Hôm nay,  

Phật ở Ngay Trong Ta

04/09/201500:00:00(Xem: 11918)

Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 3615-17--30105vb6090415

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Ở đời, nếu ta làm được việc gì có chút hữu ích cho xã hội cho mọi người, thường là do cơ duyên đưa đến. Từ mười mấy năm qua, tôi tham gia đạo tràng của sư cô Chân Phụng, hàng tuần vào các Nursing home tụng kinh, phát quà cho các bệnh nhân nằm điều trị tại nơi đó để họ nguôi ngoai giây lát nỗi cô đơn, nỗi đau của bệnh tật. Việc làm đều đặn này còn được tiếp tục cho đến nay, đó là do duyên may và được ơn trên gia hộ cho còn sức khỏe còn dài dài, dù năm nay đã gần tám chục cái xuân già.

Cái duyên may mà tôi ngộ được xảy ra cách đây trên mười năm. Số là hồi đó ở bên nhà tôi có cậu bé, nói bé nhưng cũng khoảng hai mươi tuổi rồi, cứ hàng tuần vào ngày thứ bảy, cậu ta mua nước trái cây và bánh, nào là bánh mì bánh ngọt chở đến khu Santa Ana phát cho những người Homeless, đều đều tuần nào cũng vậy, chung với các bạn trẻ làm công tác thiện nguyện, tự móc tiền túi ra làm thật là đáng quý.

Nghĩ mình phận già, lãnh tiền già ba cọc ba đồng không làm được như tụi trẻ thì cũng nên đóng góp một chút công sức mình vào việc làm từ thiện nên tôi đã gia nhập vào đạo tràng của cô Chân Phụng. Đây chỉ là một đạo tràng đơn sơ, thanh bạch vì sư cô đi đúng tôn chỉ của Phật "Chúng sinh vô biên thề nguyện độ", không bỏ công lôi kéo Phật tử để quyên góp xây chùa cho to. Phật từ có thành không, còn mình từ không thành có.

Đạo tràng của sư cô trước cũng đông Phật tử lắm, nam có, nữ có nhưng rồi cũng rơi rụng gần hết, bây giờ chỉ còn bốn nam Phật tử là Nguyên Khanh, Trường Thọ, Tâm Đức và tôi Quảng Trí Hạnh. Sở dĩ không kiên trì lâu dài được vì sức nữ không tham gia được vì vào các Nursing home một phần vì ngộp, một phần vì các mùi hôi từ bệnh nhân phát ra, thành ra họ không vượt qua được, chỉ còn bốn ông tù cộng sản, họ chịu đựng quen rồi, đi đến đâu cũng đi, dù mưa hay nắng.

Trong bốn ông thì ba ông không biết lái xe, gần thì đạp xe đạp, còn xa thì nhờ sư cô rước, không có thì tôi. Cái thân tôi cũng tội, nhiều khi phải đi chở, và sư cô đi làm Phật sự nơi khác "nhờ bác thay cô làm chủ lễ" cũng phải dạ thưa vâng. Nhiều Nursing home họ làm vệ sinh không sạch, bước vô cũng phải dội ra. Tôi phải khuyến cáo yêu cầu chấn chỉnh lại không có chúng tôi không lại nữa. Họ cần chúng tôi vì không có chúng tôi các bệnh nhân Phật tử họ bỏ đi nơi khác có ban hộ niệm hàng tuần đến với họ, âu cũng là business cả!

Hồi ở tù cộng sản ngoài miền Bắc Việt Nam, tôi nằm chung với Đại Úy Vũ Khang, ông làm bài ca "Phật ở ngay trong ta", hát thầm trong bụng riết rồi thuộc lòng:

Phật ở ngay trong ta
Thân tâm ta hiền hòa
Phật ở ngay trong ta
Lòng từ bi hỉ xả
Phật ở trên trời cao
Đêm đêm ta nguyện cầu
Phật ở giữa biển khơi
Lời tâm niệm như nhau

Phật ở khắp muôn nơi
Cõi ta bà yên vui
Tôi phải tự cứu tôi
Thoát khỏi kiếp luân hồi
Chỉ có Phật trong tôi
Là cứu được tôi thôi.

Sau này, đi tụng ở Nursing home, sau khi tụng kinh xong chúng tôi bắt đầu hát bài này trước rồi hát các bài Phật ca sau. Các bệnh nhân hát theo riết rồi họ cũng thuộc lòng. Bây giờ chúng tôi cất hát lên là họ hát theo vui ghê.

Ở một Nursing home vùng Santa Ana có một cậu bé khi vào đây mới mười ba tuổi tên là Nguyễn Kiên đi xe không gài dây seat belt gặp tai nạn, cái thân hình của cậu xoắn lại như cái khăn lông người ta vắt cạn nước, đem vào nhà thương tưởng không cứu được, ông bố ở nhà nghe tin con như vậy chết liền tại chỗ thật là thương tâm. Cậu bé sau được cứu sống nhưng tứ thân bất toại đưa về Nursing home này đã mười mấy năm rồi, bây giờ gần ba mươi tuổi, sống cuộc đời thực vật, chẳng thấy ai thăm nuôi. Cứ mỗi sáng thứ sáu, cậu được đẩy ra nằm một chỗ, hai chân teo lại, hai tay còn cử động được nên không teo, cầm báo và kinh đọc làu làu. Lần nào trước khi vào lễ, khi tôi lại trò chuyện, cậu hỏi bác có khỏe không, làm mình cũng bật cười. Cậu chịu nghe thầy cô giảng, sau đó nêu ra những điều Phật dạy xin thầy cô giải thích cho rõ, người trẻ chịu khó học hỏi, tinh thần rất minh mẫn, không buồn phiền, không than van oán trách gia đình không ngó ngàng thăm hỏi.


Bên cạnh đó có một bệnh nhân nữ được biết tên là Vy Vy Trần, hồi xưa có tiệm chụp hình nổi tiếng, bây giờ nằm bất động không biết gì hết, cũng không có thân nhân thăm viếng.

Tại một Nursing home khác ở City Westminster có bệnh nhân nữ còn trẻ bị bệnh ung thư mà bác sĩ chê rồi nên đem vào đây. Khi tôi lại thăm, cô nắm lấy tay tôi nói bác sĩ ơi tôi đau quá xin cho thuốc uống đi. Tôi nói:

- Tôi không phải bác sĩ nên không cho thuốc được, cô cứ niệm cho tôi "Nam Mô A Di Đà Phật" thì bớt đau đớn và được Phật rước đi.

- Con đạo Tin Lành.

- Phật không phân biệt tôn giáo, sắc dân, ai cầu xin Phật, Phật sẽ giúp cho để thoát cõi ta bà này xin được vãng sanh để về Tây Phương Cực Lạc. Lúc đó không còn đau khổ nỗi đau của con người và hưởng nhiều phép lạ giúp lại chúng sanh ở trên thế gian này.

Ở các Nursing home còn nhiều cảnh đau thương lắm. Nhiều cụ bị con cái tống vô để rảnh nợ, các cụ buồn phiền rồi cũng đi đến cái chết, thương cho quý cụ. Chỉ mong rằng các giới trẻ hãy nghĩ đến công ơn cha mẹ, mang nặng đẻ đau nuôi dưỡng cho mình có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, hãy nhớ ơn đó mà đừng đối xử thậm tệ đối với bố mẹ. Nếu mình không có thì giờ chăm sóc các cụ thì mướn một người về nuôi, đối đế lắm thì hãy đưa các cụ vào Nursing home, đừng phó mặc cho người ta muốn nuôi thế nào thì nuôi, mình phải vào trong đấy xem coi y tá nào săn sóc cụ thì dúi cho họ ít tiền đề họ săn sóc đặc biệt, tắm rửa cũng như ăn uống thì cũng đỡ hơn các người khác.

Còn đạo tràng của chúng tôi một tuần đi bốn ngày từ thứ tư đến thứ bảy. Thứ tư phải đi hai nơi, chia ra cô Chân Phụng ngày thứ tư, cô Trí Minh thứ năm, cô Hiền Lương thứ sáu và bây giờ có thầy Viên Pháp thứ bảy. Thầy Viên Pháp ở bang xa về thấy pháp môn này đi lo cho các cụ ở Nursing home nhiều phước báu nên xin gia nhập và cô Hiền Lương thấy vậy đẩy cho thầy phụ trách luôn ngày thứ sáu.

Đây là ngày đi tụng kinh xa ở French Park Center ở Santa Ana, mấy ông thần nước mặn không đạp xe tới được tôi phải lo chở các ông ấy và chở ông thầy luôn. Trước khi tới đó một ngày, tôi phải mua trái cây sẵn để hôm sau cúng Phật sau để các cụ dùng, mà phải để cho y tá xem cụ nào dùng được thì mới cho chứ không dám đưa thẳng có gì mình trách nhiệm. Còn đi vào ngày thứ bảy thì trái cây tôi khỏi lo vì có nhiều các bà lo, tôi chỉ lo việc tụng kinh thôi và ngày đó tôi phải bao sân vì ba ông kia mắc lo việc riêng của các ông ấy. Ông thì đi Thọ Bát quan trai, ông thì đi tụng kinh ở chùa khác.

Nhiều hôm thầy Viên Pháp không đi giao tôi làm chủ lễ tôi cũng phải nhận, sợ không ai đi chuông đi mõ, tôi phải nhờ nhà tôi đi theo để lo phần ấy, phần ẩm thực cho các cụ đã có người lo, khi tụng kinh xong, tôi phải thuyết pháp. Nói thuyết pháp cho nó oai vậy chứ tôi cũng chưa rành về Phật pháp nên đâu dám múa rìu qua mắt thợ. Tôi nói về cuộc sống hàng ngày của các cụ, sống ở bên Mỹ cũng như sống ở Việt Nam cách xa một trời một vực để các cụ yên tâm đừng phiền hà gì cả. Tôi thích ở đây nhất vì họ đưa các cụ ra đông lắm, có khi trên bốn mươi cụ. Thấy mình đem niềm vui cho nhiều người nên thuyết giảng có hứng thú, và trước khi nói tôi đều bắt giọng hát bài "Phật ở ngay trong ta". Các cụ cùng hát theo.

Công việc mà đạo tràng của sư cô Chân Phụng đề ra hiện vẫn tiếp tục, nhưng lớp già chúng tôi rồi cũng mai một mà lớp trẻ thì cho tới nay chưa thấy ai xung phong gánh vác, có thể rồi sẽ dẹp tiệm luôn. Tôi cầu mong sẽ có thêm duyên may giúp cho những công việc tốt lành được tiếp sức, tồn tại.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
10/06/201904:46:35
Khách
Chu Duc da noi loi cong tam, va bac ai, chu noi dui it tien la vi muon cho nguoi nha bot bi hat hui, ong nao do noi tinh than phat giao thi gioi di lam tu thien nhu chu la cung da duoc phuoc, con noi suong thi lam on bot loi lai de duc cho con chau. O my hay Viet Nam neu nguoi ta giup minh minh qui ho bang cach tra on do la dieu dung va nen lam.
15/09/201517:12:08
Khách
Tôi xin cám ơn ông đã làm chuyện tốt, nhưng lời khuyên của ông 'dúi chút tiền cho y tá để họ săn sóc người nhà cẩn thận hơn ' thì tôi nghỉ là một lời khuyên sai lầm. Ở xứ sở nầy bác sỉ và y tá không có nhận tiền dúi vô tay mới làm phận sự. Xin ông đừng nhóm lên cái thói quen xấu xa đó của việt cộng. Nếu ỷ mình có tiền để dúi vô tay y tá để họ chú ý hơn tới người nhà mình, vậy thì những kẻ không tiền thì thế nào ? Y tá sẽ quen thói nhận tiền và lần lần lãng quên những kẻ khó khăn ? Đây không phải là tinh thần Phật giáo.
08/09/201512:55:06
Khách
Xin bác kim Dục đăng bài hát này trên u tube để có ai thích ( toi chắc chắn là 1) còn biết hát, roi hát cho nhau nghe
Cám ơn bác
Tà Tà
04/09/201520:45:08
Khách
Anh Dục mên
Thăm anh khỏe.Mến
04/09/201520:12:08
Khách
Phat đã nói là" Ta không giúp ai , không ban ơn cho ai . Ta chỉ hướng dẫn con đường để tu thành Phật mà thôi " Vậy Phật cũng là ta nếu ta ăn ngay ở lành , còn ttìm đâu, đến đâu nữa. Càng không nên cầu xin vì Phật đâu có cho ai , giúp ai như Phật đã nói . Con người không nên lầm lẫn , tự dối gạt nhau nữa .
04/09/201518:41:04
Khách
Ông Dục ơi, tôi hy vọng sau khi đọc bài này , chùa và hội ông sẽ có thêm nhiều nhân lục, nhiều cánh tay .
Xin chúc Chùa ông và các Phật tử tinh tấn hành .
Tôi ước gì tôi có được hội như vậy ở gần nơi tôi ở .
04/09/201516:03:13
Khách
Úớc gì có thêm nhiêu nguời volunteer cứu giúp cho bệnh nhân ở nursing home như anh Dục. Tức Tâm tức Phật...Công đức vô lượng!
04/09/201515:57:43
Khách
" Dù xây chín bậc phù đồ", không bằng làm phước giúp cho một người đang bị đau bịnh cần có người đến thăm viếng. Việc làm từ bi hỉ xả của bác Nguyễn Kim Dục thiệt đáng làm gương cho mọi người làm theo.
04/09/201515:53:10
Khách
Thưa Bác,
Tôi khâm phục tấm lòng của bác. Phật ở ngay trong ta thật đấy nhưng dễ mấy ai nhận ra.
Ở tuổi này lẽ ra hai bác lo cho bản thân là đủ nhưng lại cố góp công vào Phật sự, thật ngưỡng mộ. Mong hai bác giữ sức khỏe.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,336,502
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”