Hôm nay,  

Phúc Họa - Họa Phúc

02/10/201500:00:00(Xem: 14252)

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 3635-18--30125vb100215

Bài viết là chuyện dân tị nạn Trung Đông đang tràn vào Âu châu. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Tuy sống tại Pháp, bài viết của bà luôn cho thấy cách nhìn từ nước Mỹ và người Việt tại Mỹ.

Hình ảnh: Di dân trong khu trại tạm cư trên sân bóng tròn tại Munich.

* * *

blank
Di dân trong khu trại tạm cư trên sân bóng tròn tại Munich.

Từ vài năm nay, vùng Địa Trung Hải là bến đỗ của dòng người từ Phi Châu đi tìm đất hứa dù phải mất mạng.

Vừa rồi làn sóng di dân Trung Đông gây rúng động thế giới với bức ảnh xác cậu bé chết trôi vào bờ, đánh động sự cảm thương của mọi người.

Cả trăm ngàn di dân đi xe, đi bộ tràn qua Châu Âu vì bà Merkel hứa nước Đức sẽ ôm trọn gói, trong lúc cộng đồng Âu Châu bên bờ vực hoảng loạn, siểng niểng vì vài thành viên sắp phá sản, đã phá sản và tiếp tục phá sản.

Tây, Đức hùng mạnh đang mắc nợ như chúa chổm, chỉ trông cậy vào sưu cao thuế nặng đánh vào công dân của họ để lấp món nợ trường kỳ, nhưng lại hào phóng đón dân tỵ nạn vì lỡ mang tiếng là nước giàu.

Xứ Anh lạnh lùng khôn ngoan, tự làm chủ vận mệnh đất nước mình, tuy là thành viên Châu Âu, nhưng không lệ thuộc vào cái rọ Schengen, không xài đồng euro, không dính gì đến dòng người chạy giặc tới Châu Âu.

Khi làn sóng di dân xô ngã hàng rào biên giới, gây hỗn loạn mấy xứ vành đai giới tuyến Châu Âu, các vị lãnh đạo Đức, Pháp chợt hoàn hồn, “từ nói đến làm” là một bài toán chưa có đáp số.

Bà Merkel nghẹn họng với con số hứa hẹn bảy tám trăm ngàn di dân sẽ được nhận vào Đức trong lúc thành phố Berlin bị ứ đọng không đủ phương tiện tiếp đón dòng người như thác lũ đáp xe lửa đến đây.

Xứ Tây tuyên bố tuyên mẹ, sẽ nhận trên hai mươi ngàn người tỵ nạn, chính quyền thông báo sẽ chi trả một ngàn euros cho mỗi người tỵ nạn định cư ở quận huyện nào chịu chứa, ngay cả công dân Pháp, ai chịu cưu mang người tỵ nạn cũng sẽ được chi trả đúng giá trên.

Nghe mà đâm hoảng, một ngàn euros một người, số tiền không nhỏ, nhưng chi trả cho bao nhiêu ngày tháng thì chính phủ không nói rõ, ai muốn hiểu sao cũng được.

Chỉ cần vài nước Liên Âu lên tiếng tiếp nhận cũng đủ lôi kéo dân Trung Đông, Phi Châu đi tìm đất hứa, hậu quả vì số lượng quá lớn nên họ bị chặn lại ở biên giới Áo, Hungary, Croatie, Hy Lạp…

Tại đây họ đập phá để giải tỏa thất vọng, gây bạo loạn cũng là cách họ làm áp lực với Châu Âu là kết quả không tránh khỏi, chỉ tội người dân tại chỗ, họa vô đơn chí, đã nghèo lại phải đeo mang.

Trên TV Pháp, phát thanh viên hôm đó đưa tin nước Mỹ sẽ đón nhận trên mười ngàn dân tỵ nạn Syrie qua thanh lọc, coi như chia sẻ gáng nặng với Châu Âu.

Bình luận viên ngồi bên cạnh mỉa mai,

- Xứ Mỹ rất rạch ròi, họ chỉ lo toan cho công dân của họ thôi, còn “bá tánh” tính sau.

Không hiểu dân Pháp nghĩ gì về câu này, riêng tôi rất hài lòng, vì ít ra công dân Mỹ dù bất cứ nguồn gốc nào cũng hãnh diện mình là người Mỹ, được chính quyền thừa nhận.

Bước chân vào phi trường Los Angeles (LAX) có cổng dành riêng cho công dân Mỹ, dù người đó bận áo bà ba mang dép Lào, hay mặc quốc phục Phi Châu… họ được tiếp đón như người thân trở về nhà.

Bên kia cổng dành cho ngoại quốc, du khách là thương gia giàu sụ đến từ Châu Âu, Á, Phi… phải xếp hàng rồng rắn như mọi người, nước Mỹ phục vụ người Mỹ không hề mặc cảm.

Phi trường Charles De Gaulle của Tây khác hẳn, làm gì có cổng Citizen, dân Pháp chìm lỉm trong đám đông như khách phương xa quá cảnh, xếp hàng như mọi người, chính phủ sợ ưu đãi dân mình sẽ bị mang tiếng kỳ thị.

Dân Tây ngại treo cờ quốc gia trước cửa nhà dù là ngày quốc khánh, ngại tự xưng mình là Tây chính gốc, vì sợ bị lên án “kỳ thị” với người nhập cư, họ lạc loài ngay trên quê hương mình.

Hội “SOS Racisme” bênh vực công dân Pháp gốc ngoại quốc nếu có ai bị hà hiếp, bị gọi là “dân da đen, dân Ả Rạp” (les noirs, les beurs), nhưng dân Tây chính gốc bị dân nhập cư đánh bờm đầu, bị gọi là “tụi da trắng” (les blancs) thì không thấy ai dám lên tiến bênh vực cho dân chính gốc đang sống trên quê cha đất tổ.

Vừa rồi trên TV, phát thanh viên gài bẫy vị dân cử cánh hữu, là thị trưởng thành phố phía bắc xứ Tây với câu hỏi,

- Tại sao địa phương của ông không chịu nhận người tỵ nạn Syrie vừa đến Pháp ?

Ông thản nhiên trả lời,

- Hiện nay chúng tôi không có tiền sửa chữa trường học vì ngân sách bị cắt giảm, ngoài ra thành phố của tôi đã cưu mang cả trăm gia đình tỵ nạn Kosovo từ bao năm nay nên chúng tôi không còn chỗ để nhận thêm người.

Cô kia tỏ vẻ nhân đạo, trách khéo ông thị trưởng,

- Ông không nhận được nhiều người, nhưng ông không thể nhận thêm năm hay ba người được sao, con số này nhầm nhò gì so với cả trăm ngàn người đang chạy giặc.

Tôi đang bí trước câu hỏi này, nhưng ông thị trưởng thì không, ông cười tươi rói,

- Thưa bà, theo ý bà thì tôi nên đuổi gia đình kosovo nào ra đường để mang gia đình Syrie vào thế chỗ của họ ?

Cô kia bẻn lẽn chuyển đề tài, câu trả lời đã nói lên phần nào thực trạng Châu Âu đang đuối sức với những nước thành viên đang giẫy chết, nhưng vẫn cố gồng mình làm “người khổng lồ bằng giấy”.

Đầu năm nay, thằng lớn nhà tôi đi công tác bên San José, vì máy bay đáp xuống San Fancisco nên cháu phải dùng taxi đi đến trụ sở chính ở thung lũng Hoa Vàng.

Anh “tài” hôm đó là người gốc Trung Đông, cũng trạc tuổi thằng con tôi, để thu ngắn hành trình, thằng nhỏ gợi chuyện trên trời dưới đất, anh “tài” định cư bên Mỹ hơn thập niên, có vợ hai con, thằng con nhà tôi có một con.

Nói đến học đường, con tôi hỏi,

- Căn tin ở trường có thực đơn riêng cho trẻ em Hồi Giáo không?

Anh ta đáp,

- Làm gì có.

Thằng con tôi ngạc nhiên, kể,

- Bên Pháp ở khu vực có nhiều học sinh Hồi Giáo căn tin phải có thực đơn riêng không có thịt heo, đó là chuyện thường ngày ở huyện, còn chuyện chướng tai gai mắt ở bệnh viện cũng không ít.

Ông bác sĩ phụ khoa thỉnh thoảng bị ông Hồi Giáo đánh sặc máu vì cái tội dám nhòm chỗ kín của vợ hắn, họ đòi hỏi phải có nữ BS phụ khoa phục vụ vợ họ trong khi Đại Học y xứ Tây đang dẹp bỏ ngành phụ khoa quá tốn kém.

Bác sĩ ở bệnh viện cũng bị thân nhân bệnh nhân người Hồi Giáo hỏi thăm sức khoẻ bằng dao, hoặc hành hung nhân viên y tế vì họ không hài lòng cách phục vụ của bệnh viện, mặc dù họ được chữa trị hầu như miễn phí.

Những sự kiện này được đưa lên TV, báo chí như chuyện xe cán chó, chính phủ không có hình phạt làm gương vì ngại mang tiếng “kỳ thị” nên ngành y cúi đầu chịu trận, căn tin cứ thế mà phục vụ.

Anh “tài” nghe đến đây phải ngoái cổ nhìn thằng con tôi, vì anh không tin những gì vừa nghe, thằng nhỏ gật đầu xác nhận,

- Tôi nói dối anh làm gì, chỉ là chia sẻ với anh những gì xảy ra bên trời Âu đó thôi.

Xứ Tây dân chủ đến mức công dân hay không công dân đều như nhau, chỉ khác là dân bản xứ, dân nhập cư có quốc tịch đóng thuế cho bá tánh hưởng sái, một kiểu thế giới đại đồng cộng sản thời xưa.

Chính phủ cắt giảm chi phí công cộng như đóng cửa bệnh viện ở vùng xa, giảm bớt nhân viên y tế, đóng cửa vài trường đại học…bớt chi tiêu cho dân để hào phóng với người ngoại quốc.

Sinh viên ngoại quốc đến Pháp học, chi phí ghi danh y chang công dân Tây, hơn một ngàn euros một năm ở đại học Y, Dược, Khoa học kỹ thuật…, và được trợ cấp y tế, trợ cấp thuê phòng, bù lỗ vé đi métro…, số tiền trợ cấp này gần cả trăm triệu, trái lại sinh viên Pháp nào cha mẹ có thu nhập khá thì đừng mơ đến mấy thứ trợ cấp này.

Đáng sợ hơn là dân Tây, người bản xứ bây giờ y như người ở trọ trên quê mình, họ bị dân nhập cư với dân số gia tăng áp đảo và bản chất hung hãn đang áp đặt tôn giáo và văn hóa của họ khiến xứ Tây khó giữ được văn hóa và tôn giáo gốc của mình, nhà thờ bỏ trống được sửa thành đền thờ hồi giáo đang trên đà phát triển.

Gần đây có nhiều video cho thấy dân tỵ đang hé lộ bản tính và ý định áp đảo chính phủ Châu Âu sắp cưu mang họ, như bản tin dưới đây.

Nỗi lo bây giờ thành sự thật:

Người Hồi giáo tị nạn yêu cầu hủy lễ hội bia Oktoberfest ở Đức!

Nỗi lo bây giờ đã trở thành sự thật, chỉ còn là vấn đề về thời gian khi dòng người tị nạn đổ xô vào Châu Âu bắt đầu áp đặt những tư tưởng Hồi giáo của họ lên châu lục này.

Morad Almuradi, một người Hồi giáo ở Hà Lan đã tổ chức một cuộc vận động trên trang Change.org yêu cầu Hội đồng thành phố Munich hủy bỏ lễ hội 16 ngày bia Oktoberfest.

*

Dân tỵ nạn hiện nay sẵn sàng đánh đổi sinh mạng để tìm đất hứa, nhưng sau khi được tiếp nhận và an cư, truyền thống tín ngưỡng độc tôn chắc cũng khó phai, có thể sẽ còn không ít người cực đoan trong họ chủ trương “đồng hóa” quốc gia tiếp đón họ và truyền bá đạo Hồi chứ không hề có ý hội nhập như dân Châu Á.

Nói vậy không có nghĩa tất cả người hồi giáo đều quá khích, hiếu chiến. Dân tộc nào cũng có kẻ tốt người xấu. Nhưng người hồi giáo, dù không bạo động, không quá khích, họ gần như không hề lên án kiểu hành quyết man rợ như chặt đầu, thiêu sống... con tin rơi vào tay tụi cuồng tín, hay tiêu diệt người Công Giáo.

Trong khi Châu Âu ca bài “nhân quyền”, lăng săng cứu vớt người Hồi Giáo chạy giặc, thì người Công Giáo bị bách hại, tàn sát bên Trung Đông còn đang bị quên lãng.

Bà Merkel và ông Hollande theo chủ nghĩa đại đồng cho rằng những người tỵ nạn này là “phúc lộc, tài nguyên”, là lực lượng lao động chính cho những xứ đang tuột dốc dân số, trong lúc dân thất nghiệp tại chỗ đang gia tăng.

Thử làm con tính nhẩm, gia đình hồi giáo, một vợ năm sáu con, chỉ có một đầu lương của ông chồng, xã hội phải tài trợ vài chục năm cho họ, với ẩn số, con cái của họ sẽ làm gì đền đáp ơn cưu mang họ, hay lớn lên mấy cậu lại quay về cố hương (Trung Đông) để học trò thánh chiến và du nhập bạo lực vào châu lục này.

Lò rèn thánh chiến sẽ chốt tại Châu Âu khi họ có đủ nhân lực khắp nơi và ngay cả trong nguồn máy chính quyền, nhóm thánh chiến không cần phải quay về Trung Đông.

Phúc họa - họa phúc không biết đâu mà lường. Bà Merkel, và cả ông Hollande, trước số lượng dân tỵ nạn đang tràn vào Châu Âu, tuy cao giọng về đạo lý văn minh Âu Châu, nhưng con mắt và cái đầu đang phải thấy dân tình ngơ ngác lo âu trước nợ nần và nạn thất nghiệp đang có cơ gia tăng.

Sept. 2015.

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
30/08/201717:15:56
Khách
Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân. Không thể nào nói Hồi giáo sai hoàn toàn hay văn hóa trắng đúng hoàn toàn, chẳng hạn như bia rượu gây tai hại vô cùng , hay xăm mình,...Có người thì mới có thể đánh thuế nặng... Như tôi cũng chán nản vì chung quanh toàn dân Sì, vậy mà nó còn lên mặt làm như xứ nó vậy, nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, nếu không bị nó kỳ thị thì cũng bị dân khác kỳ thị , chạy trời không khỏi nắng.
06/10/201505:12:22
Khách
Chị T.Hưong mến,
Hôm trước chị nhắn em trong mail, viết về xứ Tây , nên em viết về xứ em đang ở nhì nhằn thế đấy.
Dám bạn gìa tụi em bên này tự an ủi, đến lúc ông ả rập lên làm tổng thống xứ Tây thì tụi mình chết hết rồi, chỉ tội cho con cháu phải sống với họ thôi.
Viết bài này rồi ngán ngẫm, không dám viết gì thêm về "Âu Châu gìa cổi".
05/10/201519:44:20
Khách
Đ.Thị ơi! Đây Là thám họa chung cho cả thế giới! Ngươi Việt Minh có câu " Làm ơn mắc óan " thật đúng trong trtrường hợp của Âu Châu lúc này.
Mong các bài tiep theo của em.

Thịnh Hương
05/10/201513:48:30
Khách
Chào anh Đức và chị Annie,
Cảm ơn anh Đức đã phân tích tình trạng người tỵ nạn đang tràn vào Châu Âu.
Chị Annie nói đúng, họa đó chị.
Mừng cho anh chị ở bên Mỹ, dù sao dân trung đông cũng khó đi bộ tới Mỹ như ở đây.
03/10/201508:22:35
Khách
-Tôi nhớ cụ Nguyễn Du nhà ta có câu:" Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh"
-Kinh sợ thật !
-Họa nhiều hơn phúc bác Đức ạ.
Annie
02/10/201518:29:50
Khách
Vấn đề tị nạn bên Âu Châu hiện nay là những nhức nhối cho các chính phủ bên đó. Nhiều người cứ nghĩ những người tị nạn Hồi giáo cũng giống như người tị nạn VN chúng ta năm xưa nên thường hỏi tại sao các nước năm xưa đều mở lòng nhân đạo ra nhận người VN mà ngày nay lại đóng cửa, im lặng. Có ba nguyên nhân chính làm chính phủ các nước ngại nhận người tỵ nạn Hồi giáo vùng Trung đông mà không dám thẳng thắn nói ra sợ mang tiếng kỳ thị và vô nhân đạo:
1) Bao nhiêu năm tự hào về thánh chiến Jihah của các lãnh tụ cực đoan Hồi giáo là kết quả làm cho mọi người trên thế giới đều có cùng một ý tưởng: Hồi giáo đồng nghĩa với khủng bố. Sau ngày 9/11 mọi người đều lên án và thù nghét khủng bố sâu đậm thêm. Ngoài những tên cướp máy bay đâm vào toà tháp đôi, người ta còn tìm ra được nhiều tên kinh tài cho chúng hiện đang làm giàu trên đất Mỹ. Ngay ở thành phố New York, nơi bị khủng bố đánh, người ta còn tìm ra có trường Hồi giáo làm sách đòi tiêu diệt nước Mỹ dạy cho các em nhỏ. Xây một toà nhà cao ốc cần cả ngàn nhân công và tốn cả trăm triệu. Muốn đánh xập nó chỉ cần một tên với vài ký thuốc nổ là xong. Nhận cả trăm ngàn người Hồi vào làm gì chả có hai, ba trăm tên quá khích điên rồ muốn thánh chiến Jihah sau một thời gian làm giàu? Một tên đã làm nhức đầu, trăm tên sẽ nhức tới tận xương tủy.
2) Dân Pháp ngày càng ít dân đi vì ít chịu đẻ. Đừng nói chi dân Âu châu, ngay như dân Nhật giờ cũng thích nhận con nuôi hơn để vừa tránh được mang nặng đẻ đau vừa khỏi phải uống thuốc giảm phì. Ngược lại, người Hồi lập gia đình rất sớm, lại chịu đẻ nhiều. Chưa tới hai nhăm mà “nường” nào cũng sồn sồn năm con. Theo ước tính thì cứ 30 năm là dân số của cộng đồng Hồi ở Pháp quốc tăng bốn lần. Không lâu, Paris “mắt biếc môi hồng” sẽ biến thành Ba Lê “mũi khoẳm, da ngăm”. Cộng đồng càng lớn, lá phiếu càng có trọng lượng trở thành một áp lực cho các nhà lập pháp khi bầu cử. Dân Âu châu đã thấy được cái bứu to của nước Pháp ngày càng lớn dần nên ớn nhận người tị nạn Hồi giáo.
3) Cộng đồng người Trung Đông Hồi giáo là cộng đồng không muốn hay rất ít chịu hội nhập và hoà đồng vào quốc gia và văn hoá mình nhập cư. Họ thường hình thành những nhóm biệt lập với ngôn ngữ riêng, tôn giáo riêng, cách sống riêng nhiều khi trái ngược hẳn với người dân nước họ đang sống gây phản cảm cho người dân bản xứ. Lấy thí dụ như cách ăn mặc trùm kín từ đỉnh đầu tới gót chân, hay lễ Ramadan, trong suốt một tháng tất cả các tín đồ đạo Hồi đều: không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng kể cả không được…hôn, từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Có chị còn cố tình hiểu sai chơi luôn cái không tắm rửa cả tuần hơn. Tôi nhớ năm xưa trong lớp học có chị lúc nào cũng trùm mặt, trùm người kín mít vào mùa hè nóng như lửa của bang Texas. Vì bị “viêm cánh” hạng nặng nên cứ mỗi lần nàng vô lớp, tôi lại phải ngâm câu thơ của cụ Cao:
Ngán thay cái mũi vô duyên
Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,175,395
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến