Hôm nay,  

Gặp Lại Tại Paris

01/06/201600:00:00(Xem: 10288)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3832-17-30332-vb4060116

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Greenville, tiểu bang South Carolina, ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 13 năm qua. Sách đã xuất bản: "Hành Trình về Phương Đông" và "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ. Năm 2015, ông vừa cùng gia đình bay 5000 dậm từ miền Đông về California dự họp mặt và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Sau tháng 4 năm 1975 tôi vào nhà đá mất hơn 10 năm.

Đến cuối năm 1991 tôi đi Mỹ định cư theo Chương Trình H.O.6 do Chính Phủ Hoa Kỳ bảo trợ, trong khi các chị em tôi đều định cư tại Pháp

Tôi định cư ở Thành Phố Santa Ana, C.A. sau đó tôi qua lập nghiệp tại Thành Phố Greenville, SC vào năm 1995.

Năm 2000 tôi và bà xã bay qua Paris, Pháp thăm chị tôi.

Paris, trong trí óc non trẻ của một học sinh thời trung học là tôi, là một huyền thoại, làm ai ai cũng mê mẩn, cũng muốn đi thăm cho biết.

Tôi nuôi mộng được đi thăm Paris từ thời còn là học trò. Paris, nơi có Tháp Eiffel cao vút chạm đến mây xanh,Viện Bảo Tàng Louvre nổi tiếng với những danh họa của các họa sĩ nổi tiếng như Leonardo Da Vinci,Van Gogh, Lâu Đài Versailles tráng lệ nơi vua Pháp cư ngụ, cùng sông Seine êm đềm, Nhà Thờ Notre Dame de Paris nổi tiếng nhờ truyện tình "Anh gù Nhà Thờ Đức Bà Paris" của Victor Hugo v… và…v… từ khi tôi còn học bậc Trung Học lận.

Cho nên tôi đã nuôi trong tâm sự cương quyết đi thăm Paris khi đủ điều kiện tài chánh. Tôi còn nhớ lúc tôi nhận được tờ LOI (Letter of Invitation) từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, Thủ Đô của Thái Lan, ông anh tôi nói liền:

"Bình sướng nhé! Paris đã ở trong tầm tay !"

Để "sướng nhé" như anh tôi phát biểu tôi đã phải mất 9 năm kể từ ngày tôi định cư vào năm 1991 ở Hoa Kỳ làm việc cật lực vào các ngày thứ bẩy,chủ nhật thậm chí cả ngày trong tuần khi hãng có giờ làm thêm.

Ra đón chúng tôi tại phi trường là anh rể tôi. Anh chị không có con với nhau.

Đến đây tôi xin nói qua về mối tình của anh chị và quả thật như các cụ ta thường nói "duyên số."

Trước khi làm bạn với chị tôi thì anh đã có vợ và hai vợ chồng anh chị đã vượt biên và được chính phủ Pháp chấp thuận cho định cư tại Pháp.

Còn chị tôi lúc đó đã là chủ một tiệm ăn ở Paris. Thấy tiệm nấu ăn ngon nên anh chị đến dùng thường xuyên thế rồi thành quen sơ rồi quen thân chẳng mấy lúc.

Đến lúc tình thân đã thắm vợ anh mắc trọng bịnh.Trước khi nhắm mắt buông xuôi chị nhờ chị tôi thay chị săn sóc cho anh.

Sự ra đi không bao giờ trở lại của người vợ dấu yêu đã làm anh hụt hẫng vì tình yêu của anh đối với bà vợ cũ rất xâu đậm nên tinh thần anh suy xụp và sẽ không có gì cứu vãn nổi nếu không có chị tôi tận tình săn sóc,nâng niu trong lúc thậm cấp chí nguy này.

Nhờ vậy anh đã có thể vượt qua được khổ nạn và trở lại cuộc sống bình thường như trước vì bên anh đã có chị tôi.

Thế là hai anh chị thành vợ chồng chung thủy với nhau cho tới bây giờ.

Anh nguyên là một sĩ quan cấp Tá trong Quân Chủng Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Anh rất hiền lành ít nói. Anh và chị lái xe đưa hai đứa chúng tôi đi chơi nhiều nơi như Viện Bảo Tàng Louvre, Tháp Eiffel, Điện Versailles.

Những chuyến đi chơi này làm tôi thỏa lòng mong ước từ bao lâu nay.

Anh không lên lịch sẽ đi đâu cho ngày kế thế nhưng khi sáng ra, sau khi điểm tâm xong là anh chị bảo vợ chồng chúng tôi lên xe.

Đi đâu thì anh không nói nhưng khi gần đến nơi anh mới bật mí là hôm nay viếng Điện Versailles, nơi lâu đài của vua Pháp v…và v…

Hai chú em của tôi và cô em gái cùng cô em họ cũng làm cho cuộc du lịch của chúng tôi thêm phần khởi sắc.

Tôi có một kỷ niệm khó quên với chú T.,em trai tôi,chú thua tôi khá nhiều tuổi.

Một hôm sau khi trở về nhà từ Trường Sinh Ngữ Quân Đội,đối diện với Tổng Y Viện Cộng Hòa,tôi ghé nhà bố tôi chơi để thăm ông cụ như mọi khi.

Tôi gặp bố tôi đang nói chuyện với chú em tôi.Thấy tôi ông quay về phía tôi:

Tao tính cho T. học kỹ sư vì nó giỏi toán?

Tôi trả lời:

Cậu coi xem nước ta có bao nhiêu nhà máy mà cậu tính cho chú ấy học kỹ sư? Cậu không thấy mấy ông kỹ sư đi dạy Toán sao? Cậu cho chú ấy học bác sĩ đi.

Ông bố tôi bèn phán một câu xanh rờn:

Tiền đâu?

Ông bố tôi là dân buôn bán từ khi còn ở Hanoi.Ông không biết gì về quân đội cả.

Tôi nhẹ nhàng trả lời;

Thì cậu cho chú ấy thi vào Trường Quân Y đi.

Tôi còn nhấn mạnh sau khi tốt nghiệp thì chỉ làm việc trả nợ cho Quân Đội lối 10 năm là trở về đòi sống dân sự.Theo như tôi biết.Khỏe re!

Thời gian qua mau.Chú T. không những ra Trường với cái bằng Bác Sĩ mà nhờ chú có khiếu nên chú được các Thầy lựa cho đi học thêm về ngành Giải Phẫu.

Khi ra Trường chú được đưa về phục vụ tại Sư Đoàn 7 Bộ Binh.Sau 30 tháng 4 chú cũng phải vào nhà đá mất lối 3 năm thì CS tha cho chú về vì lúc đó chúng cần các chuyên viên y tế để phục vụ dân chúng

Để đánh lừa bọn CS chú vào làm việc tại Bịnh Viện Sùng Chính rồi tìm cách vượt biên nhiều lần nhưng không thoát.

Có lần nhóm vượt biên bị bể mánh.Chú chạy trối chết. Khi cùng đường quá chú lao đại xuống cái hồ nuôi cá vồ và lấy bèo che kín.

Mấy tên Công An CS đuổi kịp. Chúng đi quanh cái hồ và nói với nhau là chúng thấy chú T. nhẩy xuống hồ nhưng không tên nào chịu ướt để nhẩy xuống tìm chú.

Nói bâng quơ với nhau một lúc bọn chúng bèn bỏ đi nhưng không quên lia xuống hồ vài loạt đạn cho yên tâm.

May mà đạn không trúng chú T.

Nếu bạn tin vào số mệnh như các cụ ta có câu "Cái gì tới thì nó sẽ tới."

Quả đúng như thế!

Quá thất vọng sau nhiều lần thất bại chú đành bỏ mộng vượt biên để chờ cơ hội mà có lẽ không bao giờ tới nếu chú không có cơ may gặp cha và con một ông xì thẩu người Tàu.

Anh chàng này gặp tai nạn trong khi chạy xe gắn máy và bị gẫy chân nhưng viên bác sĩ bó bột cái chân của anh này có lẽ là loại bác sĩ từ y tá được phong lên chức bác sĩ theo lối "đào tạo" của CS nên anh ta cứ phải khập khiễng mà đi.

Chú T. bèn đề nghị với anh chàng này:

"Để tôi giúp cho đi bình thường trở lại nếu đồng ý cho tôi mổ để chữa."

Cả bịnh nhân lẫn ông xì thẩu đều mừng như bắt được vàng!

Như ông Archimède tìm ra lực đẩy của nước!

Chú mổ chân anh chàng này sắp lại cái chân gẫy rồi bó bột.

Đến ngày mở bó bột anh chàng này đi lại bình thường, hết khập khiễng.

Thế là hai cha con ông xì thẩu nhớ ơn trong lòng mà không cho chú T. hay!

Bẵng đi một thời gian một hôm hai cha con ông xì thẩu đến thăm chú T. và mời chú cùng gia đình vượt biên free với gia đình ông để gia đình ông tỏ lòng biết ơn.

Vốn tính cương trực và thẳng thắn chú T. bèn nòi thẳng: "Hiện nay gia đình tôi không có tiền nhưng xin ông cứ cho biết giá mỗi đầu người là bao nhiêu cho dễ tính thì khi thoát khỏi cái "thiên đường của quỷ dữ này"tôi sẽ đi làm kiếm tiền trả dần. Ông nghĩ tới tôi như vậy là quý, rất quý.Xin đa tạ tấm lòng quý hóa của ông.Xin cảm ơn ông.

Cha con ông xì thẩu đồng ý!

Sang được Pháp sau khi học lại bằng "Bác sĩ chuyên môn về răng, hàm, mặt"chú đã có tiền trả lại cha con ông xì thẩu món nợ cho chuyến vượt biển tìm tự do.

Chú T. không quên chuyện cũ! Khi hai anh em gặp nhau chú nói với tôi giọng đầy cảm động:

Ý kiến của anh để em thi vào Trường Quân Y thật là hay!

Lời nói của chú T. tuy giản dị nhưng chứa đựng biết bao tình cảm chứa chan và tấm lòng biết ơn!

Nghe chú nói thế tôi cảm thấy lâng lâng dạt dào.

Có lẽ vì thế khi tôi ra tù chú đã chung tiền với bố tôi gởi cho tôi một thùng tiếp tế.(Lúc này Bố tôi đang ở Pháp do chú Th., em chú T., bảo lãnh)


Một người em nữa là chú Th., em của chú T., chú đi thoát vào trước cái ngày 30/tháng 4/ 1975.

Chú được định cư ở Pháp.

Một hôm tôi ghé nhà bố tôi chơi như mọi lần. Bố tôi nói:

"Con giúp cho Th. về Trường Sinh Ngữ học tiếng Anh được không?"

Tôi trả lời:

"Để con hỏi Thiếu Úy Ất, sĩ quan liên lạc của Hải Quân tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội xem sao?"

Lúc đó tôi đang dạy Anh Ngữ cho một số quân nhân Hải Quân tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội, ngang Tổng Y Viện Cộng Hòa.

Rất mau mằn Thiếu Úy Ất trả lời:

"Đại Úy cứ cho số quân của em trai Đại Úy và đơn vị của chú ấy tôi sẽ đánh điện gọi về. Dễ mà!"

Cho nên dịp tôi qua chơi Paris này chú Th. rất mừng.

Chú không quên đưa tôi đi thăm Nghĩa Trang các chiến binh Mỹ tử trận khi đổ bộ lên Normandy để giải phóng nước Pháp khỏi ách cai trị của phát xít Đức!

Riêng tôi tôi cũng muốn đi thăm Nghĩa Trang này để tỏ sự tri ân các chiến binh Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ tự do cho con người,dù sự hy sinh đó xẩy ra bất cứ ở đâu.

Tôi cũng đã không quên đi thăm "Bức Tường Đá Đen" ở Thủ Đô Washington D.C. để tưởng nhớ đến sự hy sinh của họ trong khi chiến đấu bảo vệ Miền Nam Tự Do chống lại cuộc xâm lăng trá hình của Tàu Cộng.

Tác giả trước phóng đồ hành quân tại Nghĩa Trang các tử sĩ Hoa Kỳ ở Normandy

Tác gỉ đang ngồi xổm cạnh cột cờ tại Nghĩa Trang

Còn nữa, cô em của hai chú em,cô V.,cũng không quên mời vợ chồng chúng tôi thưởng thức những món ăn tuyệt vời do chính bàn tay của cô nấu.Cô cũng khá thành công trong đời sống mới tự do ở Pháp khi chú Th. bảo lãnh cô qua Pháp. Hiện giờ cô là bếp trưởng của một nhà hàng Việt ở Paris..

Chú T. còn mời vợ chồng chúng tôi lên tàu du lịch "Bateaux Mounches" chạy dọc theo sông Seine để thưởng ngoạn cảnh đẹp hai bên bờ sông.

Thêm cô em họ tôi,cô Ch. cũng không quên hướng dẫn tôi và bà xã đi xe lửa nhanh tới thành phố Montpellier nằm bên bờ Địa Trung Hải để thăm cô ruột của chúng tôi đang nghỉ mát ở đây cũng như thăm cho biết Biển Địa Trung Hải.

Thời gian thấm thoắt trôi qua. Một hôm tôi được tin cặp mắt của chị tôi bây giờ đã không còn hoạt động bình thường được nữa.

Mọi việc đều phải nhờ vào một tay của anh rể tôi từ A. đến Z. như đi chợ, cơm nước cho chị.

Anh cư xử với chị tôi như một người mẹ săn sóc đứa con nhỏ còn đang tập đi.

Anh vui vẻ hòa nhã với chị tôi hết lòng.

Hơn thế nữa anh còn mời các chú em của tôi đến nhà anh chị để cùng dùng cơm họp mặt cho vui khi thuận tiện.Mà cơm là tự tay anh nấu. Anh không để các chú em tôi phải nhúng tay vào dù sau khi đã ăn cơm xong.

Bây giờ anh phải vô nhiều vai vừa là người chồng, vừa là người nội trợ, vừa là người y tá v…và v…

Hôm trước tôi điện thoại thăm chị.Chị tỏ vẻ buồn nên tâm sự:

"Chị chỉ muốn chết vì sống vô ích chẳng giúp được gì cho ai mà còn là gánh nặng cho anh."

Tôi an ủi chị:

"Bây giờ, với cái tuổi trên tám mươi của chị chị hãy chuẩn bị cho sự ra đi của chị đi. Chị nhé!"

Chị hãy quay vào trong đi, vào cái tâm của chị đi, chị sẽ thấy chị có hạnh phúc vô vàn hơn hẳn nhiều người khác mà chị không biết đấy thôi.

Chị đã có viên ngọc trong tay từ khi chị bắt đầu sống với anh ấy tính đến nay là đã hơn 25 năm mà chị không biết đấy thôi.

Chị cứ than van như vậy là chị không được hưởng cái diễm phúc mà Trời, Phật, Chúa đã ban cho chị.

Các cụ ta đã chẳng có câu:

Nước loạn mới biết tôi trung.
Cha nghèo mới biết con hiếu.

đó sao.

Bây giờ chị bịnh nhờ thế chị mới thấy cái chân tình của anh ấy.

Trường hợp của anh ấy là hy hữu đó chị.

Ngay cả khi vợ chồng có con với nhau đầy đàn nhưng nếu có chuyện gì bất hạnh xẩy ra cho người kia thì những lời cằn nhằn, những nét mặt cau có là tha hồ mà tuôn ra.

Chị đâu biết những người già phải vào Viện Dưỡng Lão tối ngày ngoài 3 bữa ăn chỉ mong chờ người thân như con,cháu, hay bà con vào thăm để mong một lời an ủi, hỏi thăm cho bớt cô đơn mà chỉ thấy mình chờ đợi trong vô vọng.

Họ mong có món ăn tinh thần mà con, hay người thân vì sinh kế nên không có thời giờ vào thăm, nói lời an ủi.

Thế mới khổ!

Đúng như lời Phật dạy "Đời là bể khổ"

Ông bạn người Mỹ của em, ông David.Ông này đã tham dự vào cuộc chiến chống quân CS Bắc Việt xâm lược ở Việt Nam ta tới 2 lần lận. Ông hay giúp đỡ người Việt ta nhờ đó em mới quen với ông.

Ông nói được tiếng Việt.Ông ấy kể chuyện là ông ta có người em ở trong Viện Dưỡng Lão mà tối ngày cứ nước mắt vắn,dài hoài không dứt mong con vô thăm trong tuyệt vọng.

Chị thấy khổ không?

Ngoài thức ăn con người,nhất là người già, trong lúc chờ chuyến tàu xuốt, còn cần món ăn tinh thần là sự thăm hỏi của con cái,người thân nữa để an ủi mà không có.Chị thấy tội không?

Còn anh.Anh ấy đã mang đến cho chị cả hai thứ vật chất và tinh thần thành ra chị hạnh phúc hơn nhiều, nhiều người khác.

Chị ơi!

Các cụ ta có câu:

"Trông lên thì chẳng bằng ai.
Trông xuống thì chẳng có ai bằng mình."

Đây chính là trường hợp của chị!

Quả thật không có ai có hạnh phúc như chị đang được hưởng.

Chị à!

Chị hãy vui vẻ mà hưởng niềm vui, phước báu mà chị có.

Đừng buồn nữa nhé!

Đừng than thân trách phận nữa chị nhé!

Tại Thành Phố Greenville,SC nơi em ở cũng có một bà vợ săn sóc ông chồng bị liệt vì stroke nằm một chỗ nhiều năm trước khi ông ấy mất mà lúc nào bà ấy cũng vui vẻ không bao giờ ta thán.

Bà ấy luôn luôn tự hào về sự chăm sóc tận tụy mà bà ấy dành cho ông chồng bất hạnh.

Mỗi lần có dịp gặp bà ấy vì em đến nhà bà ấy để mua rau mà bà ta trồng trước nhà để kiếm thêm thu nhập.

Em không quên chú tâm lắng nghe bà ấy kể chuyện một cách tỉ mỉ về sự săn sóc ông chồng bất hạnh một cách rất là tự nhiên không một lời than thân trách phận mà còn tỏ ra vẻ âu yếm dịu dàng nữa khi bà ấy nhắc đến người chồng yêu dấu đang bịnh tật!

Còn gì quý hơn!

Khi em lắng nghe bà ấy thì đây là cách em khuyến khích bà ấy chia xẻ nỗi niềm cô đơn khiến cho bà ấy vui.

Còn em, em có một anh bạn thân với nhau từ hồi con học trung học. Hiện anh ấy đang ở Thành Phố Westminster,CA.

Anh ấy có bà vợ bị bịnh nặng đến giai đoạn cuối anh ta không quên gởi bà vợ vào nhà Viện Dưỡng Lão vì anh ấy không cáng đáng nổi sự săn sóc cho bà vợ đang mang trọng bịnh và cần săn sóc như cái bà ở Thành Phố Greenville,SC đối với ông chồng hay là của anh ấy dành cho chị đâu.

Mỗi khi anh săn sóc chị, chị hãy vui vẻ nói chuyện vui với anh ấy.Chị hãy cười với anh ấy để anh ấy vui.

Nụ cười của chị chẳng khác gì một bông hồng với các vẻ tươi mát của nó sẽ làm cho anh ấy hiểu ra là công săn sóc của anh ấy cho chị đã được đền đáp chị nhé!

Khi chị cười thì chị đã tặng ấy 10 thang thuốc bổ rồi như các cụ ta vẫn nói:

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Lúc chị còn trẻ mỗi khi chị vui chị cười lên khanh khách, tiếng cười vang ra tới tận đầu ngõ nơi nhà mình ở, chị không còn nhớ sao?

Chị quên rồi sao?

Chị hãy lập lại nụ cười vang vang đó cho tiếng vang ăn xâu vào trái tim anh ấy, vào tâm hồn anh ấy vì anh ấy cũng mệt mỏi, còn mệt mỏi hơn chị nữa.

Chị nhé!

Anh ấy cũng đã hơn tám mươi tuổi rồi còn gì. Hãy để anh ấy hưởng được niềm vui của chị chị nhé!

Anh sẽ cảm thấy thật đáng công anh săn sóc chị.

Khi chị vui cùng anh ấy thì cả anh và chị cùng lên Thiên Đàng hay lên Niết Bàn với nhau ngay trong kiếp này chứ không cần phải chờ đến sau khi chết đâu chị nhé.

Anh ấy là Người Chồng Tuyệt Vời Trên Cả Tuyệt Vời đó chị.

Chị có biết không?

Chị hãy cùng nắm tay anh ấy để hưởng cái hạnh phúc tuyệt vời này đi nhé.

Chị hãy cùng anh ấy hưởng giờ phút có một không hai này nhé!

Chị nhé! Chị mến yêu! Anh mến yêu!

Chị rất mến của em.Anh rất mến của em.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,224,702
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến