Hôm nay,  

Miami, "Calle Ocho"

06/06/201600:00:00(Xem: 8679)

Tác Giả: Y Châu
Bài số 3838-17-30338-vb20606166

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.

* * *

Tiểu bang "Sunshine", Florida vừa qua một mùa Đông, đủ lạnh để người ta mặc lại những cái áo len, áo khoát, cái khăn choàng cổ đủ màu sắc, thướt tha; đi tản bộ ở bờ biển, công viên hay dự những dạ tiệc.

Đối với dân nhà vườn thời tiết giống như trẻ thơ hay õng ẹo, nóng lạnh thất thường, sẽ làm cho họ trúng mùa hoặc mất trắng. Khi mùa đông đủ lạnh thì hoa trái bội thu, quá lạnh thì nụ non sẽ rụng hết, không có tiết lạnh mùa đông thì cây không đủ sức để đơm hoa kết trái.

Tháng ba đông sắp tàn, nhưng nàng xuân chưa vội đến (20 tháng ba, Spring begins). Cây vải đã đăm chồi, cái nụ non xinh xinh từ trong kẻ lá vọt ra ngoài, dành phần sương đêm nắng sớm. Chậm chừng hơn một tháng sau cây xoài, cây nhãn cũng không chịu nhường chị, nhịn em đua nhau trổ bông. Một màu vàng ối phủ hết tàn cây, mặc cho ong bướm bủa vây, trêu ghẹo.

Mấy người bạn hiền, nghe kể say mê, vì lời thường hay hơn thực tế, đặt chỗ trước:

- Mùa trái cây nầy, gia đình sẽ viếng Miami, bây giờ "đặt chỗ trước" nhe?

Chưa gì dân Miami vội làm cao:

- Ai đến trước còn chỗ, ai đến sau thì hết chỗ.

Miami, Florida nằm trên con đường bão đi qua, năm 1992 có Hurricane Andrew, năm 2005 có Hurricane Katrina, Wilma,... tàn phá dữ dội. Tất cả đều do thiên định, nếu có lỡ hẹn thất hứa là ngoài ý muốn, xin lượng thứ!

Ước mong năm nay mưa thuận gió hòa, nhà vườn được một mùa bội thu, trái xanh thì đủ chua, trái ngọt như mật để đãi khách viễn xứ tha hương.

Nơi đây qui tụ rất đông đúc người gốc Cuba, họ đến Mỹ từ năm 1959, sau biến cố "Vịnh con heo". Cũng như người Việt Nam có Littte Sài Gòn, người Haiti có Little Haiti, người Cuba có Little La Havana. Con đường số 8, tiếng Spanish là Calle Ocho, từ "down town" Miami chạy xuyên ngang qua bán đảo Florida đến vịnh Mexico, song song với xa lộ I-75. Có nhà hàng Versailles nằm trên đường nầy và 35 Avevnue. Nơi đây thường có những cuộc "xuống đường" và nhất là chuyến viếng thăm lịch sử của TT Obama đến đảo quốc Cuba.

Mỗi năm vào ngày chủ nhật trung tuần tháng ba, từ 9 giờ sáng đến chiều tối có lễ hội Calle Ocho; nằm trên đường Calle Ocho trãi dài hơn 10 blocks đường từ 27 Avenue đến 17 Avenue. Qui tụ đủ mọi sắc dân, đông nhất là dân gốc Nam Mỹ Châu. Ai muốn biết sự sống động cuồng nhiệt của lễ hội thì nên đến thử một lần cho biết (năm nay 13-3-2016).

Tôi có hỏi những người trẻ tuổi:

- Chủ nhật nầy có đi dự Calle Ocho không? Họ tươi cười trả lời:

- Sao lại không! Vui lắm, mỗi năm chỉ có một lần, lại thưởng thức đủ tất cả, nào là: ăn uống, nhảy nhót, có cả ca nhạc sống,...

Những nhà thương mại có dịp để quảng cáo sản phẩm hàng hoá của họ, phải đặt chỗ trước vì báo chí truyền hình có đưa tin trực tiếp.

Nhạc sống, nhảy múa,... hệ thống âm thanh mở hết công suất, náo động cả khu phố, nên những người không thích ồn ào náo nhiệt, hay những người đã qua cái thời thanh xuân, tràn đầy nhựa sống, khi được hỏi lắc đầu:

- Crazy! Crazy!

Cách đây hơn 10 năm, gia đình tôi có đến một lần thiệt là vui! Nay thành phố Miami có khoảng 4 triệu dân, là cửa ngỏ phiá Đông Nam của Mỹ, dân Nam Mỹ trước khi vào Mỹ đều qua đây, nên lễ hội Calle Ocho càng ngày càng đông càng vui!

Trường FIU, ở Miami Florida, mới đây có một buổi chào cờ đặc biệt, họ mời Cộng Đồng Nam Florida. Đến dự có đầy đủ nhân sĩ đại diện cộng đồng, đại diện Phật Giáo, đại diện Công Giáo, Tin Lành,... Có thượng kỳ và hát quốc ca Việt Nam.

Vinh danh những cựu sinh viên gốc Việt Nam đầu tiên, như ông Chu, tốt nghiệp Bachelor, năm 1980,... là một trong những người tích cực phục vụ cộng đồng, nay đã già yếu, 80 tuổi, nhưng nhiệt huyết không bao giờ cạn. Noi gương theo bậc cha chú, có rất nhiều con Hồng cháu Lạc đã và đang là sinh viên của ngôi trường Đại Học Quốc Tế nổi tiếng nầy, và những trường đại học nổi tiếng khác.

Mỗi năm học sinh, sinh viên có kỳ nghỉ hè 3 tháng để nghỉ ngơi lấy lại sức chuẩn bị lên lớp cao hơn, hay chuyển đổi trường mới. Bắt đầu mùa xuân các em có được một tuần nghỉ xuân, Spring break, trước khi trở lại trường lớp học tiếp phần tư cuối cùng. Năm nay tiểu bang Florida, nghỉ xuân được sắp xếp nằm giữa Calle Ocho và Easter.

Vui chơi - Nghỉ ngơi - Tình thương.

Ngày lễ Phục Sinh, Easter, Đức Chúa Trời chết đi sống lại,... để nhắc nhở mọi người làm thêm nhiều điều thiện, tình thương,... để mọi người cùng sống trên quả đất thân yêu, nhỏ bé nầy.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,045,028
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến