Hôm nay,  

Mây Khói Bay Về

22/12/201500:00:00(Xem: 19211)

Tác giả: Tôn Nữ Thu Dung
Bài số 3707-17--30207vb3122215

Trước Tháng Tư 1975, tại Saigon, tác giả từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ ít năm trước đây, Thu Dung dự Viết Về Nước Mỹ 2013 và nhận giải thưởng đầu tiên. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

* * *

Sương tháng chạp bắt đầu giăng mù phố núi… Cây Noel lóng lánh bạc sau lưng tôi đã lên đèn rực rỡ, Mike gật gù hài lòng:

- Thật đẹp, Dee, tôi rất vui.

Và ký cho tôi một cái check. Tôi biết, như mọi năm, nó luôn gấp đôi cái giá mà tôi thỏa thuận, không kể những món quà dễ thương mà vợ ông ta đã soạn sẵn, bỏ trước vào cốp xe với lời nhắn nhủ: Không được từ chối nhé, Honey.

Còn nhớ, khi đăng những thông tin quảng cáo về công việc trên các tờ báo địa phương:”Di dân từ Việt Nam (chứ sao, tôi hãnh diện điều này),tốt nghiệp khoa Mỹ Thuật Ứng Dụng, nhận trang trí tất cả mọi thứ trong các mùa lễ hội. Gọi…”

Mà lễ hội ở Mỹ thì hầu như thường xuyên, khi đọc được thông tin đó, Mac đã hỏi tôi:

- Bạn có nhiều khách hàng không?

- Nhiều khi làm không hết việc, nhất là từ tháng 10 trở đi.

- Vậy bạn có muốn giúp đỡ một di dân lương thiện khác đến từ Iran và đang thất nghiệp?

- Dĩ nhiên, cùng là Đông Phương huyền bí cả mà…

Và tôi đăng cho Mac: “Di dân đến từ Iran, kỹ sư xây dựng, hiện vừa thất nghiệp, nhận sửa chữa điện, nước và những hư hại thông thường trong nhà, ngoài sân. Gọi…”

Tôi hồi nhỏ bị điện giật mấy lần khi cứ cố mở những máy hát để tìm kiếm những ca sĩ tí hon đang biểu diễn đâu trong đó… vì thế tôi sợ nhất là điện, cho nên Mac là một trợ thủ đắc lực khi tôi có những hợp đồng về trang trí, cậu ấy sẽ là người phụ trách phần ánh sáng.

Cái bọn cùng học ESL với tôi ngày ấy, bọn di dân từ 4 phương 8 hướng cứ điện thọai cho tôi không ngớt những khi thất nghiệp… từ đó, chúng tôi hình thành một mối dây liên kết để cùng nhau sống sót.

Ngày còn ở Việt Nam, gia đình tôi có một văn phòng địa ốc nhỏ nhưng các vệ tinh thì trải dài đến vô cùng vô tận. Khi tôi bán được một lô đất, A. sẽ vẽ kiểu nhà, B. sẽ đến xây, vật liệu xây dựng do C. cung cấp, E. thiết kế nội thất lẫn sân vườn, và D. (là tôi) cung cấp một số đá phong thủy để gia chủ tự tin hơn trong công việc và cuộc sống… Nghĩa là một vòng tròn khép kín từ D. tới D….

Tương tự vậy, tôi đem mô hình ấy áp dụng trên cái xứ sở tạm dung có nhiều bánh mì, hoa hồng và nước mắt. Có điều tôi luôn sống trong sợ hãi khi bất chợt thót tim lại, nghĩ rằng nếu Joss, Lou hay Drew… những di dân đến từ Bangladesh, Afghanistan, Iran hay Arabie Saudi bỗng một ngày nào đó hiện nguyên hình là một tên khủng bố ôm bom cảm tử! Không, xin Chúa xót thương con… cho họ thật sự chỉ là những di dân cần cù lương thiện đang cố hết sức học và làm việc để có được một chỗ đứng vững chắc trong xã hội này.

Có công việc rất tuyệt, đến thành phố Bel Air thuộc Los, dẫn 2 con chó Chihuahua đi dạo mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 tiếng trong 3 tháng khi chủ nhà là một chàng Rocker gốc Anh, rất nổi tiếng đi Vacation ở New Zealand! Ngôi biệt thự còn đẹp hơn cả một lâu đài cổ tích, có Camera theo dõi và có 3,4 vệ sĩ gác trước gác sau.

Có công việc rất buồn, chơi với một bé khiếm thị vào những ngày cuối tuần, và tuyệt vọng khi không thể nói cho bé hiểu thế nào là màu vàng của nắng khi nó đang rải từng giọt mật thơm và ấm áp, tôi chỉ có thể cầm đôi tay bé áp lên mặt mình, thầm thì… Sun shine in my eyes and your eyes… mà nghe từng giai điệu Forever vang đâu đây buồn thê thiết.

Có công việc khó lòng chịu đựng nỗi, massage những ngón tay biến dạng của một họa sĩ và nhìn những giọt nước mắt đau đớn tuyệt vọng của ông khi chung quanh chiếc xe lăn là những vỏ chai không và khói thuốc mịt mù… Ông đã bị tổn thương những dây thần kinh nào đó trong một accident của một lần leo núi và những ngón tay dần co rút lại.

Sương tháng chạp đã bắt đầu giăng mù trên phố núi, tôi lái xe loanh quanh thành phố để kiểm tra các cây Noel mình trang trí cho khách hàng.

Gia đình Ramie luôn muốn ngôi nhà xinh đẹp của họ thơm ngát mùi nhựa gỗ ứa ra từ những cây thông xanh tươi còn lạnh ngắt tuyết, mới được chở về từ đỉnh Big Bear.


Gia đình Todd yêu cầu trang trí nhiều màu rực rỡ.

Gia đình Selina chỉ thích đơn giản một màu thông bạc và những trái châu xanh lơ nước biển.

Gia đình Lorenzo thì luôn muốn những sắc màu cổ điển…

Những ai đòi hỏi quá nhiều hoặc những mẫu không có trong Catalog, bổn phận của tôi là dở chiêu bài thuyết khách. Tôi rất yêu nghề, nhưng tôi hơi làm biếng, phong cách tôi yêu thích nhất vẫn là những cây thông xanh phủ tuyết với lóng lánh những hạt châu và chấp chới những đôi cánh thiên thần… nhưng tôi vẫn cứ phải trang trí cây thông nhà mình đa phong cách để chào hàng theo từng thị hiếu.

Năm nay, đã không còn thời gian để nhận thêm bất cứ một hợp đồng nào thì Luc gọi. Chiều 18, giọng Luc thật lạ:

– Dee, xin lỗi tôi gọi muộn, tôi đã không định làm gì năm nay.

– Hai bạn đi Vacation ở đâu chăng?

– Mình Jenny thôi, tôi mất Jenny thật rồi.

Tim tôi chậm đi một nhịp:

– Nghe này, tôi sẽ đến, tôi đang ở Diamond Bar…

– Dee, có ai đặt dưới cây Noel những chai rượu thay những món quà không? Bạn hãy làm thế cho tôi nhé!

– Nghe này, tôi sẽ đến…

Hàng năm tôi vẫn trang hoàng cây Noel cho Luc và Jenny từ đầu tháng chạp, năm ngoái, cả hai vui vẻ đùa nghịch ném vào nhau những bông tuyết giả, không ngớt làm tôi tức giận vì mất thời gian.

– Dee, Jenny đang khỏe mạnh… tại sao cô ấy lại chết chứ?

– Luc, tôi không biết, chuyện gì đã xảy ra, tại sao bạn không gọi tôi?

– Tôi đang gọi bạn đây thôi, tôi vừa mới về từ Forest Lawn. Jenny muốn ở trên đồi cao để nhìn thấy nhà mình, thấy chiếc xích đu màu xanh lá cây của cô ấy đong đưa… Tôi nhớ, bạn đã đọc cho Jenny nghe bài thơ của bạn… nhưng cuộc sống vốn mang hình giọt lệ… và cô ấy cứ nhắc hoài…

Tôi buông điện thọai, mở GPS tìm địa chỉ nhà Luc, nơi tôi đã đên mỗi năm vài lần mà lần nào cũng không nhớ đường đi bởi những con đường ven núi cứ giống nhau với những ngôi nhà đẹp như tranh vẽ. -Pudingstone, mặt hồ tĩnh lặng-.

Tôi ghé Cosco mua một chai Vodka cho Luc, vội đến nỗi không kịp ném nó vào cốp xe, thành phố vào đông, sương giăng mịt mờ phố núi, các chốt đường đều bị chặn lại để kiểm tra. Người Police nhìn qua cửa xe khi trả giấy tờ cho tôi:

– Bạn ở San Dimas?

– Vâng, có vấn đề gì ?

– Không, chỉ là kiểm tra D.U.I (“Driving Under The Influence “) cuối tuần thôi… những ngày lễ…

– Tôi nghĩ chắc là vì Tổng Thống đến San Bernardino nên phải thắt chặt an ninh.

– Xin lỗi…

– Với cái kiểu chặn đường kiểm tra cuối tuần như thế này, nếu có tên sát thủ ISS nào đó muốn hẹn giờ nổ bom cảm tử cũng khó, hắn sẽ bị nổ tung trên đường đi vì kẹt xe mà không kịp giết ai…

Đôi khi tôi hay bị đắm chìm vào tâm cảm của vài người nào đó để làm phiền một kẻ chẳng dính dáng gì đến vấn đề mình đang vướng víu.

Người Police ngạc nhiên nhìn tôi:

– Xin lỗi. Merry Christmas and Happy New Year.

Tôi cảm thấy mình hơi quá đáng nên cố gắng mỉm cười:

– Thanks, Happy Chirstmas and New Year.

Tôi nói tắt cho nhanh vì chợt thấy chai Vodka hững hờ nằm trên ghế chỉ bọc sơ lớp giấy.

Tôi biết, có những cái chết hầu như phi lý bên cạnh những cái chết giải thoát khỏi nỗi đớn đau… Tôi sẽ trang hoàng cho Luc một cây Noel hệt như năm ngoái: màu xám bạc, và những đôi cánh thiên thần xinh xắn đong đưa… Như Jen… Có lẽ Luc sẽ khóc, những giọt nước mắt của Luc rơi lạnh trên vai tôi như tuyết, nhưng rồi bạn sẽ nguôi ngoai…

Tôi không biết cách an ủi bất cứ ai khi họ gặp những buồn đau tuyệt vọng, tôi chỉ có thể làm được một điều đơn giản, là đến cạnh họ, để cho những giọt nước mắt của họ rơi trên vai mình, như tuyết, rồi sẽ tan nếu tìm được một chút ấm nồng của nắng… Tôi sẽ nói với họ, cũng đơn giản thôi, như nói với những bé thơ mà mình yêu quý: “thôi nào, thôi nào…” và những giọt nước mắt buồn đau tuyệt vọng đó, tôi nghĩ, sẽ là mây khói bay đi…

Bởi, một người, dù có lớn lao quan trọng đến chừng nào trong hiện tại thì họ vẫn từng là một bé thơ thuở trước, mà bé thơ nào lại không cần những âu yếm thương yêu?

Và, cũng như nhiều người khác… chúng ta vẫn phải đi tiếp trên hành trình cô độc mệt mỏi của mỗi kiếp người.

Tôn Nữ Thu Dung

Ý kiến bạn đọc
13/05/202116:33:59
Khách
find cheap cialis online: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">where can i buy cialis without a prescription</a> cialis without presciption in usa
http://cialisbnb.com/# buy cialis without perscription
08/03/201617:10:16
Khách
Cảm ơn tất cả những chân tình. TNTD
24/12/201502:13:28
Khách
Tuyệt vời! Thu Dung.
Tịnh Tâm
22/12/201523:45:17
Khách
"cái xứ sở tạm dung có nhiều bánh mì, hoa hồng và nước mắt" xin ăn cắp câu này nha.
22/12/201515:36:07
Khách
Cuối năm ngậm ngùi , thương cho những kiếp người
Cám ơn tác giả , một bài viết thật hay . Chúc vui Noel và năm mới
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến