Hôm nay,  

Picnic Mùa Hè Du Học Mỹ

29/08/201500:00:00(Xem: 11363)
Tác giả: Nguyễn Anh Nguyên
Bài số 3610-17--30100vb5082915

Kỳ trước, Viết Về Nước Mỹ đã giới thiệu bài viết từ Hà Nội của một nhà giáo 82 tuổi. Vẫn “viết từ Việt Nam”, xin mời đọc thêm bài viết của Nguyễn Anh Nguyên từ Saigon.

Vài nét về Tác giả: Người viết là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt. Hiện là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam. Vừa có dịp tham gia khóa huấn luyện 1 năm tại Chicago, Illinois (2014, 2015). Trong thời gian này đã có một số bài viết ngắn về nước Mỹ.

* * *

Tuần đầu tháng 8 hàng năm, vào giữa mùa hè ấm áp ở vùng Trung Tây nước Mỹ nói chung và tiểu bang Illinois nói riêng, là thời điểm thích hợp để tổ chức các buổi dã ngoại mùa hè cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đến hẹn lại lên, UOP Honeywell tổ chức ngày picnic Công ty vào ngày đầu tháng 8 cho nhân viên và gia đình của họ, kể cả các đối tác đang học tập làm việc tại Chicagoland cũng như các nhân viên đã về hưu của Công ty. Ai chưa lập gia đình có thể mời một người bạn cùng tham dự. Năm 2014 buổi dã ngoại càng ý nghĩa hơn vì đây chính là năm mà Công ty kỷ niệm 100 năm kể từ ngày thành lập, hứa hẹn một lễ hội vui vẻ và đầy ý nghĩa.

Potawatomi Park dọc bờ sông Fox ở thành phố St. Charles, Illinois là địa điểm thường xuyên được chọn cho buổi dã ngoại hàng năm vì chỉ cách trụ sở Công ty khoảng 30 miles, có công viên rộng rãi nhiều cây cối dọc bờ sông rất mát mẻ phù hợp cho các hoạt động vui chơi trên bờ, dưới nước cũng như chèo thuyền và du ngoạn bằng thuyền. Bên cạnh công viên còn có sân Golf cho các Golfers trổ tài thi đấu. Khung cảnh thoáng đãng của khu công viên, dòng sông trôi êm đềm và thời tiết mùa hè mát mẻ gợi nhớ đến khu bán đảo Thanh Đa ở Sài Gòn đã gắn bó với tôi cả thời thơ ấu nhiều kỷ niệm.

blank
Trang phục của người Potawatomi trưng bày ở bảo tàng Lịch sử tự nhiên Chicago.

Cái tên Potawatomi mang màu sắc bí hiểm của người da đỏ đã làm cho tôi thêm phần tò mò và liên tưởng ngay đến các bộ phim cao bồi da đỏ đã được coi. Qua tìm hiểu trên internet, Potawatomi (hoặc Pottawatomie) là tên của những bộ lạc da đỏ bản địa sống ở vùng đất phía trên dòng sông Mississippi và phía Tây của vùng Ngũ đại hồ từ thế kỷ 17 (Michigan, Wisconsin, Indiana và Illinois). Sang thế kỷ 19 dưới sự xâm lấn của những người Mỹ đến từ Châu Âu và theo Hiệp ước Chicago ký năm 1833, họ phải di chuyển về lãnh thổ của người da đỏ ở phía Tây dòng sông Mississippi và sống rải rác ở Nebraska, Kansas, Oklahoma và Ontario (Canada). Rất nhiều người Potawatomi đã chết trên hành trình đi tìm vùng đất mới xuyên qua Iowa, Kansas và Oklahoma. Hành trình đau khổ này sau đó đã đi vào sử sách Mỹ với tên gọi “Đường mòn chết chóc” (Trail of Death). Thật may mắn là sau đó họ đã được ổn định cuộc sống và dân số tăng dần từ 1.800 người (năm 1843) cho đến ngày nay đã có khoảng gần ba chục ngàn người Potawatomi đang sinh sống ở Mỹ và Canada (*). Một cái kết có hậu cho những người chủ đầu tiên của vùng đất này. Di sản của người Potawatomi bản địa phải được duy trì và phát triển vì nó chính là một phần không thể thiếu của nền văn hóa Mỹ nói chung và của vùng Midwest nói riêng.

Trở về với công viên Potawatomi thời hiện tại. Khu vực dã ngoại được sắp xếp rất hợp lý với các khu đăng ký, khu vui chơi trẻ em, khu vui chơi cảm giác mạnh cho người lớn, khu ẩm thực với nhiều thương hiệu ẩm thực nổi tiếng ở Chicagoland, khu vườn bia cho các quý ông với nhiều loại bia truyền thống trong vùng (Miller draft, Two Brothers, Sam Adams,..), khu hội thảo ngoài trời cho các diễn giả khách mời, khu bến tàu với nhiều loại thuyền đạp nước đủ hình dáng và các du thuyền hai tầng sẵn sàng xuất bến,... Ban tổ chức rất tâm lý khi vừa đăng ký xong thì trẻ em đi cùng cha mẹ được nhận ngay các hộp quà to mà bên trong là các con thú nhồi bông to bự khiến các bé nhỏ ôm còn không xuể. Kèm theo là cả những tờ lô tô để chơi trong phần xổ số may mắn với các phần quà giá trị. Mỗi người trong gia đình được nhận một tem phiếu đồ ăn miễn phí với rất nhiều ô chữ, mỗi ô là tên của một thương hiệu ẩm thực nổi tiếng có gian hàng ở đây (Portillos với thịt bò-hamburger-salads, Garrett với bắp bơ caramen hoặc phô mai, Lukes Lobster với các món chả giò hải sản, Dinky Donut, Doner Kebab,... ). Ai lấy phần ăn nào xong thì nhân viên quầy hàng đóng dấu vào ô đó thật là tiện lợi.

blank
Cỡi ngựa lùn, trò chơi hấp dẫn không thể thiếu trong các lễ hội mùa hè ở Mỹ.

Khu vui chơi cho trẻ em rất đông vui với nhiều trò chơi vận động như nhà banh và cầu tuột, nhà bơm hơi với nhiều hình dáng để leo trèo khám phá, khu cưỡi ngựa với các loại ngựa lùn và ngựa trung trung nhiều màu mà trẻ con rất thích,... Đặc biệt là ở đây có khu trò chơi dân gian, ai chơi thắng sẽ được nhận quà như trong các hội chợ ở Việt Nam với nhiều trò chơi như thảy vòng vịt, quăng thòng lọng đầu bò, thả banh ziczac, ném lon, quăng bóng rổ, đập búa đo lực, đua ngựa, bắn súng hơi, súng nước, đánh golf mini,... và cha mẹ có thể chơi cùng con cái để dễ có quà. Sau một hồi vui chơi thỏa thích, gia đình nào cũng ôm trên tay toàn thú nhồi bông và các món đồ chơi xinh xắn. Lần đầu được tiếp xúc với ngựa nhưng bé Nấm mới hơn 2 tuổi đã tỏ ra dạn dĩ và thích thú khi lần lượt cỡi cả 2 chú ngựa lùn màu nâu và trắng. Bé Na thì vừa cưỡi ngựa vừa chào hỏi cô Asley dắt ngựa bằng vốn tiếng Anh lõm bõm của học sinh lớp 1 ở Việt nam. Hình ảnh Na tung tăng chạy đua theo chú ngựa lùn chở Nấm nhìn thật dễ thương.


blank
Chiếc xe F1 của đội đua UOP Shadow Team do George Follmer lái năm 1973.

Khu trò chơi cảm giác mạnh với các trò chơi đu dây trượt cáp, đu quay tàu hải tặc, leo tường núi,... thu hút rất nhiều thanh thiếu niên thử sức. Một kios ở khu trung tâm, tuy nhỏ nhưng các cô gái mới lớn và bé gái nhỏ đều rất thích và phải xếp hàng khá lâu mới được phục vụ là nơi vẽ mặt trang trí (Face painting). Nữ họa sĩ lớn tuổi với khuôn mặt phúc hậu có đôi tay tài hoa thao tác rất nhanh theo yêu cầu từng em gái, chỉ khoảng vài phút là xong một khuôn mặt. Trong khi chờ đến lượt vẽ mặt của các nhóc, tôi tranh thủ dạo quanh khu vực này và tình cờ đến chổ trưng bày một chiếc xe đua F1 - nơi thu hút rất nhiều ánh nhìn của mọi người đặc biệt là cánh mày râu và các chú nhóc đi cùng. Giáo sư Google cho biết đó chính là chiếc Ford V8 của đội đua F1 UOP Shadow Racing Team (Đội đua Bóng đêm của UOP) do tay đua George Follmer từng cầm lái, đã tung hoành tại các đường đua lớn trên khắp thế giới trong suốt năm 1973. Hơn 40 năm đã trôi qua nhưng hình dáng thiết kế của chiếc xe đua F1 này không khác nhiều với thế hệ xe đua F1 đang gầm rú trên các đường đua hiện nay trên thế giới. Nó thật sự là một biểu tượng Công nghệ khá tự hào của Công ty. Chắc rằng nhiều nhân viên đã về hưu thuộc thế hệ trước sẽ cảm thấy bồi hồi về một thời tuổi trẻ đã trôi qua khi nhìn lại chiếc xe đua nổi tiếng này tại đây. Chắc sẽ có người đang lẩm nhẩm đầy tiếc nuối:“Thời gian trôi nhanh như tên bay, xe đua F1 chạy”.

blank
Phi hành gia Buzz Aldrin đang chia sẻ về thời trai trẻ và cảm xúc khi đặt chân lên mặt trăng.

Đã gần về trưa, trong lúc lang thang tìm các quầy hàng thức ăn thì đi ngang khu vực hội thảo có rất đông người ngồi chật kín các hàng ghế và ngồi cả xuống các bãi cỏ hai bên sân khấu. Chắc rằng có gì rất hấp dẫn sắp diễn ra ở đây. Xem kỹ lại tờ chương trình thì thật sự thích thú khi diễn giả sắp trình bày là Buzz Aldrin, phi hành gia thứ hai đặt chân lên mặt trăng sau Neil Armstrong từ tàu vũ trụ Apollo 11 vào ngày 21/0 7/1969. Tuy đã 84 tuổi nhưng Buzz Aldrin vẫn còn khá khỏe mạnh, minh mẫn và những chia sẻ của ông mang lại rất nhiều thú vị cho khán giả. Từng tốt nghiệp trường Võ Bị West Point, lái máy bay F-86 Sabres xuất kích 66 lần trong các nhiệm vụ chiến đấu và bắn rơi nhiều chiếc Mig-15 trong chiến tranh Triều Tiên,… Sau khi lấy bằng Tiến Sĩ về du hành vũ trụ tại MIT ông đã được chọn vào NASA khi mới 33 tuổi và trở thành người thứ hai đi bộ trên mặt trăng khi 39 tuổi. Cuộc đời hào hùng và đáng nhớ của ông thật sự là một bài học lớn cho các thế hệ đi sau. Nhìn những mái đầu bạc, xen lẫn những mái đầu xanh và cả những mái đầu con trẻ đang say sưa nghe ông nói chuyện càng cảm thấy việc sẻ chia, truyền cảm hứng và ươm mầm cho những ước mơ là thật sự ý nghĩa và cần thiết để thành công luôn tiếp nối thành công.

Lúc ngồi viết bài này, một câu hỏi tình cờ hiện ra trong đầu tôi. Không biết rằng sau bao nhiêu năm nữa (20, 40, 60 hay phải đến 100 năm), lại có một phi hành gia đứng tại đây và nói về cảm xúc khi lần đầu tiên đặt chân lên hành tinh HD 219134b (Hành tinh giống trái đất nhất mà NASA vừa phát hiện trong tháng 7 năm 2015). Đây là hành tinh có điều kiện khá giống và gần trái đất nhất ngoài hệ Mặt trời và chỉ cách chúng ta 21 năm ánh sáng. Khi phát hiện ra nó các chuyên gia NASA đã phải thốt lên:”Chúng ta đã tìm ra trái đất thứ hai”. Đặt chân lên trái đất thứ 2. Một giấc mơ khá xa vời nhưng chắc rằng không phải quá viển vông.

Buổi trưa thật ngon và lạ miệng với nhiều món ăn đặc trưng của chương trình “Hương vị Chicago” (Taste of Chicago). Thưởng thức món thịt viên, mì ý và hamburger Portillo, cắn miếng chả giò cua Lukes Lobster giòn rụm, gặm bắp luộc hay lai rai bắp bơ caramen Garrett,... và làm vài ngụm bia tươi Sam Adams Boston Lager hay Two Brothers Chicago Draft Beer trong buổi trưa hè mát mẻ bên bờ sông Fox thật là hấp dẫn và thú vị. Ẩm thực Chicago khá phong phú với các thương hiệu nổi tiếng đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Sự đa dạng văn hóa ở Chicago, thành phố đông dân thứ ba ở Mỹ, có lẽ rõ nét hơn so với nhiều vùng đất khác ở nước Mỹ do cộng đồng dân cư rất phong phú ở đây. Vùng hồ Michigan có một sức hấp dẫn riêng thu hút rất nhiều người từ nhiều châu lục đến đây tìm kiếm cơ hội và định cư lâu dài.

Du ngoạn sông Fox bằng tàu du lịch hai tầng là tiết mục không thể bỏ qua trước khi ra về. Chiếc tàu du lịch với 2 bánh guồng hai bên (mô phỏng theo các loại tàu hơi nước cổ) cứ chầm chậm trôi theo dòng nước. Ngồi trên boong tàu nhìn khung cảnh êm đềm hai bên bờ sông với những khu sân golf, khu cắm trại, các bến du thuyền và rất nhiều biệt thự xinh xắn ẩn sau những lùm cây có thể cảm nhận được sự thanh bình và chất lượng sống rất cao của một vùng quê ngoại ô nước Mỹ. Hy vọng một tương lai không xa, bán đảo Thanh Đa hay khu sinh thái Cần Giờ cũng sẽ phát triển đúng hướng và người dân Việt Nam cũng như khách du lịch sẽ được hưởng cuộc sống cũng như những dịch vụ chất lượng và an toàn hơn. Một giấc mơ không quá xa vời nhưng không biết bao giờ sẽ thành hiện thực.

Tạm biệt Potawatomi Park. Hẹn có ngày gặp lại!

Tháng 8/2015

Nguyễn Anh Nguyên

Ý kiến bạn đọc
03/09/201521:14:46
Khách
Xin gui ban hien Nguyen Quang Phu - Co le chi dung voi ban thoi vi chung toi da va dang sinh song, lam viec o day trong 40 nam roi nen khong thay vui tuoi va huu ich o cho nao. Love.
03/09/201515:03:07
Khách
Tuyet voi!! Cam on bai viet cua ban rat la vui tuoi va huu ich cho cong dong.
31/08/201522:18:38
Khách
Chuc tac gia thang tien nghe nghiep, dai thanh cong de dong thue nhieu cho Dang CSVN co tien chay may lanh quanh nam suot thang giu cho xac BAC duoc tuoi mat, ho hoi, phan khoi de BAC nhin thay mot VN TU DO, DAN CHU, HANH PHUC.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,474,077
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến