Hôm nay,  

Từ Đức Sang Mỹ

29/03/201600:00:00(Xem: 13356)

Tác giả: Trần Đức Hân
Bài số 3786-17-30286vb3032916

Với bút hiệu Prudence Han Tranduc, tác giả đã có sách anh ngữ “The Clan Divided, do một nhà xuất bản Mỹ tại New York ấn hành. Ông cũng là tác giả sách “Tiếng Việt Đáng Yêu.” Trần Đức Hân sinh năm 1942 tại miền Bắc, di cư vào Nam. Từ những năm 60 học văn khoa, dạy học, khóa 20 Thủ Đức, khóa 15 Kỵ Binh Thiết Giáp, bị thương, giải ngũ năm 1968, tốt nghiệp cử nhân văn khoa, tiếp tục dạy học. Năm 1980, vượt biển, định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Từ 2000, di dân sang Mỹ, học lại Anh văn từ ESL tới các lớp viết văn và hoàn tất được ba cuốn sách. Tác giả hiện là cư dân Westminster. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.

* * *

Sau mấy năm bị cai trị dưới chính sách cay nghiệt của Cộng Sản, đại đa số dân Nam Việt Nam muốn bỏ nước ra đi. Câu nói sau đây đã diễn tả thực trạng đó, “Nếu cột đèn có chân, chúng cũng vượt biên.” Nhưng chỉ những ai có thuyền và những gia đình có vàng mới thực sự tính toán việc vượt biên hoặc bằng thuyền ra biển Đông để đến vài đảo của nước láng giềng hay băng rừng xuyên qua Cambodia để đến Thailand.

Vài chục triệu dân miền Nam có đủ vàng để vượt biên. Tiếc thay, đa số người ra đi lại bị lừa hay bị bắt trong đất liền hoặc trong hải phận Việt Nam.

Chỉ có khoảng trên một triệu thoát ra tới hải phận quốc tế hay sang được Cambodia. Cả hai đường thủy và đường bộ đều phải trải qua những hiểm nguy sống chết và đói khát khốn khổ. Một phụ nữ còn thêm khổ nhục bởi những tên hải tặc trên biển hay nhóm vũ trang trong rừng Cambodia, sau đó có những cô trẻ đẹp bị giữ lại nơi nào đó và trở thành nô lệ tình dục mà cho đến ngày nay thân nhân vẫn không biết sống chết ra sao.

Không thể nào có được con số thống kê chính xác những nạn nhân đã chết trong tủi nhục và khốn khổ trên đường tìm tự do. Những con số ước đoán vào khoảng từ năm trăm ngàn đến bảy trăm ngàn.

Trong tình trạng thương tâm đó, có những tầu đã cứu người vượt biển khi thuyền của họ lâm nguy. Đặc biệt hai tầu lIle de Lumière và Cap Anamour của một số nhà từ thiện Tây Đức (Cộng Hòa Liên Bang Đức = Bundes Republik Deutschland = Federal Republic of Germany) đã đến biển Đông với mục đích duy nhất cứu người vượt biển. Có khoảng 50 nước trong khối tự do nhận và định cư người tỵ nạn.       

Gia đình tôi vượt biển bằng thuyền vào tháng Bảy 1979, được Cap Anamour cứu vớt, và tới Đức vào một ngày trong tháng đầu năm 1980. Nước Đức lúc đó cũng chia đôi như nước Việt trước 1975 vậy: Nửa phía Tây là Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ) = Bundes Republik Deutschland (BRD) có quân đội Mỹ, Pháp, và Anh hiện diện; nửa phía Đông Cộng Sản đặt tên là Cộng Hòa Dân Chủ Đức (CHDCĐ) = Deutschland Democratik Republik (DDR) có Hồng Quân Liên Xô (Soviet Union) chiếm đóng.

Tâm lý sợ hãi có thể lại phải sống dưới chế độ Cộng Sản là nguyên nhân quan trọng nhất đã thúc đẩy tôi lập kế hoạch đưa toàn gia đình rời bỏ CHLBĐ di dân sang Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ. Tôi đã suy nghĩ kỹ rằng năm 1954, cha mẹ tôi đã bỏ gia tài sự nghiệp ở Bắc Việt, dẫn tôi di cư vào Nam Việt, đã chọn cho tôi một đất sống tự do, thì tôi cũng phải có bổn phận tương tự đối với các con tôi, đưa chúng đến một nước càng xa Cộng Sản càng tốt.

Thực tế gia đình giúp tôi có thể làm được là vợ chồng tôi ít con. So sánh với các gia đình bạn hữu cùng thế hệ, gia đình họ có khoảng 6 con, nhưng chúng tôi có 3: một trai và hai gái. Do biến cố đau buồn 1975, chúng tôi không dám sinh thêm.

Để qúy vị dễ hiểu tình hình nước Đức ở thời kỳ đó, tôi xin sơ lược lại một số sự kiện lịch sử chính bên Âu Châu bắt đầu từ Thế Chiến II.

Phe Trục (Axis Powers) gồm German Nazis của Hitler và Italian Fascists của Mussolini. (Á châu là Japanese militarists.) Trước khi quân Anh và Pháp hợp lực chống Axis, Mussolini đã chiếm Ethiopia và Egypt; Hitler chiếm Austria, Czechoslovakia, và nửa phía tây Poland. Hồng quân Soviet Union không thuộc Axis, nhưng Stalin và Hitler ký hòa ước (Molotov-Ribbentrop) bất tương xâm ngày 23 tháng Tám 1939. Ngay sau đó, Stalin chiếm nửa phía đông Poland và cả nước Finland.

Năm 1940, với chiến lược chớp nhoáng (blitzkrieg), Hitler chiếm thêm Belgium, Netherlands, và France. Nhưng Hitler không chiếm được nước Anh, do đó một phần quân đội Pháp đã di tản được qua nước này. Đầu năm 1941, Hitler không tôn trọng hoà ước với Stalin nữa, đưa quân chiếm phần đông Poland và tiến đánh Soviet Union tới tận thủ đô Moscow.

Hoa Kỳ chỉ tham chiến sau khi thủ tướng Japanese Militarist Tojo Hideki ra lệnh cho hải quân Nhật tấn công Pearl Harbor ngày 7 tháng Mười-Hai 1941.

Lực lượng chính chống Axis ở Âu Châu sau biến cố đó có tên là Allies gồm Mỹ Pháp Anh đánh từ hướng nam và tây, Soviet Union đánh từ phía Đông. Quân Nazis thua nhiều trận lớn, nhiều sư đoàn phải đầu hàng. Hitler tự tử vào một ngày trong tháng Tư 1945.

Mặt trận Mỹ Pháp Anh đánh Nazis từ phía tây, mặt trận Soviet Union đánh từ phía đông, và hai bên đã gặp nhau ở Thủ đô Berlin của Đức. Nazis đầu hàng vô điều kiện ngày 2 tháng Năm 1945.

Nhưng quân Mỹ Pháp Anh chiếm đóng nửa phía tây nước Đức và chỉ một đoàn quân tiến vào Berlin. Chung quanh Berlin toàn là Hồng quân của Stalin. Hậu qủa sau đó là khu đông Berlin và các vùng chung quanh do Hồng quân chiếm đóng. Lọt vào giữa chỉ có phần tây Berlin do Mỹ Pháp Anh kiểm soát.

Quý vị lớn tuổi chắc còn nhớ cuộc phong tỏa Tây Berlin năm 1948-1949 của Hồng quân, nhưng NATO đã quyết tâm giữ vững một nửa thành phố nằm giữa khối Cộng Sản này bằng cách dùng máy bay quân sự không vận lương thực và nhiên liệu ròng rã hơn một năm. (Nếu máy bay của Đồng Minh bay qua bầu trời Cộng Hòa Dân Chủ Đức mà bị Hồng quân bắn hạ, có lẽ Thế Chiến III đã xảy ra rồi. Nhưng điều đó đã không xảy ra Gott sei dank = Thank be to God). Mấy năm sau đó Hồng quân với thiết giáp đã đàn áp dã man các cuộc đòi tự do của dân vài nước như Hungary, Poland, Czechoslovakia vân vân.

Người Đông Đức vượt sang Tây Berlin xin tỵ nạn hàng ngày hàng đêm. Thời kỳ Krutchev của Soviet Union, ông ta đã tức giận ra lệnh xây bức tường ô nhục bao vây nửa thành phố này.

Như đã viết ở phần trên, sau khi Thế Chiến II, nước Đức không những bị chia hai mà còn bị mất khoảng 1/4 phía miền đông vì Stalin đã cắt một phần sát nhập bù lại cho Poland.

Phần phía Tây nước Đức, dưới ảnh hưởng của Mỹ, đã thành lập CHLBĐ (BRD). Những điều sau tương tự như nước Mỹ: có 11 tiểu bang (Bayern, Rheinland-Pfalz, Saarland, Baden-Wuttenberg, Hessen, Nordrhein-Westfalen, Niedersachsen, Bremen, Hamburg, Schleswig-holstein, và West-Berlin). Thủ đô là Bonn. BRD có Thượng Viện (Bundesrat) và Hạ Viện (Bundestag). BRD có Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát Viện. Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sĩ. Các tiểu bang có thống đốc và quốc hội của tiểu bang. Những điều sau khác biệt với Mỹ: Chế độ Đại Nghị (đa dảng trong chính quyền). Sau khi bầu Bundestag, không có đảng nào được hơn nửa túc số, nên vài ba đảng phải liên kết với nhau để bầu thủ tướng (Bundes Kranzler). Tổng thống cũng do Bundestag bầu ra.

Về kinh tế, chỉ sau mươi năm, Tây Đức đã là một trong bảy cường quốc kinh tế. (G.7 consisted of Canada, France, Italy, the United Kingdom, the United States, West-Germany, and Japan.) Ta thấy trong G.7, hai nước có các đơn vị Quân Lực Mỹ hiện diện là West-Germany và Japan. (Thật tiếc cho trường hợp Việt Nam.)

Phần phía Đông nước Đức, do Stalin bảo trợ, trở thành một nước Cộng Sản được đặt tên là Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR = Deutschland Democratik Republik). Thủ đô là Đông-Berlin. DDR độc đảng, theo giáo điều (1) đảng lãnh đạo, (2) nhà nước quản lí, (3) nhân dân làm tập thể.

Cũng như tất cả các nước Cộng Sản khác, DDR có nền kinh tế quốc doanh, nên đời sống của người dân Đông Đức thua rất xa Tây Đức, tuy rằng nếu so sánh với tất cả các nước Cộng Sản khác, Đông Đức có kinh tế khá nhất, hơn cả Soviet Union. (Soviet có vũ khí ghê gớm, nhưng kinh tế thua Đông Đức.)

Dân Đông Đức nói riêng và các nước Cộng sản Đông Âu nói chung biết rất rõ đời sống của họ thấp kém hơn Tây phương qua các chương trình phát hình từ TV bên Tây Đức: đường phố đầy dẫy các loại xe như Mercedes, BMW, vân vân; các tiệm chật ních quần áo giầy dép; các siêu thị ngập tràn dồ ăn thức uống. Những dịp diễn hành xe hoa, người trên xe tung bánh kẹo xuống hai bên lề đường cho khán giả, vân vân và vân vân. (Chỉ có Cộng Sản Bắc Việt lừa bịp giỏi, “Dân miền Nam bị đói ăn thiếu mặc.” Do đó vào vài ngày đầu sau 30 tháng Tư 1975, có kẻ từ Bắc đã mang một cân đường, người khác mang vài cái áo quần cũ vào Nam để cho anh em đã di cư năm 1954. Nhà văn Dương Thu Hương khi thấy sự thịnh vượng miền Nam đã khóc khi biết bị lừa bịp.)

Trong khi đó, bên nước Cộng Sản Đông Âu, họ muốn mua gì cũng phải xếp hàng (XHCN = xếp hàng cả ngày) hay phải đăng ký chờ đợi. Ví dụ ở Đông Đức muốn mua một cái xe (car) phải đăng ký sau 10 (mười) năm mới có. Xe đó như thế nào sẽ được tả ở phần sau.

Tôi xin trở lại truyện gia đình tôi. Trước 1975, nhà chúng tôi ở Sài-Gòn gần phi trường Tân Sân Nhứt. (Khi Pháp xây phi trường này, lúc đó nó là sân bay mới nhất trong vùng nên đặt tên như vậy. Không biết nguyên do nào lại phải đổi sân thành sơn!) Trong những năm chiến tranh, máy bay chiến đấu cất cánh lên bầu trời, lúc vượt bức tường âm thanh phát ra tiếng nổ “rầm-ầm-rù-ù” rất lớn. Chúng là tiếng gầm thét nhắc nhở sự hiện diện của cuộc chiến tàn khốc ở nơi tôi đang sống.

Chúng tôi tới Tây Đức được gia đình ông bà Schlax bảo trợ. Nơi chúng tôi ở là thành phố Wittlich tiểu bang Rheinland-Pfalz, gần biên giới Luxemburg, càch Paris về phía Bắc khoảng 300 miles. Tôi viết sự thật xin quý đồng hương đừng phật lòng. Tuy nước Mỹ là nơi tạo nhiều cơ hội thành công lớn nhất, (nhưng) Tây Đức nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung có hệ thống an sinh xã hội gồm cả y tế có nhiều phần hơn nước Mỹ. Gia đình tôi được hưởng qui chế tị nạn ở thời kỳ đó khá chu đáo.

Người Việt tị nạn lúc đó đến Tây Đức ở rải rác xa nhau. Chỉ có môt mình gia đình tôi ở Wittlich. Để có một cộng đoàn 30 gia đình lâu lâu gặp gỡ nhau, chúng tôi phải đi xe khoảng 100 miles.

Các con tôi vào thẳng trường, học chung với trẻ em Đức, vợ chồng tôi được cấp thẻ đi xe lửa tới một thành phố cách xa khoảng 50 miles để học Đức ngữ, sáng đi tối về. Tôi không dám kể Đức ngữ đối với chúng tôi khó như thế nào, sợ mất thời giờ quý vị.

Sau 8 tháng học Đức ngữ, cả hai chúng tôi được ông bà Bungert, chủ của một siêu thị lớn nhất ở Wittich cho chúng tôi việc làm: vợ tôi bán hàng ở khu đồ chơi, tôi làm phụ tá kế toán. Tây Đức lúc đó có luật lệ và đời sống sinh hoạt rất cao. Chỉ trừ hotels và restaurants, tất cả các tiệm khác, kể cả siêu thị, đều đóng cửa sau một giờ trưa thứ Năm, thứ Bảy, và cả ngày Chủ Nhật. Mỗi năm có khoảng mươi ngày nghỉ như New Year, Labor day, vân vân cũng đóng cửa như vậy. Bên Âu châu, mỗi thành phố đều có một trung tâm thương mại, nên những ngày kể trên, người dạo phố chỉ nhìn các tiệm qua tường kính mà thôi.

Mỗi năm chúng tôi có 7 tuần vacation, một nửa nghỉ vào mùa Hạ, một nửa vào mùa Đông. Như tất cả các người làm việc khác, mỗi năm có hai lần được lãnh thêm nửa tháng lương để đi vacation là cuốt tháng Sáu và cuối tháng Mười Một. Luật buộc chủ phải trả lương vào tháng đó, nhưng công nhân xếp đặt thay phiên nhau đi nghỉ trong mùa Hạ và mùa Đông. Riêng chúng tôi đã đi du lịch được một số nước, mỗi nơi ở khoảng 3 tuần.

Wittlich, nơi gia đình tôi ở lúc đó, nằm giữa hai căn cứ không quân Spandalem và Rahmstein cách nhau khoảng 300 miles của Quân Lực Mỹ. Vài ba lần mỗi tuần, tôi lại nghe tiếng nổ “rầm-ầm-rù-ù” trên bầu trời của chiến đấu cơ vượt bức tường âm thanh. Hơn thế nữa, lúc đó còn thêm việc thực tập bay thấp (deep flights) để tránh bị radar của đối phương phát giác. Mỗi lần nghe tiếng chiến đấu cơ “rầm-ầm-rù-ù” rồi sau ít giây sau là tiến rít rí-rí-rít” trên đầu, ngẩng mắt lên thì nó đã bay xa rồi nhưng vệt khói dài vẫn còn. Cảm giác của tôi là nó chỉ bay trên đầu mình khoảng vài trăm yards và bầu không khí chiến tranh lảng vảng bên tôi.

Chỉ sau ba năm, tôi cho con gái tôi sang Mỹ du học khi nó bắt dầu vào high school. Mỗi lần nó gọi phone về Đức là vợ tôi lại khóc và đòi đưa nó trở về, khiến tôi vừa buồn vừa rối trí. Đưa nó trở về thì việc học của nó dở dang lại không biết ăn nói thế nào với ông bà sponsors và rất nhiều người khác, Việt cũng như Đức. Tôi phải hết sức năn nỉ vợ tôi. Con gái tôi gan hơn vợ tôi. Con trai tôi thì học xong đại học bên Đức và xin được visa sang Mỹ làm việc. Con gái út tôi học xong trung học Đức rồi sang Mỹ vào học ở một college tại Stockton.

Đời sống bình thường của thanh niên nam nữ khi tới tuổi trưởng thành là kết hôn. Khi gần xong đại học, con gái tôi gặp một thanh nam cùng nghề và bàn tính ngày đám hỏi và đám cưới.

Ở thời kỳ đó tất những công dân có quốc tịch Liên Hiệp Âu Châu (European Union) sang Mỹ khỏi cần visas; những ai tuy có qui chế thường trú mà chưa có quốc tịch, khi xin visa đi Mỹ, người này được, kẻ kia không. Vợ chồng tôi sợ lỡ ra đám của con mà không sang Mỹ dự được thì chúng tôi cũng như các con sẽ mang nỗi buồn suốt cả cuộc đời còn lại. Hơn nữa, nếu bị từ chối cấp visa, nó sẽ là cái vết xấu, sau này xin di dân có thể sẽ khó khăn hơn. Vì thế chúng tôi đã nộp đơn nhập tịch Đức.

Luật Tây Đức bắt buộc trước khi nhập tịch phải có giấy chứng nhận từ bỏ quốc tịch cũ do chính quyền mình có quốc tịch cũ đó cấp phát.

Trường hợp của người Việt chạy trốn Cộng sản là phải đến “Đại Sứ Quán Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” tại thủ đô Bonn xin họ cấp phát “Chứng Chỉ Từ Bỏ Quốc Tịch Việt Nam”! Lệ phí phải trả trọn một tháng lương của người đi làm và 200 Deutsche Mark tương đương 150 Đôla cho mỗi đứa con kèm theo chưa đi làm. (Thời đó, gia đình đi làm mới được nhập tịch.) Chúng tôi và nhiều người Việt khác tức lắm. Chúng tôi trình bày với nhân viên nhập tịch rằng chúng tôi đã một sống hai chết khi chạy trốn Cộng Sản, bây giờ bắt chúng tôi đến người Cộng Sản để xin xỏ họ thì vô lý quá, hãy cho chúng tôi từ bỏ quốc tịch bằng cách khác, ví dụ như ra tòa giơ tay xin từ bỏ quốc tịch chẳng hạn.

Nhưng nhân viên trả lời rằng luật Đức như thế. Các ông bà muốn làm khác thì hãy khoan xin nhập tịch và chờ có luật khác như các ông bà muốn. Chúng tôi đành phải chịu nhục, đến tòa đại sứ đó, nghe giảng thuyết giáo mác lưỡi lê, nộp tiền mặt để có cái giấy chứng nhận đó.

Bảy hay tám ông bà Việt Nam khi biết tôi có chương trình di dân sang Mỹ thì kể với chúng tôi toàn chuyện trộm cướp ở Mỹ. Cứ như mấy ông bà này thì nước Mỹ chỉ có trộm cướp chứ không có cái gì khác.

Vào những năm 1987 – 1988 – 1989, dân của một số nước Đông Âu như Đông Đức, Poland, Czechoslovakia đều rục rịch biểu tình đòi tự do dân chủ và quyền lập đảng chính trị không Cộng Sản.

Tháng Năm (May) 1989, mấy trăm người Đông Đức đi vacation ở Hungary thừa lúc biên giới sang Austria lỏng lẻo, họ ùa sang đó xin tỵ nạn. Rồi vài đợt tỵ nạn khác tiếp diễn. Tuy tổng cộng chỉ có mấy ngàn, nhưng làm xôn xao dân Đông Âu, nhất là Đông Đức. Hàng chục triệu người trong nhiều thành phố biểu tình đòi tự do dân chủ. Công Sản không thể đàn áp nổi. Rồi dân chúng phá xập nhiều đoạn bức tường ô nhục ngăn cách Đông và Tây Berlin. Dân Đông Đức không những chạy sang Tây Berlin mà còn sang Tây Đức nữa. Công sản Đông Đức trở thành bất lực tê liệt. Song hành với Đông Đức, cả khối Cộng Sản Đông Âu xụp đổ. Dân các nước này bầu chính phủ không Cộng Sản.

Khi thủ tướng DDR sửa soạn sát nhập DDR vào BRD, thủ tướng Poland sợ Đức đòi lại vùng của Đức mà Stalin đã lấy bù cho Poland nên sang Pháp, Anh, Mỹ cầu cứu. Nhưng Đức không đòi lại. Việc sát nhập DDR vào BRD tiếp diễn rất mau. (Ngoại trưởng Hans-Dietrich Genscher đã sửa chữ unification của truyền thông thành unity.) DDR cũ chia thành 5 tiểu bang tên là Brandenburg, Thuringen, Sachsen-Anhalt, Mecklenburg-Vorpommen và Sachsen. Ngày mừng thống nhất đầu tiên là 3 tháng 10 năm 1990.

Sau khi sát nhập, một việc phải làm là đổi tiền Đông Đức sang tiền Tây Đức. Trước khi đổi tiền ai cũng đoán 10 dồng Đông đổi 1 (một) đồng Tây vì giá trị thực tế đồng Đông tệ hơn thế. Nào ngờ, thủ tướng Helmut Kohl tuyên bố một đổi một. Miền tây phải gánh sự suy sụp sự đổi tiền này. Một số người bình luận rằng vì việc này mà kinh tế Đức sẽ xụp luôn. Không ngờ, chỉ sau mấy năm, kinh tế toàn nước Đức lại trở nên phồn thịnh nhất Tây Âu.

Ở một phần trên, tôi đã hứa tả chiếc xe (car) made in DDR, nước có nền kinh tế sản xuất đồ tiêu dùng hơn tất cả các nước Cộng Sản khác, nhưng nó thua xa các nước Tây phương như thế nào.

Quý độc giả biết chút ít về máy xe hiểu rành rẽ hơn. Trong khi tất cả các xe hơi (autos) bên Tây phương chế tạo dàn máy 4 thì (hút – ép – nổ - xả), thì xe bên DDR dàn máy chỉ có 2 thì, nghĩa là xăng phải pha nhớt giống như xe gắn máy hồi xưa ở Nam Việt Nam vậy. Một phần của dàn đồng (phần bao bọc xe) làm bằng carton. Trông dáng thật hom hem xấu xí.

Sống ở Đức 20 năm, là chứng nhân các sự kiện lịch sử Âu châu, chuyện người Việt tỵ nạn vượt biển định cư tại Đức, chuyện thanh niên Việt lao động bên Đông Âu, khi khối Cộng sản xụp đổ, đã chạy sang Đức, viết bao nhiêu mới hết được, nhưng tôi ngưng tại đây và trở lại việc vợ chồng tôi nộp đơn di dân qua Mỹ.

*

Sau mấy năm kết hôn ở Mỹ, con chúng tôi sinh cháu, một rồi hai. Năm 1998, con gái tôi làm giấy bảo lãnh di dân và gởi sang Đức cho chúng tôi. Nhưng vì tiếc vợ chồng đang làm việc với số lương rất khá, sau chi phí sinh hoạt vẫn còn dư thừa gần một nửa, nên chần chờ chưa muốn nộp đơn xin visas di dân.

Con gái tôi gọi phone trách, “Sao ba mẹ cứ ở hoài bên Đức vậy! Mấy cháu bé bên đây đang trông chờ ông bà...” Chúng tôi điền đơn và gởi đến American Consul ở Frankfurt. Chỉ sau 10 ngày, chúng tôi nhận được bao thư lớn và dầy từ Consul. Trước khi mở bao thơ, tôi nghĩ, “Chác mình điền đơn sai hay thiếu mục gì rồi!” Nhưng không, đọc thư xong mới biết mình được mời đến Consul để khám sức khoẻ tổng quát và làm thủ tục nhận visas.

(Sau này tìm hiểu, Mỹ cho quotas di dân cho từng nước. Đức chẳng mấy ai muốn, chúng tôi có quốc tịch Đức, nên được cấp phát visas ngay sau khi nộp đơn là thế.) Visas chỉ có giá trị trong 3 tháng, nếu không đi, sau đó phải bảo lảnh lại từ đầu.

Chúng tôi có 3 tháng để xếp đặt nhà cửa, từ giã sở làm và đồng nghiệp, từ giã cộng đoàn nguời Việt, và từ giã ân nhân Đức.

Trong bữa ăn từ giã ông bà sponsors và ông bà chủ đã cho chúng tôi việc làm, tôi đã nói, “Thưa Ô.B. Schlax, thưa Ô. B. Bungert, cùng với các người vượt biển bằng thuyền khác, chúng tôi cám ơn tầu Cap-Anamour và lIle de Lumière cũng như CHLBĐ. Riêng chúng tôi, hai mươi năm là một phần của đời người, chúng tôi chẳng có thể quên được. Gia đình tôi cám ơn các Ô. B... và xin thông cảm việc di dân qua Mỹ của gia đình tôi.”

Sau hơn hai thập niên sống ở Mỹ, các con tôi đều hài lòng với cuộc sống ở đây. Riêng đứa con gái sang Mỹ đầu tiên, có lần nói, “Gia đình vượt biên và sang Mỹ là nhờ ba.” Tôi cảm thấy yên tâm với việc làm đã đưa cả gia đình Từ Đức Sang Mỹ.

Trần Đức Hân
(Prudence Han Tranduc)

Ý kiến bạn đọc
30/01/201808:39:17
Khách
bài viết của chú Hân bị nhiều lỗi lầm khi viết về tổ chức chính trị của Đức. Nó khá rắc rối. Danh xưng Thượng nghị sĩ chỉ có ở vài tiểu bang và tham chính khác hẳn với ở Mỹ. Tổng thống Đức do đại hội lưỡng viện (Thượng viện và Hạ viện) Bundesversammlung bầu ra. Con số nghị sĩ Thượng viện bình thường được chia theo độ dân cư của tiểu bang. Trong ngày đại hôi lưỡng viên thì lại chia theo cách khác, nhưng làm sao để sỹ số bằng với Hạ viện.
Còn nữa Danh xưng Thủ tướng tiếng Đức là Bundeskanzler
20/09/201615:07:01
Khách
Cám ơn độc giả Hà Ngọc Giao.
Gia đình tôi chỉ ở BRD không bao giờ tới biên giới DDR. Qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, tôi chỉ biết chữ tắt DDR, nên khi viết, tôi suy luận như vậy. Vậy là bài viết này có hai lỗi chính tả về Đức Ngữ.
31/03/201615:23:23
Khách
DDR là Deutsche Demokratische Republik, chứ không phải như ông Hân đã viết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến