Tác giả: Tim Lê
Bài số 3637-18--30127vb2100515
Tác giả sinh năm 1942, hiện là cư dân Santa Ana. Ông định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO đầu thập niên 90, nơi đến là Boston. Bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một chuyện tình Việt Mỹ khác thường.
Chuyến bay vừa dừng hẳn ở Phi Trường Boston. Chúng tôi được đặt bước chân đầu tiên lên đất nước Hoa Kỳ, nhưng trong đầu vẫn còn lơ mơ… Bà vợ tôi ngơ ngác nhìn xung quanh một hồi rồi bóp nhẹ vai tôi:
- Ông ơi! đây là thật hay mơ?
Tôi không trả lời bà vợ, mà đưa mắt nhìn ba cậu con trai đang tíu tít chỉ chỏ khắp nơi; còn cô con gái thì ngồi chồm hổm bên chiếc xách tay, đầu tóc rủ rượi, vì say sóng suốt chuyến bay từ Thái Lan đến Mỹ.
Gia đình tôi gồm sáu người (hai vợ chồng và bốn đứa con) được định cư theo diện H.O (Humanitarian Operation) vào mùa hè năm 1991. Qua giây phút ngỡ ngàng, chúng tôi được nhân viên của cơ quan IOM đưa đi làm thủ tục nhập cảnh. Sau đó, nhờ dấu hiệu nhận diện thông báo trước; chúng tôi rất vui mừng khi gặp được một số đông người Việt và người bảo lãnh đến đón, mà trước kia chưa hề gặp mặt, mặc dầu là người cùng quê.
Mọi việc như đã thu xếp sẵn, chúng tôi lên xe về nơi tạm trú. Theo sự giới thiệu của chú bảo lãnh, gia đình tôi được đưa về ở một thành phố nằm về hướng Bắc của Tiểu Bang Massachusetts, cách đây hơn 30 miles.
Xe chạy được một lúc, tôi đưa tay xem đồng hồ, nhưng sực nhớ: chiếc đồng hồ Made in Xã hội chủ nghĩa, không biết giờ này nó đang chạy theo cách nào đây ? Nhớ lại hồi còn ở trong trại cải tạo của cộng sản, các tên quản giáo thường nói: Đồng hồ của Liên xô tốt hơn đồng hồ của Thụy sĩ. Mặt trăng của Trung quốc tròn hơn mặt trăng của Hoa Kỳ. Tôi lắc đầu mấy cái để xua đi sự tôn sùng vớ vẫn … Thôi, để vài bữa xem sao…
Đưa mắt nhìn về phía trước, con đường Highway N.93 khá rộng, hai bên đường cây cối rậm rạp, thấp thoáng trong bóng đêm một vài vùng ánh sáng, tôi nghĩ có lẽ đó là những làng mạc lẻ loi. Trời đã về khuya, đường vắng vẻ và im lặng, lẻ tẻ một vài chiếc xe vượt qua mặt, chứ không thấy xe ngược chiều. Thêm vào đó, thỉnh thoảng trước mắt một luồng ánh sáng vút ngang qua như sao xẹt, nhưng tôi không biết đó là gì…
Trong lòng bắt đầu hoang mang… không biết họ đưa mình đi đâu, sao đã khá lâu mà vẫn chưa đến nơi. Hình ảnh "Khu kinh tế mới" ở Việt Nam lại hiện lên trong đầu, hay là… họ đưa gia đình mình đến đó!
Đột nhiên người ngồi bên cạnh nhướng người nhìn về phía trước rồi thản nhiên nói:
- Sắp đến nơi rồi…
Xe chạy lòng vòng trong thành phố vắng vẻ, rồi dừng lại trước một căn nhà khá khang trang; một bàn tiệc đã được dọn sẵn với số đông người Việt đang chờ đón chúng tôi. Mặc dầu chưa hề quen biết, nhưng khi gặp nhau mọi người chào hỏi rối rít, bầu không khí như vui nhộn và ấm áp hẳn lên. Vừa đói, vừa khát lại được một bữa ăn thịt gà thoải mái. Sau đó, chúng tôi nằm lăn ra sàn nhà, ngủ một giấc không biết trời trăng gì hết.
Qua những người bạn mới quen và được đưa đi đây, đi đó; đến lúc này, chúng tôi mới tin là mình đang ở Mỹ thật và cũng cảm thấy mấy ngày trước mình ngu ngơ thật: Con đường Highway có hai chiều cách biệt, cây cối che chắn thì làm sao thấy xe chạy ngược chiều; còn những vệt sáng như sao xẹt là ánh đèn của những chiếc xe chạy qua cây cầu vượt bên trên Highway, thế mà mình không biết, mà cứ tưởng… đúng là quê mùa một cục.
Gia đình tôi toàn là người lớn, đứa con trai út cũng đã mười bảy tuổi. Không thể ở chung với một gia đình khác trong gian nhà chỉ có 3 phòng ngủ; sau khi nhận được trợ cấp, chúng tôi thuê một căn nhà khác. Tiền thuê 600 dollas một tháng; tôi không nhớ tỷ giá giữa USD/VNĐ lúc đó là bao nhiêu, nhưng khi tính ra tiền VN, chúng tôi giật mình "mới đây mà mình đã trở thành triệu phú".
Sau hai tuần lễ nghỉ ngơi, chú bảo lãnh đưa tôi đi học lớp Anh văn "ESL" ban đêm và các con của tôi cũng tạm học ở đó, chờ ngày khai giảng niên học mới.
Một buổi sáng cuối tuần, sau bữa ăn sáng muộn; chúng tôi đang bàn tính làm gì và đi đâu, thì bổng có tiếng chuông cửa reo, ra mở cửa thì thấy hai bà Mỹ trắng, một già, một trẻ và họ ngỏ ý muốn vào thăm.
Chúng tôi mời họ vào, vì mấy ngày qua ngày nào cũng có nhiều người Việt đến thăm. Chỉ có khác, hôm nay lại là người Mỹ. Tuy vậy, chúng tôi cũng không lo lắng nhiều, vì sau khi nộp hồ sơ xin định cư, tôi đã đốc thúc các con học Anh ngữ. Riêng tôi, hằng ngày phải lo kiếm gạo, nên chỉ mằn mò vài chữ vào ban đêm và cố gắng moi lại chút ít vốn liếng có được lúc trước.
Nay đến chuyện rồi thì phải mạnh dạn lấy ra xài, chỗ nào "bí" thì dùng động từ "tu quơ" (to talk by sign), cùng lắm thì ra hiệu cho các con trợ giúp.
Sau phần chào hỏi, bà Mỹ trẻ đứng lên giới thiệu:
- Đây là Mrs. J. mẹ tôi, còn tôi là C. con gái của bà ta. Ba tôi đang ở nhà. Ngừng một chút bà tiếp:
- Gia đình chúng tôi ở gần đây, được biết các bạn mới đến định cư; chúng tôi muốn được làm quen với các bạn và muốn hỏi các bạn có cần chúng tôi giúp gì không?
Tôi đứng lên giới thiệu từng người trong gia đình và tóm tắt cho họ biết:
- Gia đình tôi được Chính Phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho định cư ở đây; vì trước năm 1975 tôi là Sĩ Quan trong QLVNCH, đã trải qua gần 8 năm trong trại tập trung cải tạo của cộng sản VN. Đến đây, tôi cảm thấy như muốn hụt hơi, ngưng một chút, tôi tiếp:
- Trước hết tôi thành thật cám ơn sự thăm viếng và nhã ý tốt của gia đình bà. Còn những gì cần thiết cho một gia đình ở Mỹ thì…chúng tôi chưa biết gì cả. Tuy nhiên, chúng tôi rất hoan nghênh bất cứ thứ gì, từ quý vị hoặc bất cứ ai cho chúng tôi, vừa dứt lời thì bà J. (bà mẹ) nói:
- Thế thì tốt rồi, chúng tôi sẽ cố gắng và nếu cần gì thì cứ gọi chúng tôi.
Bà con gái đưa mắt nhìn chúng tôi một lượt rồi có vẽ trầm ngâm nói:
- Lâu nay, tôi có ý muốn đến thăm nước Việt Nam của các bạn. Nhưng, hôm nay chúng tôi may mắn, được gặp các bạn ở đây. Có lẽ, đây là dịp để tôi tiếp tục hoàn thành tâm ý của chồng tôi. Ngừng một chút như để đè nén cơn xúc động, bà tiếp:
- Sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan, chồng tôi tình nguyện đi phục vụ ở Việt Nam; hơn 8 tháng sau, thì chúng tôi nhận được thông báo: chồng tôi đã hy sinh, vì bị cs tấn công, pháo kích vào đơn vị của chồng tôi đang làm cố vấn.
Chúng tôi không biết nói gì, chỉ cuối đầu dành một phút tưởng niệm người thân của người bạn mới. Sau đó, bà C. xoay qua phía tôi và nói:
- Cho tôi tờ giấy.
Bà ghi tên tất cả mọi người trong gia đình của bà gồm: ngày, tháng, năm sinh, số phone và địa chỉ đưa cho tôi. Chúng tôi cũng làm như vậy đưa cho bà.
Có thể nói, đây là cuộc gặp gỡ và kết bạn thú vị đầu tiên của gia đình tôi trên đất nước xa lạ này. Những ngày sau đó, hầu như ngày nào chúng tôi cũng nhận được đủ thứ vật dụng như: bàn ghế, áo quần, dụng cụ nhà bếp… Chúng tôi không rõ những thứ này từ đâu đến; nhưng có phần chắc là do sự vận động của Mẹ con bà Mỹ. Thêm vào đó, cứ một hai tuần bà C. lại đến đưa gia đình tôi đến các cơ quan từ thiện chọn quần áo và các thứ… Mặc dầu, đây không phải là đồ mới, nhưng còn khá tốt.
Những tháng năm sau đó, sự thăm viếng qua lại, những lời chúc tụng vào các dịp lễ, tết... làm cho tình cảm giữa hai gia đình càng thêm thắm thiết. Đặc biệt, ngày Birthday của mỗi người trong gia đình tôi, bà C. đều mang đến một ổ bánh sinh nhật, đèn cầy và không quên kèm theo một gói quà nho nhỏ. Đáp lại sự quan tâm đó, chúng tôi cũng mời họ những món ăn thuần túy Việt Nam như: chả giò, phở hoặc bún bò Huế…
Mùa hè năm 1992, đứa con trai út của tôi tốt nghiệp High School, mặc dầu chỉ qua một năm học ở Mỹ mà đã nhận được phần thưởng xuất sắc một số môn học. Kết quả này, đã làm cho Mẹ, Con bà bảo trợ rất vui mừng; Bà C. đưa cả gia đình tôi đến Boston xem cá heo (dolphin) biểu diễn. Sau đó, cùng nhau đến Chinatown ăn phở, ngồi giữa bà vợ và bà C. lòng tôi cũng cảm thấy vui vui.
Sau hơn hai năm định cư, nhờ may mắn và sự giới thiệu của vợ chồng chú bảo lãnh; chúng tôi mua được căn nhà ba phòng ngủ. Tuy nhà đã cũ và trên năm mươi tuổi, nhưng vẫn còn chắc chắn. Khi mua xong, bà C. biết chúng tôi bận đi làm và các con đều đi học; bà tự động gọi người đến lau chùi nhà cửa sạch sẽ và không quên mua những vật dụng cần thiết để sau này chúng tôi tự làm. Mặc dầu, lúc này bà rất bận, vì mới nhận nhiệm vụ mới do sự tích cực vận động của bà trong cuộc tranh cử của đảng Dân chủ, đưa ông Bill Clinton lên làm Tổng Thống; một ông bạn thấy bà C. chăm sóc gia đình tôi như vậy đã thốt lên: bây giờ ông còn hơn Đại úy trước năm 1975.
Giữa vợ tôi và bà C. ngôn ngữ tuy có bất đồng, nhưng hình như hiểu nhau tất cả, nên tình cảm của hai bà cũng rất mặn mà thắm thiết. Một hôm cuối tuần, Bà C. đến nhà tôi, bà mặc một bộ đồ đơn giản, nhưng trông khá xinh; thấy vợ tôi khen đẹp, hai bà kéo nhau vào phòng thay đổi quần áo. Khi bước ra, hai bà reo vui và ôm chầm lấy nhau, vì ai cũng thấy hay hay và ngộ nghỉnh. Vóc dáng của hai bà chỉ xê xích nhau chín mười; tuổi tác thì bà C. nhỏ hơn vợ tôi ba tuổi.
Riêng tôi, tuần nào cũng gặp bà C. một hai lần, vì hai nhà cách nhau vào khoảng năn sáu phút lái xe. Khi đi, có khi tôi nói với bà vợ: tôi đến thăm ba má bà C., nhưng cũng có khi tôi lấy lý do đi đâu đó…; cho dù với lý do nào, trong thâm tâm tôi cũng chỉ muốn được gặp mặt bà C.
Suốt thời gian qua, tôi chưa hề thấy bà vợ tôi tỏ cử chỉ hay lời nói nào có tính cách "cảnh báo-ghen tuông".
Theo tôi nghĩ, có lẽ bà cho rằng: "chỉ là bạn", khó có thể xảy ra "việc gì". Bởi lẽ, bà C. là người Mỹ, thuộc giai cấp trung lưu (middle class), còn mình là dân nghèo, tỵ nạn (poor people/second class) làm sao dám đèo bòng.
Mỗi khi gặp nhau, tôi và bà C. thường "say Hi" bắt tay chào hỏi thông thường. Rồi hỏi qua sinh hoạt gia đình hoặc việc học hành của các đứa con tôi. Thỉnh thoảng, bà cũng hỏi tôi những gì ở Việt Nam mà bà chưa biết hoặc tôi hỏi bà các sinh hoạt của xã hội Mỹ. Những lúc rảnh, bà cũng hướng dẫn tôi cách phát âm đúng giọng tiếng Anh.
Tuy vậy, trong lòng tôi cũng cảm thấy vui vui; nếu vì bận việc ở hãng hay ở nhà, một hai tuần không gặp mặt nhau, tôi cảm thấy buồn buồn, như thiếu thốn cái gì…Tôi không xác định được tình cảm của tôi đối với bà C. là gì, nó lờ mờ, lẫn lộn. Những lúc như vậy, tôi chỉ biết lắc đầu mấy cái rồi tự nhủ "phải tỉnh táo", người phương Tây có khác với người phương Đông; không khéo bị hố, thân bại danh liệt đấy.
Có lúc, tôi cũng nhớ lại lời của các ông thầy bói; ông nào cũng nói tôi có số "đa thê", nhưng tôi không tin người đó là bà C.; nếu số mạng đưa đẩy, có chăng là một bà Spanish hay Miên, Lào gì đó…cùng làm việc chung hãng.
Trong lần Birthday năm 1997, bà C. đã cho tôi một sự ngạc nhiên và cảm động không ít. Ngoài ổ bánh sinh nhật như thường lệ, lần này bà mang đến cho tôi một cái bàn viết còn khá tốt, có lẽ bà mua ở chỗ (moving sale) nào đó. Bên trong bà xếp đầy đủ các vật dụng cần thiết cho văn phòng kể cả kim ghim-kẹp.
Mùa đông vừa dứt thì bà lại mang đến cho tôi một lô dụng cụ làm vườn và cả quyển lịch "the old Farmer's Almanac", mặc dầu sau nhà tôi chỉ có một luống đất nhỏ, chỉ đủ trồng ít cây cà, cây ớt…
Năm 1998, tôi được vào Quốc tịch Mỹ, hôm đó bà C. nghĩ việc một ngày, cùng đi dự lễ tuyên thệ với tôi, rồi cùng về nhà bà ăn bánh "Happy" và chụp chung nhiều tấm hình với cha mẹ bà. Khi tôi ra về, bà không quên bảo tôi mang về cho vợ tôi nửa ổ bánh. Không những lần này, mà mấy lần trước cũng thế, bà chăm chút cho mọi người từng li, từng tí và căn dặn đủ điều.
Nhớ lúc còn ở Việt Nam, khi thấy ai tiêu xài hơi quá một chút, người ta thường nói: xài như Tây, như Mỹ. Ngày nay, người Việt ở Mỹ, nhất là các chú thanh niên, chỉ thích xài tiền giấy, còn tiền đúc (cent) ít ai dùng, cho là nặng túi. Nhiều nhà bỏ cả thùng, không biết khi nào mới đụng tới.
Còn bà C. trong xách tay luôn luôn có cái ví nhỏ đựng tiền cent. Xem báo thấy chỗ nào cho Coupon, hạ giá, thì cắt ngay cho vào túi. Có lần, tôi nhờ bà đưa đi mua một ít vật dụng để sửa chữa nhà. Bà đưa tôi đi không biết bao nhiêu tiệm. Bà so sánh mẩu mã, chất lượng và giá cả từng món hàng rồi sau đó mới quyết định; mặc dầu, đó là tiền của tôi. Tôi nghĩ, nếu ông nào khó tánh, tỉ mỉ, muốn tìm một người vợ kim chỉ, kỷ càng thì khó tìm được ai hơn bà này.
Cuối năm 1998, vợ chồng tôi về Việt Nam thăm Mẹ tôi và vợ chồng đứa con cùng đứa cháu ngoại bị kẹt lại, vì lúc đi Mỹ con gái tôi đã kết hôn.
Trước ngày chúng tôi đi mấy hôm, bà C. đến nhà dặn dò tỉ mỉ mọi việc: từ việc lên, xuống máy bay và những tình huống nếu xảy ra dọc đường. Bà ghi cho tôi địa chỉ, số phone của Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà nội và Tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn; ngoài ra bà còn cho tôi một số phone "đặc biệt", khi cần thì gọi gấp cho bà. Cuối cùng, bà cũng không quên gởi cho Mẹ tôi và con tôi một ít tiền, thay vì không biết mua món quà gì.
Về đến Việt Nam, hai ngày đầu tôi bận thăm viếng bà con và tiếp bạn bè đến thăm. Đến tối tôi mới gọi về Mỹ; nhận được tiếng nói của tôi bà C. rất vui mừng, hỏi thăm sức khỏe từng người và nhắc thêm một vài điều cần thiết.
Sự quan tâm, chăm sóc của bà C. đã gieo vào lòng tôi mối tình cảm ấm áp; khi dứt phone không kềm được lòng mình, tôi vụt miệng nói "I love you"; trong giây phút im lặng và hồi hộp… tôi không nghe sự phản ứng nào ở đầu máy bên kia, kể cả tiếng "dập" phone. Hú hồn!
Ngày trở về Mỹ, bà vợ bảo tôi mang đến tặng cho gia đình bà mỗi người một chiếc áo len đan bằng tay. Riêng phần bà C. được thêm 2 bộ quần áo ngủ xinh xắn.
Suốt thời gian vợ chồng tôi ở Việt Nam, ngày nào bà C. cũng gọi phone thăm hỏi các con tôi, mặc dầu chúng đã lớn. Cuối tuần thì bà lại mang đến hoặc order thức ăn cho chúng.
Cuối năm 2003, người cha của bà qua đời; vợ chồng tôi và các con đến tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ. Tình cảm của hai gia đình càng thêm gần gủi; một hôm tôi đến nhà, bà Mẹ gọi tôi đến gần và nói:
- Từ nay, mỗi khi đến đây, bạn không cần phải gọi phone trước nữa và cách cư xử cũng có khác. Trước kia mỗi khi tôi đến bà thường hỏi: ăn uống gì không? Bây giờ, thì bà tự động mang thức ăn ra bảo tôi ăn.
Sự lui tới nhiều lần, mọi ngõ ngách trong nhà tôi đều quen thuộc; chỗ nào hư hỏng tôi tự động mang dụng cụ đến sửa chữa, như người trong nhà. Một buổi chiều cuối tuần, tôi vừa đến thì bà C. rủ tôi ra khu vườn sau nhà, chỉ cho tôi xem những cụm hoa hồng mà bà mới trồng. Thừa lúc bà C. vừa đứng dậy, tôi nắm hai bàn tay của bà và nói:
- I love you.
Tôi hồi hộp chờ đợi tiếng trả lời "me too", "yes or no" hay một cái "tát tai" của bà. Nhưng không, bà chỉ im lặng nhìn tôi rồi ra dấu, đến ngồi ở băng đá cuối vườn. Lúc này, tôi như người dũng sĩ vươn tới lao theo ngọn giáo. Tôi xoay qua, nắm chặt bàn tay bà, nhìn vào mắt và nói:
- Nếu bạn không thể trả lời tôi ngay bây giờ… cũng không sao. Nhưng, tôi hy vọng ngày nào đó… bạn đến cạnh quan tài của tôi, nói nhỏ vào tai tôi cũng được. Được như thế, tôi cũng mãn nguyện.
Bà C. cũng không trả lời câu nói của tôi, mà chỉ cuối đầu nhìn thảm cỏ xanh trước mặt, tôi không biết bà đang nghĩ gì. Qua giây phút… bà thản nhiên chỉ tôi xem những cụm hoa bên cạnh đang tươi tốt vươn lên.
Mặc dầu, không được bà C. đáp ứng, nhưng tôi cũng cảm thấy thoải mái trong lòng, vì đã nói ra được điều thầm kín, ấp ủ trong lòng bấy lâu.
Thành thật mà nói, không hiểu sao tình cảm của tôi đối với bà C. cứ tăng dần từ giây phút đầu tiên gặp bà. Nhiều lúc tôi tự nhủ: đây không phải là tiếng sét "ái tình" bình thường của đôi nam-nữ; mà đây có thể là tiếng sét chết người! Và tôi cũng biết rằng: đây là mối tình "vô vọng", có thể đưa đến sự đổ vỡ to lớn hơn…Đáng lẽ ra, tôi phải kềm chế và giấu diếm trong tim!
Bà C. tuy không phải là người đàn bà mỹ miều duyên dáng cho lắm, nhưng trông bà có vẽ thanh tú, phúc hậu, nói năng từ tốn, nghiêm trang nhưng không tỏ vẽ kiêu căng; nhìn vào bà, tự nhiên có cảm giác bình an và thân thiện.
Có lần, Cộng Đồng tổ chức ăn Tết Âm Lịch, tôi mời bà cùng tham dự; thấy tôi ngồi bên cạnh bà, mấy ông bạn nói: Ông tìm đâu ra bà Mỹ đẹp thế.
Suốt thời gian dài quen biết, tôi chưa hề nhận thấy ở bà một nụ cười tình tứ, lả lơi hay những cái liếc mắt đưa tình mà ta thường thấy ở những người đàn bà khác.
Một hôm tôi vừa đến nhà, thì bà C. rủ tôi cùng đi đến tiệm sách. Tôi nghĩ, bà muốn đưa tôi đến đó cho biết, hoặc mua thứ gì đó cho tôi. Nhưng không, khi đến đó, bà chỉ lục lọi tìm các sách học Anh ngữ, loại sách học từng câu và có hình vẽ tương ứng mua cho vợ tôi. Trên đường về, đột nhiên bà thắng gấp xe, vì thấy một con mèo đang quằn quại bên vũng máu, có lẽ chiếc xe chạy trước đã cán phải.
Bà vội vàng xuống xe và chạy vội đến ôm nó vào lòng, như ôm một đứa bé; hối tôi mở "trunk" xe, lấy tờ báo và napkin. Đặt con mèo nằm lên giấy, bà lau từng giọt máu. Hai mắt nó nhắm ghiền, miệng kêu meo meo, mỗi lúc một nhỏ dần, có lẽ nó đang đau lắm, vì hai chân đã bị gảy. Sau đó, bà C. quyết định đưa nó vào Animal Hospital.
Hơn một tháng qua, tôi không đến nhà bà, vì hãng của tôi đang làm nhận được hợp đồng khá lớn; hằng ngày công nhân phải làm thêm giờ kể cả weekend. Hôm đó, tôi vừa bước vào nhà, thì thấy bà C. chuẩn bị ra đi, sau khi chào hỏi, bà hỏi tôi:
- Có muốn đi với tôi không?
Dĩ nhiên, tôi trả lời "yes". Ngồi trên xe, tôi không cần biết đi đâu và đi đường nào… Bỗng xe dừng lại trước nghĩa địa súc vật (Animal Cemetery), vừa bước xuống xe bà nói:
- Chúng ta vào thăm con Pichow!
Tôi trố mắt, hiểu ý tôi bà C. tiếp:
- Nó bị bệnh, đem nó vào bệnh viện nhưng không qua khỏi; tôi chôn nó ở đây!
Pichow, là con chó của bà, có bộ lông xù, màu nâu sẫm, hai mắt tròn và đen láy, trông rất dể thương. Nó lớn hơn con mèo một chút, khi bà C. đi đâu thì nó lủn đủn chạy theo sau, lúc bà ngồi thì nó nhảy thót vào lòng. Mỗi khi thấy tôi đến, nó tỏ ra mừng rỡ, quấn quít xung quanh, liếm vào chân rồi nhảy cửng lên như muốn được bồng.
Mộ của con Pichow, chỉ là một tấm bia đá nhỏ, trên đó ghi tên và ngày nó chết. Bà C. ngồi sụp xuống, hai tay xoa xoa lên tấm bia, như từng xoa đầu nó ngày nào. Bà không nói gì, nhưng vẻ mặt trầm buồn, không khác ngồi bên nấm mộ người thân; lòng tôi cũng cảm thấy xao xuyến, cảm động trước mộ một con vật mà tôi và nó đã từng quen biết.
Tấm lòng nhân ái của bà C. không những đối với gia đình tôi, mà còn đối với nhiều người khác, đã gieo vào lòng tôi những ấn tượng sâu sắc: Hằng tháng bà gởi khá nhiều tiền đến các cơ sở từ thiện để trợ giúp cho các trẻ em mồ côi hoặc khuyết tật và giúp đỡ cho ba đứa con nuôi của bà, mặc dù họ đã có gia đình riêng.
Ở đây, tôi không dám nói hầu hết người Mỹ đều tốt như gia đình bà C. Nhưng, ít ra cũng đánh tan được sự tuyên truyền xảo trá của cộng sản. Chúng nhồi nhét vào đầu người dân rằng: người Mỹ hung ác, xã hội xô bồ hổn tạp, trộm cắp đầy rẩy… hằng ngày loa phóng thanh cứ ra rả suốt ngày, ai không muốn nghe cũng phải nghe.
Giữa năm 2005, bà C. xin nghỉ hưu sớm hai năm, ở nhà chăm sóc bà mẹ, vì năm đó bà J. cũng đã 92 tuổi. Tôi không biết bà C. sẽ chăm sóc bà mẹ như thế nào. Nhớ lúc trước, khi cha của bà bệnh, ngoài thời gian đi làm, những ngày lễ và cuối tuần bà ở nhà chăm sóc cho ông. Thấy việc chăm sóc cho người cha quá cực khổ, nên tôi có hỏi:
- Tại sao bà không đưa ông vào bệnh viện ?
Bà trả lời ngay:
- Không, tôi sẽ nuôi cha-mẹ tôi ở nhà. Khi nào cần thiết, thì đưa vào bệnh viện để có đủ máy móc điều trị, sau đó thì trở về nhà. Anh thấy đó, tôi đã mua đầy đủ vật dụng cần thiết và chắc chắn sau này tôi cũng sẽ nuôi mẹ tôi như thế này.
Được nghỉ hưu, có thì giờ rảnh bà C. lại tham gia vào công tác từ thiện nhiều hơn. Ở nhà, bà tự tay làm các loại bánh kẹo, đan áo len để "bà xơ" đến phân phát cho các cô nhi viện. Đối với tôi, đây cũng là thời gian vui vẻ nhất, chúng tôi có nhiều thời gian bên nhau… giúp nhau nhiều công việc; có lần xe tôi bị hư-sửa, bà đến nhà đưa tôi đến hãng làm, chiều đến rước về. Lúc này, tôi không mong ước gì hơn, chỉ mong sao tình cảm giữa tôi và bà C. được bền vững mãi mãi…
Một ngày mùa thu năm 2006, vào khoảng 7 giờ 30 tối, bà C. gọi phone cho tôi và nói ngắn gọn:
- Tôi muốn gặp anh bây giờ - Ở phòng trước (front porch) - Đậu xe ở đằng xa - Đừng bấm chuông. Ngừng một chút bà tiếp:
- Tôi chờ anh ở đó.
Dứt phone, tôi đi thay quần áo. Thấy tôi vội vã, bà vợ hỏi:
- Ông đi đâu giờ này ?
Tôi đáp:
- Không biết chuyện gì…bà C. gọi tôi đến gấp.
Bà vợ không ngăn cản, mà chỉ nói:
- Hay là bà J. đau nặng, nếu có gì thì báo về cho hay.
Trên đường đi, lòng tôi phân vân không biết việc gì… Từ ngày quen biết đến giờ, đây là lần đầu tiên bà C. gọi tôi như thế này. Có lẽ, bà C. gặp vấn đề gì, cần mình giúp? Nhưng sao cách gọi có vẻ bí mật quá. Hay là… hôm nay bà ăn trúng thứ gì nên… "tác quái" gọi mình đến.
Tôi đến nơi, mọi việc đúng như đã nói. Bà C. đón tôi tại cửa; trong phòng ánh sáng lờ mờ, tôi thấy bà mặc đúng bộ quần áo ngủ mà tôi tặng cho bà trước đây. Đột nhiên bà tiến đến ôm chầm lấy tôi và khóc nức nở. Tôi ngỡ ngàng, không biết chuyện gì… Sau chừng một phút, vừa khóc vừa cào cấu và đấm mạnh vào lưng tôi; bỗng bà dừng phắt lại, đẩy tôi xa ra, nhìn thẳng vào mặt rồi nói:
- Chúng ta chia tay, từ nay anh không được đến nhà tôi nữa !
Tôi ngạc nhiên, nhưng tỏ vẻ bình tỉnh hỏi:
- Tại sao? Em phải cho anh biết lý do chứ.
Bà C. không trả lời, chỉ lắc đầu rồi lại khóc. Tôi ôm chặt bà vào lòng và chúng tôi đã trao nhau những nụ hôn thật sự. Tôi ôm bà chặt hơn, muốn đi xa hơn; nhưng bà lắc đầu và nghiêm mặt nói: "no". Tôi không dám đụng đậy gì thêm, vì biết rằng: khi người đàn bà Mỹ không đồng ý mà cưỡng ép, thì chết là cái chắc.
Sau giây phút chần chừ, bà lại nhắc:
- Anh hãy đi về.
Lần này với giọng điệu cứng rắn hơn và có tính cách xua đuổi. Đến đây, tôi không còn lý do gì ở lại thêm và cũng không biết nói gì…Tôi lặng lẽ ra về, với hy vọng sẽ tìm hiểu và đợi khi bà bớt giận sẽ giải thích.
Bước ra khỏi nhà, dưới ánh sáng lờ mờ từ ánh đèn ở đầu đường. Tôi ngoái đầu nhìn lại, bà C. đứng tựa cửa nhìn theo cho đến khi tôi bước lên xe.
Về đến nhà lúc nào tôi cũng không hay biết, cho đến khi bà vợ hỏi:
- Có vấn đề gì không ?
Tôi không dám nói ra sự thật mà chỉ nói ởm ờ:
- Bà già bị… mệt. Nhưng… đã khỏe… lại rồi.
Dứt câu, tôi đi thẳng vào phòng thay quần áo. Đêm nay, giấc ngủ không đến với tôi bình thường như mọi ngày, tôi càng cố gắng dỗ giấc ngủ, thì hai mắt lại càng mở to và nhìn thao láo lên trần nhà. Trong đầu cứ lẫn quẩn những câu hỏi, nhưng không có câu trả lời nào thỏa đáng. Cuối cùng, một ý nghĩ như sự an ủi đến với tôi: "hay là bà C. muốn nắn gân mình chăng".
Sau mấy ngày bâng khuâng, lo lắng! Tôi gọi phone không ai bắt, đến nhà bấm chuông cũng không ai mở cửa, ra cửa sau, cũng im lìm. Tôi đứng tần ngần nhìn khu vườn, nhớ lại những lúc tôi và bà C. vui cười và cùng bên nhau chăm bón từng cây hoa vào những buổi chiều vừa tắt nắng.
Lòng tôi như se lại, đau đớn đến nghẹn ngào và có cảm giác như người xa lạ…
Tôi sực nhớ, trước đây có lần ngồi bên nhau bà C. hỏi:
- Chúng ta quen nhau bao lâu rồi nhỉ ?
Tôi nhanh nhẩu đáp:
- Từ ngày "you" đến nhà tôi lần đầu tiên, tính đến nay đã hơn mười lăm năm.
Bà C. không lộ vẻ gì, mà chỉ thản nhiên trả lời:
- Thế à.
Tôi đâu có ngờ, câu hỏi đó hàm chứa những suy nghĩ, tính toán trong lòng bà. Còn tôi! thì cứ tưởng… đó là cái mốc thời gian, một quá trình tốt đẹp.
Trên đường trở về nhà, trong lòng cảm thấy xao xuyến và tê tái, như con chim bị thương đang tìm nơi ẩn náu. Ngồi vào bàn, mở hộp thơ Email, một bức thơ ngắn từ bà C. gởi đến, cùng một điệp khúc: "Chúng ta chia tay kể từ nay. Đừng đến nhà tôi và cũng đừng tìm cách liên lạc. Tôi đã đổi số phone và địa chỉ Email". Bức thơ ngắn gọn chỉ có thế! Cuối thơ không có lời chào tạm biệt hay vĩnh biệt và cũng không kèm theo lời chào kín đáo "love hay your friend" như ngày nào.
Tôi đọc đi, đọc lại bức thư nhiều lần, nhưng vẫn không tìm ra ý nghĩa nào khác… Thật rồi! Bà C. đã quyết định cắt đứt tình tôi!
Tôi ngồi đây, nhưng cảm giác như chai cứng. Không xác định được lúc này tôi đang vui, đang buồn hay tức giận. Và cũng không hiểu tại sao, do tôi hay do bà C. đưa đến kết cuộc này? Chỉ tiếc là bà C. không cho tôi một lời giải thích nào, mà còn đóng kín mọi ngã… hay là bà cho rằng: "rồi ra tôi sẽ hiểu"…
Tôi đang sống với gia đình vợ con, nhưng một phần linh hồn đang gởi gắm nơi đâu! Người ta thường nói: "không tình yêu nào, giống tình yêu nào" thật thế. Đối với tôi, tình yêu thương vợ-con tôi không thể nào từ bỏ, trừ cái chết. Còn tình yêu này… chỉ có cái chết tôi mới quên! Xin tha thứ! Trái tim của mỗi con người, không phải chỉ để chứa một thứ tình…
Qua thời gian dài không gặp, không liên lạc với bà C., nhiều lúc tôi cảm thấy buồn, nhớ và nuối tiếc như vừa đánh mất cái gì quý giá từng yêu thích. Tôi không ân hận và cũng không hổ thẹn, vì đã không làm điều gì sai trái với lương tâm. Tình yêu của tôi đối với bà C. là thứ tình yêu chân thật, xuất phát từ sự quý mến, từ trái tim chứ không bắt nguồn từ sự ham muốn hay mưu cầu lợi ích nào khác.
Tôi không dám nói bà C. có yêu tôi hay không, mà chỉ nghĩ rằng: bà C. cũng có chút "tình cảm" với tôi hay cũng có thể, chúng tôi chỉ là tình yêu "tri kỷ".
Khi quyết định chia tay, chắc chắn bà C. cũng suy nghĩ nhiều lắm; mặc chiếc áo ngủ kỷ niệm, để tiếp tôi lần cuối và cho tôi những nụ hôn ngọt ngào… Có lẽ, nó cũng đúng với câu thành ngữ của người Mỹ "Once and for all" một lần cho tất cả; để chấm dứt một mối tình, khó có thể đem đến kết quả và cũng không thể nhắm mắt đi vào con đường tội lỗi, trong khi có thể tránh.
Luật pháp Mỹ ngăn cấm chế độ đa thê (bigamy) mỗi người chỉ một vợ, một chồng. Và cũng có thể, lương tâm không cho phép bà làm chuyện trái với đạo đức "giúp đỡ bạn rồi cướp chồng của bạn" mà bất cứ xã hội nào, tôn giáo nào cũng không dung-chấp.
Dù thế nào đi nữa, tôi cũng không khỏi chạnh lòng khi nhớ lại hình ảnh bà C. đứng tựa cửa nhìn tôi trở về nhà, trong giây phút cuối của đêm hôm ấy!
Tôi không giấu được lòng mình, thật sự tôi đã "yêu bà bảo trợ", ngay từ ngày đầu tiên gặp nhau.
Tôi viết lại những dòng này từ ký ức, mặc dầu hiện nay "hai tôi" đang sống cách nhau ba múi giờ (Masachusetts-California) nhưng tôi vẫn biết bà C. nay đã già (70 tuổi), vẫn tiếp tục các công việc từ thiện như trước và hằng ngày vẫn tận tụy chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ 102 tuổi tại nhà.
Có thể… đây cũng là lời cuối! Tôi thành thật cám ơn một gia đình người Mỹ đã tận tình giúp đỡ gia đình tôi trong những ngày đầu trên đất nước xa lạ này. Và xin ghi hình ảnh bà C. mãi mãi trong trái tim tôi!
California, ngày 18.9.2015.
Tim Le
Bài số 3637-18--30127vb2100515
Tác giả sinh năm 1942, hiện là cư dân Santa Ana. Ông định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO đầu thập niên 90, nơi đến là Boston. Bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một chuyện tình Việt Mỹ khác thường.
* * *
Chuyến bay vừa dừng hẳn ở Phi Trường Boston. Chúng tôi được đặt bước chân đầu tiên lên đất nước Hoa Kỳ, nhưng trong đầu vẫn còn lơ mơ… Bà vợ tôi ngơ ngác nhìn xung quanh một hồi rồi bóp nhẹ vai tôi:
- Ông ơi! đây là thật hay mơ?
Tôi không trả lời bà vợ, mà đưa mắt nhìn ba cậu con trai đang tíu tít chỉ chỏ khắp nơi; còn cô con gái thì ngồi chồm hổm bên chiếc xách tay, đầu tóc rủ rượi, vì say sóng suốt chuyến bay từ Thái Lan đến Mỹ.
Gia đình tôi gồm sáu người (hai vợ chồng và bốn đứa con) được định cư theo diện H.O (Humanitarian Operation) vào mùa hè năm 1991. Qua giây phút ngỡ ngàng, chúng tôi được nhân viên của cơ quan IOM đưa đi làm thủ tục nhập cảnh. Sau đó, nhờ dấu hiệu nhận diện thông báo trước; chúng tôi rất vui mừng khi gặp được một số đông người Việt và người bảo lãnh đến đón, mà trước kia chưa hề gặp mặt, mặc dầu là người cùng quê.
Mọi việc như đã thu xếp sẵn, chúng tôi lên xe về nơi tạm trú. Theo sự giới thiệu của chú bảo lãnh, gia đình tôi được đưa về ở một thành phố nằm về hướng Bắc của Tiểu Bang Massachusetts, cách đây hơn 30 miles.
Xe chạy được một lúc, tôi đưa tay xem đồng hồ, nhưng sực nhớ: chiếc đồng hồ Made in Xã hội chủ nghĩa, không biết giờ này nó đang chạy theo cách nào đây ? Nhớ lại hồi còn ở trong trại cải tạo của cộng sản, các tên quản giáo thường nói: Đồng hồ của Liên xô tốt hơn đồng hồ của Thụy sĩ. Mặt trăng của Trung quốc tròn hơn mặt trăng của Hoa Kỳ. Tôi lắc đầu mấy cái để xua đi sự tôn sùng vớ vẫn … Thôi, để vài bữa xem sao…
Đưa mắt nhìn về phía trước, con đường Highway N.93 khá rộng, hai bên đường cây cối rậm rạp, thấp thoáng trong bóng đêm một vài vùng ánh sáng, tôi nghĩ có lẽ đó là những làng mạc lẻ loi. Trời đã về khuya, đường vắng vẻ và im lặng, lẻ tẻ một vài chiếc xe vượt qua mặt, chứ không thấy xe ngược chiều. Thêm vào đó, thỉnh thoảng trước mắt một luồng ánh sáng vút ngang qua như sao xẹt, nhưng tôi không biết đó là gì…
Trong lòng bắt đầu hoang mang… không biết họ đưa mình đi đâu, sao đã khá lâu mà vẫn chưa đến nơi. Hình ảnh "Khu kinh tế mới" ở Việt Nam lại hiện lên trong đầu, hay là… họ đưa gia đình mình đến đó!
Đột nhiên người ngồi bên cạnh nhướng người nhìn về phía trước rồi thản nhiên nói:
- Sắp đến nơi rồi…
Xe chạy lòng vòng trong thành phố vắng vẻ, rồi dừng lại trước một căn nhà khá khang trang; một bàn tiệc đã được dọn sẵn với số đông người Việt đang chờ đón chúng tôi. Mặc dầu chưa hề quen biết, nhưng khi gặp nhau mọi người chào hỏi rối rít, bầu không khí như vui nhộn và ấm áp hẳn lên. Vừa đói, vừa khát lại được một bữa ăn thịt gà thoải mái. Sau đó, chúng tôi nằm lăn ra sàn nhà, ngủ một giấc không biết trời trăng gì hết.
Qua những người bạn mới quen và được đưa đi đây, đi đó; đến lúc này, chúng tôi mới tin là mình đang ở Mỹ thật và cũng cảm thấy mấy ngày trước mình ngu ngơ thật: Con đường Highway có hai chiều cách biệt, cây cối che chắn thì làm sao thấy xe chạy ngược chiều; còn những vệt sáng như sao xẹt là ánh đèn của những chiếc xe chạy qua cây cầu vượt bên trên Highway, thế mà mình không biết, mà cứ tưởng… đúng là quê mùa một cục.
Gia đình tôi toàn là người lớn, đứa con trai út cũng đã mười bảy tuổi. Không thể ở chung với một gia đình khác trong gian nhà chỉ có 3 phòng ngủ; sau khi nhận được trợ cấp, chúng tôi thuê một căn nhà khác. Tiền thuê 600 dollas một tháng; tôi không nhớ tỷ giá giữa USD/VNĐ lúc đó là bao nhiêu, nhưng khi tính ra tiền VN, chúng tôi giật mình "mới đây mà mình đã trở thành triệu phú".
Sau hai tuần lễ nghỉ ngơi, chú bảo lãnh đưa tôi đi học lớp Anh văn "ESL" ban đêm và các con của tôi cũng tạm học ở đó, chờ ngày khai giảng niên học mới.
Một buổi sáng cuối tuần, sau bữa ăn sáng muộn; chúng tôi đang bàn tính làm gì và đi đâu, thì bổng có tiếng chuông cửa reo, ra mở cửa thì thấy hai bà Mỹ trắng, một già, một trẻ và họ ngỏ ý muốn vào thăm.
Chúng tôi mời họ vào, vì mấy ngày qua ngày nào cũng có nhiều người Việt đến thăm. Chỉ có khác, hôm nay lại là người Mỹ. Tuy vậy, chúng tôi cũng không lo lắng nhiều, vì sau khi nộp hồ sơ xin định cư, tôi đã đốc thúc các con học Anh ngữ. Riêng tôi, hằng ngày phải lo kiếm gạo, nên chỉ mằn mò vài chữ vào ban đêm và cố gắng moi lại chút ít vốn liếng có được lúc trước.
Nay đến chuyện rồi thì phải mạnh dạn lấy ra xài, chỗ nào "bí" thì dùng động từ "tu quơ" (to talk by sign), cùng lắm thì ra hiệu cho các con trợ giúp.
Sau phần chào hỏi, bà Mỹ trẻ đứng lên giới thiệu:
- Đây là Mrs. J. mẹ tôi, còn tôi là C. con gái của bà ta. Ba tôi đang ở nhà. Ngừng một chút bà tiếp:
- Gia đình chúng tôi ở gần đây, được biết các bạn mới đến định cư; chúng tôi muốn được làm quen với các bạn và muốn hỏi các bạn có cần chúng tôi giúp gì không?
Tôi đứng lên giới thiệu từng người trong gia đình và tóm tắt cho họ biết:
- Gia đình tôi được Chính Phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho định cư ở đây; vì trước năm 1975 tôi là Sĩ Quan trong QLVNCH, đã trải qua gần 8 năm trong trại tập trung cải tạo của cộng sản VN. Đến đây, tôi cảm thấy như muốn hụt hơi, ngưng một chút, tôi tiếp:
- Trước hết tôi thành thật cám ơn sự thăm viếng và nhã ý tốt của gia đình bà. Còn những gì cần thiết cho một gia đình ở Mỹ thì…chúng tôi chưa biết gì cả. Tuy nhiên, chúng tôi rất hoan nghênh bất cứ thứ gì, từ quý vị hoặc bất cứ ai cho chúng tôi, vừa dứt lời thì bà J. (bà mẹ) nói:
- Thế thì tốt rồi, chúng tôi sẽ cố gắng và nếu cần gì thì cứ gọi chúng tôi.
Bà con gái đưa mắt nhìn chúng tôi một lượt rồi có vẽ trầm ngâm nói:
- Lâu nay, tôi có ý muốn đến thăm nước Việt Nam của các bạn. Nhưng, hôm nay chúng tôi may mắn, được gặp các bạn ở đây. Có lẽ, đây là dịp để tôi tiếp tục hoàn thành tâm ý của chồng tôi. Ngừng một chút như để đè nén cơn xúc động, bà tiếp:
- Sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan, chồng tôi tình nguyện đi phục vụ ở Việt Nam; hơn 8 tháng sau, thì chúng tôi nhận được thông báo: chồng tôi đã hy sinh, vì bị cs tấn công, pháo kích vào đơn vị của chồng tôi đang làm cố vấn.
Chúng tôi không biết nói gì, chỉ cuối đầu dành một phút tưởng niệm người thân của người bạn mới. Sau đó, bà C. xoay qua phía tôi và nói:
- Cho tôi tờ giấy.
Bà ghi tên tất cả mọi người trong gia đình của bà gồm: ngày, tháng, năm sinh, số phone và địa chỉ đưa cho tôi. Chúng tôi cũng làm như vậy đưa cho bà.
Có thể nói, đây là cuộc gặp gỡ và kết bạn thú vị đầu tiên của gia đình tôi trên đất nước xa lạ này. Những ngày sau đó, hầu như ngày nào chúng tôi cũng nhận được đủ thứ vật dụng như: bàn ghế, áo quần, dụng cụ nhà bếp… Chúng tôi không rõ những thứ này từ đâu đến; nhưng có phần chắc là do sự vận động của Mẹ con bà Mỹ. Thêm vào đó, cứ một hai tuần bà C. lại đến đưa gia đình tôi đến các cơ quan từ thiện chọn quần áo và các thứ… Mặc dầu, đây không phải là đồ mới, nhưng còn khá tốt.
Những tháng năm sau đó, sự thăm viếng qua lại, những lời chúc tụng vào các dịp lễ, tết... làm cho tình cảm giữa hai gia đình càng thêm thắm thiết. Đặc biệt, ngày Birthday của mỗi người trong gia đình tôi, bà C. đều mang đến một ổ bánh sinh nhật, đèn cầy và không quên kèm theo một gói quà nho nhỏ. Đáp lại sự quan tâm đó, chúng tôi cũng mời họ những món ăn thuần túy Việt Nam như: chả giò, phở hoặc bún bò Huế…
Mùa hè năm 1992, đứa con trai út của tôi tốt nghiệp High School, mặc dầu chỉ qua một năm học ở Mỹ mà đã nhận được phần thưởng xuất sắc một số môn học. Kết quả này, đã làm cho Mẹ, Con bà bảo trợ rất vui mừng; Bà C. đưa cả gia đình tôi đến Boston xem cá heo (dolphin) biểu diễn. Sau đó, cùng nhau đến Chinatown ăn phở, ngồi giữa bà vợ và bà C. lòng tôi cũng cảm thấy vui vui.
Sau hơn hai năm định cư, nhờ may mắn và sự giới thiệu của vợ chồng chú bảo lãnh; chúng tôi mua được căn nhà ba phòng ngủ. Tuy nhà đã cũ và trên năm mươi tuổi, nhưng vẫn còn chắc chắn. Khi mua xong, bà C. biết chúng tôi bận đi làm và các con đều đi học; bà tự động gọi người đến lau chùi nhà cửa sạch sẽ và không quên mua những vật dụng cần thiết để sau này chúng tôi tự làm. Mặc dầu, lúc này bà rất bận, vì mới nhận nhiệm vụ mới do sự tích cực vận động của bà trong cuộc tranh cử của đảng Dân chủ, đưa ông Bill Clinton lên làm Tổng Thống; một ông bạn thấy bà C. chăm sóc gia đình tôi như vậy đã thốt lên: bây giờ ông còn hơn Đại úy trước năm 1975.
Giữa vợ tôi và bà C. ngôn ngữ tuy có bất đồng, nhưng hình như hiểu nhau tất cả, nên tình cảm của hai bà cũng rất mặn mà thắm thiết. Một hôm cuối tuần, Bà C. đến nhà tôi, bà mặc một bộ đồ đơn giản, nhưng trông khá xinh; thấy vợ tôi khen đẹp, hai bà kéo nhau vào phòng thay đổi quần áo. Khi bước ra, hai bà reo vui và ôm chầm lấy nhau, vì ai cũng thấy hay hay và ngộ nghỉnh. Vóc dáng của hai bà chỉ xê xích nhau chín mười; tuổi tác thì bà C. nhỏ hơn vợ tôi ba tuổi.
Riêng tôi, tuần nào cũng gặp bà C. một hai lần, vì hai nhà cách nhau vào khoảng năn sáu phút lái xe. Khi đi, có khi tôi nói với bà vợ: tôi đến thăm ba má bà C., nhưng cũng có khi tôi lấy lý do đi đâu đó…; cho dù với lý do nào, trong thâm tâm tôi cũng chỉ muốn được gặp mặt bà C.
Suốt thời gian qua, tôi chưa hề thấy bà vợ tôi tỏ cử chỉ hay lời nói nào có tính cách "cảnh báo-ghen tuông".
Theo tôi nghĩ, có lẽ bà cho rằng: "chỉ là bạn", khó có thể xảy ra "việc gì". Bởi lẽ, bà C. là người Mỹ, thuộc giai cấp trung lưu (middle class), còn mình là dân nghèo, tỵ nạn (poor people/second class) làm sao dám đèo bòng.
Mỗi khi gặp nhau, tôi và bà C. thường "say Hi" bắt tay chào hỏi thông thường. Rồi hỏi qua sinh hoạt gia đình hoặc việc học hành của các đứa con tôi. Thỉnh thoảng, bà cũng hỏi tôi những gì ở Việt Nam mà bà chưa biết hoặc tôi hỏi bà các sinh hoạt của xã hội Mỹ. Những lúc rảnh, bà cũng hướng dẫn tôi cách phát âm đúng giọng tiếng Anh.
Tuy vậy, trong lòng tôi cũng cảm thấy vui vui; nếu vì bận việc ở hãng hay ở nhà, một hai tuần không gặp mặt nhau, tôi cảm thấy buồn buồn, như thiếu thốn cái gì…Tôi không xác định được tình cảm của tôi đối với bà C. là gì, nó lờ mờ, lẫn lộn. Những lúc như vậy, tôi chỉ biết lắc đầu mấy cái rồi tự nhủ "phải tỉnh táo", người phương Tây có khác với người phương Đông; không khéo bị hố, thân bại danh liệt đấy.
Có lúc, tôi cũng nhớ lại lời của các ông thầy bói; ông nào cũng nói tôi có số "đa thê", nhưng tôi không tin người đó là bà C.; nếu số mạng đưa đẩy, có chăng là một bà Spanish hay Miên, Lào gì đó…cùng làm việc chung hãng.
Trong lần Birthday năm 1997, bà C. đã cho tôi một sự ngạc nhiên và cảm động không ít. Ngoài ổ bánh sinh nhật như thường lệ, lần này bà mang đến cho tôi một cái bàn viết còn khá tốt, có lẽ bà mua ở chỗ (moving sale) nào đó. Bên trong bà xếp đầy đủ các vật dụng cần thiết cho văn phòng kể cả kim ghim-kẹp.
Mùa đông vừa dứt thì bà lại mang đến cho tôi một lô dụng cụ làm vườn và cả quyển lịch "the old Farmer's Almanac", mặc dầu sau nhà tôi chỉ có một luống đất nhỏ, chỉ đủ trồng ít cây cà, cây ớt…
Năm 1998, tôi được vào Quốc tịch Mỹ, hôm đó bà C. nghĩ việc một ngày, cùng đi dự lễ tuyên thệ với tôi, rồi cùng về nhà bà ăn bánh "Happy" và chụp chung nhiều tấm hình với cha mẹ bà. Khi tôi ra về, bà không quên bảo tôi mang về cho vợ tôi nửa ổ bánh. Không những lần này, mà mấy lần trước cũng thế, bà chăm chút cho mọi người từng li, từng tí và căn dặn đủ điều.
Nhớ lúc còn ở Việt Nam, khi thấy ai tiêu xài hơi quá một chút, người ta thường nói: xài như Tây, như Mỹ. Ngày nay, người Việt ở Mỹ, nhất là các chú thanh niên, chỉ thích xài tiền giấy, còn tiền đúc (cent) ít ai dùng, cho là nặng túi. Nhiều nhà bỏ cả thùng, không biết khi nào mới đụng tới.
Còn bà C. trong xách tay luôn luôn có cái ví nhỏ đựng tiền cent. Xem báo thấy chỗ nào cho Coupon, hạ giá, thì cắt ngay cho vào túi. Có lần, tôi nhờ bà đưa đi mua một ít vật dụng để sửa chữa nhà. Bà đưa tôi đi không biết bao nhiêu tiệm. Bà so sánh mẩu mã, chất lượng và giá cả từng món hàng rồi sau đó mới quyết định; mặc dầu, đó là tiền của tôi. Tôi nghĩ, nếu ông nào khó tánh, tỉ mỉ, muốn tìm một người vợ kim chỉ, kỷ càng thì khó tìm được ai hơn bà này.
Cuối năm 1998, vợ chồng tôi về Việt Nam thăm Mẹ tôi và vợ chồng đứa con cùng đứa cháu ngoại bị kẹt lại, vì lúc đi Mỹ con gái tôi đã kết hôn.
Trước ngày chúng tôi đi mấy hôm, bà C. đến nhà dặn dò tỉ mỉ mọi việc: từ việc lên, xuống máy bay và những tình huống nếu xảy ra dọc đường. Bà ghi cho tôi địa chỉ, số phone của Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà nội và Tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn; ngoài ra bà còn cho tôi một số phone "đặc biệt", khi cần thì gọi gấp cho bà. Cuối cùng, bà cũng không quên gởi cho Mẹ tôi và con tôi một ít tiền, thay vì không biết mua món quà gì.
Về đến Việt Nam, hai ngày đầu tôi bận thăm viếng bà con và tiếp bạn bè đến thăm. Đến tối tôi mới gọi về Mỹ; nhận được tiếng nói của tôi bà C. rất vui mừng, hỏi thăm sức khỏe từng người và nhắc thêm một vài điều cần thiết.
Sự quan tâm, chăm sóc của bà C. đã gieo vào lòng tôi mối tình cảm ấm áp; khi dứt phone không kềm được lòng mình, tôi vụt miệng nói "I love you"; trong giây phút im lặng và hồi hộp… tôi không nghe sự phản ứng nào ở đầu máy bên kia, kể cả tiếng "dập" phone. Hú hồn!
Ngày trở về Mỹ, bà vợ bảo tôi mang đến tặng cho gia đình bà mỗi người một chiếc áo len đan bằng tay. Riêng phần bà C. được thêm 2 bộ quần áo ngủ xinh xắn.
Suốt thời gian vợ chồng tôi ở Việt Nam, ngày nào bà C. cũng gọi phone thăm hỏi các con tôi, mặc dầu chúng đã lớn. Cuối tuần thì bà lại mang đến hoặc order thức ăn cho chúng.
Cuối năm 2003, người cha của bà qua đời; vợ chồng tôi và các con đến tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ. Tình cảm của hai gia đình càng thêm gần gủi; một hôm tôi đến nhà, bà Mẹ gọi tôi đến gần và nói:
- Từ nay, mỗi khi đến đây, bạn không cần phải gọi phone trước nữa và cách cư xử cũng có khác. Trước kia mỗi khi tôi đến bà thường hỏi: ăn uống gì không? Bây giờ, thì bà tự động mang thức ăn ra bảo tôi ăn.
Sự lui tới nhiều lần, mọi ngõ ngách trong nhà tôi đều quen thuộc; chỗ nào hư hỏng tôi tự động mang dụng cụ đến sửa chữa, như người trong nhà. Một buổi chiều cuối tuần, tôi vừa đến thì bà C. rủ tôi ra khu vườn sau nhà, chỉ cho tôi xem những cụm hoa hồng mà bà mới trồng. Thừa lúc bà C. vừa đứng dậy, tôi nắm hai bàn tay của bà và nói:
- I love you.
Tôi hồi hộp chờ đợi tiếng trả lời "me too", "yes or no" hay một cái "tát tai" của bà. Nhưng không, bà chỉ im lặng nhìn tôi rồi ra dấu, đến ngồi ở băng đá cuối vườn. Lúc này, tôi như người dũng sĩ vươn tới lao theo ngọn giáo. Tôi xoay qua, nắm chặt bàn tay bà, nhìn vào mắt và nói:
- Nếu bạn không thể trả lời tôi ngay bây giờ… cũng không sao. Nhưng, tôi hy vọng ngày nào đó… bạn đến cạnh quan tài của tôi, nói nhỏ vào tai tôi cũng được. Được như thế, tôi cũng mãn nguyện.
Bà C. cũng không trả lời câu nói của tôi, mà chỉ cuối đầu nhìn thảm cỏ xanh trước mặt, tôi không biết bà đang nghĩ gì. Qua giây phút… bà thản nhiên chỉ tôi xem những cụm hoa bên cạnh đang tươi tốt vươn lên.
Mặc dầu, không được bà C. đáp ứng, nhưng tôi cũng cảm thấy thoải mái trong lòng, vì đã nói ra được điều thầm kín, ấp ủ trong lòng bấy lâu.
Thành thật mà nói, không hiểu sao tình cảm của tôi đối với bà C. cứ tăng dần từ giây phút đầu tiên gặp bà. Nhiều lúc tôi tự nhủ: đây không phải là tiếng sét "ái tình" bình thường của đôi nam-nữ; mà đây có thể là tiếng sét chết người! Và tôi cũng biết rằng: đây là mối tình "vô vọng", có thể đưa đến sự đổ vỡ to lớn hơn…Đáng lẽ ra, tôi phải kềm chế và giấu diếm trong tim!
Bà C. tuy không phải là người đàn bà mỹ miều duyên dáng cho lắm, nhưng trông bà có vẽ thanh tú, phúc hậu, nói năng từ tốn, nghiêm trang nhưng không tỏ vẽ kiêu căng; nhìn vào bà, tự nhiên có cảm giác bình an và thân thiện.
Có lần, Cộng Đồng tổ chức ăn Tết Âm Lịch, tôi mời bà cùng tham dự; thấy tôi ngồi bên cạnh bà, mấy ông bạn nói: Ông tìm đâu ra bà Mỹ đẹp thế.
Suốt thời gian dài quen biết, tôi chưa hề nhận thấy ở bà một nụ cười tình tứ, lả lơi hay những cái liếc mắt đưa tình mà ta thường thấy ở những người đàn bà khác.
Một hôm tôi vừa đến nhà, thì bà C. rủ tôi cùng đi đến tiệm sách. Tôi nghĩ, bà muốn đưa tôi đến đó cho biết, hoặc mua thứ gì đó cho tôi. Nhưng không, khi đến đó, bà chỉ lục lọi tìm các sách học Anh ngữ, loại sách học từng câu và có hình vẽ tương ứng mua cho vợ tôi. Trên đường về, đột nhiên bà thắng gấp xe, vì thấy một con mèo đang quằn quại bên vũng máu, có lẽ chiếc xe chạy trước đã cán phải.
Bà vội vàng xuống xe và chạy vội đến ôm nó vào lòng, như ôm một đứa bé; hối tôi mở "trunk" xe, lấy tờ báo và napkin. Đặt con mèo nằm lên giấy, bà lau từng giọt máu. Hai mắt nó nhắm ghiền, miệng kêu meo meo, mỗi lúc một nhỏ dần, có lẽ nó đang đau lắm, vì hai chân đã bị gảy. Sau đó, bà C. quyết định đưa nó vào Animal Hospital.
Hơn một tháng qua, tôi không đến nhà bà, vì hãng của tôi đang làm nhận được hợp đồng khá lớn; hằng ngày công nhân phải làm thêm giờ kể cả weekend. Hôm đó, tôi vừa bước vào nhà, thì thấy bà C. chuẩn bị ra đi, sau khi chào hỏi, bà hỏi tôi:
- Có muốn đi với tôi không?
Dĩ nhiên, tôi trả lời "yes". Ngồi trên xe, tôi không cần biết đi đâu và đi đường nào… Bỗng xe dừng lại trước nghĩa địa súc vật (Animal Cemetery), vừa bước xuống xe bà nói:
- Chúng ta vào thăm con Pichow!
Tôi trố mắt, hiểu ý tôi bà C. tiếp:
- Nó bị bệnh, đem nó vào bệnh viện nhưng không qua khỏi; tôi chôn nó ở đây!
Pichow, là con chó của bà, có bộ lông xù, màu nâu sẫm, hai mắt tròn và đen láy, trông rất dể thương. Nó lớn hơn con mèo một chút, khi bà C. đi đâu thì nó lủn đủn chạy theo sau, lúc bà ngồi thì nó nhảy thót vào lòng. Mỗi khi thấy tôi đến, nó tỏ ra mừng rỡ, quấn quít xung quanh, liếm vào chân rồi nhảy cửng lên như muốn được bồng.
Mộ của con Pichow, chỉ là một tấm bia đá nhỏ, trên đó ghi tên và ngày nó chết. Bà C. ngồi sụp xuống, hai tay xoa xoa lên tấm bia, như từng xoa đầu nó ngày nào. Bà không nói gì, nhưng vẻ mặt trầm buồn, không khác ngồi bên nấm mộ người thân; lòng tôi cũng cảm thấy xao xuyến, cảm động trước mộ một con vật mà tôi và nó đã từng quen biết.
Tấm lòng nhân ái của bà C. không những đối với gia đình tôi, mà còn đối với nhiều người khác, đã gieo vào lòng tôi những ấn tượng sâu sắc: Hằng tháng bà gởi khá nhiều tiền đến các cơ sở từ thiện để trợ giúp cho các trẻ em mồ côi hoặc khuyết tật và giúp đỡ cho ba đứa con nuôi của bà, mặc dù họ đã có gia đình riêng.
Ở đây, tôi không dám nói hầu hết người Mỹ đều tốt như gia đình bà C. Nhưng, ít ra cũng đánh tan được sự tuyên truyền xảo trá của cộng sản. Chúng nhồi nhét vào đầu người dân rằng: người Mỹ hung ác, xã hội xô bồ hổn tạp, trộm cắp đầy rẩy… hằng ngày loa phóng thanh cứ ra rả suốt ngày, ai không muốn nghe cũng phải nghe.
Giữa năm 2005, bà C. xin nghỉ hưu sớm hai năm, ở nhà chăm sóc bà mẹ, vì năm đó bà J. cũng đã 92 tuổi. Tôi không biết bà C. sẽ chăm sóc bà mẹ như thế nào. Nhớ lúc trước, khi cha của bà bệnh, ngoài thời gian đi làm, những ngày lễ và cuối tuần bà ở nhà chăm sóc cho ông. Thấy việc chăm sóc cho người cha quá cực khổ, nên tôi có hỏi:
- Tại sao bà không đưa ông vào bệnh viện ?
Bà trả lời ngay:
- Không, tôi sẽ nuôi cha-mẹ tôi ở nhà. Khi nào cần thiết, thì đưa vào bệnh viện để có đủ máy móc điều trị, sau đó thì trở về nhà. Anh thấy đó, tôi đã mua đầy đủ vật dụng cần thiết và chắc chắn sau này tôi cũng sẽ nuôi mẹ tôi như thế này.
Được nghỉ hưu, có thì giờ rảnh bà C. lại tham gia vào công tác từ thiện nhiều hơn. Ở nhà, bà tự tay làm các loại bánh kẹo, đan áo len để "bà xơ" đến phân phát cho các cô nhi viện. Đối với tôi, đây cũng là thời gian vui vẻ nhất, chúng tôi có nhiều thời gian bên nhau… giúp nhau nhiều công việc; có lần xe tôi bị hư-sửa, bà đến nhà đưa tôi đến hãng làm, chiều đến rước về. Lúc này, tôi không mong ước gì hơn, chỉ mong sao tình cảm giữa tôi và bà C. được bền vững mãi mãi…
*
Một ngày mùa thu năm 2006, vào khoảng 7 giờ 30 tối, bà C. gọi phone cho tôi và nói ngắn gọn:
- Tôi muốn gặp anh bây giờ - Ở phòng trước (front porch) - Đậu xe ở đằng xa - Đừng bấm chuông. Ngừng một chút bà tiếp:
- Tôi chờ anh ở đó.
Dứt phone, tôi đi thay quần áo. Thấy tôi vội vã, bà vợ hỏi:
- Ông đi đâu giờ này ?
Tôi đáp:
- Không biết chuyện gì…bà C. gọi tôi đến gấp.
Bà vợ không ngăn cản, mà chỉ nói:
- Hay là bà J. đau nặng, nếu có gì thì báo về cho hay.
Trên đường đi, lòng tôi phân vân không biết việc gì… Từ ngày quen biết đến giờ, đây là lần đầu tiên bà C. gọi tôi như thế này. Có lẽ, bà C. gặp vấn đề gì, cần mình giúp? Nhưng sao cách gọi có vẻ bí mật quá. Hay là… hôm nay bà ăn trúng thứ gì nên… "tác quái" gọi mình đến.
Tôi đến nơi, mọi việc đúng như đã nói. Bà C. đón tôi tại cửa; trong phòng ánh sáng lờ mờ, tôi thấy bà mặc đúng bộ quần áo ngủ mà tôi tặng cho bà trước đây. Đột nhiên bà tiến đến ôm chầm lấy tôi và khóc nức nở. Tôi ngỡ ngàng, không biết chuyện gì… Sau chừng một phút, vừa khóc vừa cào cấu và đấm mạnh vào lưng tôi; bỗng bà dừng phắt lại, đẩy tôi xa ra, nhìn thẳng vào mặt rồi nói:
- Chúng ta chia tay, từ nay anh không được đến nhà tôi nữa !
Tôi ngạc nhiên, nhưng tỏ vẻ bình tỉnh hỏi:
- Tại sao? Em phải cho anh biết lý do chứ.
Bà C. không trả lời, chỉ lắc đầu rồi lại khóc. Tôi ôm chặt bà vào lòng và chúng tôi đã trao nhau những nụ hôn thật sự. Tôi ôm bà chặt hơn, muốn đi xa hơn; nhưng bà lắc đầu và nghiêm mặt nói: "no". Tôi không dám đụng đậy gì thêm, vì biết rằng: khi người đàn bà Mỹ không đồng ý mà cưỡng ép, thì chết là cái chắc.
Sau giây phút chần chừ, bà lại nhắc:
- Anh hãy đi về.
Lần này với giọng điệu cứng rắn hơn và có tính cách xua đuổi. Đến đây, tôi không còn lý do gì ở lại thêm và cũng không biết nói gì…Tôi lặng lẽ ra về, với hy vọng sẽ tìm hiểu và đợi khi bà bớt giận sẽ giải thích.
Bước ra khỏi nhà, dưới ánh sáng lờ mờ từ ánh đèn ở đầu đường. Tôi ngoái đầu nhìn lại, bà C. đứng tựa cửa nhìn theo cho đến khi tôi bước lên xe.
Về đến nhà lúc nào tôi cũng không hay biết, cho đến khi bà vợ hỏi:
- Có vấn đề gì không ?
Tôi không dám nói ra sự thật mà chỉ nói ởm ờ:
- Bà già bị… mệt. Nhưng… đã khỏe… lại rồi.
Dứt câu, tôi đi thẳng vào phòng thay quần áo. Đêm nay, giấc ngủ không đến với tôi bình thường như mọi ngày, tôi càng cố gắng dỗ giấc ngủ, thì hai mắt lại càng mở to và nhìn thao láo lên trần nhà. Trong đầu cứ lẫn quẩn những câu hỏi, nhưng không có câu trả lời nào thỏa đáng. Cuối cùng, một ý nghĩ như sự an ủi đến với tôi: "hay là bà C. muốn nắn gân mình chăng".
Sau mấy ngày bâng khuâng, lo lắng! Tôi gọi phone không ai bắt, đến nhà bấm chuông cũng không ai mở cửa, ra cửa sau, cũng im lìm. Tôi đứng tần ngần nhìn khu vườn, nhớ lại những lúc tôi và bà C. vui cười và cùng bên nhau chăm bón từng cây hoa vào những buổi chiều vừa tắt nắng.
Lòng tôi như se lại, đau đớn đến nghẹn ngào và có cảm giác như người xa lạ…
Tôi sực nhớ, trước đây có lần ngồi bên nhau bà C. hỏi:
- Chúng ta quen nhau bao lâu rồi nhỉ ?
Tôi nhanh nhẩu đáp:
- Từ ngày "you" đến nhà tôi lần đầu tiên, tính đến nay đã hơn mười lăm năm.
Bà C. không lộ vẻ gì, mà chỉ thản nhiên trả lời:
- Thế à.
Tôi đâu có ngờ, câu hỏi đó hàm chứa những suy nghĩ, tính toán trong lòng bà. Còn tôi! thì cứ tưởng… đó là cái mốc thời gian, một quá trình tốt đẹp.
Trên đường trở về nhà, trong lòng cảm thấy xao xuyến và tê tái, như con chim bị thương đang tìm nơi ẩn náu. Ngồi vào bàn, mở hộp thơ Email, một bức thơ ngắn từ bà C. gởi đến, cùng một điệp khúc: "Chúng ta chia tay kể từ nay. Đừng đến nhà tôi và cũng đừng tìm cách liên lạc. Tôi đã đổi số phone và địa chỉ Email". Bức thơ ngắn gọn chỉ có thế! Cuối thơ không có lời chào tạm biệt hay vĩnh biệt và cũng không kèm theo lời chào kín đáo "love hay your friend" như ngày nào.
Tôi đọc đi, đọc lại bức thư nhiều lần, nhưng vẫn không tìm ra ý nghĩa nào khác… Thật rồi! Bà C. đã quyết định cắt đứt tình tôi!
Tôi ngồi đây, nhưng cảm giác như chai cứng. Không xác định được lúc này tôi đang vui, đang buồn hay tức giận. Và cũng không hiểu tại sao, do tôi hay do bà C. đưa đến kết cuộc này? Chỉ tiếc là bà C. không cho tôi một lời giải thích nào, mà còn đóng kín mọi ngã… hay là bà cho rằng: "rồi ra tôi sẽ hiểu"…
Tôi đang sống với gia đình vợ con, nhưng một phần linh hồn đang gởi gắm nơi đâu! Người ta thường nói: "không tình yêu nào, giống tình yêu nào" thật thế. Đối với tôi, tình yêu thương vợ-con tôi không thể nào từ bỏ, trừ cái chết. Còn tình yêu này… chỉ có cái chết tôi mới quên! Xin tha thứ! Trái tim của mỗi con người, không phải chỉ để chứa một thứ tình…
Qua thời gian dài không gặp, không liên lạc với bà C., nhiều lúc tôi cảm thấy buồn, nhớ và nuối tiếc như vừa đánh mất cái gì quý giá từng yêu thích. Tôi không ân hận và cũng không hổ thẹn, vì đã không làm điều gì sai trái với lương tâm. Tình yêu của tôi đối với bà C. là thứ tình yêu chân thật, xuất phát từ sự quý mến, từ trái tim chứ không bắt nguồn từ sự ham muốn hay mưu cầu lợi ích nào khác.
Tôi không dám nói bà C. có yêu tôi hay không, mà chỉ nghĩ rằng: bà C. cũng có chút "tình cảm" với tôi hay cũng có thể, chúng tôi chỉ là tình yêu "tri kỷ".
Khi quyết định chia tay, chắc chắn bà C. cũng suy nghĩ nhiều lắm; mặc chiếc áo ngủ kỷ niệm, để tiếp tôi lần cuối và cho tôi những nụ hôn ngọt ngào… Có lẽ, nó cũng đúng với câu thành ngữ của người Mỹ "Once and for all" một lần cho tất cả; để chấm dứt một mối tình, khó có thể đem đến kết quả và cũng không thể nhắm mắt đi vào con đường tội lỗi, trong khi có thể tránh.
Luật pháp Mỹ ngăn cấm chế độ đa thê (bigamy) mỗi người chỉ một vợ, một chồng. Và cũng có thể, lương tâm không cho phép bà làm chuyện trái với đạo đức "giúp đỡ bạn rồi cướp chồng của bạn" mà bất cứ xã hội nào, tôn giáo nào cũng không dung-chấp.
Dù thế nào đi nữa, tôi cũng không khỏi chạnh lòng khi nhớ lại hình ảnh bà C. đứng tựa cửa nhìn tôi trở về nhà, trong giây phút cuối của đêm hôm ấy!
Tôi không giấu được lòng mình, thật sự tôi đã "yêu bà bảo trợ", ngay từ ngày đầu tiên gặp nhau.
Tôi viết lại những dòng này từ ký ức, mặc dầu hiện nay "hai tôi" đang sống cách nhau ba múi giờ (Masachusetts-California) nhưng tôi vẫn biết bà C. nay đã già (70 tuổi), vẫn tiếp tục các công việc từ thiện như trước và hằng ngày vẫn tận tụy chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ 102 tuổi tại nhà.
Có thể… đây cũng là lời cuối! Tôi thành thật cám ơn một gia đình người Mỹ đã tận tình giúp đỡ gia đình tôi trong những ngày đầu trên đất nước xa lạ này. Và xin ghi hình ảnh bà C. mãi mãi trong trái tim tôi!
California, ngày 18.9.2015.
Tim Le
- Từ khóa :
- Mỹ
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Boston
- ,
- Hoa Kỳ
- ,
- Việt Nam
- ,
- Santa Ana
- ,
- Thái Lan
- ,
- Massachusetts
- ,
- Tim Lê
True love means you choose to do the right thing for the person you love, not doing whatever you feel like to satisfy your own selfish desire. Selfish desire, possession, or obsession ain't true love.
Tác giả không nên "underestimate" vợ mình, và nhất là viết về mối tình (platonic) trên báo. Nếu đọc được những giòng trên, chắc bà đau khổ lắm.
Riêng với tác giả khi viết: “Tôi không ân hận và cũng không hổ thẹn, vì đã không làm điều gì sai trái với lương tâm” nên để câu này cho người vợ tác giả phê bình. Tôi chỉ xin gửi tới tác giả câu chuyện người bạn gửi cách đây không lâu:
Một người đàn ông bước vào ngôi chùa để được tĩnh tâm, để trút nỗi lòng: Thưa Phật, con biết mình đang lầm đường lạc lối. Nhưng con thật sự không thể ngăn nổi bước chân mình lại. Con đã có gia đình nhưng bây giờ con đang nghĩ tới một người con gái khác. Con thật lòng muốn từ bỏ vợ mình để tìm đến với cô ấy. Vợ con rất tốt, nhưng con nghĩ chỉ bên cô ấy con mới cảm giác hạnh phúc nhất và yêu thương mãnh liệt hơn bao giờ hết. Con không biết phải làm sao nữa?
Phật trả lời ngay: Ta hiểu rồi. Nhưng này, con hãy nhìn ra xa, có ba cây nến kia, con thấy cây nào sáng nhất?
Người đàn ông ngơ ngác: Thưa Phật, chúng xa vậy thật con không thể thấy được cây nào sáng hơn.
Phật hiền từ: Vậy giờ con hãy mang một cây lại đây. Giờ thì con thấy cây nào sáng nhất?
Người đàn ông: Dạ thưa, cây trên tay con là sáng nhất ạ.
Phật giải thích: Phải rồi. Chỉ ba cây nến, con còn không biết cây nào sáng nhất. Vậy thế gian trăm ngàn người, sao con biết ai sẽ là tốt nhất? Ai sẽ làm con hạnh phúc nhất chứ? Chỉ những thứ hiện hữu ngay trước mắt ta là sáng nhất, giá trị nhất con ạ. Đừng bao giờ đong đếm, so sánh. Ta có thể đánh mất nó xong có thể mất cả đời cũng không bao giờ tìm lại được đâu.
Người đàn ông: Dạ con hiểu rồi. Người đàn ông vội bước ra khỏi chùa và trở về nhà mình.