Hôm nay,  

Tuổi Hạc Chốn Thiên Thai

18/08/201500:00:00(Xem: 11877)

Tác giả: Thủy Như
Bài số 3601-17--30191vb3081815

Tác giả sinh nm 1968, hiện là cư dân Orange County và là giáo chức tại một trường trung học ở Los Angeles. Bài Viết về Nước Mỹ đầu tiên của cô, “Người Lao Công,” chuyện một nữ sinh viên có bố là lao công trong trường đại học, đã dành được sự qui trọng của ban tuyển chọn và được trao tặng giải thưởng đặc biệt. Sau hơn hai năm không viết, bài mới nhất của cô là chuyện về bố mẹ già và nơi điều trị hoặc nhà an dưỡng.

* * *

Ngày còn hò hẹn, tôi và chàng thường đi xem phim mỗi tháng một lần. Chàng thường đùa đó là những buổi hẹn rẻ tiền – cheap dates. Rẻ tiền bởi vì chàng mướn một cuộn phim đem vào viện dưỡng lão cho các cụ xem và dĩ nhiên chúng tôi cũng xem nữa. Chàng lựa những cuộn phim tôi chưa từng xem qua để chiếu. Nếu là những cuộn phim về thời của các cụ, sau buổi chiếu phim chúng tôi thường nghe các cụ kể về ngày xa xưa ấy của mình. Cứ như là mỗi diễn đàn online thời nay. Tôi và chàng tiếp tục những buổi hẹn rẻ tiền ấy sau khi cưới nhau cho đến khi sinh con.

Khi cậu con út của chúng tôi lẫm chẫm biết đi và không muốn ngồi một chỗ để xem phim, chúng tôi đổi sang giúp nhóm chơi bingo. Các cụ rất vui khi được hai cậu con của chúng tôi chạy lăng xăng đem tặng quà mỗi khi các cụ thắng giải. Các cụ thuộc về nhóm cao tuổi lãng trí nhưng có nhiều cụ vẫn nhớ tên tuổi của hai con chúng tôi. Có cụ còn nhớ mang quà cho hai nhóc nhân dịp Giáng sinh nữa. Nhìn các cụ đầu tóc bạc phơ, chăm chú chơi game và cười rạng rỡ mỗi khi nhận quà, tôi cũng vui lây. Tôi không thấy cảnh cô đơn thê thảm của tuổi già như thường đọc trên báo. Có lẽ hình ảnh trẻ thơ chạy tung tăng làm cho các cụ có cảm giác như ở nhà chăng?

Lúc cậu con lớn của chúng tôi lên sáu, tôi xin phép người điều phối chương trình cho cháu được đánh đàn piano cho các cụ nghe. Gia đình chúng tôi đến sớm hơn thường lệ để cháu đánh đàn trước rồi sau đó các cụ chơi bingo. Tiếng đàn của cháu hãy còn vụng về nhưng các cụ trầm trồ tán thưởng vang dội. Nhiều cụ lẩm bẩm hát theo những bài hát quen thuộc. Có lần cháu đàn bài “Amazing Grace”, một bài thánh ca nổi tiếng, các cụ hát vang cả phòng. Cậu con trai chúng tôi vui lắm. Nó về nhà tập kỹ những bài tương tự để khi đàn không bị sai. Vì mỗi lần nó đàn sai, các cụ yên lặng chờ nó nhớ lại, đàn tiếp rồi mới hát theo. Cậu nhỏ thấy anh được các cụ tán thưởng cũng muốn học đàn giống như anh. Tôi vui vì làm được một công hai chuyện: giúp vui cho các cụ và khích lệ các cháu học đàn.

Xem chương trình của viện dưỡng lão ấy, tôi thấy các cụ có những hoạt động bổ ích cho sức khoẻ và trí óc mỗi ngày. Tôi nghĩ không một người con nào có thể lo cho cha mẹ chu đáo được đến vậy. Cái mà các cụ thiếu có lẽ là vắng bóng sự thăm viếng của người thân. Có lần trong một bài giảng, một mục sư đưa ra con số 70% các cụ trong viện dưỡng lão không có người thân thăm viếng. Hay nói theo người Việt chúng ta là đem cha mẹ bỏ vào viện dưỡng lão. Tôi hy vọng con số này trong cộng đồng người Việt sẽ thấp hơn bởi đa số các bạn tôi có cha mẹ hay ông bà nằm trong viện dưỡng lão đều vào thăm mỗi tuần.

Lúc mẹ tôi thay đầu gối, bác sỹ cho mẹ tôi nằm viện điều dưỡng ba tuần để tập physical therapy. Tôi gọi bạn bè là những người làm trong ngành y tế hoặc những người từng lo cho người thân nằm viện xin họ ý kiến để chọn viện điều dưỡng. Họ cho tôi một danh sách kèm theo lời chỉ dẫn chung. “ Nói chung thì chỗ nào người ta cũng đáp ứng đúng tiêu chuẩn thì mới hoạt động được. Mình phải tới xem thử các phòng và bệnh nhân có sạch sẽ không, nhân viên có vui vẻ và hiểu biết về công việc chăm sóc không. Phần còn lại là do mình. Nếu mình là con cái mà không vào thăm viếng thì tại sao họ phải lo ba mẹ mình hết sức được?” Tôi theo lời khuyên của bạn, vào xem từng viện điều dưỡng ở chung quanh Little Saigon. Cuối cùng tôi chọn Mission Palm, nằm gần đường Trask and Beach.

Ba tôi ở với mẹ mỗi ngày từ sáng đến tối. Tôi từ Los Angeles và cậu em trai từ Redlands vào thăm mẹ cách ngày sau giờ làm. Theo hướng dẫn của bạn bè, tôi hỏi xem hồ sơ bệnh lý và lịch tập physical therapy của mẹ. Sau một tuần, ba tôi bảo: “Con không cần phải vào thường xuyên như vậy. Cuối tuần xuống được rồi. Y tá ở đây tốt lắm. Họ thưa gởi niềm nở, kêu đâu dạ đó. Nhiều người nói được tiếng Việt. Có gì ba sẽ gọi con. Nhưng mà chắc không có gì lo đâu.” Tôi hỏi ba mẹ có muốn ăn đồ ăn Việt Nam thì tôi sẽ nấu đem xuống. Ba tôi khoát tay. “Không cần đâu con. Ở đây họ nấu theo kiểu Việt Nam. Tau ăn thử với mẹ mi thấy ngon lắm. Uổng cái là ở đây họ không nhận người già chớ không mai mốt già tau với mẹ mi xin vô đây dưỡng già là khoẻ. Tụi bây mỗi cuối tuần thay phiên nhau vô thăm một lần là vui rồi. Ở đây có nhiều người nói chuyện chớ ở nhà tụi bây phải đi làm, mấy đứa nhỏ đi học, có ai nói chuyện.”

Tôi có xem mẹ tập physical therapy với vài cô y tá. Mẹ tôi thành thạo tập các bài cũ và mạnh dạn làm theo các bước mới. Cô y tá khen: “ Bác dễ thương lắm chị. Làm hết các bước em chỉ. Bác sẽ hồi phục nhanh thôi.” Tôi thấy một vài bịnh nhân vưà tập vừa kể cho y tá chuyện của đời mình. Xen kẻ vào câu chuyện là lời hướng dẫn của y tá hay là những câu hỏi về cách tập của bệnh nhân. Một vài y tá tự tin trong giọng nói tiếng Việt còn ngọng nghịu hướng dẫn bệnh nhân Việt tập luyện. Tôi cảm nhận tình người ấm áp trong phòng tập bận rộn nhưng thoải mái của viện điều dưỡng Mission Palms.

Mẹ tôi nằm viện nhằm dịp Tết. Cuối tuần vào thăm, tôi thấy có nhiều hội đoàn vào trình diễn văn nghệ giúp vui. Mẹ tôi bảo vào Chúa nhật có mục sư và linh mục vào làm lễ cho các bệnh nhân. Tôi xin phép nhân viên chăm sóc cho các cháu nội ngoại của mẹ tôi đánh đàn cho mẹ nghe. Chúng tôi đẩy mẹ trên xe lăn vào phòng sinh họat. Nhiều bệnh nhân khác cũng ở trong phòng. Các cháu cuả mẹ tôi cả thảy ba đưá, tuổi từ 5, 6, và 7 tuổi, đánh hết các bài nhạc học được trong sách cũng đầy một show diễn 20 phút. Những bài nhạc dành cho piano không quen thuộc với khán giả Việt nhưng các vị cũng nhiệt liệt tán thưởng. Nhiều cụ hỏi ba mẹ tôi, “ Cháu của ông bà đấy à? Chúng nó học đàn hồi nào mà giỏi thế?” Ba tôi hãnh diện trả lời: “Con bé lớn và thằng nhỏ hơn là cháu nội. Thằng lớn đánh đàn và thằng nhỏ chạy lòng vòng đằng kia là cháu ngoại. Tuị nó cũng hay đi đánh đàn trong viện dưỡng lão nên dạn dĩ.”

Một ngày trước khi ra viện, ba tôi mua một khay chả giò nóng giòn mời các nhân viên trong viện ăn như một lời cảm ơn. Ba tôi kể với vẻ mặt vui mừng: “Chào ơi. Chả giò nóng giòn. Ai ăn cũng thích. Ai cũng khen ngon. Nhiều người ăn hai ba cái. Ăn cũng nói chưa thấy chả giò nào ngon như vậy. Thấy họ ăn ngon mà mình thấy vui. Thiệt là không uổng công đi mua. Mấy cô cậu y tá thiệt dễ thương.” Rồi ba tôi lại tiếc rằng họ không nhận chăm sóc người già.

Chị em chúng tôi vẫn còn ngần ngại không muốn để ba mẹ tôi vào viện dưỡng lão nếu mai kia ba mẹ tôi già yếu. Nhưng ba tôi rất cương quyết. “Chẳng có chi tụi bây phải lo. Họ học hành có bằng cấp biết cách lo cho người già. Tuị bây phải đi làm không thể nào lo cho tau vơí mẹ mi được. Nước mắt chảy xuôi. Cha mẹ lo cho con cái. Tuị bây thương cha mẹ thì vào thăm đều dặn là tốt rồi.” Tôi cảm thấy nhẹ lòng khi nghe câu nói của ba tôi. Tôi nhớ ánh mắt lấp lánh đầy niềm vui của các cụ trong viện dưỡng lão một khi thấy các con tôi ôm sách nhạc lên đánh đàn.

Có lẽ để ba mẹ trong viện dưỡng lão không phải là chọn lựa tốt nhất nhưng đó cũng không phải là một điều tệ hại. Chẳng có cha mẹ nào muốn con cái bỏ công ăn việc làm để ở nhà lo cho cha mẹ. Nếu để ba mẹ ở nhà rồi bỏ đi làm thì còn tệ hơn là ở viện dưỡng lão. Bởi vì nơi đó, những người cao tuổi sẽ được lo ăn uống mỗi ngày và có người cùng cảnh để chuyện trò. Có thể những vùng ít người Việt, các cụ sẽ lẻ loi vì khác biệt ngôn ngữ nhưng tuổi hạc của các cụ trong một viện dưỡng lão có nhiều người Việt sẽ như trong chốn thiên thai nếu những đứa con cùng cháu thường xuyên vào ra chăm sóc. Chí ít đó sẽ không phải là nơi với những chuyện đau lòng như chúng ta thường đọc trên bá. Những người con hiếu thảo sẽ biết làm cho nơi đó thành nơi an dưỡng theo đúng nghiã của nó cho các bậc sinh thành.

Tôi định viết bài này cách đây gần hai năm lúc mẹ tôi xuất viện như là lời cảm ơn gởi đến Mission Palms HealthCare. Vì công việc bận biụ nên bây giờ tôi mới viết được. Dẫu muộn màng, tôi cũng xin cảm ơn đến các nhân viên của viện điều dưỡng này đã chăm sóc cho mẹ tôi chu đáo trong thời gian mẹ tôi ở đó. Rất mong quí vị tiếp tục những công việc tốt đẹp đó cho các bệnh nhân của viện.

Thủy Như

Ý kiến bạn đọc
18/08/201513:01:15
Khách
Tuyet voi!! Bai viet qua hay!!! Cam on ban da cung cap cho minh tin tuc hay nhu the.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến