Hôm nay,  

Fluchtlinge-Refugees - Người Tị Nạn

24/09/201500:00:00(Xem: 11954)

Tác giả: Ngọc Bích
Bài số 3630-18--30120vb5092415

Tác giả là một cựu nữ sinh Trưng Vương, bài viết là “Lá thư từ nước Đức” gửi cho bạn tại Hoa Kỳ. Đây là bài viết đầu tiên của Ngọc Bích, mong cô sẽ tiếp tục.

* * *

Buổi chiều tan học tôi ôm sách vở đi bộ nhanh ra ga xe lửa, còn khoảng vài phút chờ. Có bàn tay đang vẫy từ chuyến xe lửa đối diện, rồi thêm những bàn tay nhỏ bé vươn ra từ cửa sổ. Theo phản xạ tôi cũng vẫy lại nhưng chưa kịp nghĩ ra, ai quen nhỉ? Nhìn xuống cuối sân ga, sao hôm nay có quá nhiều cảnh sát hiện diện ngay cửa chính của đoàn tàu vậy, tôi tự hỏi.

Bà người Đức đứng cạnh nhanh nhẩu nói "Fluchtlinge" (những người tỵ nạn).

Đoàn tầu xình xịch chuyển bánh, vài khuôn mặt trẻ thơ xuất hiện nơi cửa sổ, mỉm cười thân thiện vẫy chào. Tôi vội vàng bỏ sách vở xuống thềm ga, vẫy tay theo nói nhỏ "chúc may mắn con nhé!"

Ngồi yên vị trên chuyến xe lửa về nhà, trong đầu tôi không thể nào không nghĩ đến họ. Làn sóng tỵ nạn từ các nước chiến tranh triền miên như Syria, Irak, Afghanistan, Serbia, Albanian, Kosovo, Somalia v.v...Họ chạy trốn cảnh bom đạn tàn phá cày nát đất đai, san bằng nhà cửa, cảnh chết chóc thê lương. Ho chạy trốn chế độ độc tài tham tàn, muốn thoát ly nghèo đói, hay thoát chạy khỏi hiểm hoạ tàn ác mất nhân tính của bọn IS.

Hằng ngày tin tức truyền thông đưa tin đoàn người tỵ nạn tràn về các nước châu Âu bằng đường bộ hay trên những con tàu mong manh nhỏ bé vượt đại dương. Biết bao thân phận người đáng thương trên con tàu chòng chành giữa biển nước mênh mông bị đắm chìm trước khi kịp đến bến bờ. Hình ảnh cậu bé Alyan thân xác trôi dạt vào bãi cát bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ làm cả thế giới đau lòng, làm gợi nhớ đến thảm cảnh của hằng triệu người Việt vượt biên vào những thập niên 70, 80. Thế mới thấy nhu cầu mưu tìm hoà bình, tự do, hạnh phúc của con người là thiết yếu đến dường nào.

"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."

Đó là nguyên văn lời nói của Tổng thống Thomas Jefferson trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa kỳ năm 1776. (“We hold the truth to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their creator with certain unalienable rights, that among these are life, liberty and the persuit of happiness.”)

Theo thống kê, làn sóng ty nạn đến nước Đức năm nay là hai trăm ngàn người và ngày đang tăng cao. Tôi hết sức kính phục Bà Thủ tướng Angela Merkel cùng các bộ trưởng của bà đang nỗ lực cứu giúp những người tỵ nạn. Thật là một vấn đề khó khăn! Việc bà Merkel đưa ra quyết định cứu xét tái định cư cho những người tỵ nạn được ở lại Đức đã vấp phải bao ý kiến chống đối từ phe phái đối lập


Dẫu còn rất nhiều trở ngại, tôi vẫn luôn hy vong bà Merkel sẽ nhận được nhiều hậu thuẫn từ các bộ trưởng của mình, của dân chúng cùng dang tay rộng mở đón tiếp người tỵ nạn, nhất là các em nhỏ đến từ các nước loạn lạc vì chiến tranh. Giúp cho họ cơ hội mưu cầu hạnh phúc như tổng thống Thomas Jefferson đã nói. Tôi cũng không quên cầu xin Chúa, Phật, Trời hãy soi sáng lòng lành đến những phần từ quá khích ở nước Đức đang chống đối, đốt nhà cư ngụ của những người tỵ nạn khốn khổ vốn đã quá điêu linh từ quê hương của mình, bắt buộc họ phải bồng bế con thơ trốn chạy. Mong họ nghĩ đến những gia đình đến từ Syria phải chấp nhận kết cuộc bi thảm trên đường vượt biển tìm tự do. Mong họ đừng cứng lòng với hình ảnh người cha đau khổ ôm xác ba đứa con; ông đã ôm mặt bật khóc khi nghĩ về câu nói của thằng bé Alyan trước khi ngọn sóng dìm cả gia đình xuống biển sâu: "Cha ơi cố gắng sống nhe cha!".

*

Bạn mến,

Gởi bạn vài suy nghĩ của Bích trước vấn đề "Fluchtlinge", đề tài đang gây xôn xao, tranh cãi, và được quan tâm đến trong từng câu chuyện hằng ngày của người Đức.

Khi Bích đang viết những dòng này chia sẻ với các bạn về tình hình thời sự ở châu Âu, Bích đọc được tin rất vui từ tờ báo Đức "Zeit online " ra ngày 10 tháng 9, 2015: ông Josh Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, xác nhận Tổng thống Obama vừa chấp thuận nhận thêm mười ngàn người tỵ nạn đến từ Syria, cho phép ho định cư ở nước Mỹ. Đây là tin đáng mừng, đặc biệt là cho các em thơ. Bạn và Bích đều có mong ước tất cả trẻ em bất kỳ quốc tịch nào, không phân biệt màu da, tôn giáo đều có quyền sống trong thanh bình, được cắp sách đến trường. Có thể do chúng ta và các bạn học Trưng Vương trong thập niên 70, 80 đã trải qua hết thời tuổi trẻ trong đất nước loạn lạc chinh chiến, triền miên khói lửa. Chúng ta đã nhìn thấy bao điều bất công, vô lý khi trong cuộc đổi đời, và chúng ta đã từng ngậm ngùi thương tiếc bao nhiêu bạn học hay thầy cô không may mắn, giống như thằng bé Alyan mới qua đời. Vì vậy hơn ai hết chúng ta hiểu rõ giá trị của tự do và thông cảm sâu sắc cho những người tỵ nạn này.

Bao thập niên qua, thế giới đặc biệt là nước Mỹ đã dang tay cứu giúp bao nhiêu thuyền nhân Việt Nam, tạo cho người Việt cơ hội học hành, phát triển tài năng, thành công xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

Bích hy vọng ngọn đuốc của nữ thần tự do sẽ thắp sáng niềm tin, dẫn đường cho mười ngàn người tỵ nạn Syria sắp được vào nước Mỹ. Và Bích tin là bạn cũng vậy.

Ngọc Bích

Ý kiến bạn đọc
24/09/201513:38:21
Khách
Xin tham khảo link này để thấy cảnh người tị nạn đã có cả những người kg biết ơn ngay trong những ngày đầu tìm được tự do
http://www.dailystormer.com/third-world-invasion-eyewitness-on-the-italian-austrian-border-september-5-2015/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,141,723
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến