Hôm nay,  

Tình Thơ: 40 Năm Có Người Còn Ấm Ức

01/08/201500:00:00(Xem: 13638)
Tác giả: Thanh Mai
Bài số 3586-17-30176vb7080115

Tác giả Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Thanh Mai cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là cu dân Minnesota. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

Đây là chuyện do vụ đổi đời năm 1975 mà có, nhưng chỉ là chuyện tình thơ của một thời học trò. Vậy mà suốt bao nhiêu năm, có người còn ấm ức, dù đã cách nhau cả một đại dương.

Sau tháng Tư năm ấy, các trường ở Nha Trang nhập học trở lại. Lúc bấy giờ, nhiều thầy cô của 2 trường Võ Tánh và Huyền Trân đã di tản vào Sài Gòn sinh sống hoặc ra nước ngoài, không quay lại trường cũ, vì vậy xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy ở cả 2 trường. Một số học sinh hai trường trước đó cũng đã ra đi. Lớp 12C trường Võ Tánh lúc bấy giờ còn lại khoảng trên một chục nam sinh, lớp 12C trường. Trường Huyền Trân còn lại khoảng trên 40 nữ sinh, có thể gom 2 lớp này lại thành một lớp để đủ giáo viên.

Ban đầu, người ta định chuyển bốn mươi cô 12C Huyền Trân sang học chung với lớp 12C Võ Tánh. Vừa biết được tin này, cả ngàn nam sinh trường Võ Tánh bàn tính rôm rả toan tính kế quậy phá. Phen này, bốn mươi bông hoa chắc hẳn phải tan tác giữa rừng gươm! Hoảng quá, cuối cùng, người ta đành đảo ngược kế hoạch, xem ra có vẻ an toàn hơn. Thế là nhóm chục tên con trai 12 C Võ Tánh mới lạc loài giữa rừng hoa bên trường Huyền Trân.

blank
Hình Nha Trang trường cũ.

1. Hắn và bọn hắn.

Chỉ có mấy anh mà lọt vào ngôi trường cả hai ngàn cô là một điều đâu phải đơn giản. Anh nào cũng sợ, phải tập trung cả bọn tại nhà một tên ở gần trường nhất để đi một đoàn vào trường. Anh nào tới trễ phải trốn học luôn vì không dám vào trường một mình. Đã vậy đi với nhau thành đoàn cũng không dám nhìn ngang liếc dọc, vì biết đang có cả mấy ngàn con mắt đang chăm chăm nhìn vào mình. Thôi thì một là nhìn trên trời, hai là nhìn dưới đất và gồng mình ưỡn ngực ra vẻ ta đây anh hùng hào kiệt cho thiên hạ không biết mình đang run.

Tội nghiệp nạn nhân khi khổng khi không lọt vào tầm ngắm của nhóm nữ sinh nghịch ngợm này. Sáng đó vào lớp học, hắn rất ngạc nhiên khi thấy sẵn một phong bì màu xanh xinh xinh nằm sẵn trong hộc bàn của mình với dòng chữ ghi nắn nót “Nhảy về: Văn Dự, 12 Xê”.

Không hiểu sao hắn lại như ăn trộm, nhìn quanh quan sát có ai để ý không rồi len lén mở cặp lấy lá thơ nhét vào trong tập vở. Có lẽ là một bức thư tình của cô nào đây. Không dám đọc tại lớp phải chờ về nhà thôi, hắn nóng ruột như đốt mong cho mau tan buổi học để thưởng thức bức thư tình…. không chân dung đầu đời của mình này. Con gái bây giờ dạn dĩ thật, nhưng chẳng sao, sẽ xem nội dung có hay không mà tùy cơ ứng biến.

Thời điểm quan trọng rồi cũng đến! Hắn trịnh trọng mở phong bì lấy ra bức thư bằng giấy pơ-luya hồng được gấp lại thành hình trái tim như một cái gì tình tứ, e ấp, dễ thương và mời mọc. Mở trái tim hồng ra, đập vào mắt là những dòng chữ mềm mại, có chút bay bướm được nắn nót bằng mực tím. Rồi từ từ đọc đến đâu, mặt hắn đỏ rừ đến đấy. Bài thơ tả chân dung hắn sao bôi bác nhưng cũng hơi giông giống. Tác giả chắc phải mất một thời gian mai phục quan sát rất ư tường tận, có thể là cận cảnh mới miêu tả từng chi tiết từ trên xuống dưới thậm chí không bỏ qua những phần…nhạy cảm của cơ thể như…lưỡi, “đít”… Hắn đọc đi đọc lại bài thơ nhiều lần, nghiền ngẫm suy luận với bao cảm giác tò mò, thú vị, ấm ức…lẫn lộn. Tác giả là ai đây?

Chắc chắn không có cảm tình với mình rồi. Nhưng mình đã làm gì nên tội? Không biết mấy thằng trong nhóm có bị nhận một lá thư chà đạp như vầy không?

Khi cả bọn tụ họp lại tìm cho ra lẽ, bởi vì từ ngày cả nhóm bị đem con bỏ vào chợ hoa, mọi người đã “nhất trí” đoàn kết sát cánh chiến đấu với đại đội nữ binh xinh đẹp này. Nghĩ đến đây, hắn vùng dậy nhét lá thơ vào trong quyển tập rồi leo lên con ngựa sắt phi như bay đi gom chục cây gươm lạc lại. Phải chi có cái điện thoại cầm tay như bây giờ thì đỡ, gom cho đủ phe ta cũng mất hơn tiếng đồng hồ. Chờ cả bọn lau mồ hôi xong, hắn trịnh trọng rút lá thơ ra hỏi:

- Hổm giờ tụi mày có ai nhận được lá thơ như thế này không vậy? Sáng nay có ai đó đã bỏ vào hộc bàn của tao.

Nhìn bộ mặt con nai vàng ngơ ngác của lũ bạn, hắn biết là chẳng tên nào bị lãnh cái búa xì xồ như hắn. Từ từ rút trong bao thơ ra lá thơ hình trái tim màu hồng mà hắn đã mò mẫm xếp lại theo nếp gấp sau khi đọc xong, hắn đưa qua đưa lại trước mắt mọi người. Tiếng xuýt xoa ồ lên thán phục và tiếng lao nhao:

- Dễ thương quá! Của em nào vậy?

- Em nào lãng mạn trao trái tim cho mày vậy?

- Hết xảy! Cho tụi tao đọc thử!

Hắn mở lá thơ trái tim và hắng giọng trịnh trọng:

- Tụi mày nghe kỹ nè.

THƠ … NHÁI

Thuở trời đất nảy sinh…cóc nhái,
Một buổi sớm mai,
Dưới trần ai,
Ểnh ương ca vang tai
Ấy là ngày … Văn Dzự đầu thai … thai …

Lũ nhái
Có thêm bạn trai
Kiêm đủ mọi tài
Và rất bô giai
(Trông muốn nựng vài … bạt tai!)

Mặt đầy gai,
Tóc tai
Bồng bềnh mềm mại
Như … sừng nai,
Bụng ưỡn, đít … front … vai,
Lưỡi ba tấc dài
Nên giọng ca trầm ấm, êm tai
Bậc nhất … cưỡng lai
Ru hồn người vào chốn … thiên thai
Đến chơi với … Chúc Anh Đài.

Chàng trai
Tự thị mình có tài
Nên tự cao, tự đại
Khiến loài người bái dài, bái dài …
*
Chỉ có … lũ nhái
Mới mong được sánh vai
Cùng với chàng trai
Trọn sắc, vẹn tài.
Thiện tai! Thiện tai!

Hắn vừa đọc đến cuối bài thơ thì lũ bạn cười ha ha thiếu điều muốn bể nhà. Một tên bảo:

- Trời ơi! Sao mà tả mày đúng y boong. Em này có khiếu tả chân quá!

- Em có máu khôi hài….

- Em không có cảm tình với mày cái chắc!

Hắn chờ cho lũ bạn bớt xôn xao bình luận rồi đưa lá thơ cho từng đứa chuyền tay nhau xem. Hắn bảo:

- Tác giả bài thơ tao nghĩ chắc học chung lớp với mình. Biết làm thơ thì xác xuất phần lớn là dân ban C và là ban Anh văn vì có đệm từ tiếng Anh. Tụi mình điều tra chữ viết thì biết ngay!

Một tên bạn mơ màng góp ý:

- Chữ viết đẹp và bay bướm, chắc chủ nhân cũng đẹp! Và có thể thuộc loại học khá!

Cả bọn đồng ý bắt đầu từ ngày mai vào lớp sẽ âm thầm điều tra ai là tác giả bài thơ. Giả đò mượn tập để xem chữ viết và âm thầm xem nét mặt cô bạn nào trong lớp có vẻ khả nghi chăng chứ chẳng tên nào dám mở miệng ra dò hỏi. Quê chết! Nhưng chữ viết chẳng có ai giống, còn nét mặt thì cô nào cô nấy đều tươi cười vui vẻ, không có vẻ gì cười cợt chế giễu. Vậy là chẳng biết gì về lá thơ này! Có thể bọn hắn đã khoanh vùng đối tượng sai rồi. Nhưng ngoài những cô bạn chung lớp ra bọn hắn đâu dám nhìn đến ai nói chi đến làm quen hỏi chuyện mà điều tra tiếp, thôi thì đành ngậm đắng nuốt cay chờ thời gian trả lời vậy.

Đó là phần hắn và bọn hắn.

blank
Cổng trường Nữ Trung Học Nha Trang sau đổi thành trường Huyền Trân.

2. Còn nó và bọn nó?

Nó đó! Nhìn từ trên xuống dưới, từ trước ra sau không ai ngờ được nó là nữ sinh lớp 12 trường Huyền Trân. Ngay chính nó cũng không thể ngờ nữa là. Người ta tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu còn nó 18 nhưng chỉ bẻ được cây tăm tre là cùng. Nó ốm nhom ốm nhách như con cò hương, leo trèo như sóc, chạy nhảy như nai, liếng như khỉ, và ngây thơ vô số tội. Đầu óc của nó còn ngây thơ trong trắng, chỉ chứa toàn các hình vẽ hình học không gian, đạo hàm, tích phân và những vần thơ con cóc nó làm chọc thầy cô, bạn bè.


Phải! Nó đã làm nhiều bài thơ con cóc chọc ghẹo nhiều người xung quanh nó. Chọc ghẹo thầy cô bạn bè cười vui thì nhiều rồi, nhưng chọc cho bõ ghét thì chỉ một lần này. Vậylà “Nó” quyết định trừng trị mấy tên “ma mới” không biết trời cao đất dày này, nhất là tên có vẻ đầu đàn da ngâm cao cẳng.

Trước tiên, nó canh mấy tên này đang đi vào trường, lấy giấy xếp thành đạn và lấy dây thun bắn cho vài phát vào lưng. Trúng cũng được vài tên nhưng bọn nhóc này mình đồng da sắt hay sao mà bị trúng đạn giấy vẫn tỉnh bơ làm như không. Sau nó đổi chiến thuật, trổ tài làm một bài thơ con nhái trêu ghẹo rồi nhờ một điệp viên nội ứng là…lớp trưởng của lớp 12 C lén bỏ bài thơ vào hộc bàn của tên đầu đàn.

Sau khi lá thơ đã được nhờ trao cho đối tượng, giờ ra chơi bọn nó len lén quan sát đối tượng xem có gì thay đổi không? Có bị quê xệ chút nào không? Thời gian đó lớp 12 C và 12 B của bọn nó là hàng xóm láng giềng với nhau nên cũng dễ dàng nhìn lén. Tên đầu đàn giờ đây có lẽ vì nhờ bài thơ “uốn nắn” nên trông bớt ưỡn, mắt bớt nhìn lên trời, tóc tai được chải nằm bẹp xuống chứ không lởm chởm như trước, và trông mặt bớt...dễ gai hơn nhiều.

Một tuần sau, nó đang ngồi chóc ngóc trên cây phượng nhỏ gần nhà bà hiệu trưởng để …ăn mấy cánh hoa thì thấy tên đầu đàn xăm xăm đi tới. Nó nghĩ thầm chắc tên này đã tìm ra thủ phạm tác giả bài thơ và chờ dịp nó đơn thân độc mã kiếm tới thanh toán. Nhìn quanh, bạn bè của nó chẳng thấy bóng nào, một mình làm sao mà đấu lại người ta đây. Nó hãi quá nhưng giả đò tỉnh bơ vừa nhâm nhi mấy cánh hoa, vừa quan sát đối tượng, vừa tính kế đối phó lỡ địch leo lên cây.

Cũng may, địch thuộc loại nhát gan nên khi đến nhà để xe gần cây phượng, xớ rớ đứng đó một lúc rồi dắt xe đạp đi mất.

Một phen hú hồn!

3. Rượt đuổi dài dòng

Bọn con trai này chỉ “dấn thân” có hai tháng bên trường Huyền Trân thì tan hàng, khối 12 thi tốt nghiệp ra trường. Hắn cùng các bạn của hắn, nó và các bạn của nó hai bên chẳng ai biết ai đều rời mái trường thân yêu để vào đời. Mỗi người một hoàn cảnh, một vận mệnh đẩy đưa chẳng ai giống ai. Nó thì trải qua bao nhiêu thăng trầm đã rời xa đất nước qua định cư đến tận nửa bên kia quả địa cầu và vẫn thỉnh thoảng làm thơ con cóc ghẹo người, ghẹo đời.

Hắn thì cuối năm đó, rời Nha Trang, vào SG học đại học, bắt đầu sống đời ở trọ lăn lóc. Cho nên, bài thơ mặc dù hàm ý trêu chọc được hắn nâng niu cất giữ như một kỷ niệm học trò, cùng biết bao kỷ vật, hình ảnh, lưu bút, tập san... của thời học sinh tất cả đều để lại nhà. Trong hoàn cảnh thời cuộc đổi dời, kinh tế tụt dốc, đời sống lao đao, không may tất cả tài sản tinh thần quý giá đời học sinh của hắn đã được ai đó trong nhà vô tình gom bán ve chai, kiếm chút tiền còm mua... củi.

Sau này, khi về nhà, biết bài thơ cùng bao kỷ vật không còn, hắn buồn lắm và đâm ra tiếc ngẩn ngơ, vì làm sao mà tìm lại được! Còn riêng bài thơ, tuy đã mất nhưng không hề chết, vì nó đã sống âm thầm và bền bỉ trong ký ức của hắn, cùng với mong đợi rồi sẽ có một ngày nào đó trong đời sẽ có duyên tìm ra thủ phạm.

Thế là từ ấy, giữa cuộc đời lắm biến động này, lần theo tiếng... nhái trong thơ, hắn bỏ công đi tìm mà thủ phạm nào hay biết, âm thầm tìm mãi, suốt gần 40 năm, vượt qua bao nhiêu đầm vũng, ao truông, gạn lọc qua biết bao âm thanh hỗn độn của ễnh ương, chàng hiu, chẫu chuộc, cóc kèn...

Cho đến khi cuộc rượt đuổi âm thầm mà dài dòng của hắn gặp được một sự tình cờ

Sau Tết vừa rồi, hắn muốn tìm một cô giáo cũ dạy Anh văn, đồng thời là Giáo sư Hướng dẫn của bọn hắn hồi xưa khi học lớp 7/6 (năm học 1969-1970) ở trường Võ Tánh Nha Trang. Hắn vào Google Việt Nam, gõ từ khóa "Võ Tánh - Nữ Trung học Nha Trang" để tìm, tình cờ có vào trang mạng Võ Tánh - Nữ Trung Học Nhatrang Hội ngộ Orlando 2007. Xem hình ảnh, và may mắn thay, hắn đã tìm thấy Cô giáo của mình. Ngay sau đó, hắn đã liên lạc với người tổ chức các kỳ Hội ngộ giữa 2 trường và đã được chị cung cấp địa chỉ liên lạc với cô hướng dẫn ngày xưa.

Cũng trên trang Hội ngộ Orlando 2007 ấy, hắn có đọc mục tác giả MTVT, và đặc biệt, khi đọc bài viết "Cột áo dài", biết tác giả học cùng thời với mình (năm 1968 vào lớp 6), và cái cá tính tinh nghịch của tác giả thể hiện trong bàì viết đã làm hắn hơi nghi nghi. Thế là, lần theo kết nối của trang web, hắn vào trang Ninh Hòa, đọc thêm nhiều tác phẩm của tác giả MTVT, đọc đến tác phẩm Thi sĩ quậy thì... giật bắn cả mình với cảm giác rằng, người mà 40 năm nay hắn tìm kiếm chính là đây, không thể ai khác.

Hắn đã nhờ Quản trị viên trang Ninh Hòa cho địa chỉ email của MTVT và gởi một email với 3 câu đầu của bài thơ nhái dọ hỏi thử xem tác giả MTVT có biết gì về bài thơ Nhái đã làm hắn điêu đứng bấy lâu nay không.

Ông Trời không phụ lòng người! Linh tính của hắn quả không sai. Hắn nhận được email trả lời với hai câu thơ nối tiếp và dòng chữ ngắn ngủn:

- “Haha! 40 năm rồi có người vẫn còn ấm ức hén!”

Nổi vui mừng ập đến với hắn như vừa hoàn tất được một công trình nghiên cứu vĩ đại. Đúng là đồ “wủy” mà! Đành đoạn bay đi xa lắc xa lơ trong khi hắn cứ đi tìm loanh quanh suốt gần bốn mươi năm nay, đặc biệt mỗi lần về Nha Trang. Người ta và bài thơ đã... đeo đẳng đời hắn gần 40 năm qua. Bài thơ thì hắn đã có lâu rồi, có gần 40 năm nay, còn người ta… thì bây giờ hắn mới... có.

Cũng vẫn giọng điệu ba trợn và vẫn chế giễu hắn như ngày xưa...còn bé, hắn hình dung ra hình ảnh một cô nàng nữ sinh trung học ngày nào vẫn hồn nhiên nghịch phá, vẫn vô tư trẻ trung và quan trọng là…vẫn còn nhớ đến hắn, chàng Nhái ngày nào.

“Làm sao mà quên được?”* khi trong đời ta đã vô tình hay cố ý làm một điều lầm lỗi, dù lớn hoặc nhỏ, dù thời gian có dài đến bao lâu vẫn khó mà quên, khó mà hết ân hận.

*

Nó bây giờ dù đã thành…”Bà-Nó”, vẫn có chút gì ray rứt trong lòng đã chọc ghẹo và làm tổn thương một chàng trai mới lớn vô tội. Bà-Nó còn không ngờ chàng trai này đã “ghim” mình trong “tim”, và liên kết với mình bằng một sợi dây vô hình vượt không gian và thời gian nữa chứ. Phải, 40 năm dài đằng đẵng hơn nửa đời người, cách nhau nửa vòng trái đất nhưng vẫn có bài thơ Nhái kết nối.

Dù thế nào, Bà-Nó vẫn gởi đến Hắn một lời xin lỗi cho sự đùa giỡn vô tâm của mình ngày xưa và Hắn cũng đã rất vui nhận lời xin lỗi muộn màng này. Hắn thấy cái tâm để đến ngày hôm nay nói lên một lời xin lỗi cho nhau thật là trong sáng và đáng quí, thậm chí còn rất hồn nhiên, dễ thương như cái ngày xưa …lũ nhái còn trẻ. Thậm chí hắn còn thấy…bỗng dưng thương thương người bạn mới nhưng cũng là cố nhân này.

Tiếc quá, nếu ngày ấy hắn tìm ra và biết được tác giả thơ nhái đang ngồi trên cây phượng ngay bên cạnh thì hắn có thể đã phóc lên hỏi tội và biết đâu đã …cùng ngồi cho đến bây giờ, và bài thơ nhái sẽ cho ra bao nhiêu là nòng nọc!

Minnesota 2014.

Thanh Mai

* Bài hát “Làm sao mà quên được” của Phạm Duy.

Ý kiến bạn đọc
11/04/202408:37:10
Khách
brightstar health care <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> prescription chanel sunglasses
05/08/201512:09:54
Khách
Chị
Phương Hoa ơi. Cám ơn chị động viên em. Nhưng hứng lâu lâu mới có, hơn nữa thấy thiên hạ viết hay quá tự nhiên mình ....tịt ngòi...Hihi.
05/08/201501:35:49
Khách
Rất dễ thương Thanh Mai ơi ời! Tiếp tục viết đi nhé!
Mình đã nói rồi tháy chưa, TM mà ... Chịu khó múa bút là sẽ có người nhảy vào trêu cho mà xem!
Đang chờ đọc nữa đấy nh
PH
03/08/201518:27:12
Khách
Chương Còm ngày nớ thì sao,
Có được cô nào chọc ghẹo hay không?

Chị BX ơi. Em thích chị kêu...Con Khỉ ghê. Nhớ tụi bạn ngày xưa hay kêu em là Con khỉ đột. Hò hò.
03/08/201518:08:15
Khách
Hoàn cảnh của anh Đức lúc chuyển trường qua học bên Trưng Vương quả là tội thật đó nhen. Rồi chỉ một mình anh chịu không nổi huấn nhục nên mới đổi ra khỏi Trưng Vương thôi hở? Không biết là xui hay hên nhỉ?
Còn hắn trong truyện lúc đó học trong lớp ban văn chương toàn người đẹp yểu điệu tha thướt đã phải lòng một nàng rất xinh, giỏi, và tính tình dễ thương. Tiếc là sau 75 nàng và chàng ko duyên phận mỗi người trôi nỗi một phương trời.
Tác giả thì thuở đó nghịch ngợm lắm, chẳng phải chỉ một mình hắn là nạn nhân đâu anh Đức ui.
01/08/201518:32:26
Khách
Thanh Mai viết văn tài
Lại có tật chọc .......... giai
Cũng may chàng tự ái
Nên mới có ngày ............ bị ........... nắm tai
Hahahaha!
01/08/201515:06:04
Khách
Mời độc giả vô phần Chuyên Mục, vô Lưu Bút, trang 8, đọc bài CỘT ÁO DÀI của tác giả
Cảm ơn tác giả "con khỉ Thanh Mai" dễ thương đã cho tôi một buổi sáng nhớ về ngày xưa rất vui.
Kha Kha Kha
01/08/201513:05:37
Khách
Tôi cũng là nạn nhân của vụ chuyển trường nhưng bị chọc tàn nhẫn hơn nhiều. Khi Taberd bị giải thể tôi qua Võ Trường Toản rồi VTT bị đổi xuống thành cấp 2 nên tôi phải đổi trường năm lớp 12. Bạn tôi rủ tôi đổi qua Trưng Vương với lý do thật dễ thương: “trường chỉ có 50 nam sinh nhưng hơn ngàn người đẹp thì tụi mình như gươm lạc giữa rừng hoa”.
Ngày đầu vào lớp chỉ có bốn nam sinh và hơn năm chục cô nữ sinh nhìn chúng tôi hầm hừ vì nghĩ chúng tôi là người phá cái truyền thống “trường của nữ sinh”. Bốn đứa tôi ngồi im không dám nhúc nhíc. Đến lúc cô chủ nhiệm cho bình bầu chức vụ trong lớp thì bốn đứa chúng tôi chẳng được chức gì vì đám nữ sinh đông hơn gấp 10 lần. Đám con gái dặn nhau nên bầu cho tôi chức trưởng ban vệ sinh lớp và thằng bạn rủ tôi đổi qua làm phó ban. Các chức vụ khác như trưởng lớp, trưởng ban học tập, văn nghệ… đều là nữ sinh
Ngày hôm sau giờ ra chơi, đám con gái đưa chổi và khăn nói bốn đứa tôi trong ban vệ sinh trong lớp nên phải lau chùi bàn nghế. Bạn tôi động viên tôi: “ráng chịu đấm ăn xôi vì có lớp chỉ có hai nam thôi, tụi mình còn may mắn hơn nhiều”. Tuần sau đám con gái trong lớp thấy bọn chúng tôi chì quá nên giao nhiệm vụ mới sau giờ học: rửa nhà vệ sinh. Tôi xin chuyển trường qua Hoàng Hoa Thám tức Bùi Thị Xuân Gia Định sau một tuần học.
Năm ngoái vào facebook tìm lại bạn cũ. Vợ ba đứa chúng nó đều dân Trưng Vương. Bạn tôi cười to khi nhắc lại chuyện xưa: “mấy em càng chọc tức tụi mình là càng thương đó”. Xin được tặng riêng câu này cho “hắn” trong truyện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,224,414
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến