Hôm nay,  

Tết Mà Sao Vẫn Nhớ

06/02/201600:00:00(Xem: 11437)
Tác Giả: Thang Chu
Bài số 3743-17-30243vb7020616

Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do.

* * *

Đã là cuối năm, sắp Tết mà sao Little Sài Gòn vẫn im re! Thì ra năm nay không có hội đoàn nào ở Garden Grove tổ chức hội tết quanh khu này. Mọi hội vui xuân phải chờ đến cuối tuần sau Tết, mà cũng ở bên Costa Mesa. Trước Tết, chỉ có cái chợ hoa Phước Lộc Thọ. “Êm ả vậy mà tốt ông à.” Bà vừa nghẹn ngào nói với qua phòng khách nơi ông đang ngồi xem báo để tự an ủi, vừa loay hoay mở gói hàng trong bếp mới nhận trưa nay.

Hai ông bà mới dọn về vùng Little Sài Gòn một năm nay đúng ngay mùa Tết Ất Mùi từ tiểu bang lạnh Michigan.

“Tôi thích nhất là thời tiết ấm áp ở đây,” bà cứ hay nói vậy. Còn ông thì, “Tôi thích nhất là ăn uống. Gì đâu mà tô phở 50% off chỉ còn bốn đô lại ngon còn hơn tô tám đô bên đấy bà ạ!” Bà đáp ngay, “Ối giời, tôi thì mong họ bán mười đô để ông không dám ăn hoài!”

Con cháu chẳng đứa nào chịu về đây sống cả vì mỗi đứa một phương theo việc làm của chúng, nên ông bà lấy sinh hoạt cộng đồng làm niềm vui. Nào là phố Bolsa với các cửa hàng toàn tiếng Việt. Chỉ nội thấy chữ Việt là đã vui rồi! Lại còn thêm chợ búa thì tha hồ mắm và rau! Chả bù bó rau muống bốn đô mua mà xót ruột nhưng cứ phải mua vì thèm. “Còn sống và ăn được thì có gì mà tiếc; bù lại mười năm tù cải tạo tưởng mất xác giữa rừng núi Bắc Việt bà ạ,” ông cứ hay nói vậy mỗi khi bà cằn nhằn vật giá chợ Việt ở bang lạnh leo thang.

Niềm vui nhất của ông vẫn là cà-fê sáng với các vị cựu chiến binh cũng là cựu tù cải tạo với ông. Ôi biết bao nhiêu chuyện để nói của hàng mấy chục năm kháng chiến, rồi chống cộng, rồi tù ngục, rồi con cháu thành đạt. Cứ chuyện này dẫn sang chuyện kia mà ngày này tháng nọ không bao giờ hết. Đặc biệt ông bà luôn cặp đôi nhau trong những cà-fê đàm này theo thói quen bóng hình bất ly ở xứ lạnh kia. Cũng chính sự có mặt của bà như món tráng miệng để tăng phần khẩu vị đàm thoại theo cái nhìn của một vợ tù cải tạo.

“Mấy ông khổ riêng một nỗi tù, còn mấy bà chúng tôi khổ chung nhiều nỗi lắm. Gạo, chợ, nhà, chính quyền, kinh tế mới, kiểm tra hộ khẩu, dạy con, nuôi con. Kể không hết đâu. Có bà còn phải bán thân cho cán bộ để giữ lại cái nhà, tránh kinh tế mới, cho đàn con chờ ngày ông về đấy! Đừng trách chúng tôi nhé!” Bà hay nói những sự thật bất ngờ như thế nên các ông cứ sôi nổi lên là phải. Ông nào im lặng mới là lạ!

Có lẽ ít người có kinh nghiệm và chứng kiến những cảnh đau thương như bà vì bà ở ngay trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa, Sài Gòn, với phân nửa gia đình đã may mắn cao bay trước Tháng Tư Đen và phân nửa còn lại thì chịu cảnh chồng tù, vợ góa, con côi thuộc loại lý lịch mười hai chỉ thua mấy ông một số mười ba.


Nhưng khổ đến đâu thì cũng phải đón Tết. “Đón kỷ niệm ông bà mà, nên mẹ con mình cứ vui ba ngày Tết, đói ba tháng hè. Bố các con cũng đang đón Tết đấy!” Bà hay nói vậy với các con để chúng được yên ủi suốt những tháng năm đón Xuân không bố với niềm hy vọng Xuân sau sẽ lại gặp. Nhất là đêm Giao Thừa không bao giờ thiếu cái chén thứ tám trên bàn ăn gia đình ngay chiếc ghế trống đã bạc màu dành riêng cho bố trước ngày chia ly. Rồi mỗi đứa chúc bố một câu tốt lành nhất gửi theo làn khói nhang phảng phất quanh bàn thờ tưởng niệm ông bà bay ra tận phương Bắc. Thật là lạ, chỉ một bữa ăn đạm bạc đêm Giao Thừa mà có thể nuôi dưỡng tinh thần quyết sống cho sáu đứa con và bà suốt cả năm trời đấy.

Cho nên Tết đối với ông bà là cả một thời điểm linh thiêng kỳ diệu, mà, chỉ có con tằm mới biết được tại sao mình nhả tơ. Nên bận rộn đến đâu, năm đứa con còn lại của ông bà vẫn phải về ăn Tết với ông bà, dù chỉ một ngày.

“Tết này tôi có mua một bộ chén đũa đặc biệt từ Thái-lan cho con Hai. Ông xem này đẹp không?” Bà mân mê trong tay bộ chén đũa mạ vàng mới nhận từ UPS. Ông không trả lời, chỉ nhìn trân bộ chén như muốn chờ nghe điều gì đó từ vật vô tri ấy.

Vốn là từ nhiều năm qua sau khi gia đình tới Mỹ theo diện H.O, trên bàn ăn đêm giao thừa vẫn để riêng một bộ chén đũa thứ tám nơi chiếc ghế trống, không phải cho ông như khi còn tù cải tạo, mà cho con Hai, chị cả của “ngũ long công chúa.” Nhà ông chỉ có một thằng con trai út mà thôi. Con Hai đã mất tích trong chuyến vượt biển sáu tháng trước khi ông ra tù. “Ngũ long công chúa không phải lúc nào cũng đại phước ông à; người ta đùa vậy thôi,” bà thường an ủi ông lẫn chính mình. “Trời xui đất khiến làm sao mà người ta kêu nó đi đúng ngày ba mươi tết, nên cúng giao thừa mình phải có bộ chén đặc biệt thật quý cho nó lần này đó. Hai mươi năm rồi, nhanh thật!”

“Hai mươi năm rồi mà sao vẫn nhớ nó bà ạ,” ông vẫn nhìn trân bộ chén vàng giờ đang trân trọng nằm trong tủ kiếng chờ đêm giao thừa. “Ước chi tôi về sớm hơn được sáu tháng thì...”

“Thôi ông đừng dở hơi,” bà nói át, “Ước với mơ gì nữa. Định mệnh đã thế. Cũng nhờ Trời mà ông thoát tù về bình an, và năm đứa con còn lại cũng an ủi mình, chứ chúng mà hư hỏng thì buồn lắm.”

Im lặng.

“Bà nè, tại sao phải chờ giao thừa. Tôi muốn bộ chén vàng đó trên bàn ăn mình từ hôm nay trở đi nha,” giọng ông bỗng vui hẳn lên như vừa tìm ra một chân lý, và mắt ông sáng lên như nhìn thấy con Hai xuyên qua kỷ niệm.

“Ừm, ý ông thật hay đấy. Mình sẽ có cả mùa Xuân trong chút năm tháng ngắn ngủi còn lại ở dương thế này. Đơn giản thế mà mình phải mất cả một đời người mới nghĩ ra. Ông hay thật đấy!”

“Bà gọi các con báo chúng biết nhà mình từ nay có thêm người về ở đi. Nhớ nhắc chúng không được bỏ lỡ Xuân này để gặp lại chị Hai nhá.”

Ông bà nhìn nhau ở khoảng cách xa xa từ bếp đến phòng khách như thể không muốn thấy đôi mắt hoen đỏ của nhau trong màn xẫm hoàng hôn đã len vào căn nhà nhỏ của họ.

Chẳng ai hiểu được vì sao bà vốn sợ ma nhưng vẫn chưa bật đèn lúc này.

Thang Chu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến