Hôm nay,  

Đổi Đời, Đời Đổi

12/11/201500:00:00(Xem: 19588)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 3669-18--30159vb5111215

Tác giả, một sĩ quan, nhà giáo VNCH, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ  năm đầu tiên, đã hai lần nhận giải. Mười sáu năm qua, ông luôn gắn bó với giải thưởng. Lời người viết: Nhân ngày kỷ niệm 25 năm chương trình HO. Tôi thuật lại câu chuyện của em Dương người cùng làng với tôi ở Quảng ngãi, một em bé trong gia đình cựu sĩ quan tù cải tạo, từng bị đầy ải trên vùng kinh tế mới, phải làm thuê vác mướn, nhờ chương trình HO., nay trở thành một Tiến sĩ Giáo sư thực thụ của Đại học Havard.

***        

Năm em lên mười hai tuổi, cha đang bị đầy đoạ  trong trại tù cộng sản tại miền rừng núi xa xôi Bắc Việt. Nhà cửa ruộng vườn ở quê bị cộng sản địa phương tịch thu, cướp đoạt, và đuổi mẹ con em lên vùng cận sơn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi định cư  mà chúng bảo là đi vùng kinh tế mới.

Mẹ em gốc là cô giáo, chân yếu tay mềm, lại  phát bệnh từ ngày cha em bị bắt đi tù nên không đủ sức làm lao động, hai em gái còn quá nhỏ, đứa lên sáu, đưa kia lên bốn. Để thoát hiểm sống sót , tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã  thấy mình có bổn phận và trách nhiệm lo cho cả nhà. Em gánh vác, cáng đáng  mọi công chuyện  từ việc trong nhà đến việc ngoài đời.

 Từ khi cộng sản về, nói là “giải phóng, cách mạng”, sự sinh hoạt trong cái quận nhỏ bé nầy thay đổi đến tận gốc rễ. Các bậc trưởng thượng trong làng, tuổi cao; từ lâu  được dân làng kính nể, trọng vọng, nay những người ấy bị gọi là “cách mạng” kêu bằng thằng nầy, con nọ, nói xách, nói mé, châm chọc đủ điều.

Những đứa trẻ chăn trâu, chăn bò trước năm 75, nay là ông công an, xã trưởng, bí thư, chúng chỉ biết nói tiếng Việt nhưng đọc và viết chưa thông. Nhiều dân làng nói, chúng chưa học hết lớp Tư, lớp Ba trường xã. Hồi năm 1965, 1966. bọn du kích Việt cọng trên núi thường chờ đêm tối lẻn xuống làng thu thuế, tuyên truyền dụ dỗ, xúi bảo,  chúng nghe theo liền bỏ làng, bỏ xóm, bỏ cha mẹ, anh chị em, bỏ trường học  nhảy núi theo Việt cọng, tuổi đời lũ trẻ nầy chỉ lên mười lăm, mười sáu. Nay chúng là những “ông giải phóng, cách mạng”, bí thư xã, công an làng,  súng ống, quyền hạn, tiền bạc rủng rỉnh, hò hét, áp bức những người dân thấp cổ bé miệng,  ngoài mặt dân làng ai ai cũng   tỏ ra sợ sệt, tùng phục; nhưng trong lòng họ không ưa. Hễ vắng bọn chúng là họ chưởi thề. Bà Năm bán rau muống ngồi cạnh bà Chín Trầu bán trái cây ngoài chợ Huyện,  ghé tai nói nhỏ với bạn  khi thấy thằng Mẹo chăn trâu thuở trước 75 vừa đi qua khỏi:

- Tôi còn lạ gì cái thằng ôn dịch đó, thường ngày  thả trâu ăn trên triền núi, rồi lẻn xuống nhà ông Ba Mề bắt trộm gà , bẻ cổ đem lên núi đốt lửa ăn nhậu với đám chăn bò, bây giờ là công an xã, đi đâu cũng dẫn mấy thằng đầu trộm đuôi cướp theo, súng ống kè kè; thường rảo vô chợ dòm ngó, bắt địa, hù doạ, hạch xách đủ điều. Nhà ai có con gái đẹp thì khổ với bọn chúng. Cái mặt  chúng lúc nào cũng vênh vênh  váo váo, không coi người lớn, kẻ cả vào đâu, không xem dân làng chất phác, thật thà ra gì cả. Thấy bắt ghét. Bọn người đó rồi Trời sẽ không dung, đất sẽ  không tha đâu!”

- Ấy chết! Coi chừng bọn nó nghe được bà phải đi cải tạo “mút mùa lệ thuỷ” không có ngày về hay có khi còn mất mạng nữa đó.”

  – Tôi sợ gì thằng đó. Trước 75, mẹ nó còn thiếu tôi mấy ang gạo, giờ khá giả, con làm công an xã, tiền bạc rủng rỉnh; xây nhà mới, lợp ngói đỏ  chói. Thế mà  cũng không thèm đem trả lại nợ cho tôi, cứ lờ đi. Ăn giật như vậy thì có hay ho gì!  Hồi cha tôi còn sanh tiền, những lúc rảnh rỗi, ông thường nói” Quan Nhất Thời, Dân Vạn Đại. “ Bộ tụi ác đó tồn tại mãi sao!  

Đó là vài hình  ảnh, và sự đối đáp  qua lại của những bà già nhà quê buôn thúng bán bưng ở chợ Huyện  mà bé Dương còn nhớ, khi hằng ngày ra khuân vác làm thuê. Mỗi ngày, bé Dương được thuê vác những thùng hàng từ xe chở hàng dưới tỉnh vào chợ, và phân phối cho những bà chủ sạp. Tuy công việc nặng  nhọc, vất vả nhưng em cũng kiếm được những lon gạo về phụ giúp mẹ và các em sinh sống qua ngày.

Mẹ ở nhà lãnh áo quần về may vá. Hai em gái không được phép đến trường vì là con cái của sĩ quan “Ngụỵ” đang “cải tạo”  ngoài Bắc. Cộng sản Việt nam đã huỷ hoại nền giáo dục đầy tính cách nhân bản và khai phóng của VNCH ở miền Nam trước tháng Tư năm 1975. Chúng truy xét thật kỹ lưỡng lý lịch ba đời của một học sinh khi thu nhận vào trường học; dù đó là những trẻ em xin vào lớp mẫu giáo hay tiểu học.  

Tuy không được đến trường học cùng những bạn đồng lứa tuổi; nhưng mỗi tối Dương và các em vẫn được mẹ ra sức dạy dỗ chữ nghĩa theo từng độ tuổi của các em.  Mẹ em là người rất sùng đạo Phật, mỗi đêm sau khi hoàn tất việc dạy dỗ học hành  cho các con, trước khi đi ngủ, bà cùng các con lần chuỗi niệm kinh Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.  

Mẹ con em âm thầm sống trong  lặng lẽ, chịu đựng, và  có niềm tin tột cùng vào ánh sáng của Đức Như Lai Phật Tổ.  Như là một phép màu, dì Út Liên, em ruột của mẹ ở Sài gòn; sau những tháng ngày vất vả tìm kiếm, đã bắt được liên lạc với chị ruột mình, nàng  liền ra tận nơi thăm viếng, và ở chơi vài hôm.

Bé Dương nghe dì nói mẹ: “Giấy phép của công an phường ở Sài gòn chỉ cho em  rời nơi cư trú  có năm ngày, thời gian đi về đã hết ba ngày rồi, em chỉ ở chơi được với chị và các cháu hai ngày thôi.  Để xin được giấy phép, phải hối lộ cho bọn công an phường.

Theo lời chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của Dì Út Liên, mẹ con em thu xếp trốn vào Sài gòn. Người mình có câu “Nắm bạc đâm toạc tờ giấy hay Vai mang túi bạc kè kè. Nói phải, nói trái kẻ nghe rầm rầm”.  Dì Út Liên áp dụng câu nói trên nên cửa nào của Việt cọng Dì vào cũng lọt. Dì không kể  tốn kém  miễn là xin được hộ khẩu cho mẹ con em.

Dì Dượng không con cái nên nhận Dương làm con nuôi, và nhờ vậy em được ung dung đến trường học. Thời gian đó Việt cộng chưa đánh tư sản mại bản nên Dì Dượng Liên còn khá , có của ăn, của để. Sau nầy, VC phát động chuyện đánh tư sản mại bản, cướp trắng của cải của gia đình Dì nên gia đình cha mẹ nuôi Dương cũng lâm vào hoàn cảnh không khác gì mẹ và các em Dương. Dương phải bỏ học, và kiếm công việc làm công nhân ở hãng làm đồ nhựa của người Việt gốc Hoa trong Chợ lớn. Được một thời gian ngắn, hãng phải đóng cửa vì chủ nhân bị cộng sản đánh tư sản mại bản. Em phải đi thuê xe gắn máy để chạy xe ôm.

Năm 1989, cha em được cộng sản thả về, và cũng là lúc chương trình HO. của chính phủ Hoa kỳ vừa được loan báo. Gia đình Dương được đến định cư tại Mỹ năm 1991. Cha mẹ em kiếm được việc làm ngay tại hãng may gần nhà sau hai tháng đến Hoa kỳ. Ông ủi quần áo, mẹ em may. Lương tiền hai người nhập lại vẫn chưa đủ cho nhu cầu sinh sống gia đình năm người. Tuy nhiên, qua  chương trình giúp đỡ những gia đình có lợi tức thấp của chính phủ Mỹ, gia đình em  được tài trợ thêm phiếu thực phẩm và tiền mặt.

Nhờ vậy, Dương và các em ung dung  trở lại trường học một cách thoải mái, và không phải đóng học phí, phân biệt đối xử  như ở Việt nam. Dương còn có công việc làm “part time” ở trường gọi là ”College Work Study Program”.

Qua những năm sống dưới chế độ  cộng sản thống trị ở Việt nam với đầy những bất trắc, nước mắt, gian khổ, kỳ thị, phân chia, và thiếu thốn mọi thư, khi đến  được Hoa kỳ, chuyện học hành được chính phủ giúp đỡ tối đa, Dương có dịp may trở lại  trường học; nên  em quyết tâm học tập, và với bản chất thông minh, sáng dạ , em đạt được kết quả  thật tốt.

Tốt nghiệp Cao học toán (MS) với hạng tối ưu tại đại học UCLA,  em được các giáo sư cảm phục bảo trợ, và giới thiệu đến đại học Harward  để hoàn tất chương trình PhD. về mônToán Vi Phân. Đại học Harward là một trường nổi tiếng khắp nước Mỹ và thế giới.

Muốn trở thành một sinh viên của trường, người ứng viên không những xuất sắc về các môn học mà còn phải có những thành tích về xã hội, làm việc thiện nguyện, và tư cách , đạo đức vượt trội hơn những ứng viên khác. Dương có đủ những điều kiện trên nên được  thu nhận một cách dễ  dàng. Một số các Tổng thống Hoa kỳ và các Tổng bộ trưởng Mỹ, nguyên là cựu sinh viên của trường. Từ khi có giải Nobel được thiết lập năm 1901,  tính cho đến cuốn năm 2014, đại học Harvard đã có 150 cựu sinh viên các ngành nghề được trao giải thưởng cao quí nầy.  Ngoài ra, 62 tỷ phú hiện đang sống rải rác khắp nước Mỹ và thế giới nguyên là  cựu sinh viên của trường. Hiện Harvard có 16 ngàn nhân viên; trong số đó có 2,400 giáo sư. Năm 2013 có 27 ngàn sinh viên nạp đơn xin nhập học nhưng chỉ có 2,175 sinh viên được chấp nhận . Việc được thu nhận vào  học trường Harvard thật là khó khăn, và đầy sự ganh đua tài sức. Dương đã được thu nhận vào học chương trình Ph.D năm 2008, và đã tốt nghiệp với thành tích xuất sắc nên được nhà trường giữ lại làm phụ tá giáo sư (assistant professor).

Nhờ sự làm việc  rất xuất sắc và tận tâm cùng những luận đề em viết, đã đóng góp một một phần thành công đáng kể trong lãnh vực nghiên cứu khoa học không gian của Hoa kỳ. Do những thành tích nổi bật trong lãnh vực khoa học nên tháng Tám năm 2015 vứa qua, em được Hội Đồng giáo sư đại diện ban giảng huấn bình chọn chấp nhận là giáo sư thực thục chính thức của trường.

Nước Mỹ không những vĩ đại về lãnh thổ, đất rộng, người thưa mà còn vĩ đại về lòng người dân Mỹ nữa. Họ sẵn sàng mở rộng vòng tay bảo lãnh, giúp đỡ những người tỵ nạn cộng sản Việt nam, những sinh viên VN có tinh thần cầu tiến và hiếu học. Nhờ vậy, bé Dương từ một em bé vác gạo ở chợ Huyện quê nhà, làm công nhân hãng nhựa ở Chợ lớn, chạy xe ôm,  qua Mỹ trong gia đình HO. năm 1991, nay đã là một giáo sư thực thụ của đại học danh tiếng Harward.

Trong bữa cơm chúc mừng em trở thành giáo sư chính thức của trường; trước mặt các bà con, anh chị em cùng quê, em nói: “Không có những ân nhân người Mỹ, nước Mỹ, tôi sẽ không có được ngày hôm nay. Cảm ơn nước Mỹ. Cảm ơn nhân dân Mỹ. God Bless Armenica.”

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
07/03/201600:19:07
Khách
" Có chí thì nên" Nước Mỹ là nơi " Land opportunity" khác hẵn xứ cọng sản Việt nam.
12/11/201523:19:27
Khách
Bài viết cảm động trong mùa Lễ Tạ ơn. đây là một trường hợp trong hàng trăm ngàn trường hợp khác người Việt ở Mỹ đang mang ơn nước Mỹ và người Mỹ.
GOD BLESS USA
12/11/201522:34:54
Khách
Có thế chứ! Thật là vẻ vang cho gia tộc, cho cộng đồng người Việt ty nạn năm châu. Chẳng bù cho ĐẶng Xuân Hợp, cháu của Trường Chinh, nổi tiếng về việc ăn cắp. Thật là nhục nhã. Đúng là rau nào, sâu ấy thật !
12/11/201520:59:24
Khách
Anh Thời vẫn còn sức viết dài dài. Bài viết tuy ngắn mà...dài.
12/11/201515:18:43
Khách
God Bless USA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,148,799
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến