Hôm nay,  

Chuyện Lao Động XHCN và Tư Bản

13/08/201500:00:00(Xem: 11249)

Tác giả: Trần Thiện Phi Hùng
Bài số 3597-17--30187vb5081315

Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Hơn 12 năm binh nghiệp nửa đời lính, nửa đời quan. Tôi yêu đời lính xem mình là lính hơn là quan; như nửa đời sống hải ngoại, nửa đời sống ở VN. Tôi yêu Tổ quốc VN hơn hải ngoại; nhưng tôi lại không về VN.

Tên sĩ quan quan Hải quân 12 năm 4 tháng đi tù cải tạo được thả về sớm ăn Tết năm 1975 chỉ nhờ tài nói láo, nói xạo y như thiệt; Đi cải tạo còn vậy, huống hồ đi thi hành lao động xã hội chủ nghĩa. Thú thật là biết ba xạo thì cũng dễ qua thôi.

Lần đầu tiên Tôi đi lao động sau khi cải tạo về là đi làm kinh Xuân Hòa, Xã Hòa Định, Quận Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Lương thực dự trù cho 1 tuần lễ; gạo là chính, các loại khô nào cũng để lâu được. Keo mắm ruốt xào thịt ba rọi, mỡ nhiều hơn thịt với xả ớt cũng không thể thiếu.

Quê của Ông ngoại tôi hoàn toàn xa lạ với tôi, từ cảnh vật, đường đi trong xã ấp đến mọi người. Tôi chỉ biết Ông Ngoại và em trai củatôi ở với Ông ngoại của Tôi nhiều năm nên nó rành và cũng là Lính hải Quân không phải đi cải tạo; nhưng cũng phải đi lao động như tôi. Toán lao động trong ấp chừng 30 người. Em trai tôi giới thiệu tôi là Anh Hai và ai cũng biết Tôi vừa từ trại cải tạo về nhưng về quá sớm nên từ Xã đến ấp ai cũng nghĩ tôi phải quen lớn lắm với người trong chế độ mới.

Cả toán được chỉ định an cư trong khu vườn dừa; từ ruộng lên vườn độ chừng 5 hay 6 năm, vì Dừa chỉ mới cao khoảng 2 hay 3 mét. Có nghĩa ăn bờ ngủ đất trong vườn dừa. Tôi chọn gốc cây dừa nào chưa có trái và bằng phẳng vì dừa khô mà rụng xuống thì “Quan Trạng Vân Tiên” cũng phải bể đầu, nói chi là tôi.

Sáng đi làm đổ gạo đủ cho phần mình ăn rồi đem đưa cho các em 15 hay 16 tuổi đi làm thế cho cha mẹ nên cử làm bếp khỏi phải đào đất. Ngày đầu cơm lớp trên sống, lớp dưới đáy nồi thì khét, không ăn thì đói; phản đối thì tự nấu lấy mà ăn.

Ngay ngày đầu, chiều về cơm nước xong, anh em tôi và mấy người bạn gần nhà ngồi hút thuốc uống trà nói chuyện trên trời dưới đất; mấy em thấy vậy đến ngồi nghe ké; rồi hỏi tôi hết việc nầy đến việc khác về đời thũy thủ. Hôm sau, rồi hôm sau nữa thành thói quen. Chiều nào cũng tụ tập quanh chiếc đệm của anh em tôi để nghe anh hai kễ chuyện hải hồ biển đảo và bến bờ đã đi qua. Nồi cơm của anh Hai không bao giờ còn khét hay sống nửa vì các em nấu trong nồi lớn của các em khi chín rồi mới xớt qua nồi cho anh Hai. Chỉ cần hong lại cho nóng là ăn. Khô và hũ mắm của anh hai mang theo chỉ ăn có ngày đầu, sau đó không cần lấy ra nữa vì lúc nào các em cũng cho tô canh, món mặn, món xào hay rau luộc.

Tối đến thì trên đường mòn xuyên qua ấp có bán đủ thứ cháo vịt, cháo gà; nhiều thứ bánh và nhiều thứ chè. Anh em tôi ăn xong thì em tôi đi trả tiền nhưng khi trở lại thì nói cô nhỏ tên gì đó trả dùm rồi. Đôi ba lần rồi hàng chục lần có hỏi cũng không biết người trả tiền là cô nào. Tôi không mấy bận tâm vì cho là công tôi kễ chuyện. Dù chuyện láo, chuyện dóc cũng phải lựa lời để nói. Hết Hoàng Sa đến Trường Sa hết mực cá cua sò ốc hến… dưới nước, tới chim trên đảo hoang rồi sang Phú Quốc Côn Sơn, Hòn Yến, Hòn Tre, Cù lao ré, Cù lao Chàm gì đó. Dù sao, kể chuyện thì cũng được trả công khỏi ăn cơm khét hay sống. Sau vài tuần lao động về nhà, em trai tôi mét mẹ:

“Ảnh đi làm kinh mà ăn còn sướng hơn ở nhà. Đi ăn đâu cũng có người trả nhờ kễ chuyện cho bọn trẻ nghe.

“Sao con không bắt chước anh Hai?”

Thằng em tôi thanh phiền:

“Làm sau bắt chước được cái tài chuyện không nói có; chuyện có nói thành không. Trên trời dưới đất gì cũng có chuyện để nói.”

“Ăn của người ta là mang nợ của người ta đó nhen con.,” Má tôi nói.

“Người ta tình nguyện mà Má.”

Hai tuần sau bị gọi đi lao động 4 ngày lấp kinh. Gần ngàn người huy động để lấp Kinh cho ruộng vùng xa vùng sâu có nước tưới ruộng. Kinh lấp được nhưng không có ống thoát nước nên nước đọng làm cây cối ruộng vườn bị ngập gọi là “Úng thủy”. Lại bị gọi đi phá đập; rồi cứ thế hết Kinh Hốc Lựu đến Kinh Năm Đồng, Kinh Thầy Thuốc...

Tôi chẳng biết là đâu cứ gọi thì phải đi; dẫn đi đến đâu chỉ cho bao nhiêu thước thì làm bấy nhiêu thước nhưng hầu như những tay trai trẽ mạnh khỏe đều nhập vào toán của tôi nên làm sớm nhứt về sớm nhứt. Trên đường về tôi thấy nhiều toán toàn đàn bà, phụ nử và trẽ em đi làm thế cho chồng cho cha cho anh phải ở nhà lo chạy xem ôm, xe kéo để có gạo nấu. Tôi không nhẫn tâm nên bảo em tôi về trước cho ở nhà hay. Tôi ở lại phụ xắn đất cho các em chuyền lên bờ. Vì thế mà chỉ thời gian ngắn, các đoàn viên và cháu ngoan của bác gọi tôi bằng “Đại ca”.

Thấm thoát mà nửa năm qua. Tới mùa thu lúa thuế, tôi phải đi vác lúa trong đồng xa gần 2 tiếng đi bộ. Các bà các cô thì gánh gánh. Một giạ lúa chia đôi cho mỗi đầu gánh nên chỉ có 20 lít thì coi như chẵng thấm vào đâu nên các cô đi càng thêm yểu điệu; nhưng cải tạo không thể hảo cầu vì cái chữ “ đồi trụy” còn gắn cái mác trên lưng nên tôi phải ngoảnh mặt làm ngơ!

Nhìn ông bà chủ ruộng đong lúa từ một bồ đầy rồi vơi dần nửa bồ rồi đến hai phần bồ, nụ cười méo sệch vì bao công sức nay còn lại có lẽ không ăn đủ cho đến mùa sau. Tôi cũng được đong cho một bao vác ra ngoài. Cô đoàn viên có chồng bị lính bắn chết nhìn tôi thương hại rồi đứng lên nói:

“Các em chia gánh phụ cho anh hai. Anh đâu có quen vác nặng.”

Thế là cô ta sớt bớt một ít, rồi 2 hay 3 đứa xúm nhau sớt lúa ra thúng. Trong bao còn lại chưa đến 10 lít lúa. Thằng em vác bao lúa đầy đi bên thằng anh phó thường dân Nam bộ cũng một bao lúa nhưng đi nhẹ nhàn như đi dạo ngắm cảnh đồng quê.

Về gần tới xã các em dừng lại đổ đầy vào bao của anh hai nhiều hơn cả số lúa lúc đong. Anh hai chỉ vác chừng 200 mét vào xã là coi như lao động vác lúa đại công cáo thành.

Về nhà lại bị thằng em mét,

“Má coi. Ảnh vác chưa tới 10 lít lúa từ trong đồng về đến xã, tụi nhỏ sớt lại cho ảnh nhiều hơn số lúa đong lúc ban đầu. Ảnh đi vác lúa mà về coi như đi chơi; còn con mệt gần hết thở.”

Mà tôi cười cười an ủi nó,

“Anh của con vào đời khở cực từ lúc còn quá nhỏ nên khôn lành hơn, làm sau con so sánh với anh của con được.”

Khôn lanh vậy mà mỗi năm trên 3 tháng lao động XHCN; vẫn còn bị thư nặc danh tố cáo âm mưu chống phá cách mạng. Dĩ đào vi thượng sáchlà chiến lược trong binh thư Tôn Tử. Tôi chạy lo về miền Đông quê Vợ; tuy biết “ thà ở chuồng heo còn hơn theo quê vợ”; nhưng đường cùng đành chịu.

Về quê Vợ, ở chung với gia đình mẹ vợ được nửa năm thì “Chó mèo giữ lại nuôi, gia đình con gái bị xua ra khỏi cửa”. Với kinh nghiệp cuộc đời từ nhỏ, sức lực còn sung mãn, tôi vượt qua cơn thất cơ lỡ vận này không mấy khó. Chỉ một năm sau thì nổi danh nơi quê vợ là “tướng trời” vì ruộng làm một vụ xưa nay, tôi cấy 2 vụ trái mùa, lại thu hoạch gấp 2 lần trong khi cả mấy chục thửa ruộng khác thì trong cảnh trắng tay.

“Hay không bằng hên”. Vợ tôi thì cho là “chó táp phải ruồi”!. Ba đứa con tôi đều được đi học như ai. Dù vậy, thấy cái nón tai bèo, cái khăn quàng đỏ là tôi dị ứng mà không dám nói. Rồi lệnh Quân khu: “ Con sĩ quan chế độ cũ không được lên lớp 10”. Xem ra, cứ điệu này, tương lai lũ con là sẽ chỉ là làm thuê, vác mướn, ở đợ hay bị “xuất khẩu lao động” hay làm dâu Đại Hàn, Đài Loan, Trung quốc…

Chỉ có một con đường đi vào nẻo chết để may ra có con đường sống mới lo được tương lai của các con. Vì vậy mà tôi lái tàu vượt biển và thành công. Tôi tìm lại được Tự Do.

Sang xứ Tư Bản, tôi đi làm ngay tuần lễ đầu để có tiền chứ khỏi cần vinh quang. Làm 5 ngày 1 tuần lễ; mỗi ngày làm 8 tiếng; làm thêm 2 tiếng đầu lãnh gấp rưỡi và mỗi tiếng sau đó lãnh gấp đôi. Làm 11 tháng cho nghỉ 4 tuần được lãnh lương. Cái hãng tôi làm đầu tiên còn cho lãnh lương tháng 13; coi như cho không biếu không 1 tháng lương. Tôi làm cu li một ngày; vợ và 3 con của tôi ở VN có thể sống dư thừa trong một tháng.

Hai năm sau, cũng nhờ xứ tư bản; tôi vừa ký đơn bảo lãnh các con thì vừa đúng tháng được lãnh tiền nuôi con dù chúng còn ở VN. Rồi vợ con tôi lên máy bay rời thiên đường CS về cái xứ tha hồ đi học. Chánh phủ trợ cấp nuôi cho đến bao giờ chán học thì ra tìm việc làm.

Mười năm sau, con gái tốt nghiệp đại học; rồi 12 năm, trai kế. Cậu Út lớp 10 bỏ học đi làm du đãng mất 5 năm trở lại học 7 năm cũng thành kỹ sư viết phần mềm vi tính. Gái lớn 3 cái nhà sắp trả hết nợ. Hai trai đứa nào cũng 2 cái nhà; Riêng thằng du đãng ngoài 2 cái nhà còn có đất cất thêm nhà 3 căn ngay trong vòng đai thành phố. Tất cả đều lập gia đình nhưng chỉ có trai lớn là chịu có con nên tôi có 3 cháu nội.

Tôi cũng như bao người tị nạn vong quốc khác, chúng ta tận nhân lực, nên thiên mệnh cũng sẽ phải thay đổi. Nhớ câu cửa miệng thời thiên đàng xã hội chủ nghĩa, “Lao động thì vinh quang; Lang thang thì chết đói,” tôi thấy tức cười.

Ở xứ tư bản này, lao động thì có tiền chứ khỏki cần vinh quang. Mà có lỡ thất nghiệp lang thang thì cũng không chết đói; vì đây là xứ Tư Bản Tự Do.

Trần Thiện Phi Hùng

Ý kiến bạn đọc
18/08/201513:07:07
Khách
Tuyet voi !!!! Bai viet tac gia qua hay
16/08/201513:28:09
Khách
16/08/201506:04:23
Khách
Cháu Click chữ Link trong trang Viet Bao sẽ thấy 2 địa chỉ Emails
1. của Cô Hằng Nguyễn là thư ký tòa sọan:
Văn Phòng Tòa Soạn
14841 Moran St.
Westminster, CA92683
Phone: 714.894.2500
Fax: 714.766.6171
[email protected]
2. Email và địa chỉ văn phòng:
Văn Phòng Online
14902 Moran Street
Westminster, CA 92683
Tel: 714.988.5388

[email protected]
Các duyệt comments thấy câu hỏi thế nầy sau không trả lời cho Đọc giã biết.
Học Computer và Trượt Net khi biết rồi thì dễ nhưng lúc mới bắt đầu cái gì cũng không đơn giãn. Thông cãm cho nhau cũng là nghệ thuật sống.
Phi Hùng
[email protected]
14/08/201507:45:43
Khách
Thưa Bác cháu đã đọc rất nhiều truyện của Bác ,cháu rất thích truyện Con gái của người ta ..., Ba của người ta...Xin bác vui lòng chỉ dùm cháu cách gửi bài về BBT VIETBAO gửi cho ai trong ban biên tập.Cháu cũng đang ở ÚC ,cháu muốn gửi bằng email
14/08/201505:15:17
Khách
Thưa bác cháu đã đọc rất nhiều bài của bác .Cháu rất thích mấy bài: Con gái người ta ...., Ba của người ta.... Xin bác chỉ dùm cháu muốn gửi bài đến ban biên tập VB phải gửi tên ai? Cháu đang ở Úc , cháu muốn gửi bằng email. Mong bác chỉ giúp cháu rất cám ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,156,611
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến