Hôm nay,  

Ngoại Hình và Nhân Thân

17/11/201500:00:00(Xem: 16728)

Tác giả: Y Châu
Bài số 3675-18--30175vb3111715

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Người phụ tá nha sĩ ở một tiểu bang, bị mất việc; lý do không phải là đi trể về sớm hay là tắc trách trong việc làm, mà vì quá xinh đẹp. Bà vợ của ông nha sĩ không đồng ý cho cô làm nữa, vì lo sợ ông "lơ đảng" trong công việc của mình. Lý do mất việc làm nầy rất hiếm hoi.

Một người, ngoài kỹ năng chuyên môn, lại được trời ban cho một dóc dáng dễ nhìn thì ít khi mất việc làm. Đó là sự thật. Bằng chứng là nhiều viện, phòng thẩm mỹ; những mỹ phẩm làm đẹp, "trẻ mãi không già", doanh số hàng trăm tỷ Mỹ kim mỗi năm, "năm sau cao hơn năm trước".

Hình dáng bên ngoài của mỗi người là điều kiện ắt có, trong các ngành nghề, lãnh vực mà họ theo đuổi như thể thao:

Người chơi bóng chuyền, bóng rổ thì phải có chiều cao ít nhất phải 7 feet (2,1 mét). Người chơi môn đá banh thì đôi chân chẳng khác nào đôi tay, lừa qua, đảo lại đối thủ phải "hụt hơi".

Làm người mẫu thì ngoài gương mặt dễ nhìn, ăn ảnh, dáng đi tướng đứng phải thẳng hàng, như chữ nhứt, và càng mảnh mai càng tốt. Sau đó mới được nhận vào trường lớp, rồi thành công hay thất bại còn tùy tố chất từng người.

Còn trong ngành khoa học, dùng nhiều trí óc, sự thông minh,... chắc chắn dáng hình bên ngoài không phải là tiêu chuẩn chính để lựa chọn.

Có một câu chuyện có thật xảy ra một Đại Học Dược, KY, một tiểu bang ở Trung Tây, toàn là đồi núi, đất rộng người thưa. Buổi lễ khai giảng thật long trọng, học trò thì vui mừng hồi hộp, ước mơ một tương lai xán lạn phía trước và cuộc chạy "Maraton" mà mình vừa bắt đầu, đủ thứ phải lo toan, nào tiền trường tiền ăn ở (dù có financing)... Trong khi đó thì phụ huynh có thêm một mục đích nữa là tìm "dâu". Nhưng họ bị thất vọng, vì các nữ sinh viên xinh đẹp đã có mối manh hết rồi, còn những cô còn độc thân thì nhan sắc không được mặn mà.

Sau đó, các cô tân khoa độc thân ra trường, đều tìm được một nửa kia, nhờ nghề nghiệp của mình.

Trong địa hạt văn chương, nghệ thuật,... mà Âu Mỹ rất trân trọng, gọi là nghề cao quí, không phải ai muốn là làm được; cần phải có năng khiếu, và yêu nghề quí nghiệp. Sau đó được đào tạo.


Một người diễn vai chọc cười, mua vui cũng không đơn giản. Họ có cái duyên nghề nghiệp, thâm thuý đi sâu vào lòng người.

Một ca sĩ, khi hát một bài hát cả hội trường im lặng lắng nghe chia sẻ, lắm khi họ cất tiếng hát lên thì mọi người đồng cảm, đứng dậy hát theo.

Nhân loại hàng tỷ người, nên mọi chuyện đâu dễ dàng, rạch ròi, để mọi người nhận biết về một con người, nếu chỉ nhìn qua dáng vẻ bên ngoài. Khi thời gian trả lời thì quá trể, muộn màng.

Không cần phải chờ đợi lâu, có rồi, là ông thầy tướng số, trên thông thiên văn, dưới rành địa lý. Có người tin tưởng, có người không, tùy theo mỗi người, không ai ép buộc. Cuộc đời, có khi thịnh khi suy, nhưng mấy ông thầy ngày càng có thêm nhiều thân chủ! Quảng cáo trên báo chí, muốn coi quẻ phải gọi trước lấy hẹn, nhiều khi phải chờ đợi cả tuần.

Hồi còn nhỏ, thường mỗi buổi tối, bên ngọn đèn ống khói, được cháy sáng bằng dây tim vải, trong bình sành chứa dầu lửa; trong nhà bà tôi mọi người tụ tập lại nghe đọc truyện Tàu. Từ truyện Tiết Nhơn Quí Chinh Đông, Tiết Đinh San Chinh Tây, Vạn Huê Lầu, Phi Long Diễn Nghĩa,... Trong truyện Phi Long Diễn Nghĩa có đoạn rất hấp dẫn mà tôi còn nhớ rõ. Ông thầy tướng số Miêu Quang Nghĩa xem tướng ông Triệu Khuôn Dẫn, lúc ông thân sơ thất sở:

- "Sau nầy Ngài sẽ trở thành vua". Rồi ông Miêu Quang Nghĩa quì mọp xuống triều bái. Ông Triệu Khuông Dẫn hoảng sợ, vì đó là tội khi quân, sẽ bị tru di tam tộc.

Ông Triệu Khuôn Dẫn không tin, ngỡ là ông Miêu Quang Nghĩa muốn trêu chọc mình nên rượt đuổi đi.

Ông thầy coi tướng như thần, Triệu Khuôn Dẫn sau nầy lập nên nhà Tống, là vua Tống Thái Tổ.

Nhưng truyện Phi Long Diễn Nghĩa được viết sau khi vua Tống Thái Tổ, Triệu Khuôn Dẫn lên ngôi, chỉ để tôn vinh, để chính danh là Thiên Tử, con trời mà thôi.

Chuyện đã xảy ra trước rồi viết sau để "tiên đoán", thì ai cũng làm được. Cho nên ở mảnh đất được cai trị bởi các “đỉnh cao trí tuệ”, sợ bị sai xót khi "xem mặt mà bắt hình dong", và cho chắc ăn người ta cần phải có “lý lịch trích ngang” 3 đời. Kết quả là người tài hoặc đành mai một, hoặc là phải đi về nơi có cơ hội được học hành, trọng dụng.

Ôi cái xứ xở ấy, nhân tài, mai mốt còn đâu!

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến