Hôm nay,  

Lên Non Mới Biết Non Cao

14/05/201600:00:00(Xem: 11291)
Tác giả: Thủy Như
Bài số: 3818-17-30318-vb7051416

Tác giả sinh năm 1968, hiện là cư dân Orange County và là giáo chức tại một trường trung học ở Los Angeles. Bài Viết về Nước Mỹ đầu tiên của cô, “Người Lao Công,” chuyện một nữ sinh viên có bố là lao công trong trường đại học, đã dành được sự qui trọng của ban tuyển chọn và được trao tặng giải thưởng đặc biệt. Sau hơn mười năm không viết, cô sinh viên xưa nay đã là nhà giáo, là bà mẹ. Bài mới nhất được viết trong mùa Mothers Day, với lời đề tặng trang trọng: Kính mừng sinh nhật 80 của mẹ và kính tặng các bà mẹ nuôi con khi chồng đi tù cải tạo.

* * *

Tiếng nhạc alarm kéo Kim ra khỏi giấc ngủ nặng nề. Hai mí mắt nặng trĩu và cái đầu nhức buốt làm Kim không muốn ra khỏi giường. Nhưng Kim vùng choàng dậy. Đã đến giờ đi đón con về. Kim cứ nhớ cảnh cậu con út bỏ mọi thứ đồ chơi, chạy ào đến ôm chầm lấy mẹ khi chị đến đón con, làm chị không thể nằm ráng thêm một phút nào nữa.

Lái xe đến trường đón hai cậu con về nhà là công việc thường ngày của chị. Buổi sáng ông xã đưa hai con đi học. Chiều sau giờ làm, Kim đón các con về, vừa nhắc nhở các con làm bài vở vừa nấu ăn. Chàng về đến nhà là cơm nước. Rồi chàng phụ Kim dọn dẹp bếp núc và tắm rửa cho các con. Hôm nào bọn trẻ xong bài vở sớm, cả nhà đi dạo quanh hàng xóm một lúc.

Nhưng tuần này chàng đi công tác xa nên mọi việc chỉ còn mình Kim phải cáng đáng. Vì trường học mở cửa lúc 7:30 sáng sau giờ Kim làm việc, nên chị và các con phải dậy sớm hơn một giờ để đến nhà bà giữ trẻ nhờ bà chở các con đến trường sau đó. Tối về lo sắp xếp để các con được nói chuyện với chàng qua FaceTime.

Chàng đi mới ba ngày mà Kim đã đuối sức. Kim thầm đếm còn bảy ngày nữa, chàng sẽ về. Kim sẽ bớt được phần nặng nề vừa lo việc làm lẫn việc nhà.

Bỗng nhiên, chính trong mấy ngày bận bịu này, Kim chợt tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trong đầu bao nhiêu năm qua. “Tại sao Kim không hề thấy mẹ bịnh khi ba đi tù cải tạo?”

Kim vẫn cảm nhận tình yêu và sự hy sinh của mẹ cho chị em Kim trong những năm thơ ấu khi nhà vắng bóng ba. Nhưng không thể nào hiểu hết nổi cái nhọc nhằn, khổ cực, buồn tủi của mẹ. Như người xưa có câu, “Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẹ già.” Kim không hiểu hết tấm lòng mẹ cho đến hôm nay Kim lo cho các con khi chồng vắng nhà. Kim nhớ giọng hát cao vút, man mác buồn của mẹ trong đêm giao thừa năm xa xưa ấy. “Lạnh lùng sương rơi heo may, buồn ngơ ngác bóng chim bay, mây tím giăng sầu đó đây…” Dẫu ngày ấy Kim còn bé lắm nhưng vẫn cảm nhận cái cô đơn, nhung nhớ trong giọng hát của mẹ.

Chàng của Kim đi công tác xa và Kim biết chắc chắn chàng sẽ đi mười ngày. Chàng của mẹ, là ba, ngày ấy bị bắt đi mất biệt, chẳng biết ngày về. Các con của Kim hơi buồn khi ba chúng vắng nhà nhưng tự hào khoe với đám bạn bé tí rằng ba chúng nó đi làm công việc “quan trọng”. Chị em Kim ngày ấy chẳng dám tỏ với ai nỗi buồn vắng ba và còn sợ hãi hơn khi mỗi ngày đến trường phải nghe bài hát, “giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước, diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước…” Lời hận thù trong bài hát làm những đứa trẻ có hoàn cảnh như Kim sợ hãi trong tủi nhục.

Mẹ đau lòng vì các con mẹ phải sống trong mặc cảm về ba với xã hội. Nhưng mẹ không để chị em Kim tuyệt vọng. “Kỳ lễ tới chắc ba sẽ về. Nhà mình sẽ không cực nữa.” Mẹ gieo cho chị em Kim và cho chính mẹ niềm hy vọng để sống. Nhưng rồi bao ngày lễ trôi qua, ba vẫn ở tù trên núi cao hẻo lánh. Mẹ phải bươn chải buôn bán để nuôi bầy con bốn đứa nhỏ xíu và thăm chồng đều đặn mỗi ba tháng.

Hàng ngày, Mẹ đạp xe 20 cây số mỗi ngày đi vào các xóm nhỏ làng quê mua gạo, đậu, tiêu, mè về bán ở chợ thị xã. Kim nhớ mẹ chẳng bịnh bao giờ. Đều đặn mỗi ngày thức dậy lúc bốn giờ sáng, chẳng có gì bỏ bụng. Thì thầm gọi chị Hai hoặc Kim dậy, cho tiền mấy chị em ăn sáng và đóng cửa sau khi mẹ đi. Có nhiều hôm cậu em út thức giấc lúc mẹ rời nhà. Cu cậu chạy theo níu xe đạp mẹ, làm chị Hai phải vất vả lắm mới giữ cậu được. Có hôm chị phải giả vờ bế em chạy theo mẹ đến ngã tư đầu phố.


Cậu con út của Kim cũng có vài lần níu chân mẹ mỗi buổi sáng Kim rời nhà. Nhiều hôm Kim không cầm nổi nước mắt vì nó gợi lại cảnh của chị em Kim năm xưa. Chắc ngày ấy mẹ cũng xót ruột lắm nhưng cứ phải để bầy con nhỏ ở nhà một mình cả ngày. Không đi mua bán thì gạo đâu để nấu? Kim nhớ nhiều lần ra cửa ngóng mẹ đem gạo về nấu cơm trưa. Mẹ không thể bịnh. Mẹ không cho phép mình bịnh vì mẹ không muốn cả nhà thiếu ăn. Tình mẫu tử đã cho mẹ sức mạnh để vượt qua những ốm đau uể oải trong người, để có thể lo cho con cái. Mỗi năm, Mẹ chỉ nghỉ ngày mùng một Tết. Ngày mùng hai lại đạp xe 25 km đi về giỗ ngoại và đem về một ít củi hay một vài đòn bánh tét để mùng ba lại dậy sớm đón xe đi thăm ba.

Kim nhớ hai lần đi thăm ba với mẹ. Ba giờ sáng thức dậy, mẹ gánh con mang, xôi thịt, mắm muối, đậu đường ra bến xe, rồng rắn sắp hàng mua vé. Rồi ngồi trong chiếc xe chật như nêm, hôi tanh mùi cá mắm làm Kim muốn ói, chạy ì ạch mấy tiếng đồng hồ. Xe đổ khách ở ngoài thị trấn. Mẹ con lại gồng gánh cùng với nhiều các bà, các cô lội bộ vào trại tù. Khi tới trại thì hết giờ thăm nuôi, mẹ con cùng ngủ trên chiếc sạp trong chiếc lều không cửa bên ngoài trại. Tối đến Kim sợ hãi khi thấy có những đốm nhỏ tròn nhảy múa trong màn đêm. Kim run rẩy thì thầm hỏi mẹ.

“Cái chi rứa mẹ?”

“Mấy con thỏ đó mà!”

Giọng mẹ bình tĩnh làm Kim bớt run. Sáng hôm sau thức dậy, mẹ và Kim ra bờ sông ngóng ba cùng với những người tù khác lội qua sông để được thăm nuôi. Mẹ dặn, “Nếu con thấy ba, thì đừng kêu. Nếu không họ sẽ đuổi về, không cho gặp ba đó.” Kim vâng dạ như máy nhưng chẳng hiểu vì sao có những cái luật lạ kỳ.

Rồi cuối cùng Kim cũng gặp ba, ốm yếu, nước da đen xạm. Ba ngồi phía bên kia cái bàn rộng, Kim và mẹ ngồi phía bên này. Cánh tay nhỏ của Kim không thể với được tới ba. Ba mẹ cũng không thể nắm tay nhau được. Kim nhìn quanh nhận thấy những gia đình khác cũng như vậy. Ai cũng khẽ khàng hỏi thăm với những câu như nhau trong ánh mắt theo dõi lạnh lùng của viên cán bộ trại tù coi việc thăm njuo6i. Hồi đó mẹ cũng khoảng cỡ tuổi của Kim bây giờ.

Chàng của Kim mới đi công tác mấy ngày. Kim cuối mỗi ngày khi cảm thấy mỏi mệt, Kim nhớ cánh tay rắn chắc của chồng xoa bóp bờ vai cho mình. Khi nói chuyện với chồng qua FaceTime, Kim cũng trút được bớt chút ít mệt nhọc trong ngày. Mẹ ngày xưa cực khổ nuôi con ở nhà, rồi thêm chính quyền sách nhiễu đủ điều. Vậy mà khi gặp ba, không một cái nắm tay, không một lời thở than, không tiếng an ủi. Kim không thể hiểu hết cái buồn đau của mẹ trong những ngày ấy cho đến bây giờ khi Kim có chồng con.

Hôm sau con nóng sốt, Kim gọi ngay cho chồng. Chàng đang làm việc không bắt máy. Kim vội vàng gọi em dâu là bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc con. Rồi chở con đi khám bệnh. Kim lại nhớ lần chính Kim bị bệnh năm 75. Hồi đó mẹ chưa biết đi xe đạp. Nhằm lúc trời mưa lớn nước ngập đường. Mẹ lội nước cõng Kim đến gặp ông bác sỹ duy nhất của thị xã tốt nghiệp trước năm 75. Ông này phải chữa bịnh chui vì không có giấy phép của “chính quyền cách mạng”. Lúc hai mẹ con ra khỏi nhà ông bác sỹ, nước dâng tới bụng mẹ. Nhằm chỗ nước chảy mạnh, mẹ đi muốn té.

Kim bây giờ con bị bịnh vào lúc chồng vắng nhà, Kim có thể gọi người thân quen để được giúp đỡ. Mẹ ngày xưa đơn côi, một mình gánh vác, một mình toan tính, một mình chèo chống tìm cách lo cho con. Kim vẫn biết mẹ hy sinh nhiều cho con, cho chồng nhưng không biết mẹ hy sinh đến mức nào. Mãi cho đến hôm nay, khi Kim nuôi hai con lúc chồng vắng mười ngày. So với mẹ ngày xưa nuôi bốn chị em khi ba đi tù bảy năm. Kim chẳng thể nào làm được như mẹ. Kim không thể nào trả hết ơn mẹ dưỡng nuôi như câu ca dao Kim nghe lúc còn tấm bé. “Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn.”

Kính mừng sinh nhật 80 của mẹ và kính tặng tất cả các bà mẹ nuôi con khi chồng đi tù cải tạo.

Thuỷ Như

Ý kiến bạn đọc
06/12/201704:59:29
Khách
Tôi muốn hát bài nào thật thắm thiết
Ngợi ca tình Người chung thủy sắt son
Gánh chồng con đời hệ lụy mỏi mòn
Từ vu quy nặng sầu mang tân-khổ.

Thương cho những người mẹ một thời cõng nắng cùng mưa, cõng gió cùng sương... nổi trôi theo vận nước điêu linh!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến