Hôm nay,  

Hạnh Phúc

14/08/201500:00:00(Xem: 10428)

Tác giả: Phan
Bài số 3598-17--30188vb6081415

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ, luôn cho thấy tấm lòng cùng sức viết mạnh mẽ, và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mùa hè của ông.

* * *

Năm nào cũng vậy, mùa hè Dallas đậm lên theo nắng, cứ vào cuối tháng bảy sang đầu tháng tám là nhiệt độ thời tiết đạt tới 3 số (tức 100 độ F - và từ đó tăng lên đến hết tháng chín). Nhưng khả năng sinh tồn của con người làm cho tôi không còn ngại nắng theo thời gian định cư.

Dù nắng vẫn làm rát mặt người này, rộp da người khác; nặng nề cho những người bị bệnh về da lại phải chịu đựng cái nắng khắc nghiệt nơi đây. Nhưng có ai dọn nhà đi không? Chắc những người có điều kiện đã dọn nhà đi những tiểu bang mát mẻ hơn. Và bao nhiêu người từ những tiểu bang có khí hậu lý tưởng như California chẳng hạn, sao họ dọn về Dallas để phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt này? Trò chuyện ra, cũng chỉ vì việc làm, đời sống sinh hoạt nơi đây rẻ, nhà đất rẻ, việc làm nhiều…

Như vậy, những người chấp nhận từ đầu và dần dần làm quen với thời tiết để sau nhiều năm đã cảm thấy bình thường với sự khắc nghiệt của thời tiết như tôi và nhiều người quen biết ở đây có cảm thấy hạnh phúc không? Và những người vì hoàn cảnh phải chạy theo cơm áo gạo tiền đến đây, họ có hạnh phúc không, với những thay đổi tệ hơn về thời tiết?

Đó mới chỉ là một yếu tố của đời sống là thời tiết. Trong khi đời sống con người còn bao nhiêu những yếu tố khác cộng hưởng để tạo nên hạnh phúc. Vì thế, câu hỏi về hạnh phúc được loài người đặt ra có lẽ còn trước câu hỏi tổ tiên của chúng ta là ai, từ đâu đến?

Loài người tính đến nay, chắc không ai lớn tuổi hơn đôi “dã nhân phương nam” mà có lần tác giả Huy Lâm đã nói đến. Xin trích đoạn, “Vào năm ngoái, có một nhóm khoa học gia tuyên bố là mới phát hiện được hai bộ xương ở trong những hang động cổ thuộc Nam Phi vào năm 2008. Mà việc tìm thấy hai bộ xương này cũng là một điều khá hy hữu do một cậu bé mới chín tuổi, con của một nhà khoa học, tình cờ phát giác ra. Sau một thời gian xem xét và nghiên cứu cấu trúc của hai bộ xương ấy, mới đây các nhà khoa học cho biết là có nhiều nét rất giống với người và sống cách đây gần 2 triệu năm. Người ta đặt tên cho chúng là dã nhân phương nam (southern apes). Và vì chúng có những đặc tính tiến hoá khác với những giả thuyết tiến hoá được đưa ra trước đây. Vậy phải chăng đây mới chính là tổ tiên của loài người chúng ta.

“Hai bộ xương hoá đá này cao khoảng 4 feet. Một thuộc nam giới có độ tuổi tương đương khoảng từ 10 tới 13 tuổi của người. Bộ kia thuộc nữ giới ở độ tuổi khoảng từ 20 tới hơn 30 một chút. Có người đùa rằng nếu hai bộ xương này có tuổi bằng nhau thì rất có thể đây là ông Adam và bà Eva như trong Thánh kinh có nhắc tới.”

Với đoạn trích do tác giả Huy Lâm lược dịch từ tạp chí khoa học Mỹ, thì dường như đôi dã nhân phương nam đã là thuỷ tổ loài người, (vì chưa tìm ra bộ xương hoá thạch nào có niên đại cao hơn). Nhưng hạnh phúc mà con người đi tìm kiếm từ khi tách biệt các loài động vật khác nhờ có tri thức đến nay vẫn là câu hỏi vì chưa có câu trả lời nào thoả đáng cho mọi người để cùng chấp nhận. Hạnh phúc vẫn như chiếc bóng mà mặt trời sau lưng; người ta lao tới nắm bắt chiếc bóng mình từ đời này qua đời khác, nhưng di sản để lại cho đời sau chỉ là những kinh nghiệm đuổi hình bắt bóng…

Gần đây, mùa tốt nghiệp đã qua, năm học mới đang bắt đầu, nhưng bài diễn văn của giáo sư George Saunders trong lễ bế giảng tại Đại học Syracuse - Hoa Kỳ, như loé lên được tia hy vọng cho con người đến gần hơn với hạnh phúc. Dĩ nhiên hạnh phúc ở đây cũng chỉ là tương đối cho người bình thường, (vì những người phi thường có quan niệm về hạnh phúc khác thường).

Giáo sư George Saunders đã mở đầu bài diễn văn như sau:

“Theo thời gian, những bài diễn từ như thế này đều rập theo cùng một kiểu khuôn mẫu truyền thống, ấy là: Một gã già nua, với những năm tháng tươi đẹp nhất đã lùi vào dĩ vàng, kẻ đã vấp phải không ít những sai lầm kinh khiếp (chính là tôi đây), đem đến lời khuyên chân thành cho một nhóm các bạn trẻ tuổi sáng lạn nhiệt huyết mà những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời còn đang ở phía trước (chính là các bạn).

Với người già, ngoài chuyện bạn có thể vay tiền họ hay đề nghị họ khiêu vũ một điệu nhảy cổ lỗ sĩ cho các bạn xem và tha hồ cười, họ còn hữu dụng ở một điểm, ấy là bạn có thể hỏi họ: “Nghĩ lại những chuyện ngày xưa, bác có tiếc nuối day dứt điều gì chăng?” Và họ sẽ kể bạn nghe. Đôi khi như bạn biết đấy, họ tự kể ra dù bạn chẳng hỏi. Thậm chí có khi bạn yêu cầu rành rọt là thôi đừng có kể ra, thế mà họ vẫn cứ kể…

Bài diễn văn “Vì sao chúng ta không tử tế hơn” của giáo sư George với sự mở đầu chân thành đến hiếm gặp trong đời sống hôm nay, đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của độc giả muôn phương. Đó không phải là “Niềm vui”, hay “Hạnh phúc” của tuổi già. Mà chính giáo sư George đã hiểu ra được và chia sẻ với mọi người về bản chất con người: chính là điều làm cho con người băn khoăn về hạnh phúc, nên từ đời này qua đời khác con người vẫn đi tìm hạnh phúc như hình đuổi bóng mà thôi.

Điều giáo sư George chỉ ra - cũng là điều làm cho bài diễn văn của ông được nhiều người đọc bởi ông có hướng giải quyết vấn đề khá cụ thể (không mơ hồ) như triết học từ những triết gia (càng ăn nói tối nghĩa càng nổi tiếng).

Giáo sư George đặt câu hỏi: “Chúng ta có thể thành đạt hay không, ta có thể đạt tới một cuộc sống đầy đủ, thoả mãn, để thành người hạnh phúc hay không, khi chúng ta đang sống trong thời đại của tham vọng ngấu nghiến từng cá nhân; chủ nghĩa vật chất thống trị con người.” Và trả lời, thành công cũng chỉ là chiếc bóng mà ta rượt đuổi. Thành công sẽ nuốt chửng cả cuộc đời tham vọng mà hạnh phúc vẫn luôn ở phía trước… Nên thay vì đuổi bóng hạnh phúc thì hãy làm một bệnh nhân tích cực để tự chữa trị cho mình những mê lầm hoang tưởng. Hãy hướng mình theo sự tử tế thì ta không còn bé nhỏ, tầm thường. Đằng sau cá tính có phần tốt cả phần xấu của mỗi con người, là sự đích thực của bản ngã. Và bản ngã con người là “nhân tri sơ tính bổn thiện” thì sao không phát huy, mở lối cho bản ngã bừng sáng…”

Giáo sư George Saunders là một nhà văn nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Syracuse. Ông viết truyện ngắn, tiểu luận, truyện dài, và truyện cho trẻ em. Ông từng được nhiều giải thưởng cao quý.(Theo Thanh Xuân lược dịch từ New York Times )

Đọc bài văn “Vì sao chúng ta không tử tế hơn” của Giáo sư George Saunders. Tôi cũng biết đó chưa hẳn là chìa khoá mở ra hạnh phúc mà con người đã từng dày công tìm kiếm từ đời này qua đời khác. Nhưng cảm kích giáo sư đã chỉ ra một cách (một phần) làm cho mỗi người cảm thấy hạnh phúc là điều có thật khi ta bỏ xuống (bỏ bớt) sự ích kỷ.


Hạnh phúc - qua bao đời triết gia với thật nhiều những trang viết để lại cho hậu thế là những chiếc chìa khoá vàng mở ra hạnh phúc; hay viết về hạnh phúc là chiếc chìa khoá vàng, là phương tiện để những triết gia để lại tên tuổi mình cho hậu thế? Chúng ta có quyền hiểu theo suy tư cá nhân vì những trang viết thuộc về triết học cũng chỉ là những cảm nhận từ những triết gia.

Vậy khoa học tiên tiến của loài người hôm nay đã soi rọi được gì vào điều bí mật nhất của con người là hạnh phúc?

Với khoa học, các nhà nghiên cứu đã khám phá được lý do tại sao người Đan Mạch là những người hạnh phúc nhất trên trái đất?

Bạn đến Đan Mạch chưa? Tôi đã đến thiên đàng trên mặt đất ấy một lần. Tôi và những người bạn còn lơ ngơ, láo ngáo trong một thành phố yên tĩnh, không khí trong lành, không gian còn gần gũi với thiên nhiên thật nhiều, vào một sáng tháng năm…

Trên con đường còn lát đá xanh cho những chiếc xe ngựa thời vua chúa lăn qua lịch sử nước này, thì nay, dưới hai hàng cây xanh cao vút bên đường, mấy người phụ nữ trẻ, xinh đẹp, nhìn qua đã biết họ là những người hàng xóm với nhau. Họ đang cùng nhau đẩy những chiếc xe em bé. Nhìn là hiểu ngay những người mẹ trẻ đang đi thể dục buổi sáng, họ đẩy theo xe con nhỏ để chúng cũng được tắm nắng sớm và hít thở khí trời…

Nhìn bộ dạng, trang phục và… những gì thấy được thì phụ nữ Đan Mạch ra đường với bộ dạng nghèo hơn phụ nữ ở Mỹ. Nhưng họ không có cái vội vã, hối hả, và lo toan trong mắt như những người phụ nữ thật đẹp, ăn mặc, trang sức…, thật đắt tiền. Nhưng họ đi như ma đuổi trên đường phố Mỹ. (Phụ nữ ở Đan Mạch không có ai chết vì xe đụng bởi họ không kẹp cái điện thoại ở cổ lúc băng qua đường như phụ nữ ở Mỹ).

Tôi là người khách không mời mà đến Đan Mạch vào một sáng tháng năm. Tôi không hẹn mà gặp một người đồng hương. Anh quan sát chúng tôi tự bao giờ; anh tự đến chào hỏi chúng tôi bằng tiếng Việt giữa nơi tha hương; càng cảm động với chân tình…

Anh tên là Hạnh, một người đánh cá ở quê cũ. Hôm nay anh ra đường sớm vì phải đi mượn thêm bàn ghế đến nhà thờ để tổ chức buổi lễ tối nay, (giáo xứ hơn trăm người Việt sẽ vui mừng đón nhận một gia đình mới từ Việt Nam qua. Tối nay, gia đình may mắn nọ sẽ chính thức gia nhập vào giáo xứ của cộng người Việt nơi đây…

Anh Hạnh thấy chúng tôi lơ ngơ, láo ngáo trên phố lạ nên đến hỏi có phải là người Việt không? Rất cảm động khi anh vui mừng gặp được đồng hương, càng cảm động khi anh (biết chúng tôi là ai) mà vội mời về nhà ăn sáng - đơn sơ, đạm bạc - các bác đừng chê nhà em nghèo.

Anh tha thiết mời chúng tôi ở lại Đan Mạch đến tối để dự lễ gia nhập giáo xứ của một gia đình Công giáo Việt Nam mới thoát khỏi chủ nghĩa vô thần…

Anh. Một ngư dân Việt Nam. Ơn trên thiên vị đã cho anh tấm lòng theo suy nghiệm “người ta sống cần có một tấm lòng”. Hay chính cuộc sống ở Đan Mạch đã làm cho anh độ lượng, tha nhân, yêu người hơn chính mình… Tôi quý anh với tình đồng hương nơi đất khách một phần, phần lớn hơn là tôi tự thấy anh dường như đã hoà nhập được tự thân anh với không khí trong lành, không gian thanh bạch của Đan Mạch. Nói tới Đan Mạch, tôi nhớ tới anh. Người ngư phủ tên Hạnh.

Trở lại câu chuyện khoa học chứ không phải cảm nhận của riêng ai - Tại sao người Đan Mạch hạnh phúc nhất thế giới?

“Các chuyên viên về kinh tế của Trung tâm (Cage) thuộc Đại học Warwick (Anh) đã tìm hiểu căn nguyên khiến một số quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng hạnh phúc nhất trên thế giới. Họ phát hiện ra được các đặc điểm di truyền có thể là yếu tố then chốt, giúp lý giải việc người Đan Mạch thường xuyên được công nhận là hạnh phúc nhất thế giới.

Theo báo cáo được Viện nghiên cứu kinh tế Đức IZA đăng trên các số chuyên luận tham khảo của họ, nhóm nghiên cứu Anh đã sử dụng dữ liệu về 131 nước từ nhiều cuộc khảo sát quốc tế, kể cả cuộc thăm dò ý kiến thế giới Gallup, cuộc khảo sát giá trị thế giới và các cuộc khảo sát phẩm chất cuộc sống châu Âu. Họ đã kết hợp các dữ liệu liên quốc gia về khác biệt di truyền và sự hạnh phúc. Kết quả cho thấy, nhiều nghiên cứu xác nhận, người dân Đan Mạch hạnh phúc nhất thế giới.

Các nhà khoa học đã tìm được một yếu tố về người dân Đan Mạch gắn liền với các phiên bản nhất định của một gene có ảnh hưởng tới việc tái hấp thu serotonin, chất hóa học truyền dẫn thần kinh, được cho là quyết định tâm trạng chủ thể, trong bộ não. Khi so sánh với người dân ở các nước khác, người Đan Mạch ít khả năng có biến thể ngắn của gen này, vốn liên quan đến mức độ hài lòng về cuộc sống thấp.

Tiến sĩ Eugenio Proto, chuyên viên kinh tế của Cage, giải thích, các biến thể ngắn và dài của gene nói trên tương ứng với những khả năng khác nhau về tình trạng suy nhược lâm sàng, mặc dù mối liên hệ này vẫn còn gây tranh cãi. Phiên bản ngắn hơn của gene thường gắn với chỉ số loạn thần cao hơn và việc kém hài lòng với cuộc sống hơn.

Trong số các quốc gia được khảo sát, Đan Mạch và Hà Lan dường như có tỷ lệ người dân sở hữu phiên bản gene ngắn này thấp nhất. Dẫn đến kết luận: Chúng tôi phát hiện, khác biệt về di truyền của quốc gia càng lớn, mức độ hạnh phúc ghi nhận ở quốc gia đó càng thấp. Nghiên cứu của chúng tôi đã tính đến nhiều ảnh hưởng khác, kể cả GDP, văn hóa, tôn giáo, tình trạng địa lý và mức độ lớn mạnh của phúc lợi xã hội do chính phủ cung cấp…

Nhóm nghiên cứu tuyên bố, công trình của họ có thể cung cấp bằng chứng giúp chúng ta hiểu hơn về mối liên hệ giữa những đặc điểm di truyền với mức độ hạnh phúc của con người. Các chuyên gia kinh tế và nhà xã hội học do đó có thể phải chú ý nhiều hơn tới những biến thể về gen ở các dân tộc trên khắp thế giới.”

Tôi cũng đã đến Hoà Lan, có dịp nhìn ngắm căn nhà ông thủ tướng. Căn nhà không khác những mái nhà ven đường về miền tây Việt Nam. Trước nhà là ao sen, có thằng bé ở trần đang chống xuồng tam bản chui qua cây cầu nhỏ dẫn vào nhà ông thủ tướng.

Tôi quan sát được kỹ vì chiếc xe do chính tôi cầm lái phải nép vô lề đường, để nhường đường cho xe đối diện cũng chầm chậm vượt qua xe tôi - vì đường quá nhỏ.

Tôi đi thăm chị bạn đã thất nghiệp 12 năm. Ăn lương thất nghiệp ở Hoà Lan được tăng lương khi chính phủ quyết định mức lương thấp nhất là bao nhiêu thì người thất nghiệp cũng được tăng lương lên mức lương thấp nhất mà chính phủ mới ra quyết định. Hỏi sao chị không thanh thản sống, trồng hoa, xem ca nhạc… trong căn nhà nhỏ nhưng ấm cúng - chừng mực với thu nhập.

Khi chiếu rọi ánh sáng khoa học vào bản thể con người thì hạnh phúc có yếu tố di truyền ở mỗi chủng tộc khác nhau. Nhưng tâm linh con người có hạnh phúc không thì loài người không phân biệt màu da, tiếng nói, chủng tộc… mà sự khác biệt ở tư duy mỗi người về hạnh phúc sẽ làm cho từng người cảm thấy cuộc sống (cuộc đời) mình có hạnh phúc hay không?...

Phan

Ý kiến bạn đọc
09/06/201606:11:52
Khách
Đây là một trong bài viết kém của Phan.
Có những chỗ dùng từ ngớ ngẩn của VC như "suy nhược lâm sàng". Có những chỗ dịch ngây ngô như Mỹ nói tiếng Việt, thí dụ "người Đan Mạch ít khả năng có biến thể ngắn của gen này".
29/01/201619:18:03
Khách
Một , hai năm là thất nghiệp thật , 12 năm là ký sinh trùng cho xã hội . Hạnh phúc bà này ích kỹ hưởng trên công lao làm việc, đóng thuế của các công dân khác thật đáng xấu hổ .
14/08/201519:49:20
Khách
Bài hay. Đang suy gẫm. Cảm ơn tác giả đã cất công tìm tòi viết về một đề tài xem chừng dễ mà rất khó này.
14/08/201518:42:28
Khách
Đàn ba mỹ khổ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,319,186
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”