Hôm nay,  

Đi Coi Bóng Chày Tại Mỹ

06/08/201500:00:00(Xem: 9419)

Tác giả: Nguyen Anh Nguyen
Bài số 3592-17--30182vb5080615

Tựa đề đầy đủ kèm ghi chú anh ngữ của bài viết là “Bóng Chày, Trò Tiêu Khiển Quốc Gia (Americas National Pastime)”. Tác giả tự sơ lược tiểu sử: “Người viết là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt. Hiện là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam. Vừa có dịp tham gia khóa huấn luyện một năm về Công nghệ Lọc Hóa Dầu tại Chicago, Illinois (2014, 2015). Trong thời gian ở Mỹ đã đi được 7 bang (Illinois, Nebraska, Iowa, California, Nevada, Wisconsin, Indiana) thăm bà con, bạn bè, tham quan du lịch và có một số bài biết ngắn về nước Mỹ.” Bài được đăng nguyên văn. Bút danh tác giả giữ đúng như bản thảo không dánh dấu. Hình kèm theo do tác giả tự chọn.

* * *

Đến nước Mỹ mà chưa đi xem bóng chày (baseball), môn thể thao được xem là trò tiêu khiển quốc gia, cũng là còn thiếu sót. Vì vậy Công ty sắp xếp cho các khách hàng và đối tác đang đến học tập và làm việc tại Chicagoland một dịp trải nghiệm về baseball tại sân Wrigley Field để có thể hiểu thêm về môn thể thao này nói riêng và nền văn hóa Mỹ nói chung. Chiếc xe bus với biểu tượng thành phố Gió (Windy City) đưa khoảng trên 30 người Mỹ, Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi,… rời khách sạn Marriott ở thành phố Hoa hồng (Rosemont) thẳng tiến đến sân bóng chày nổi tiếng nhất nước Mỹ.

Wrigley Field, sân nhà của đội bóng chày Chicago Cubs, vừa kỷ niệm 100 năm thành lập vào tháng 03 năm 2014 là một trong những sân bóng chày lâu đời nhất nước Mỹ. Có thể nhìn thấy rõ điều này qua bảng đồng hồ ghi thông tin về trận đấu và giải đấu nguyên bản với các ô chữ số được thay thủ công bởi 2 nhân viên túc trực bên trong để cập nhật tỉ số trận đấu. Thỉnh thoảng khi hào hứng quá, họ lại thò đầu ra khỏi các ô trống để xem và cổ vũ nhìn rất hài hước.

blank
Bảng đồng hồ trên sân Wrigley Field đã 100 năm tuổi.

Sân Wrigley Field nổi tiếng không chỉ ở nước Mỹ vì ngoài chức năng chính là sân đấu thể thao, nó còn là một phim trường cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood. Một số bộ phim có cảnh quay tại Wrigley Field là “The Blues Brothers” (1980), “The Natural” (1984 với diễn viên.

Robert Redford), “A League of their Own” (1992), “Rookie of the Year” (1993), “Crime Story”(1993), bộ phim nhiều tập “Chicago Hope” (Từ 1994), bộ phim nhiều tập “Prison Break” (Từ 2005), “The Break-up” (2006 với diễn viên Jenifer Aniston), “Perfect Strangers” (2007), và “My Boys” (2012)... Sân Wrigley Field xuất hiện trong phim điện ảnh và phim truyền hình nhiều đến nỗi nhiều người tưởng đây là một phim trường thực sự và có người đã từng hỏi: ”Sao lại chơi bóng chày trên phim trường?”(*)

Chicago Cubs là một trong những đội bóng chày lâu đời nhất giải đấu nên có số lượng Fan hâm mộ rất đông đảo trên khắp nước Mỹ. Trái ngược với bề dày lịch sử và sự hâm mộ của công chúng, Chicago Cubs có một thành tích thi đấu khá nghèo nàn trong quá khứ và hiện tại, hiện nay đang đứng trong nhóm cuối của giải bóng chày nhà nghề Mỹ (MLB – Major League Baseball). Tuy nhiên sự ủng hộ không hề mất đi và khán đài luôn tràn ngập khán giả khi The Cubs được thi đấu trên sân nhà. Đối thủ của the Cubs hôm nay, Miami Marlins mùa trước cũng chỉ xếp hạng 27/30 của giải MBL nên hứa hẹn sẽ có một trận đấu ngang tài ngang sức vào hôm nay. Đặc biệt trong đội hình Miami có cầu thủ siêu sao bóng chày Giancarlo Stanton rất nổi tiếng (Tháng 11/2014, cầu thủ này vừa ký lại bản hợp đồng 13 năm với CLB Miami Marlins trị giá đến 208 triệu bảng Anh. Đây được coi là bản hợp đồng đắt giá nhất mọi thời đại trong lịch sử thể thao nước Mỹ).

blank
Khán đài trên sân Wrigley Field đầy ắp khán giả.

Dù Công ty đã thuê hẳn Budweiser Bleacher Suites - Suites VIP máy lạnh - có bia và các loại thức ăn buffer với góc nhìn rất đẹp và các màn hình trực tiếp quanh tường nhưng khi trận đấu bắt đầu, đa số mọi người đều kéo nhau ra các khán đài để hòa vào không khí lễ hội sôi động trên sân. Không khí thật sự cuồng nhiệt, khán giả đủ thành phần, già trẻ, nam nữ đủ các độ tuổi và xuất xứ đứng ngồi chật kín các khán đài reo hò cổ vũ. Một số nhóm nam thanh nữ tú thì lại tụ tập ở hành lang phía sau các khán đài để uống bia như không quan tâm đến diễn biến trên sân cỏ, có lẽ chỉ cần được tám chuyện với bạn bè trong không khí cuồng nhiệt của trận đấu trong thời tiết mùa hè mát mẻ ở Chicago là đã quá đủ với họ. Ai trên 21 tuổi phải trình giấy tờ chứng minh mới được mua bia tại các quầy hàng trong sân và được dán một vòng giấy màu xanh trên cổ tay để dễ phân biệt cho các lần mua sau, một ngạc nhiên nho nhỏ cho các khách nước ngoài lần đầu đến Mỹ. Bia được mang vào các khán đài uống thoải mái nhưng có vẻ mọi người đều uống có chừng mực do ý thức được việc tuân thủ luật lệ, giữ gìn sức khỏe cũng như an toàn cho bản thân mình.


Sáng tạo và chuyên nghiệp hơn ở Việt Nam, các ngôi nhà phía bên kia các con đường bao quanh sân đều được xây khá cao với các khán đài mini ở sân thượng phục vụ cho các đối tượng muốn xem trận đấu với chi phí rẻ hơn hoặc muốn có không gian riêng kết hợp tổ chức các buổi tiệc gia đình. Các khán đài này đều đầy ắp người và không khí cũng sôi động không kém trong sân. Theo thỏa thuận thì chủ các khán đài mini này phải trả khoảng 10% doanh thu hàng năm cho câu lạc bộ. Tuy nhiên hiện nay Ban Quản lý Chicago Cubs đang xem xét việc dừng hợp đồng và dựng các vách che vì nghi ngờ chủ các khán đài mini đã khai giảm doanh thu để giảm số tiền đóng cho câu lạc bộ. Cho đến lúc này, cuộc chiến bên trong và bên ngoài sân cỏ vẫn chưa có hồi kết!

blank
Phía sau các khán đài và các sân khấu mini bên ngoài sân.

Anh Hùng, một sếp người Việt đã có hơn 30 năm làm việc tại đây, tận tình giảng giải cho chúng tôi về luật chơi nên càng về các lượt đấu cuối (trận đấu có 9 lượt) chúng tôi cũng khá hiểu luật chơi bóng chày để theo dõi được diễn biến trận đấu. Khi Chicago Cubs có được Home run với 2 cầu thủ trên base và giành 2 điểm dẫn trước Miami Marlins 2-1, khán đài gần như vỡ tung trong không khí cuồng nhiệt của hơn 40.000 khán giả có mặt trên sân (sức chứa của sân là 41.072 người). Chợt nhìn lên 2 cột Foul (giới hạn các vạch Foul của sân) cao vút thấy các lá cờ cùng màu áo của đội có in tên và số áo của 6 cầu thủ huyền thoại của Chicago Cubs đang bay phần phật trên bầu trời trong xanh đầy nắng. Một sự vinh danh rất trang trọng, hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí. Các huyền thoại và con cháu trong gia đình của họ sẽ rất tự hào khi có dịp đến sân còn các cầu thủ the Cubs đang cống hiến cho đội mỗi khi nhìn vào sẽ càng cố gắng thi đấu tốt hơn. Đây chỉ là một điểm sáng tuy nhỏ nhưng tác dụng khá lớn và các câu lạc bộ thể thao trên thế giới cũng như ở Việt Nam đáng để học hỏi. Tư duy thực dụng và hiệu quả đúng kiểu Mỹ nhưng cũng đầy tính nhân văn.

Là một tín đồ yêu bóng đá (Football, ở Mỹ gọi là Soccer để phân biệt với bóng bầu dục - American Football), tôi thật sự chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của bóng chày qua trận đấu này. Qua tìm hiểu thông tin trên mạng internet, được biết tổng số người tham dự các trận ở Major League Baseball gần bằng với tổng số người tham dự các môn thể thao chuyên nghiệp khác của Mỹ hợp lại. Số người xem bóng chày trên truyền hình cũng vượt qua bóng bầu dục. Rõ ràng người Mỹ rất tự hào đã khai sinh ra môn thể thao lâu đời này (đội chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập ở Cincinnati năm 1869) và nay đã trở nên phổ biến ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Puerto Rico, Cộng hòa Dominican, Cuba, Panama và Venezuela. Từ năm 1870, báo chí Mỹ đã gọi bóng chày là trò tiêu khiển Quốc Gia (Americas National Pastime) và thậm chí Major League Baseball đã được trao một biểu tượng độc quyền từ Quốc hội Mỹ.

blank
Cột Foul với cờ vinh danh các huyền thoại của đội.

Theo anh Hùng, lúc đầu anh cũng chỉ đến sân xem cho vui theo phong trào cùng bạn bè vì không khí sôi động ở đây nhưng dần dần khi hiểu rõ về luật lệ bóng chày lại trở nên thích thú và thường xuyên đến sân xem (lúc còn trẻ) và xem trên truyền hình (khi lớn tuổi hơn). Nhìn những khán giả già trẻ lớn bé, đủ các màu da, đủ các thành phần ngồi chật kín trên các khán đài và không ngớt reo hò cổ vũ các cầu thủ trên sân cùng lời tâm sự của anh Hùng có thể hiểu được đó chính là sự giao lưu và hội nhập văn hóa ở quốc gia có nền văn hóa rất đa dạng này. Văn hóa thể thao nói chung và bóng chày nói riêng đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng chia sẻ những giá trị truyền thống của nước Mỹ và đóng góp thêm những điểm sáng văn hóa khác biệt của dân tộc mình cho sự phát triển chung. Đó chính là một phần bản sắc văn hóa của nước Mỹ.

Hiệp đấu thứ 9 vừa kết thúc, kết quả chung cuộc Chicago Cubs thắng Miami Marlins 5-2 đủ làm cho mọi người thỏa mãn ra về trong trật tự, không khí vui vẻ náo nhiệt lan tỏa ra các nẻo đường xung quanh sân vận động.

Dư âm trận đấu và hương vị chiến thắng chắc sẽ còn phảng phất và hâm nóng các bàn ăn chiều nay ở thành phố này. Rất đông nam thanh nữ tú còn nán lại sân để uống bia và nói chuyện vui vẻ tận tưởng không khí chiến thắng hiếm hoi và cái mát mẻ tuyệt vời của mùa hè Chicago - “Thành phố lộng gió, Windy City, nick name của Chicago” - trước khi mùa gió lộng và giá lạnh tràn về!

(*) Tham khảo ý này trong trang nuocmy.net

Tháng 07/2015

Nguyen Anh Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến