Hôm nay,  

Con Trời Dựng Lều

20/12/201500:00:00(Xem: 16026)

Tác giả: Nguyễn Trung Tây
Bài số 3704-17--30204vb8122015

Tác giả từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiệm sở hiện ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.

* * *

Em gửi tôi tấm thiệp in hình hang đá với hàng chữ, “Merry Christmas!”

Em đưa lên FaceBook nhiều tấm hình chụp xứ đạo hoặc góc phố tưng bừng dựng hang đá và cây thông mừng Giáng Sinh ở Mỹ, Việt Nam, Hòa Lan, Ba Tây, và nhiều nơi khác trên thế giới.

Em phóng lên FaceBook đoạn phim quay phố lớn Sydney, nhà thờ chánh tòa Saint Mary về đêm chiếu sáng mặt tiền những phiên bản Mẹ bồng Hài Nhi rõ từng nét. Trời đêm đen mùa hè Nam Bán Cầu tháng 12 hóa ra phông nền tô thêm đậm hình Con Trời.

Nhìn thiệp Giáng Sinh, hang đá muôn mầu sắc, hình Con Trời ngủ say, ngôi sao rực rỡ và cây thông chớp sáng, tôi xôn xao bởi lại thêm một lần nữa, Giáng Sinh, mùa Con Trời Dựng Lều lại về.

Giáng Sinh định nghĩa trọn vẹn trong một câu thật ngắn, “Và Ngôi Lời đã thành người, và định cư giữa chúng ta” (John 1:14). Định cư hay đúng nhất là dựng lều: kê-nó-ô, động từ tác giả sử dụng trong văn bản nguyên thủy (tiếng Koine).

Động từ dựng lều lấy từ hình ảnh dân du mục Do Thái trong sa mạc skê-nó-ô, dựng lều; và Giavê Thiên Chúa skê-nó-ô ở ngay giữa những lều du mục. “Và Ngôi Lời đã thành người, và dựng lều của Ngài giữa chúng ta;” dựng lều sinh sống y như những người đang sống chung quanh là ý nghĩa đích thực của câu văn bất hủ.

Từ thiên đàng, Con Trời từ bỏ thiên tính, và Ngài làm người. Trần gian dựng lều để sống cuộc đời lữ hành, Con Trời cũng thế, Ngài dựng lều, sống như mọi người và đồng hành cùng mọi người. Bởi thế, ngay từ thiên niên kỷ đầu tiên, bài ngợi ca Con Trời Dựng Lều đã xuất hiện,

Đức Giêsu Kitô,
tuy là Thiên Chúa,
nhưng không nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân phận nô lệ
trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế (Phil 2:6-7).

Em đi du lịch tới Sa Pa, sang Thái Lan, bay qua Na Uy, ghé vào phố nhỏ Alice Springs, và cả phố lớn Sydney. Em đi nhiều lắm. Em chụp hình với học sinh thiểu số Sa Pa, em ngồi ngay giữa thổ dân Úc Châu. Ở đâu cũng thế, miệng em cười tươi. Em sống và đi làm ở Alice Springs gần hai năm. Em kiếm tiền, để dành. Về lại nước, em học tiếp hai năm còn lại. Có những lần tôi mang em vào sa mạc sinh hoạt mục vụ với thổ dân. Nhìn em cao lớn đứng phát bánh mì thơm ròn giữa trời nắng chói chang sa mạc, tôi biết em hạnh phúc, niềm hạnh phúc đơn sơ bởi được phục vụ. Trước khi chia tay về nước, tôi hỏi em có muốn sống ở vùng sa mạc hay không? Em không do dự, trả lời ngay, rất thành thực! Em nói em muốn dựng lều sống bên Úc, nhưng sống ở phố lớn Sydney hoặc thị trấn Melbourne, đường xá rộn ràng. Em nói người truyền giáo mới thích dựng lều sống với Thổ Dân vùng sa mạc.

Tôi không ngạc nhiên, bởi nhận xét của em đúng, thật sự ra rất đúng. Nhưng tôi nói với em, “Nếu phải dùng hình ảnh để so sánh, đừng quên Con Trời cũng đã từng dựng lều và sống giữa Thổ Dân vậy thôi”.

Con Trời hồi đó dựng lều sống giữa người Do Thái, học hỏi văn hóa Do Thái, nói tiếng Do Thái, khoác vào người y phục Do Thái, ăn bánh mì Do Thái.

Ngài dựng lều-sinh ra ở Bethlehem, dựng lều-lớn lên tại phố nhỏ Nazareth, và dựng lều-chết đi lặng lẽ ở kinh thành Jerusalem.

Ngài, tuổi ấu thơ, cũng hốt hoảng trong đêm vội vã dựng lều-lên đường tỵ nạn.

Ngài dựng lều-học nghề tầm thường từ Bố Joseph thợ mộc.

Con Trời thân mật với “thổ dân” thu thuế, giao tiếp với “thổ dân” gái giang hồ. Con Trời chọn sống đời sống tầm thường của những người tầm thường. Và rồi Ngài chết đi, thua cả một người tầm thường. Cả một đời sống dựng lều trên mặt đất, Con Trời sống với và sống y như mọi người dựng lều chung quanh. Ngài cười rạng rỡ trong tiệc cưới Cana với đôi vợ chồng không hề hay biết rượu nồng tiệc cưới đã bốc cạn khô! Ngài khóc với Martha bên ngôi mộ đá người thân! Ngài đồng hành và chăm chú lắng nghe tâm sự của hai người mất hy vọng trên đường Emmaus!

Hơn 30 mươi năm dựng lều dưới trần gian, Con Trời sống thiết tha với cuộc sống của một người dựng lều, và với những người mà Ngài được thiên đàng gửi tới. Con Trời gắn bó với những người dựng lều chung quanh lều của riêng Ngài. Ngài biết tên họ, bên ngôi mộ đá Con Trời gọi, “Lazarus,” tên của người đã chôn bốn ngày. Ngài biết họ nghĩ gì, trên sân đền thờ trước mặt người đàn bà và đám đông Con Trời nói, “Ai trong các ông nghĩ mình không có tội thì hãy ném đá người phụ nữ này đi?”

Con Trời tôn trọng văn hóa trần gian. Thật sự ra Con Trời yêu con người, và bởi yêu, Con Trời dựng lều sống với con người!

Nong Bua Lamphu, một vùng hẻo lánh đông bắc Thái Lan, nơi đó, Ngôi Lời Úc Châu dựng lều, sống phục vụ thiếu nhi, thiếu niên và người lớn, tất cả đều nhiễm căn bệnh hiểm nghèo Sida. Mùa Chay và Tuần Thánh năm 2015 tôi ghé vào Nong Bua Lamphu công tác. Đặt bước chân tới trung tâm Ngôi Lời, thoạt tiên tôi sợ, nỗi sợ bình thường của người chưa bao giờ giao tiếp với người mang trong máu siêu vi khuẩn Sida. Nhưng chỉ trong một thời gian thật ngắn, chứng kiến tu sĩ Ngôi Lời chăm sóc, vui đùa, rửa chân trong thánh lễ Tiệc Ly và đá banh trên sân cỏ với người nhiễm khuẩn Sida, mắt tôi mở ra, nỗi sợ tan biến. Tôi học theo tu sĩ Ngôi Lời, những nhà truyền giáo đã dựng lều sống bình thường với người Thái Sida từ những năm 1997. Nhìn những tu sĩ Ngôi Lời nói tiếng Thái, ngồi bệt dưới đất ăn thức cay cay giữa những người Thái, nước da tu sĩ thuả xưa trắng tươi giờ ngăm ngăm đen phong trần, tôi nghĩ tới cụm từ “Con Trời Dựng Lều”.

Tôi nói với em đêm Giáng Sinh, Ngôi Lời nhập thế giải nghĩa động từ Dựng Lều với trần gian; dựng lều là như thế, thiết tha và thật thà với cuộc sống dựng lều, dù biết trước đoạn kết của cuộc sống dựng lều giữa đời sẽ chấm dứt trên đỉnh núi Sọ.

Là nhà truyền giáo, tôi ý thức với đời sống dựng lều của riêng mình. Người dân (không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, phái tính) nơi tôi được gửi tới là người để tôi dựng lều-sống với họ. Tôi phát triển khả năng đồng hành và lắng nghe để biết tâm tình của riêng từng người. Lều của họ và lều của tôi, chiều kích và nội thất tương xứng!

Giáng Sinh về! Nhìn hang đá, nhìn cây thông xanh ngăn ngắt vươn cao, nhìn đèn màu giăng mắc sáng rực phố phường, tôi xôn xao bởi biết Con Trời yêu tôi, một hạt cát tầm thường, một hạt bụi chấm nhỏ! Và bởi yêu tôi, Con Trời dựng lều sống thiết tha với tôi giữa cõi trần.

Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
18/08/201616:53:26
Khách
Chỉ có Chúa với Tôi? Còn tha nhân sắp hạng thứ ba. Chỉ có lòng thuơng xót thôi sao? Thiếu gì người thương xót nhân loại lâm vào cảnh nghèo dói,chiến tranh. Sao Chúa không giúp cho họ đựợc vĩnh viễn thoát khổ? Chỉ lâu lâu ban phép mầu cho 1 số nhỏ thôi? Sao lại để yên cho Hitler giết 6 triệu dân Do thái là con cưng của mình?
24/12/201505:13:03
Khách
Thanksgiving to God.
21/12/201523:18:17
Khách
Chúc mừng cha. Nguyện xin mẹ Maria giữ cho tấm lều của cha luôn vững chắc dù bao mưa gió.
21/12/201505:03:57
Khách
Tuyệt quá. Tác gỉa đã đắc thánh nên hiểu thấu suốt và giảng giải của người đã enlighten .
21/12/201501:38:08
Khách
Tôi đã nhìn ra GiêSu Đấng chuộc tội cho nhân loại- Vua của các Vua- hạ mình xuống làm người. Ngài không chọn cung vàng điện ngọc, nhưng chọn hang lừa lạnh lẽo giữa đêm đông. Ngài đến để phục vụ, để gần gũi, để cảm thông với những kẻ bất hạnh bị xã hội nguyền rủa và bỏ rơi. Nơi GiêSu, lòng Thương Xót đã được chính Ngài nâng lên một tầm vóc mới vĩ đại hơn cả sự vĩ đại…Có lần tôi vào một nhà thờ và bàng hoàng khi ngắm một bức vẽ Chúa GiêSu một tay nắm lấy tay Chúa Cha trên trời, tay kia nắm lấy những bàn tay của đoàn người bơ vơ dưới đất. Ngài không nhìn lên Chúa Cha nhưng hướng khuôn mặt xuống đất với ánh mắt của lòng thương xót…
Cảm ơn tác giả bài viết xúc động. Xin Chúa cùng đồng hành với tác giả trên con đường dựng lều đồng hành với tha nhân. Kính.
20/12/201517:22:03
Khách
Hay tuyệt vời . Xin được đọc thêm nhiều bài hay nữa .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến