích insulin lấy khi đo thấy lên cao, blood sugar gì mà lên tới 300. Mới đây tới thăm, anh lại có trò mới: móc cái kẹp nhỏ (bác sĩ đưa) vào ngón tay tôi để đo coi oxygen thiếu hay đủ trong phổi. Anh nói cơ thể anh thiếu oxy nên bác sĩ bắt phải kẹpvô ngón tay, đo thường xuyên, hễ 90 trở lên là tốt. Tôi đo tay mình tới 95 nên không lo. Bây giờ lại thấy cái kẹp đo máu lưu thông ở ngón chân ông Primacare này đưa ra. Ông hỏi:

- Anh đi có bị té lần nào chưa?

- Chưa bao giờ.

- Lâu lâu ngủ đêm gần về sáng, anh có bị chuột rút không?

- Có… đúng vậy. Chân mặt lâu lâu bị lúc gần sáng. Đau lắm, nhưng co bàn chân lên xuống năm ba giây thì hết.

- Đó là do máu ở chân phải anh bị nghẽn, không lưu thông tốt như chân trái.

- Uống …nuớc chanh cho tiêu các mảng dơ trong mạch máu có bớt không?

- Mạch máu ở tim to rộng, uống nuớc chanh,tỏi… có thể tiêu mỡ,chứ mạch máu ở chân li ti rất nhỏ, không ăn nhằm gì, phải đi bộ,vận động nhiều mới đỡ nghẽn máu.

Ông quay sang đo chân vợ tôi thì kết quả ngược lại, chân trái nghẽn máu, chân phải tốt. Thảo nào lâu lâu bà ấy bị chuột rút ở chân trái.

Bỗng ông hỏi tôi đã làm “di chúc” chưa. Tôi sửng sốt:

- Tôi còn khỏe, còn sống 10 năm nữa là ít nên chưa làm, chỉ ghi xuống tờ giấy, cất tủ, dặn dò con cái các việc cần thiết nếu lỡ bị chết thình lình…Vài năm nữa tôi sang tên nhà cho con, hay bán nhà ở chung với con…giao hết cho con cái lo.

- Không, tôi muốn nói cái “advance directive” kìa.

- What?

- Di chúc (living will) khác “chỉ dẫn kết thúc mạng sống” (advance directive). Di chúc là để lại gia tài tài sản cho thừa kế, còn advance directive là cho phép bác sĩ rút ống thở để chết, chích cho chết, nếu anh chẳng may bị stroke, á khẩu, bại liệt, mất trí nhớ, hôn mê, hay bị tai nạn xe nằm mê man ở bệnh viện, phải chuyền ống thức ăn vô bao tử, sống đời thực vật kéo dài vô vị không ích gì mà tốn kém. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tờ “advance directive” này bàn với con anh để rút ống thở, hay chích cho anh chết, cho khỏe thân anh mà cũng khỏi phiền tới con cái…

- Tôi phải tự viết lấy tờ di chúc đó, hay nó có sẵn cái form ở trên mạng…? Website nào?

- Lên mạng, gõ “advance directive” sẽ thấy ngay, anh trả lời các câu hỏi…rồi in ra, đứa bác sĩ 1 copy, con anh 1 copy. Không có di chúc này thì bác sĩ và nhà thuơng không dám cho anh chết đâu. Họ sợ bị gia đình kiện.

Tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, phân vân nghĩ ngợi thì ông cho biết hôm nay cấp giấy cho tôi lấy hẹn đi khám rỗng xương lại. Hai năm trước khám, kết quả xương còn tốt, nhưng SCAN cho phép cứ 2 năm là phải khám lại... cho chắc.


Rời phòng khám bệnh, lái xe chở vợ về nhà, tôi đăm chiêu nghĩ ngợi mãi về tờ di chúc ông y tá gợi ý và cái chết sắp tới trong mười năm tới của hai vợ chồng.

Tuổi ngoài 70, ai mà không nghĩ tới tháng năm cuối đời. Bà chị vợ tôi, mới 74, đã liệt 2 chân 6 năm nay, phải ngồi xe lăn, lủi thủi một mình trong nhà ở Santa Monica với chị caretaker, mỗi lần gọi thăm, cứ nghe than khóc sụt sịt, nhớ chồng đã chết bỏ lại một mình, đòi tự tử vì chán sống. Ông thày dạy Triết năm đệ nhất tôi ở Nhatrang, năm nay 80, mà đã ngồi xe lăn 15 năm rồi, ở San Diego. Chỉ vì năm đó về VN, quên uống thuốc mà bị stroke trên máy bay, nhập viện ở Saigon, vợ con phải bay về cứu cấp chở qua Mỹ lại. Bạn học cũ gửi hình họp mặt bên nhà qua, có người đã chết, hình để trên bàn thờ, có người tê liệt teo chân nằm một chỗ, có kẻ miệng móm, râu tóc trắng phau ….anh em tiếu lâm gọi nhau bằng “cụ”. Năm kia, Thuận, bạn học cũ, cho biết giáo sư đồng nghiệp Khai và Tâm, hơn tôi 2 tuổi, đã chết vì ung thư gan. Hôm qua, Hùng cũng cho hay Giao 54 tuổi ở Bolsa ( nhờ tôi giới thiệu vào làm cho một công ty lớn năm ngoái) bị stroke đã 2 tháng nay, phải vô nursing home nằm, buồn bực cáu kỉnh, không muốn tiếp ai cả...Tôi giật mình kinh hãi. Mới 54, sung sức khỏe mạnh họat bát như Giao mà đột nhiên ra thế đó sao?

Ôi, cuộc sống sao mà phù du. Sanh, lão, bệnh, tử. TỬ là giai đoạn chót của chu kỳ một đời người, đời một sinh vật, kể cả côn trùng, cỏ cây… nhưng chết như thế nào mới là vấn đề. Chết nhanh khỏe khoắn ở nhà ấm cúng, hay nằm liệt chết trong nhà thương lạnh lẽo, đau đớn kéo dài nhiều tháng, chết bom mìn, súng đạn, xe cán, rớt máy bay, chìm thuyền. Chết tỉnh táo, êm đềm nhẹ nhàng, hay chết thần trí mê muội, dây nhợ chuyền khắp mặt mũi đầu cổ, không nguời thân bên cạnh, là tùy vào Nghiệp của chúng sinh đó. Mấy ai biết truớc cái chết mình xảy ra ngày nào.Tử vi chỉ đoán được năm nào bị nạn, năm nào chết, chết ra sao, chứ không thể biết đích xác được ngày tháng chết, và chết ở đâu.

Hai vợ chồng tôi,theo tử vi, sau 75 tuy vất vã nhiều năm, đều thọ ngoài 80, và đại hạn 10 năm cuối trước khi chết bình an, no đủ, khỏe mạnh (cả 2 đều có Tử phủ vũ tướng+tứ linh+ Song lộc Khoa mã). Biết mình hậu vận được vậy là có phước so với nhiều người, nên cũng không lo xa. Lo cũng chả giải quyết đuợc gì. Già, Bệnh, Chết là một phần tất yếu của cuộc sống, ai mà không trải qua. Có sinh thì phải có Tử. Lo sợ vì quá thương cái thân giả hợp (đất, nước, gió, lửa họp lại) này.

Phật nói,”Quá khứ đã qua, không nên nhớ, tương lai chưa tới, lo làm gì, hãy sống trọn vẹn với hiện tại”. Hiện tại, chúng tôi vẫn còn tương đối khỏe, bà xã còn đi bộ exercise mỗi ngày, nấu cơm, làm vườn, ăn được ngủ được; tôi còn lái xe chạy ào ào, đi gym bơi lội, chạy treadmill, cuốc đất, trồng cỏ, chơi Internet, dự tiệc, thăm viếng bạn bè… lo chuyện hậu sự còn hơi sớm. Chỉ sợ lái xe rủi bị accident chết trước mẹ tôi, khiến bà buồn phiền, rồi lâm bệnh ngã quỵ vì thương con, thì mang tội bất hiếu. Bà làm từ thiện, cúng chùa, xây chùa, bố thí cấp dưỡng cho cô nhi viện, người nghèo trong tỉnh, phóng sanh…hơn 50 năm nay nên nay tuy đã 90 vẫn còn sống khỏe bên nhà, tự mình đi đứng, vệ sinh lấy. Đã sắp quy tiên, nhưng thường xuyên niệm Phật, lại có mấy đứa em chăm lo bên cạnh, nên tôi không mấy lo. Các em tản mác khắp thế giới thì đã có con cái chúng trực tiếp lo. Phần tôi đã dặn sẵn hai con gọi dịch vụ hỏa thiêu cho ba má chết cho gọn, lấy hủ tro để trên bàn thờ, rồi có dịp đem về quê nhà chôn trong nghĩa trang gia tộc, cho xong một kiếp người vướng kẹt chiến tranh, tù tội, ly tổ ly tông, buồn nhiều hơn vui...

Thấm nhuần giáo lý Phật từ lúc trẻ, tôi vẫn biết Ái Dục là nguyên nhân của luân hồi tái sinh, diệt Ái dục được thì hết Khổ, nên đã từng tập coi nhẹ tình ái, đam mê, kiềm chế vọng tâm mỗi lần “ Tâm phân biệt “mống khởi. Mỗi khi Tâm yêu thích chớm khởi đối với sắc trần thì stop ngay. Nếu Được Mất, Hơn Thua màTâm vẫn dửng dưng, đối đãi chúng sinh với lòng từ bi một cách bình đẳng thì Tâm mình vô cùng thảnh thơi, lìa đời lúc nào cũng không bận tâm, vướng mắc, hồn sẽ theo nghiệp lành mà đi lên cảnh giới tốt đẹp hơn.

Ái Dục là yêu quí, luyến tiếc mạng sống giả tạm và tham đắm những thứ liên hệ tới nó như vợ con, người thân, nhà cửa, tài sản, danh vọng... Tuổi già nên bớt thương, bớt nhớ, bớt ham muốn, đem cho thiên hạ bớt các đồ đạc không cần thiết lần lần trong nhà để khi sắp chết, nhìn quanh thấy không còn gì để khỏi tiếc..Cất giữ đồ kỷ niệm thì mình chết cũng chả mang theo được, mà các con rồi cũng liệng bỏ. Ở Mỹ, vật chất tràn ngập, đồ dùng cái gì cũng dư thừa, quen thói Việt nam thấy gì còn tốt cũng tiếc không nỡ quăng, chắt chiu cất giữ trong garage: tivi, máy móc, tủ kệ, đèn ngủ, sách vở, máy tập thể dục, quần áo, DVD phim, CD nhạc…. Salvation Army, Hội ái hữu cựu chiến binh, hội Hungry children…nay xin, mai xin donations, cho hoài cũng cứ còn.

Mấy năm trước nghe Quang ở Long Beach, bạn học hồi lớp Nhất, thương gia giàu có trước 75 bị đánh tư sản, vượt biên qua Mỹ trắng tay, buồn rầu cho hay Chấn( bạn thân 2 đứa) ở Oakland đã chết, hèn chi gọi phone nhà thăm mấy lần nghe im lìm, hình như vợ đã bán nhà dọn về ở với con. Quang thấm nhuần đạo Phật, biết của cải là phù du, cuộc sống vô thường, chỉ vun trồng phước đức mới quan trọng, nên đã học nghề bấm huyệt, diện chẩn, chữa bệnh cứu người miễn phí, về hưu tham gia các phòng chữa bệnh đông y từ thiện ở Orange County, gây phước lành cho kiếp sau. Anh Đức thì vợ mới mất 2 năm trước, bị nhiều thứ bệnh, gọi 911 nhập viện cấp cứu hoài nên DMV cấm lái xe, lủi thủi đi đứng chậm chạp một mình trong ngôi nhà vắng vẻ ở Fountain Valley. Một lần tôi tới thăm, ra sau vườn thấy mấy chục bụi chuối già cỗi héo úa xơ xác, khắp vườn tơi bời ngập rác không ai dọn, mủi lòng đánh trần bỏ công chặt bỏ, dọn dẹp cho gọn gàng mát mắt, kiếm chuyện nói cho anh vui, tạm quên nỗi buồn cô độc. Bạn bè ở các tiểu bang khác hay nước khác thì chỉ email thăm trao đổi tin tức, ai không biết chơi Internet mới gọi thăm.

Tuổi già, cũng như các ông bà già Mỹ, vợ chồng tôi về hưu cô quạnh lủi thủi trong ngôi nhà có sân cỏ trước và vườn cây phía sau, ít muốn đi du lịch xa. Lái xe từ Nam lên Bắc Cali mấy tiếng đồng hồ cũng mỏi mắt, mệt phờ. Con cái có gia đình riêng, không ở chung nhà, chỉ liên lạc bằng phone, lâu lâu ghé thăm rồi đi. Tuổi già đành phải tự tạo ra những thú vui, việc làm tiêu khiển, làm từ thiện, phóng sanh, bố thí…giữ tâm thanh tịnh. Đó là khi còn cả đôi, tới một lúc nào đó rồi một người sẽ ra đi, chỉ còn một người ở lại. Tới một lúc nào đó, chân sẽ yếu, tay sẽ run, phải dọn xuống nhà dưới ngủ kẻo vấp té, bỏ cái lầu trống không ai ở. Nếu bà xã còn lại, thì quanh quẩn ở nhà, làm bạn với cái tivi, đêm hôm khóa chặt cửa sợ trộm, không biết lái xe phải lệ thuộc mọi thứ vào con, hay bán nhà ở với con gái và cháu ngoại. Nếu tôi còn lại thì phải nấu ăn dọn dẹp đủ thứ, hay mướn người tới take care part-time, chưa biết rồi sẽ tính sao, về VN ở với em và cháu, hay ở Mỹ với con.

Tối nay, tò mò lên mạng gõ chữ “ advance directive” (di chúc tuyệt mệnh) tôi thấy nhiều mục phải điền, nhiều câu hỏi phải trả lời: tên họ, tuổi tác, địa chỉ, tên bác sĩ gia đình, sau khi chết có muốn hiến tặng thân thể nội tạng không, giao quyền cho ai quyết định chấm dứt sự sống, muốn chôn hay hỏa thiêu, công ty nào, ở đâu. Tôi phân vân không biết lúc chết mình có còn ở Riverside không mà chọn nhà quàn, công ty hỏa thiêu ở Riverside, biết đâu lúc ấy đã xuống Little Saigon ở với con trai, hay về VN ở mướn người săn sóc, chết chôn cho gần ông bà cha mẹ. Bút sa gà chết, sau này làm sao sửa đổi, update. Có những việc mình thực sự chưa biết quyết định thế nào, làm sao mà trả lời, ghi xuống, và đưa luật sư công chứng. Tôi thừ nguời ra, và bỗng nhiên một nỗi hoảng sợ bao trùm khắp nguời. Hình ảnh một ông già ốm gầy như bộ xương, rên rỉ, xanh xao mất hết sinh khí, hiện ra, nằm co quắp trên giường phủ khăn trắng lạnh lẽo trong bệnh viện, sợ hãi chờ đón Tử thần.

Mình sắp phải bỏ hết tất cả con cháu, anh em, vật dụng, hình ảnh kỷ niệm trong ngôi nhà thân thương này vĩnh viễn sao? Chết rồi đi về đâu? Không bao giờ còn thấy lại không khí êm đềm đồ đạc trong ngôi nhà thân ái này, đường phố, bạn bè, người thân….? Đọc kinh Phật biết không có gì gọi là cái TA. Gan, ruột, phổi, thận, tay chân, đầu óc, thịt da xương gân, ráp cột lại thì tạm gọi là TA, rã ra từng thứ thì chẳng có cái nào gọi là TA, Vô ngã, Vô thường, Vô chúng sinh. Thấy mình Vô ngã thì không còn vấn đề gì để bàn, sống còn chưa có gì để bàn huống hồ là khi chết. Đâu có cái gì là của mình mà phải lo phải bàn? Nhưng biết Vô ngã là một chuyện, mà sống thực sự trong tinh thần Vô ngã mới là khó. GIÁC là một chuyện, mà NGỘ là chuyện khác. Ai công phu tu hành thiền định nhiều… chưa chắc đã ngộ, chưa chắc đã vượt qua nỗi sợ đánh mất cái TA. Con người dù hiểu đạo, ăn chay, bố thí, tụng kinh, ngồi thiền nhiều năm, một khi đối diện trực tiếp với cái chết mà tâm dửng dưng vắng lặng, không sợ hãi, mới thực là Giác ngộ. Được “tứ vô lượng tâm” (từ bi hỷ xả) may ra mới không sợ cái chết tới gần. Trong 4 tâm đó, tôi thấy XẢ là khó nhất. Ta có thể dễ dàng Từ, Bi, và Vui cái vui kẻ khác, nhưng Xả bỏ, buông hết cái Ngã ra, gia đình, tài sản, tất cả những gì thân thương gắn bó cả đời… mà đi nhẹ nhàng mới là chuyện khó nhất trên đời, mà khi ngồi trước computer, làm tờ advance directive trên mạng, tôi mới đột nhiên hiểu ra…và muốn nhắm mắt lại, biến mất như làn hơi nóng bốc lên từ mặt hồ nước, để khỏi phải nghĩ ngợi gì hết…

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
30/07/201615:33:44
Khách
Tác giả viết "khám mammogram (vú) " là đúng, vì chỉ đàn bà mới có vú (breast) chứ đàn ông chỉ có ngực (chest). Khám ngực (chest) khác khám vú (breast).
Tiếng Anh nó chính xác hơn tiếng Việt,cái gì chính xác thì mình dùng,tại sao phải câu nệ tiếng Việt tiếng Mỹ. Ai biết nhiều thứ tiếng, thấy tiếng nào hay nhất thì dùng.,không gò bó vào khuôn khổ nào. Qua nước Âu MỸ thì lái xe hơi cho nhanh chứ ai đi xe máy cho mất thì giờ, lại xả khói độc ô nhiễm không khí (pollution)? Qua MỸ sống thì nên open-minded (phóng khoáng) mới thành công, chứ đầu óc chật hẹp đầy thành kiến (narrow-minded) thì ở lại hồ hỡi với VC cho rồi.
29/07/201621:25:06
Khách
Tôi thấy đa sô tiếng Việt (chữ kép) là gốc Hán việt (tổ -quốc,gia- đình,mẫu tử,quí danh, huynh đệ,hy sinh,phúng điếu...) mà ta nghe quen tai nên cho là tiếng Việt. Viết hay nói chúng chẳng lẽ là chụp mũ thân Tàu? Mấy người nói ra nhà ga (la gare) đi nhà băng (bank) chả lẽ nói ho thân Pháp thân MỸ?Vậy mấy người mới qua Mỹ quen miệng nói "hộ chiếu, rà soát, biên chế,bức xúc) chả lẽ chụp họ là liếm đít VC?
Tôi nghĩ thứ gì mà Vn không có, mượn tiếng của nước có nó, để viết hay nói, không sao cả (timing belt, hood, trunk, broccoli, chocolat,café, welfare,foodstamp, telephone). tại mình ít học, ít tiếp xúc với xã hội, nên thấy chướng tai thôi.
Đôi khi tiếng Mỹ viết+ nói còn ngắn gọn mau le (cell phone, 2 chữ)hơn là tiếng Việt dịch ra nữa (điện thọai di dộng ,điện thoại cầm tay" 4 chữ)
29/07/201618:27:54
Khách
Á à...khám ngực khác khám vú à.Khám ngực coi có dấu bạch phiến khôgn,còn kham vú phải soi ở trong coi có tế bào ung thư chưa.
Thực ra tôi cũng không muốn ngụy biện, chư sVN khoogn có ngôn ngữ viết mà chỉ có ngôn ngữ nói, thời Tàu đô hộ thì học chữ nho,sáng tạo ra chữ nôm,thời pháp nhờ cha cố Alexandre de Rhodes (vì muốn truyền đạo) giúp tạo ra chữ quốc ngữ dựa vào tiếng latin cho Vn có chữ viết để truyền bá đạo dễ hơn. Rồi từ đó nhờ chính phủ bỏ các kỳ thi hương, nhờ nhiều học giả tân học mở mang quốc ngữ thêm, Phạm Quỳnh,Petrus Ký,Nguyen v Vĩnh... 2 tờ báo Đông dương và Nam phong, nhóm Tự lực văn đoàn ...mà tiếng Việt phong phú thêm (ô tô, nhà ga,đốc tờ..)..tới thời Mỹ thì thêm tiếng Mỹ OK, Salem...PX) thời VC thì thêm vô số tiếng quái lạ( bức xúc, rà soát,tranh thủ...hộ khẩu) thời tỵ nạn qua mỸ thì thêm welfare,foodstamp, xin housing, làm nails...đi restrooom).Ngôn ngữ thay dổi phản ảnh các giai đoạn lịch sử của đất nước. Các nươc Âu châu cũng vậy,vay muợn lẫn nhau. Sống ở Mỹ,ăn cơm Mỹ đi xe Mỹ,tiếp xúc Mỹ hàng ngày thfi dùng tiếng Mỹ có gì là lạ. Tại sao cứ cho tiếng Việt là trung tâm vũ trụ mà xét đoán chê bai tiếng nuoc khác Giữ Tâm không chấp (chơn tâm ) thì thanh thản nhẹ nhàng, mà chạy theo vọng tâm (chấp 2 bên) thì luôn có tranh cãi,bực mình. Thực tướng của mọi vật là Không tướng. Còn thấy Tướng là còn vọng tâm. đối đãi 2 bên. Bên nào cũng sai.
26/07/201614:22:24
Khách
"Yên sĩ phi lý thuần" chứ không phải "Yên sĩ phi lý thuật".
Đối với tôi, khi đọc từng chữ từng câu vấp phải các chữ như phone ( điện thoại), part (phần) very good (rất tốt)....rải rác trong bài tự nhiên thấy chữ nghĩa tiếng Việt đi đâu và bài viết mất hay uổng quá.
Đồng ý có những chữ tiếng Mỹ nên để nguyên vì khó dịch và dịch không chính xác như scan, premium.
Tuy nhiên mammogram (vú ) ông đâu cần dùng tiếng Mỹ rồi giải thích bằng một chữ VÚ để trong dấu ngoặc.Ông viết khám ngực ai cũng hiểu mà.
25/07/201605:16:59
Khách
>You seem to be knowledgeable in both Buddhism and Catholicism, both Vietnamese and English languages... It's rare for a young man growing
up in thís country.

No, it is not fair. Not only Buddhism, Catholicism (Christian), but Confucianism, Taoism, Muslim, ....Thanks to my great Helper, at 34 year old
I achieved tri thiên mệnh which Khổng-Tử 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá, (I was very proud at that time, like the time I got dual BS
degrees at 30, but it is nothing to compare to my highschool buddies, they went all the way to Ph D or MS then MBA). I seems to love only money, because
I heard that with money you can move the world.

When you achieved the tri thiên mệnh, you can read very fast and got most of the important stuffs out of it. I remember I read the Pháp Bảo Đàn Kinh
do Lục Tổ Huệ Năng giảng và Ngài Pháp Hải ghi lại around 34 or 35 year old. First time in my life, my wife borrowed it from somebody and she left
it in the bathroom. I saw it and I sat on the bathroom floor and read it for 2 - 3 hours (from cover to cover) -- nhất lý minh, vạn lý thông. In Kim Dung
martial art novel, Vương Ngữ Yên had to help Mộ Dung Phục to understand different martial art techniques. I was the combination of Vương Ngữ Yên
and Cô Tô Mộ Dung at that time.

As the years went by and life took over (the career life, the temptation of this world, ...) I went nowhere, got stuck .... until many years ago
I had a chance to talk to my buddy (more senior) about his meditation. I drove 8 hours to meet him during his business trip (he was the 2nd person in this world , not my
parent, that forced me to move my butt), because he achieved the NHU LAI level, and I had to move north because I wanted to do the root cause analysis of my failure. Very
interesting conversation (from 10pm to 3 or 4 am monday morning)

>I really enjoy talking religions with you
Well, I only enjoy talking about the teaching of the founders (Buddism from Buddha -- Enlightement Master in Sanskrit, Christian from Christ -- Enlightement Master
in Hebrew, the teaching of Guru Nanak -- The Light Keeper because he said to his disciples when he was alive " A Sikh sat alone was a Sikh, but 2 Sikhs sat together
under my name, will be the assembly of God", Lord Jesus said the same thing to his disciples, .....

I do not care much about REligions business (RE means return), they have their lives and I have mine. The art of success in this world is mind your own business
and be vegan (no mood to against the law of karma) that what I learned when I was young.
23/07/201623:16:47
Khách
Trả lời anh Nguyên Gia.
1/Who says I am Vietnamese citizen? Trúng giải cuộc thi "VVNM" chứ đâu phải trúng giải "Bảo tồn tiếng Việt". Viết lổn ngổn vậy mới tỏ ra mình không sống và viết văn ở Vn, mà là tác giả nghiệp dư lưu vong, ai mà trách làm chi? Lâu lâu nhiều nguời quen nhắc sao không viết nữa nên phải Viết để tiêu khiển thôi, chứ cái ngã mình có quan trọng gì đâu.
2/Mình đang sống ở Mỹ phải dùng tiếng Mỹ đúng nghĩa của nó chứ dịch ra tiếng Việt không hoàn toàn đúng nữa . Có khi dịch ra tiếng Việt, tụi trẻ lớn lên bên này không hiểu là gì nữa. Tại sao ngoai quốc thích ăn phở Vn dùng chữ "Phơ" chứ không dịch ra " Viet noodle" hay "Viet vermicelli" hay "Viet spaghetti"....Muốn ăn Spaghettli thì nói là spaghetti, waiter nó hiểu ngay, sao lại dịch ra là "mì Ý" , có đúng không? Nói "đi nhà bank rút tiền" có gì là chói tai không?. Đầu thế kỷ 20 tôi nhớ có nhà văn VN cổ lổ sĩ (biết cả chữ Nho và Pháp),cố tình dịch chữ Inspiration (nguồn cảm hứng) là "Yên sĩ phi lý thuật' nữa kìa , hay hồi ở tù cải tạo,khai lý lịch địa chỉ ở 29 Yersin , Soc trăng,nó quát lên tại sao còn đầi óc nô lệ Tây, sao không viết "Déc sin" .....nghe mà thấy ớn.
Pháp có câu:
"Traduire, c'est trahir"= Dịch tức là Phản.
18/07/201605:26:46
Khách
Tôi dạy tiếng Việt. Tôi chỉ xin có một đóng góp nhỏ về cách viết văn của ông.
Đọc bài của ông ,tôi thấy ông dùng quá nhièu các từ ngữ bằng tiếng Mỹ xen lẫn tiếng Việt.
Tôi không muốn trích dẫn dài dòng. Tôi chỉ nêu cảm tưởng của một người Việt đọc văn chương Việt mà lổn nhổn các từ tiếng Mỹ làm như tiếng Việt không có từ ngữ thay thế hay không diễn đạt được.
Theo tôi viết văn Việt cho người Việt đọc để bảo tồn tiếng Việt nên dùng tiếng Việt .Tiếng Mỹ khi nào bất đắc dĩ lắm mới dùng với sự thận trọng)
Tôi cho rằng đây là một thói quen khi nói rồi ảnh hưởng đến phong cách viết văn của ông
Điều thận trọng hơn nữa ông là người đã trúng giải về viết văn của mục VVNM.
17/07/201623:10:56
Khách
Oops.
you do merciful deeds, your left hand should not know what your right hand does
17/07/201623:07:32
Khách
Snapshot at Kinh-Nghiệm Thành-Đạt của Cuộc Đời Đức Khổng-Tử "tri thiên mệnh -- understood the Will of Heaven " @ 50 year old.
"Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh" 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá. He understood the law of Heaven (not human law). So, he changed his fate @ 50 year old, Hoạt động nếu chuyển phương hướng thì nghiệp cũng chuyển phương hướng. In theory, he already made his first connection to the Almighty power (kien tanh or phan van van tu tanh), Buddism names bat thoi bo tat (the point of no return-because he already took the taste of Nirvana, he was the light and began to merge more into infinite light (vo luong quang). So, at 50 year old, tử vi, xem bói, coi bói vận mệnh, Palm Reading. Tarot Card Reading , .... should not work. Because the law of Heaven that applies to tri thiên mệnh person different from common people (you sow what you reap with no time delay, because he was on his liberation path, he will not return to 3 realms, so he could not do bad deeds and tried to get away with it. Lord Buddha kicked the fish's head in his last life and he got headache. Good deeds are okay ( you do merciful deeds, your left hand know what your right hand does)
13/07/201613:46:02
Khách
1/Ngôn ngữ học( philology)cũng như y khoa,khoa học,nó vay muợn từ ngữ, kiến thức của nhiều nuớc khác chứ khogn ù lì cứng ngắc, dậm nhân tại chỗ.Ta có 1000 năm đô hộ của Tàu,100 năm của Pháp và mấy chục năm của CS,rồi bây giờ chạy qua Mỹ ở, hay ở lại mừng rỡ đón Obama...nên mới có hỏa xa,phi cơ,máy bay, nhà ga(gare),nhập hộ khẩu,medicare và Ô Kê..
2/Muốn hiểu nghĩa chính xác 1 chữ nào đó,như Nhập viện,phải xét nó nằm trong cái context đoạn văn nói về cái gì,chứ đem ra mổ xẻ phân tích chẻ sợi tóc làm tư thì không đúng,sẽ có ngày "vô nhà thương thăm người quen" mất.
3Viết văn,nội dung bố cục hay , nhiều chi tiết bổ ích chưa đủ, đừng quên yếu tố âm nhạc (musicalité) chọn chữ dài hay ngắn, nhiều chữ hay ít chữ,dấu phảy dấu chấm nhiều... để diễn tả hành dộng nhanh, dồn dập nguy biến...hay chậm chạp bình anh...,tâm lý thái dộ nhân vật hốt hoảng hay bình thản...vv..Chateaubriand và Lamartine là 2 ông tổ của phái Lãng mạn văn học Pháp thế kỷ 19 chuyên dùng yếu tố âm nhạc trong tiểu thuyết. "Nhập viện" (hospitalized) cộc lốc, âm thanh ngắn gọn, chắc chắn sẽ nói lên sự hốt hoảng,vội vàng, nguy hiểm lúc gọi 911 chở đi ,hơn là 1 tràng chữ lê thê đủng đỉnh "vô nhà thương" hay "viện dướng lão " chứ. Doesn't matter tiếng của VC hay của Tàu, miễn gợi hình gợi thanh, tác dộng người đọc hiểu ngay là đuợc..
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,204,512
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến