Hôm nay,  

Hoa Phượng Florida

23/07/201500:00:00(Xem: 17166)

Tác giả: Vũ Long Hương
Bài số 3580-17-30130vb4072215

Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại Florida từ nhiều năm trước. Bài Viết Về Nước Mỹ của ông kể về vùng nam Florida, nơi có hoa phượng đỏ gợi nhớ bao kỷ niệm của tuổi trẻ Việt Nam.

* * *

blank
Hoa Phượng trong sân trường Đại Học Florida Atlantic University (FAU).

Mỗi năm hè đến các cô cậu học trò lo học thi lên lớp thi ra trường và cũng là mùa chia tay cuối năm học. Không ai trong chúng ta mà không một lần nghe qua bản nhạc "Nỗi Buồn Hoa Phượng" của nhạc sĩ Thanh Sơn 'Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,...' Biết bao văn thi nhạc sĩ ca ngợi mùa hè và hoa Phượng. Tôi xin mạo muội viết bài này để quí vị cư ngụ các bang ngoài Florida có dịp đi du lịch nghỉ hè hay mùa đông làm chim trốn tuyết bay về miền nắng ấm đông nam nước Mỹ: nam Florida.

Nếu đi vào mùa hè quí vị sẽ có dịp tìm gặp lại hoa Phượng, màu hoa của kho tàng kỷ niệm của một thuở vui buồn tuổi học trò áo trắng dưới mái học đường năm xưa.

Từ sau ngày vong quốc năm 1975, chúng ta rời quê hương Việt Nam yêu dấu bằng mọi cách mọi phương tiện. Sống trên quê hương thứ hai, gần như không ai còn dịp nhìn hoa Phượng.. có lẽ một phần vì phải đương đầu với cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người, phần vì nhiều nõi thời tiết địa lý nằm trong vùng ôn hàn đới khó mà tìm được hoa phượng. Thế nên xin mời quí vỉ viếng vùng nam Florida vào các tháng May, June và July sẽ có dịp ngắm hoa Phượng.

Hai bên liên bang lộ I- 95 từ quận "Bải Dừa Tây" (West Palm Beach) xuôi về nam có nhiều cây Phượng để làm đẹp phong cảnh, các công viên không chỉ có hoa Phượng mà còn rất nhiều loài hoa làm cho mùa hè thêm rực rỡ như hoa Giấy đủ màu sắc, hoa Điệp, hoa Trúc đào v.v Xuôi về Nam đi làng Key West qua khỏi thành phố Miami khoảng một giờ lái xe, chỉ có một xa lộ nối liền các hải đảo, khi đến thành phố Key Largo, quí vị sẽ thấy rất nhiều cây hoa Phượng dọc hai bên đường và rải rác khắp các đường phố, ngoài hoa Phượng màu đỏ rực rỡ, lại có hoa Phượng màu cam nhìn thật là dịu mắt. Phượng màu tím thỉnh thoảng cũng thấy nhưng không nhiều bằng các công viên tại các tiểu bang miền tây.

Trở lại vùng phố Key Largo một ngày nắng đẹp miền Nam bên rừng hoa Phượng Vĩ rực rỡ, nghe giọng ve sầu ca vang vang đâu đây lòng chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ đến một thời áo trắng học trò năm xưa, những cảm giác vui buồn, rộn rã, nao nức của thuở nào hầu như đã quên lãng theo tháng năm, những hình ảnh nét mặt ánh mắt nụ cười tiếng nói của các bạn học trong dĩ vảng như đang sống lại như cô đọng trong một "giây phút" ngắn ngủi, cảm giác như đi trong mơ đã đưa tôi trở lại theo giòng thời gian những năm tháng xa xưa... Ngước nhìn lên bầu trời xanh lơ hoa nắng lấp lánh chen lẫn với màu vàng cam đỏ bay theo những cánh Phượng lung linh rơi theo gió lay, rơi nhẹ nhàng như mưa phùn bay rớt mặt đường trên cỏ xanh, dẩm bước chân trên những cánh Phượng tưởng như những "giọt mưa phượng" còn đọng chưa tan.

Làng Key West du khách có thể đến viếng thăm tư gia của đại văn hào Hemingway và trời biển bao la. Chúng ta chưa được may mắn như nhà văn của xứ Estonia, ông đã trở lại ngôi nhà cũ của ông nội mà thuỡ thơ ấu ông và gia đình đã phải bỏ lại đi lánh nạn, quân Cộng Sản Nga đã xâm chiếm. Thập niên 90, ông đã "Trỡ về mái nhà xưa" và có dịp viết cuốn sách với lời tựa: "You can come home again".


Bao giờ sẽ đến lượt chúng ta trở lại quê xưa, trường cũ với cây đa bóng mát, với giòng sông êm đềm, với đồng ruộng bao la, mà tuổi ấu thơ theo tháng năm lớn lên đầy ắp với bạn bè cùng trường, cùng xóm bao kỹ niệm vui buồn, với cô bạn học cùng lớp mà mỗi lần gặp nhau lòng rộn rã niềm vui ngẩn ngơ dõi trông theo mái tóc đen dài đến mãi tận cuối thôn; hy vọng đến lượt chúng ta được "trở lại mái nhà xưa" sẽ không xa.

blank
Hoa Phượng trong sân trường Đại Học Florida Atlantic University (FAU).

Trở lại mùa hè và hoa Phượng, tôi xin mời các bạn cùng thưởng thức bản nhạc " Phượng Hồng" của Vũ Hoàng, phổ thơ của Đỗ Trung Quân, để nhớ lại tuổi hồng học trò mà mối tình đầu vẫn còn e ấp trong tim chưa lạt phai:

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.

Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.

Mối tình đầu của tôi
Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa.

Dường như không nơi nào trên đất Mỹ mùa đông nắng ấm bằng tiểu bang Florida được mệnh danh là "Sunshine State", nhất là vào mùa đông khi miền bắc ngập dưới tuyết phủ giá băng thì miền nam Florida vẫn chan hòa nắng. Du khách từ miền Bắc Mỹ trốn tuyết về Florida (gọi là "Snow Birds") để tắm nắng tắm biển. Vào mùa đông nhiều du khách đến vùng biển Key Largo, Key West, Miami, West Palm Beaches, nếu giàu tưởng tượng một chút thì chúng ta coi những nơi này như Vũng Tàu, Long Hải, Nước Ngọt hay Phước Hải của Phước Tuy, Bà Rịa năm xưa.

Vùng nam Florida vào mùa hè cũng không quá nóng, nhiệt độ trung bình khoảng 85-90 độ F. Công viên đường phố Key Largo trồng nhiều hoa Phượng nhất so với các thành phố khác, rực rở nỡ hoa vào dịp hè, du khách sẽ có dịp ngắm hoa, nghe lại tiếng ve sầu ca vang vọng khúc nhạc buồn mênh mang như bài "vong quốc hận" và nếu quí vị từ các bang ngoài Florida khi có dịp du lịch vào mùa hè quý vị hỏi thăm bà con đồng hương sẽ được chỉ dẩn đến những nơi có trái chín cây vùng nhiệt đới như trái Xoài, Vải, Nhản, Mít, Ổi, Me, Mản cầu, Thanh Long v.v...

Chương trình phim nhạc Vân Sơn gần đây một DVD nhạc có tựa đề là "Quê Hương Gặp Lại" phim trường phong cảnh là vườn cây hoa trái từ miền Nam tiểu bang Florida. Nhìn hoa phượng và cây trái giống như quê nhà mà cứ tưởng như gặp lại quê hương.

Thì ra chúng ta đang sống yên lành nơi quê hương thứ hai, tuy yên lành hạnh phúc, mà dầu vậy cũng không thể nào quên được cố hương quê nghèo dấu yêu, nơi chúng ta sinh ra và trưởng thành trong ngút ngàn khói lửa chiến tranh, những năm tháng mất mát khổ đau tận cùng của thân phận bại vong tù đày!

Vũ Long Hương

Ý kiến bạn đọc
27/08/201512:31:42
Khách
Nam Florida có thể gọi là nước Việt Nam trong lòng nước Mỹ. Biển đẹp xanh ngắt, nước trong vắt,.. Hầu như hoa, cây trái nhiệt đới gì cũng có, ngay cả nhũng thứ dân dã như lục bình, bình bát, bông trang, huyết vũ,.. Cá bơi đầy dưới sông, hồ, biển.. Rồi rùa, cá sấu, rái cá, ốc, kỳ nhông, kỳ đà, cóc, nhái, sóc, vịt, chim, cò... tự do tự tại. Nếu muốn thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên thì nên đi xe đạp mới thấy. Thỉnh thoảng tôi đạp xe ra công viên chơi, ngắm hoa phượng rơi, rồi lấy hoa làm bướm, nhớ lại kỷ niệm tuổi học trò ép bướm hoa phượng vào lưu bút..
Nhiều người chuyển từ bang lạnh xuống Florida nói rằng không bao giờ quay lại nơi cũ, trong đó có gia đình tôi! Mong rằng ngày càng có nhiều người Việt chuyển xuống nam Florida này sinh sống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,570,283
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến