Hôm nay,  

Tôi Tới Từ Thiên Đàng

25/05/201600:00:00(Xem: 10730)

Tác giả: Nguyễn Trung Tây
Bài số 3826-17-30326-vb3052516

Tác giả từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiệm sở hiện ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.

* * *

Vẫn là một hiện tượng, tôi nhớ, trong khi đang lang thang đâu đó trên một vùng đất lạ, cứ giống y như tôi là cục nam châm hay tôi đang mặc áo thung in to hàng chữ, “Hãy hỏi tôi, Anh từ đâu tới,” (khi nhìn thấy mặt tôi) thiên hạ có người chạy tới, đặt câu hỏi (hay hỏi người bạn nếu tôi không nói ngôn ngữ của vùng đất),

“Ông bạn từ đâu tới vậy?”

“Thật hả? Bạn hỏi tôi… Từ đâu tới?”

Bạn cộ mắt nhìn tôi,

“Ủa! Bộ có gì sai hay sao?”

Và rồi bạn gật đầu, “Đúng! Bạn từ đâu tới vậy?”

Một câu hỏi đơn giản như thế thông thường được trả lời với một câu bắt đầu với chủ từ “Tôi”, theo sau là động từ “là” (trong trường hợp này động từ “là” nằm ở thì hiện tại, ngôi thứ nhất, số ít, đọc là “từ”), cuối câu là túc từ (tên của một quốc gia nào đó). Dựa vào những nét Đông phương trên khuôn mặt, thiên hạ thông thường vẫn chờ đợi tôi sẽ điền vào chỗ trống của túc từ với một danh từ, hoặc “Thái Lan” hoặc “Cambuchia” hoặc “Trung Hoa”. Nhưng nếu tôi thành thật và ngây thơ nói,

“Hiệp Chủng Quốc…”

Thiên hạ đã rất nhiều lần phản ứng ngay với giọng điệu mỉa mai,

“Ông thần? Ông đâu phải là Mỹ!...”

Có một lần ở Melbourne, vị giáo sự đồng nghiệp cùng khối phê bình tôi thẳng thắn,

“Bạn đúng là một người… lạc (confused?)...”

“Thật thế à! Có đúng tôi là người lạc?”

Nếu đời sống là một chuỗi dài học hỏi, qua những sự cố vừa rồi, tôi học được một bài học quý và vô giá; bởi thế tôi chế sẵn một cụm từ mới, thật sự ra cũng chỉ là một cách để tự vệ bản thân. Bất cứ nơi nào nếu bị hỏi, “Bạn từ đâu tới?”, tôi cẩn thận trả lời với một công thức ngắn gọn,

“Nguyên gốc Việt Nam hai mươi năm; và rồi hai mươi hai năm tại Mỹ.”

Câu chuyện “Bạn từ đâu tới?” không chấm dứt ở đây… Bởi đã có những lần quay về Việt Nam công tác, tôi đã từng được/bị (người Việt) nhìn hoặc đối xử hoặc coi như một người ngoại quốc ngay trên vùng đất chôn nhau cắt rốn. Có lần trong khi đang đọc thực đơn trong tiệm Phở, người chạy bàn bước tới, nói với tôi trong tiếng Anh,

“Chào ông! Ông đã sẵn sàng để gọi món ăn chưa?”

“Sẵn sàng chưa? Đương nhiên, tôi luôn luôn sẵn sàng. Phở là món Việt Nam tôi thích nhất”. Tôi đã trả lời trong tiếng Việt.

Và… (Tôi yêu biết bao chữ “và” trong trường hợp này) bạn có thể nhận ra quai hàm của người chạy bàn rớt xuống (một cái cụp), bởi anh ta nói với tôi cái ông người Phi Luật Tân này, sao nói tiếng Việt giỏi quá xá!

Ui chu choa!

Câu chuyện về nơi chôn nhau cắt rốn tiếp tục những vòng xoay thường nhật, bởi hiện giờ tôi đang làm việc tại Úc Châu, từ những ngày của năm 2006. Và bây giờ 2016… Làm việc ở phố Melbourne được ba năm. Và bởi ngạt thở với đời sống chật chội phố phường, nhưng lại ước mơ được hít thở bầu trời mới, giữa tháng 12 năm 2009, tôi dọn nhà về Central Australia, sa mạc bao la, đất của người thổ dân Arrernte. Tôi đã dần dần biến thành thổ dân sa mạc: trời nóng, bật quạt và mặc quần đùi; trời lạnh, mặc vào áo khoác dầy cộm và đội mũ len lên đầu. Chào mừng bạn tới sa mạc Úc Châu! Bàn về kỹ năng sinh tồn, tôi giờ hay ne né đi dưới bóng râm để tránh những tia cực tuyến! Tôi đã biết chào cung cách Úc Châu những khi cần thiết (Bạn, tôi đang muốn nói cách người Úc dùng tay xua đuổi ruồi nhằng hằng hà sa số ở sa mạc). Tôi đã dùng chữ băng (mob) thay cho chữ nhóm (group). Nắng chói chang sa mạc đã đổi màu da từ trắng ngà ngà sang nâu nâu đen, và tóc từ màu đen lay láy sang màu trắng kim tuyến!

Vâng! 20 năm hít thở không khí Việt Nam! 2 năm làm người vô tổ quốc lang thang trại cấm Mã Lai và trại tỵ nạn Phi! 21 năm lang thang ở Mỹ! 10 năm làm việc tại Úc Châu! Và bây giờ bạn hỏi tôi, “Anh từ đâu tới?”. Và bạn chờ đợi một câu trả lời đơn giản. Nghiêm chỉnh đi ông bạn! Đừng nói chuyện bỡn!


Khỏi nói bạn cũng có thể đoán… Tôi lạc… LẠC là tên đệm của tôi! Nhà của tôi ở đâu? Bạn nói cho tôi biết.

Đó là lý do tại sao tôi thấy mình hay lẩm bẩm trong miệng, “Mi… chính hiệu con cháu Cain, sư tổ lang thang, không có một nơi gọi là nhà”. Bởi thế đã có lần vị Linh Hướng khuyên bảo (hay sửa đổi, cũng được),

“Đừng có nói như vậy, bởi con cuối cùng sẽ tin là như vậy! Không đúng! Nhà là bất cứ nơi nào con đặt bước chân tới…”

“Nhà là bất cứ nơi nào con đặt bước chân tới”. Thật là đáng tiếc, tôi chưa Ngộ!... Và cơ hội để tôi ngộ mỏng manh như tơ trời (Tôi biết mình, một người khá là cà chua trứng thối! Nói thẳng và nói thật, tôi tin tôi sẽ bao giờ đạt tới trình độ gọi là Ngộ). Tiếng Anh hay nói, “Make yourself at home,” cứ tự nhiên coi (mọi nơi) là nhà! Nhưng (vấn đề rắc rối thông thường sẽ lộ bộ mặt thật ngay sau chữ “nhưng”), ở rất nhiều nơi, tôi không cảm thấy là nhà. Và đương nhiên tôi chỉ có thể lừa dối mọi người ngoại trừ chính mình về cái sự thật này.

Bạn từ đâu tới? Một câu hỏi đơn giản thông thường chờ đợi một câu trả lời đơn giản. Nhưng không phải trong trường hợp của tôi… Bạn có thể cự nự,

“Khéo là vẽ chuyện! Đời sống chẳng bao giờ trở nên tốt hơn! Hãy tận hưởng giây phút hiện tại trời cao ban tặng”.

Bất cứ bạn nói gì… Tôi tiếp tục lang thang kiếm tìm một nơi được gọi là nhà.

Đó là lý do tôi thấy mình cứ hay nhìn lên trời, đặc biệt vào những đêm tối khi bầu trời mênh mông triệu triệu vị sao, để tìm kiếm Ông Trời cho một câu trả lời.

Đó là lý do tôi thấy mình cứ hay lang thang trên đường phố đêm đêm, tự hỏi hồn mình, “Mi từ đâu tới?”.

Đó là lý do thiên hạ cứ hay phán, “Ông thần! Sao nhìn lạc đường quá!”.

Bạn nói đúng… Mà trách sao được. Tôi đã lạc ngay khi vừa sinh từ trong bụng mẹ (có ai muốn được sinh ra trong cõi đời này, chẳng trách chi hài nhi nào cũng thế, phải bật tiếng khóc chào đời); lạc đường như hai môn đệ trên đường Emmau. Họ cũng một thời…lạc! Nhưng hai linh hồn lạc đường Emmau, may mắn thay, đã gặp gỡ Niềm HY VỌNG mới của nhân loại. Và bởi Niềm HY VỌNG này, họ đã thôi không còn lạc. Và Niềm HY VỌNG mới này đã quay về thiên đàng, giờ ở trên thiên đàng, nhà của Ngài. “Tôi tới”, Ngài đã từng nói, “từ Thiên Đàng…”

Thật thế à! Thiên Đàng! Nhà! Linh hồn lạc loài của tôi lần đầu tiên rộn ràng những nốt nhạc tươi vui của bài nhạc mới tinh khôi: “Thiên Đàng! Nhà!”.

Chữ Kitô hữu, nếu phân tích, là tổng hợp của hai chữ, “Kitô” và “hữu,” một người tin vào Đấng Thiên Sai; Kitô hữu cũng chỉ về những người đang lần theo những vết chân của Con Trời. Đừng có nói với tôi Đức Giêsu chưa bao giờ một lần lạc trong cuộc đời. Nơi Vườn Cây Dầu, Ngài đã từng muốn từ chối uống ly rượu đắng (nhưng cuối cùng lại xin được vâng theo ý Cha); trên cây thập tự, Ngài đã từng hét lớn, “Ơi Lạy Chúa! Lạy Chúa con! Sao Ngài lại bỏ rơi con?”.

Vâng! Thật đúng là một phép lạ (Hãy cho tôi gọi đó là một phép lạ!). Giống y như người mù trong Kinh Thánh (Gioan 9), tôi bắt đầu nhìn cuộc đời với cặp mắt mới… Tôi muốn hét to, “Tôi đã thấy!”.

Đức Giêsu và tôi (một Kitô hữu, một đệ tử), tại một vài thời điểm trong đời, cả hai đều đã từng lạc. Đức Giêsu và tôi, cả hai đều từ thiên đàng mà tới, thiên đàng nhà của Ngài và cũng là nhà của tôi, bởi tôi là một Kitô hữu.

Đấy, tôi nói có sai đâu, lại có người hỏi tôi,

“Bạn từ đâu tới?”

Tôi nhoẻn miệng cười, không còn cáu kỉnh như thường lệ,

“Tôi? Bạn hỏi tôi? Tôi từ đâu tới?”

Tôi chỉ ngón tay lên trời, bầu trời xanh xanh màu ngọc bích, khẳng đinh, “Tôi từ thiên đàng mà tới”.

Thiên hạ (trăm người là cả trăm) ngạc nhiên, “Thật hả ông bạn?”.

Vâng, thiên đàng là nhà của tôi, nhà thân thương!

Tôi tiếp tục hát bài ca mới tinh khôi tôi mới soạn: “Thiên Đàng, Nhà Mến Yêu!”

Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
10/07/201603:06:24
Khách
>lenin who did bring a lot of suffer to Russian, eastern europe, Chinese, Vietnamese, ... I mean 2 kinds of people. 1) Like God but donot know God (many, and lenin made fun of them, but 140 millions died because of his stupidity, and crazy idea. )

BTW, I do not hate / blame/ ... lenin for all the consequeces, because he was nothing but the tool of the karma law. When enough bad deeds then something must happen (Nếu chúng ta căm ghét cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, ấy là vì chúng ta căm ghét chính Thiên Chúa). You keep doing the bad things life after life, and nothing happen to you, then you must be a dreamer.
07/07/201607:39:30
Khách
>2) Like God and know God (the Bible called them the marked souls).
These people have the following characteristics:
1) Able to see God, able to talk to God : Bible "When I saw God, I saw a big Fire/Flame ....
2) Able to listen from God " In the beginning was the Word (Sound/Vibration), and the Word was with God, and the Word was God. " Bible
If do not have (1) and (2) then MUST have (3)
3) Keep the commandments. If not then there will be wars after wars, disasters after disasters.
Jesus answered and said unto him, If a man love me, he will keep my words: and my .... If you keep My commandments, you will remain in My love, just as I have ....
For example: Meats for the belly, and the belly for meats: but God shall destroy both it and them.--King James Bible (No killing - 1st commandment)
"Ïf you came to Mecca, and you cut down the trees for no reason, then you are NO muslim" Quran. (Do not destroy the environment for NO reason)
Without (1), (2), (3). Even you ca tụng ổng, thương yêu ổng, đổ thừa cho ổng.... là khỏe. Sống với ảo tưởng như vậy giống như kẻ hút thuốc phiện, xì ke, lâng lâng trong mộng sướng hơn sống đương đầu với thực tế. You must do your homework (commandments) before praying to God.
06/07/201606:25:33
Khách
>Cứ bám lấy ông thượng đế nào đó trong Bible nói , ca tụng ổng, thương yêu ổng, đổ thừa cho ổng.... là khỏe, khi chết sẽ đuợc lên cõi Trời ...mặc cho mọi sự lao khổ trên đời này . Sống với ảo tưởng như vậy giống như kẻ hút thuốc phiện, xì ke, lâng lâng trong mộng sướng hơn sống đương đầu với thực tế.

Not mine, this idea seems belong to the boss of 3rd international communism --lenin who did bring a lot of suffer to Russian, eastern europe, Chinese, Vietnamese, ... I mean 2 kinds of people. 1) Like God but donot know God (many, and lenin made fun of them, but 140 millions died because of his stupidity, and crazy idea.
2) Like God and know God (the Bible called them the marked souls).
24/06/201617:21:06
Khách
Nancy à, Ý của chú ANdY là nếu bỏ Con trời,Chúa trời qua 1 bên thì đạo Thiên chúa hết biết nói gì nữa. Cứ bám lấy ông thượng đế nào đó trong Bible nói , ca tụng ổng, thương yêu ổng, đổ thừa cho ổng.... là khỏe, khi chết sẽ đuợc lên cõi Trời ...mặc cho mọi sự lao khổ trên đời này . Sống với ảo tưởng như vậy giống như kẻ hút thuốc phiện, xì ke, lâng lâng trong mộng sướng hơn sống đương đầu với thực tế.
21/06/201619:05:10
Khách
Con Trời thây kệ Con Trời
Sức đâu mà cứu chúng sanh bao đời?
Tâm ta an lạc sáng ngời
Không đi, không đến, không rời, không lo
Thiên đàng đi kiếm ở đâu
Không thuơng không ghét chính đây thiên đàng
26/05/201616:48:14
Khách
Thưa chú Tây, sao cháu đọc bài của chú có nhiều cái cháu không hiểu
Cháu đọc phần comment ở trên cháu cũng không hiểu.Chú này viết bỏ dấu lạ quá.
Chắc là cháu phải đi hỏi cô giáo của cháu.
25/05/201621:26:13
Khách
“Ông bạn từ đâu tới vậy?”
Mo^t nga`y thu' 7, hai nguo`i tu` Jehovah’s Witnesses to'i go? cu?a, 1 nguo`i ho?i
"Where are you from ?"
my wife answered " I am from God".
The conversation end.
Ba^y gio` mo'i nho' la.i chuye^.n na`y. God creates Con Trời in his image (holy bible)
Con Trời khi o? vo'i Trời thi` số đẻ bọc điều, kho^ng mong muo^'n gi` (Nir = Kho^ng, Vana = Mong muo^'n)
Con Trời bi. dzu. xuo^'ng tra^`n thi` te tua. "Ta cứ tưởng trần gian là cõi tạm, Thế cho nên tất bật đến bây giờ! Ta cứ ngỡ xuống
trần chỉ một chốc Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay!" (Sáu nẻo luân hồi: Trời, Người, Atula, Ngạ quỷ, Địa ngục và Súc sanh)."
Con Trời khi o? vo'i Trời thi` thi` kho^ng bie^'t sáu nẻo luân hồi la` gi` ?
Ca'i go.i la` "Thành, Trụ, Hoại, Không" không co' a'p du.ng cho Con Trời.
Chủ nghĩa cộng sản, Chủ nghĩa Tu Ban, Chủ nghĩa phát xít, thánh chiến, tương tư là bể khổ , etc ..... xuo^'ng tra^`n Con Trời mo'i ne^'m.

Ta vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội.. Lo^'i ve^` que^n ma^'t ne~o Thie^n Cung! Con Trời xuo^'ng tra^`n, nhie^?m da^`y tho'i hu ta^.t xa^'u,
tha`nh ra Con Trời pha?i co^' ga('ng theo lua^.t cu?a Trời (10 die^`u ra(n, .....,Ti.nh Ta^m/Thiền Định,lục độ ba-la-mật , ....). Khổng-Tử co'
no'i ""Tùng tâm sở dục bất du củ" có nghĩa là con người sẽ đạt đến tình- trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự, nói điều gì hay làm việc gì thì
tự-nhiên thể-hiện đúng với tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn-khổ cu?a lua^.t Trời.

[ Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn thành-đạt của cuộc đời ngài.
Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh : 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá, tức là hiểu được mệnh của trời. Nghi?a la` kho^ng ca^`n pha?i
coi bo'i--kho^ng ca^`n pha?i nuo^i ma^'y o^ng tha`y bo'i, tu? vi, palm readers, .....
Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ : tới 70 tuổi, Khổng-Tử đạt đến tình- trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự và xử-thế. Nhờ đó mà mỗi
khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự-nhiên thể-hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ
vượt ra khỏi khuôn-khổ của lua^.t Trời. ]

Con Trời có một quyền năng hết sức to lớn, nhưng lại quá lạm dụng sức mạnh của mình đến nỗi vị thần tối cao quyết định tước bỏ toàn bộ
quyền năng Tạo hóa đã ban cho Con Trời. (Vị thần tối cao “Ta biết phải giấu quyền năng của Con Trời vào đâu rồi, ở một nơi Con Trời
sẽ không bao giờ nghĩ tới…Chúng ta hãy giấu nó vào ngay trong chính bản thân họ”.)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến