Hôm nay,  

Lại Chuyện Nói Tiếng Việt

16/12/201500:00:00(Xem: 18756)

Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 3700-17--30200vb4121615

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Sống ở Mỹ đã lâu gia đình chúng tôi vẫn dùng tiếng Việt để nói chuyện với nhau.

Một hôm con gái tôi nó hỏi má nó:

- Ai đặt tên cho con mà hay quá vậy? Cho nên khi vào Quốc Tịch Mỹ con vẫn giữ cái tên đẹp ấy.

- Bố con đặt chứ còn ai nữa. Mẹ chỉ có việc đẻ còn tên con cái bố con đặt hết. Như tên của con Nguyễn Kim Quỳnh Anh bố con lấy chữ lót của bố và đặt thêm tên cho con, còn thằng Khôi, bố lấy họ bố và họ mẹ đặt cho nó là Nguyễn Đào Nguyên Khôi, lấy Quốc Tịch nó cũng giữ nguyên. Bà ngoại cứ gọi nó là Khôi Nguyên, ai ngờ qua Mỹ nó là Khôi Nguyên thật.

- Cách đây mười mấy năm hồi con lấy chồng, chồng con cũng khổ vì bố. Chồng con người Tàu, bố bắt phải nói rành tiếng Việt bố mới cho cưới.

- Thôi bố phiên phiến cho chúng con nhờ. Con tôi năn nỉ.

- Bố nói không được, mà tiếng Việt phải rành rọt không có nói lơ lớ, không có tiếng Việt ba rọi.

- Ba rọi là gì hở bố?

- Con biết thịt ba rọi thì nửa nạc nửa mỡ. Nói tiếng Việt không rành ấp a ấp úng thì gọi là tiếng Việt ba rọi.

Tâm sự của con gái tôi:

"Ông chồng tôi sợ quá bảo tôi kiếm hình chân dung của ông bà để ông vẽ cho mỗi cụ một tấm để lấy lòng. Vì chồng tôi là họa sĩ có tài, ông đang làm director of art của một hãng tranh lớn của Mỹ trên LA. Ông cố lấy điểm nên vẽ hai bức hình rất đẹp, giống y như hình chụp.

Bố tôi nhận hình gật đầu đắc ý khen giống quá và nói cám ơn nhưng vẫn không quên nhắc lại ráng học tiếng Việt cho giỏi rồi mới làm đám cưới. Ông chồng chưa cưới của tôi há hốc miệng đưa hai tay lên trời muốn nói gì nhưng không thành tiếng.

Sau đó, ông học ngày học đêm thêm sự động viên và hướng dẫn của tôi, ông đã đạt được ý nguyện. Hiện thời vợ chồng tôi sống rất hạnh phúc, nhưng có một điều làm bố mẹ tôi buồn là tôi không sinh cháu ngoại cho cụ bế tại vì vợ chồng tôi không thích có con để thì giờ đi du lịch."

*

Tiếng Việt của mình hay ho lắm. Từ ngày mấy anh ba ở ngoài Bắc vào, biến chế thêm thắt vào, tỏ ta đây là xính chữ phải nói khác người ta. Sở dĩ hồi chúng tôi ở trong tù không thể gọi họ là Việt cộng nên đặt cho họ một cái tên là anh ba, cái tên vô thưởng vô phạt nên ăng-ten có báo cáo lên cũng bằng huề, có biết đâu anh ba là anh ba xạo. Cái gì họ cũng xạo được hết. Chẳng hạn "hồi Mỹ bỏ bom ở miền Bắc nước ta, máy bay của ta bay lên núp trên mây, đợi máy bay Mỹ đến là ta nhào xuống bắn chúng rụng như sung". Nói vậy như thế mà vẫn nói được.

Hồi ở tù miền Bắc bộ đội còn quản lý, có anh vệ binh tâm sự: "Chúng tôi vào bộ đội chỉ mong được 3Đ thôi, có anh trong bọn tôi làm bộ ngây thơ hỏi 3Đ là gì cán bộ? Là Đạp Đổng Đài (xe đạp, đồng hồ, radio). Tôi còn mong vào Nam một chuyến để sắm cái đồng hồ có cái cửa sổ và không người lái". Ôi! tiếng Việt Nam phong phú thật! Họ còn bắt loa gọi các đội trưởng lên khung để giao ban. Một anh trong đội ngứa miệng: "Kìa mấy thầy đội lên bộ chỉ huy giao hoan kìa".

Hồi miền Nam mới bị mấy anh ba xâm nhập, dân miền Nam mới được nghe những danh từ, động từ quái đản, chẳng hạn như: cái nồi ngồi trên cái cốc, máy bay lên thẳng, lính thủy đánh bộ, máy chém gió (quạt trần)… Nghe riết rồi cũng hiểu ra họ nói cái gì.

Tiếng Việt của ta ngày xưa nó thanh tao nho nhã nghe như lời thơ, còn bây giờ mấy anh ba nhập vào những từ nghe muốn bật ngửa.

Hồi xưa các cụ ta hay thật, tránh những chữ nghe ra có vẽ không êm tai, thịt chó các cụ dùng chữ mộc tồn hoặc cờ tây, nói láy ra mộc tồn là con cầy (mộc là cây, tồn là còn, cây còn là con cầy), cờ tây là cầy tơ, hạ cờ tây là giết chó. Còn dùng những chữ tượng hình, tượng sắc như mèo mun, chó mực. Ai gọi là chó đen nghe nó làm sao ấy, gọi chó mực người ta cũng hiểu là chó đen, phải thốt lên: "… xin cám ơn thành phố có anh"… "còn một chút gì để nhớ để thương".

Ở bên Mỹ này nhiều ông còn xính Hán tự lắm, chẳng hạn con cái H.O thì nói con H.O. đi, còn nói hậu duệ H.O., tôi già cái đầu cũng ngớ ra hậu duệ là cái gì. Con cháu mình sinh ra bên Mỹ, tiếng Việt không rành, muốn cho chúng hiểu, mình cứ thẳng ruột ngựa nói ra, dùng những từ Việt dễ hiểu để chúng còn muốn nói tiếng Việt của mình. Cũng mừng trong khu Little Saigon, các quán xá còn dùng tiếng Việt viết trên bảng hiệu. Một học giả xưa kia đã nói: "Tiếng Việt còn, nước Việt còn." Mình có làm sao để giữ cho tiếng Việt mình còn mãi mãi mặc dầu mình sống ở nước ngoài.

Trong tiếng Việt mình có tôn ti trật tự lắm, ông ra ông, thằng ra thằng, không có cá mè một lứa tất cả gọi là nó hết. Tiếng Việt chỉ những người lớn tuổi gọi ông bà cha mẹ cô chú bác dượng phân biệt rõ ngôi thứ nên những tiếng nói với bề trên phải thưa gởi đúng phép. Tôi có đứa cháu nội mới tám tuổi nhờ mẹ nó giáo dục kỹ nên cháu lễ phép và nói tiếng Việt rành, nói chuyện với ông bà nội đều dạ thưa, dạ vâng nhưng cháu hay dùng tiếng OK với ông nội nên tôi phải sửa cháu.

- Con không được nói tiếng OK với ông nội.

- Sao vậy ông nội?

- Chữ OK con dùng với bạn bè của con còn đối với ông bà nội con phải nói dạ vâng cho nó lễ phép với những người lớn tuổi.

- Còn những người lớn tuổi ngoại quốc thì phải nói làm sao?

- Con dùng OK được rồi.

- Sao phải khác nhau vậy ông nội?

- Mỗi ngôn ngữ có cách biểu hiện riêng. Con có thể gọi một ông già Mỹ bằng “you”, nhưng không thể gọi bà nội hoặc một ông già Việt Nam bắng “you” được.

Phải giảng giải ví dụ mãi đứa cháu mới hiểu ra.

Tôi bắt mẹ cháu phải cho cháu đi học tiếng Việt tại trung tâm Hồng Bàng để cháu biết đọc và viết tiếng Việt. Các trung tâm giáo dục tiếng Việt còn nhiều hạn chế, họ phải mượn các cơ sở các trường tiểu học tại địa phương dạy tiếng Việt cho các em vào cuối tuần. Họ quá thiện chí rồi chỉ mong các con em mình không quên tiếng Việt. Việc làm cao cả quá chúng ta phải trân trọng và biết ơn họ. Ngoài các trung tâm Việt ngữ tại Orange County này còn có các chùa, các nhà thờ cũng tổ chức các lớp học tiếng Việt cho các Phật tử và các con chiên của Chúa đến đó tu học và họ còn đoàn ngũ hóa các em thành những tổ, những đội để dạy các em công dung ngôn hạnh và tập thể dục để có sức khỏe không bệnh tật.

Việc làm của họ có mục đích hướng thượng cao cả quá cám ơn cũng bằng thừa.

Một mong mỏi cuối cùng của tôi, không phải tôi có voi đòi tiên, là quý vị lo cho tiền đồ tiếng Việt nên bỏ công soạn một giáo trình học tiếng Việt đưa lên internet để cho cháu ở bang xa không có điều kiện đến trường vào online để học tiếng Việt. Phía Mỹ người ta đã soạn giáo trình đưa các bộ môn lên internet từ lâu rồi, và nhiều em đã tốt nghiệp bằng này bằng kia chỉ học trên online.

Chúng ta đã có những “trung tâm Việt ngữ” rất quí ở nhiều nơi. Tại sao không thể có một Trung tâm Việt ngữ online. Mong điều sẽ có ngày được thành tựu. Mong lắm thay.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
12/03/201910:19:14
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào tác giả
Bài anh viết rất thực tế ,sinh động.Hôm rồi tôi ghé nhà anh bạn cũng là cựu tù Nam Hà thì gặp cháu ngoại của anh này nhưng cháu không nói được tiếng Việt!
Khổ chưa!
Người Việt mới là thế hệ thứ 2 mà không nói được tiếng mẹ đẻ! Lỗi này của ai?
Lúc tôi còn ở Cali đọc tờ báo Mỹ thấy chuyện một người mẹ Mỹ gốc Pháp khi đứa bé lại với mẹ thì bà ta bắt con mình phải nói tiếng Pháp, khi cháu lại với bố thì phải nói tiếng Tây Ban Nha, khi cháu đi học thì cháu bé này phải nói tiếng Anh.
Vậy là bé này nói 3 thứ tiếng cùng một lúc!
Vậy là cháu bé này khi lớn lên cháu có thể nói 3 thứ tiếng nhờ hai thầy và cô giáo loại “mì ăn liền.”
Cháu thật là may mắn nhờ vào sự nhìn xa trông rộng của thân sinh.
Người Pháp có câu “Người biết thêm một sinh ngữ là hai người.”Vậy cháu bé này là “ba người” rồi mà không mất công học thêm sinh ngữ khi lớn !
Thăm tác giả khỏe.Mến
02/03/201902:01:19
Khách
Quyết định nào là đúng:
1) Tôi đã thấy các cháu tại các lớp Việt ngữ ở nhà thờ, nơi tôi dự lễ mỗi chủ nhật.Tôi không hiểu có tốt cho các cháu không nhưng các cháu ngó có vẽ rất mệt ( sau khi học còn dự lễ gần cả giờ thêm).Nhưng tôi đoán ít nhất cha mẹ các cháu có người babysit free 1/2 ngày chủ nhật!
2)Đây là quê hương của các cháu(xin đừng gọi quê hương thứ hai).Chúng ta già rồi( mà già thì đôi khi lẩm cẩm,lú lẩn)/ chúng ta không được hội nhập, học hỏi bằng các cháu/ xin đừng áp đật,trưởng thượng mà các cháu bị quá tải,ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của các cháu
Vài góp ý để chung ta thêm cân nhắc,nếu có làm phiền quí vị, xin bỏ qua!
18/12/201516:14:59
Khách
Tiếng Việt của Việt cộng đang được dùng rộng rãi trong cộng đồng người Việt tị nạn ! Hàng ngày đọc báo, xem TV, đi chợ v.v...đều nghe tiếng Việt Việt cộng ! Việt cộng đang dần muốn xóa bỏ tiếng Việt để thay thế bằng tiếng Hán (tiếng Tàu). Thí dụ như tiếng cần, muốn thì được thay bằng : có nhu cầu, tiếng có, làm chủ thì bị thay bằng sở hữu, thường thì tiếng "sở hữu" được dùng rất ngây ngô như : cô ấy sở hữu một chiều cao...mà thay vì phải nói cho đúng là : cô ấy có chiều cao là,,,,Hoặc dùng tiếng nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt rất quái di như Matxcơva...có những tiếng phiên âm ra tiếng Việt rất tục tĩu !
Ngoài ra, những danh từ, tĩnh từ, trạng từ, động từ bị dùng bừa bãi, lộn xộn, sai trật ý nghĩa. Nói đến văn chường, chữ nghĩa của Việt cộng thì đã có nhiều người báo động về tình trạng tiếng Việt bị Việt cộng "hiếp dâm", nhưng phải làm sao đây khi mà làn sóng Việt cộng tị nạn Vẹm cộng đang càng lúc càng nhiều trong cộng đồng người Việt ?
17/12/201508:44:44
Khách
Bac Chac vi bi cai Tao voi VC nen van con dung chu Vc , Chang Han nhu:
DONG VIEN, Khong Sao, tu tu bo chu Vc , cam on bac viet bai rat hay.
Hung
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,169,190
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến