Hôm nay,  

Little Saigon - Vietmerica

20/03/201600:00:00(Xem: 33470)
Tác Giả: Chú Chín Cali
Bài số 3779-17-30279vb8032016

Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, nguyên là giảng viên đại học ở Việt Nam, sĩ quan QĐVNCH, công chức ở Mỹ và là chuyên gia Mỹ làm việc ở ngoại quốc. Ông đã về hưu và chọn sinh sống trong khu Little Saigon. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ 6 của tác giả.

* * *

blank
Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ.

Hằng ngày một tay cầm bọc nylon, một tay dẫn con chó, Chú đi bộ một vòng trong xóm để tập thể thao. Về gần đến nhà, mùi cá khô tộ nhà ai làm chú thấy đói. Mấy con chó hàng xóm nghe mùi chó lạ, ùa ra sân sủa rang. Có tiếng đàn bà chu chóe vọng ra:

“KiKi, shut up ”.

Chú kéo con Molly đang ghì giây cổ, cự nự với mấy con chó sủa bậy rồi rảo bước về nhà. Phía sau còn văng vẳng tiếng chửi bới:

“Đi vô không? Tao đập chết mẹ bây giờ!”

Vừa bước vào nhà, mùi cơm gạo Nàng Hương Chợ Đào thơm phưng phức xông ra từ nhà bếp. Chú nói vọng vào nhà:

“Chà! Gạo thơm quá nhá. Hôm nay Bà cho tui ăn gì đây?

“Canh chua cá kho tộ, món ruột của ông đó! “

Thì ra mùi cá kho tộ thoang thoảng lúc trước là từ nhà chú mà ra. Khu Condo Chú ở toàn là người Việt, nằm ở trung tâm Little Saigon ở quận Cam, CA mà Chú là một thành viên tiêu biểu.

“Little Saigon” ngày nay không còn là tên khu thương mại Việt Nam nữa, mà để ám chỉ cộng đồng người Việt sống trong khu trù phú nầy. Little Saigon ở quận Cam lớn nhất so với các Little Saigon khác nên được xem như là “Thủ phủ”, là trung tâm của những sinh hoạt xã hội, kinh tế, văn hóa và chánh trị của người Việt lưu vong ở Mỹ.

Có những Little Saigon tuy nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng như ở San Jose, Houston, và Mel Bourne (Australia). Ngoài ra có nhiều Little Saigon nhỏ khác như ở San Gabriel Valley, Sacramento, San Francisco, Oakland, Atlanta, Denver, Oklahoma City, New Orleans, Dallas–Fort Worth, Vỉginia, Orlando, và Seattle. Ở một số tiểu bang khác, Little Saigon nằm chung với các trung tâm thương mại người Hoa (Chinese Town)

*

blank
Bảng chỉ đường trên xa lộ.

Nhớ lại ngày xưa, trước năm 1975, khu Little Sai gòn ở quận Cam là một vùng đất canh nông hoang vắng, với các ruộng dâu, đậu nành, củ cải đường, và trại nuôi cá gold fish. Sau 1975, những đợt di dân ồ ạt của người Việt tị nạn đổ về quận Cam đã biến đổi vùng nầy thành một khu thương mại phồn thịnh.

Sống trong Little Saigon lâu năm, cư dân ở đây không còn cái cảm giác là mình sống trong xứ Mỹ nửa. Họ đã hội nhập vào một xã hội mới, không phải Mỹ, cũng không phải Việt Nam, cái gọi là “xã hội Little Saigon”.

Trong tương lai không chừng chúng ta sẽ có một nền văn hóa mới, “văn hóa Little Saigon”.

Sống chung chạ sinh ra bực mình, nhất là sống chung với người Việt Nam. Người Việt mình cứ chửi lẫn nhau là “kỳ cục”. Nhưng không sao, mình cứ đóng cửa lại mà “kỳ cục” với nhau! Có biết bao nhiêu người Việt cô đơn từ những thành phố xa xôi, thiếu người Việt, phải lặn lội về đây vì thương nhớ cái “kỳ cục” dễ thương nầy!!

Thăm Little Saigòn mà không đi ăn hàng để thưởng thức cái hương vị quê hương, và để sống lại cái không khí hàng quán ồn ào ở Việt Nam là điều thiếu sót.

Vào các quán ăn đông khách, vừa mở cửa ra là tiếng ồn ào bị dồn nén trong phòng ùa ra cửa. Bao nhiêu cái đầu trong tiệm đều ngửng lên nhìn. Người Việt mình rất thích “nghinh”, dùng cách chạm mắt (eye contact) để dò xét nhau, xem con mẹ hoặc thằng cha nầy trông thấy ghét hoặc dễ thương. Trong tiệm thì bàn ghế kéo rồn rột trên sàn, muỗng nĩa khua lách cách leng keng, mạnh ai nấy nói nấy cười tự nhiên như ở bến xe đò lục tỉnh. Trên bàn thì tùm lum các xương xẩu, giấy napkin, chỉ thiếu món xả rác xuống sàn, các quán xá bình dân ở Little Saigon giống y chang như quán mì “chú Xè” ở Chợ lớn!

Người Mỹ bụng yếu nên ăn uống mủm mỉm, không dám hở mồm, lỡ gió vào bị đau bụng. Còn người Việt mình bao tử tốt, tha hồ há mồm, mở miệng, nhay nhóc nhách cho khoái khẩu! Ăn bánh xèo mà không dùng tay, cuốn với cải bẹ xanh, chấm vào nước mắm pha, há mồm to mà cắn thì làm sao ăn cho được? Không lẽ dùng muỗng nĩa để ăn bánh xèo cho nó có vẻ văn minh?

Đi dạo chơi trong khu Little Saigon, nhà cửa người Việt rất dể phân biệt nhờ có rào cổng kín mít. Chủ nhà sợ hàng xóm qua chơi cầm nhầm vài món như ở Việt Nam! Mấy cái cây “mắc dịch” trồng mấy chục năm để quét lá, được thay thế bằng cây chanh, cây ổi, bụi chuối, dàn bầu, vừa có trái ăn, vừa có tính Việt Nam, trông vui mắt

Các khu thương mại Việt Nam buôn bán sầm uất, tấp nập. Xe cộ toàn loại đắt tiền, bóng láng, nhìn qua nhìn lại tài xế toàn là đầu đen mũi tẹt. Cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới khắp đường phố. Các bản hiệu bằng tiếng Việt dẫy đầy. Chùa chiền nhan nhản. Đi nhà thờ Cha làm lễ bằng tiếng Viêt. Tết về hội hè tấp nập, chợ Tết tưng bừng, múa lân đốt pháo, hàng hoa, hàng bánh mứt, khu ẩm thực, khu văn nghệ, vui không thua gì Tết ở Việt Nam. Hàng năm ước tính có khoảng 300,000-400,000 người Việt khắp nơi tụ về Litle Saigon ở quận Cam ăn tết, nên chợ Tết đã trở thành một truyền thống.

Hãy về đây với Little Saigon, bạn sẽ thoải mái sống như một người Việt Nam, trong xứ Việt Nam, với phong tục tập quán Việt Nam. Bạn sẽ cảm nhận được cái không khí quê hương, tuy rằng đang sống ở Mỹ. Châm ngôn Mỹ có câu “Birds of a feather flock together”, nhưng châm ngôn nầy nên áp dụng cho người Việt Nam thì đúng hơn vì “Người Việt da vàng, tụ chung một đàn!”, và họ đã chọn Little Saigon làm nơi để tụ tập về từ khắp nơi trên thế giới.

Một trong những điều bận tâm của người Việt hải ngoạilà làm sao bảo toàn tiếng Việt vì theo câu châm ngôn: “Tiếng Việt còn, người Việt còn.” Little Saigon đã một là giải pháp hữu hiệu nhất cho nỗi ưu tư nầy, chỉ cần đảo ngược câu châm ngôn nầy như sau: “Người Việt còn, tiếng Việt còn”. Người Việt bảo đảm sẽ còn mãi mãi ở Little Saigon, tiếng Việt sẽ còn mãi mãi ở xứ Mỹ!

Thỉnh thoảng có người Việt da vàng mũi tẹt xổ tiếng Mỹ nghe nó sao kì kì, khó chịu. Họ không phải là dân Little Saigon. Dân Little Saigon không thèm nói tiếng Mỹ. Nhiều người ngược lại có biết tiếng Mỹ đâu mà nói! Mấy chục năm ở Mỹ chỉ cần vài chữ như “he lô”, “hao e du ”, rồi vội vã “guốc bay” hay” “thanh kiu”. Chừng ấy đã đủ rồi, ai muốn nói nhiều thì nói với cháu nội của tui nè!

Thỉnh thoảng có những người ngoại quốc, mang máy chụp hình đi lơ ngơ trong khu Phước Lộc Thọ. Người mình nhìn họ với cặp mắt xa lạ. Họ là những người Mỹ thăm viếng Little Saigon. Vì nơi đây đã Việt Hóa hoàn toàn nên họ trở thành người ngoại quốc trong chính quê hương của họ!

Little Saigon là thiên đàng của những ai có tâm hồn ăn uống. Vào nhà hàng tha hồ mà chọn món Bắc Trung Nam, cao lương mỹ vị hoặc đặc sản ba miền. Trong chợ thì đầy ấp các nguyên liệu nấu ăn và làm mồi nhậu. Đâu cần phải đi về Việt Nam mới ăn được trái cây nhiệt đới như Mít, Chôm Chôm, Sầu Riêng, Măng Cụt...! Nói chung, muốn gì có nấy, giá rẻ bèo!

Ở đây các bà tề gia nội trợ mặc tình trổ tài nấu nướng, tha hồ kho mắm, nướng khô, nấu bún rêu, kho tộ, xào mắm ruốc … thổi mùi ra ngoài sân cho cả xóm cùng….. ngửi, còn khen…… thơm!!!

*

blank
Chào mừng tới Little Saigon.

Sau một quá trình phôi thai lâu dài, Little Saigon chính thức chào đời năm 1988, khi Governor George Deukmejian chánh thức xác định ranh giới 3 dậm vuông cho Litte Saigon nằm giữa bốn con đường, Westminster Ave. (bắc), Bolsa Ave. (nam), Magnolia St. (tây), và Euclid St.(đông). Một bảng chỉ đường được dựng lên trên xa lộ 22. Little Saigon được chánh thức chấp nhận là một thực thể.

Và bắt đầu từ đấy, Little Saigon là nơi thờ phượng, tưởng niệm của vô số oan hồn các anh hùng tử sĩ và các nạn nhân đã tử vong trong biến cố 1975, bị phản bội, ruồng bỏ ở chính quê hương mình. Đây là nơi an nghỉ cho những linh hồn của hằng trăm ngàn thuyền nhân đã vùi thân nơi đáy bể vì lý tưởng tự do, của hàng vạn sinh linh đã bỏ xứ ra đi tìm sự sống nhưng không bao giờ tìm thấy, thân xác rã rời trong rừng sâu núi thẫm.

Và đây là nơi hồn thiên của một dân tộc lưu vong, tưởng đã mai một rồi theo vận nước, đã tụ về một khối. Little Saigon giờ đây là một thực thể có linh hồn, được nung đúc, nuôi dưỡng bởi cộng đồng người Việt lưu vong.

Litle Saigon ở quận Cam đang lớn mạnh và lan rộng như vết dầu loang, từ thành phố Westminster và Garden Grove, lan dần đến các thành phố lân cận như Anheim, Santa Ana, Huntington Beach, Irvine, Stanton…

Nhưng tất cả diễn biến đã xảy ra chỉ là giai đoạn đầu trong chu kỳ lớn.

Little Saigon không ngừng biến chuyển, vẫn âm thầm thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của nó. Một ngày rất gần, con nhộng sẽ hóa thân thành con bướm vàng huyền thoại, cất cao đôi cánh thiên thần mang về cho quê hương những gì mà hằng triệu con dân nước Việt đang ước vọng mong chờ. Thành Phố Sài Gòn yêu dấu, đang oằn oại, tan tác, với căn bịnh ung thư, sẽ khôi phục lại cương vị Hòn Ngọc Viễn Đông, mà ngày xưa đã một thời huy hoàng sáng chói!

Little Saigon là biểu tượng tình đồng bào, tinh thần bất khuất và sức sống mãnh liệt của người Việt Nam lưu vong. Little Saigon là Linh hồn của Việt Nam hải ngoại.

Đã là một người Việt tị nạn, không bắt buộc phải là cư dân của Little Saigon, mỗi người trong chúng ta đã là một viên gạch, một thành viên của biểu tượng Little Saigon.

Người Mỹ hãnh diện tổ tiên mình là những người tiền phong, vì lý tưởng tự do, đã vượt trùng dương đến đây với đôi bàn tay trắng và một ý chí sắt đá kiên cường, đã khắc phục mọi khó khăn lúc ban đầu để tạo ra xứ Mỹ văn minh hùng mạnh nhứt thế giới. Người Việt tị nạn chúng ta đã bước theo những vết chân lịch sử của người xưa, đã tạo nên Little Saigon rạng rỡ cho người Việt nam,

Người Mỹ gốc Việt chúng ta xứng đáng là một công dân Mỹ, theo tinh thần lập quốc của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chúng ta đang sống trong quê hương “Vietmerica” do chúng ta tạo ra, quê hương bé nhỏ của chúng ta trong Hiệp Chủng Quốc Mỹ bao la vĩ đại.

Vietmerica là quê hương thứ hai của chúng ta. Việt Nam là nơi chúng ta chôn nhau cắt rốn. Vietmerica là nơi chúng ta sẽ gởi gấm xác thân nầy.

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
25/05/201617:09:53
Khách
Mong sau cộng đồng người Việt ráng nuôi dưởng con"bướm vàng huyền thoai" cho lớn nhanh vì đồng bào ở Việt Nam đang cần nó.
18/05/201618:40:51
Khách
+ Little Saigon in Vancouver B.C Canada 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=-4nKraJEwbY
20/03/201621:58:07
Khách
Đúng là Little Sài gòn với đầy đủ " the good, the bad and the ugly" rất "Vietnamese" và dễ thương, qua lời văn giản dị nhưng đi dỏm của Chú Chín.
20/03/201609:03:06
Khách
Cảm ơn Chú Chín Cali đã viết thêm một bài mới đầy tính dí dỏm và rất sinh động. Lời văn đơn giản, chân thành như lòng người Nam bộ. Cách vào đề thật tự nhiên dẫn dắt người đọc vào con đường quê cùng chú Chín và con chó. Những tưởng đang ở quê nhà với cá kho dậy mùi cả xóm, nhưng chú đã tạo ra một ngạc nhiên thú vị. Chú đã thật khéo léo đưa độc giả vào khung cảnh mới, chấp nhận một thực tế là chú Chín đang đi dạo xóm làng chú ở Mỹ và dân ở đây có nói tiếng Mỹ, "KiKi shut up". Cứ như thế chú đã cuốn hút người đọc đến thăm quê hương thứ hai của chú.
Một quê hương được gầy dựng với hoài niệm, nhớ nhung, níu kéo và cả hy vọng của những đứa con viễn xứ. Một quê hương thứ hai mang đầy đủ sắc thái Việt, dù tốt, dù hay, dù có 'quê', dù hơi 'kệch cỡm', nhưng đó là quê hương đã cưu mang với chú. Với giọng văn hóm hỉnh chú đã làm quê hương thứ hai sống động, gần gũi như nơi đã sinh chú ra.
Lần nữa xin cảm ơn chú Chín Cali đã giúp người viễn xứ khẳng định lý do họ yêu quê hương Vietmerica của họ. Một quê hương không phải nơi sinh ra nhưng mang đầy chất Việt, nơi cưu mang họ và chính họ đã dần dần xây đắp nơi đó thành một quê hương Việt nam mới.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến