Hôm nay,  

Khi Đường Nhân Trở Về

18/07/201500:00:00(Xem: 10112)
Tác giả: Túy Trước
Bài số 3575-17-30125vb7071815

Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, hiện là cư dân Austin, Texas. Với bút hiệu Chúc Chân, cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt từ 2001. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Gần đây, cuối 2014, cô có bài “Lục Bình ở Sapa” thấm đẫm tình quê với Bạc Liêu. Bài mới nhất được viết nhân có luận trình của một tiến sĩ người Việt gốc Hoa tại Hồng Kông, cho biết tác giả cũng là người gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam nhưng không biết tiếng tàu.

* * *

Hybrid diaspora and identity-laundering: a study of the return overseas Chinese Vietnamese in Vietnam

Dr Yuk Wah CHAN
(Trần Ngọc Hoa)

Texas tháng Năm 2015vừa qua mưa phá kỷ lục, được khoảng 140 tỷ lít nước, nếu trải đều ra trên toàn diện tích 696,000 cây số vuông của Texas, đổ đồng nước ngập cở 2 tấc (8 inch). Cái xứ lúc nào cũng dao to búa lớn có khác. Còn bên Ca-li đang hạn hán bà con ước gì Texas gởi qua cho chút đỉnh ơn mưa móc. Hè nóng! Nhưng năm nay hứa hẹn sẽ đổ lửa hơn.

Chúng tôi anh em nhà họ Hùng ở Texas và Ca-li cũng đang nóng với đề tài Hybrid Diaspora, tạm dịch Tản Cư Ghép. Bài luận trình của Dr Yuk Wah Chan (tiến sĩ Trần Ngọc Hoa), City University of Hong Kong. Lục Gu Gô, Yuk Wah Chan có khá nhiều bài viết về di dân Á Châu và Việt Nam. Bài “Banh Cuon and Cheung Fan” khiến tôi nghi có thể cô có “dính liếu” khá nhiều tới xứ Việt Nam.

Bài viết Hybrid diaspora …, là một bài viết Anh ngữ chuyên ngành, chử dùng khá “siêu” nhưng anh tôi bảo phải vậy mới “đáng giá” trí thức. Để vui vẻ cả làng, tôi đồng ý và công nhận mặc dù bài vết khá dài và hơi phức tạp, nhưng nội dung bài viết khá lý thú về bà con người Việt gốc Hoa. Tôi xin viết lại đại ý cùng những gì tôi biết về gốc gác của mình thành một bài viết hội nhập thôi, chứ không phải một bản dịch.

Diaspora không có chữ Việt tương đương. Diaspora gốc La Tinh có nghĩa phân tán (disperse). Theo Wikipedia, chữ nầy nguyên dùng để chỉ những đợt di cư tập thể lớn trên thế giới trong những thế kỷ trước, như của dân Irish qua Bắc Mỹ, của dân Do Thái đi khắp nơi, của dân Trung Hoa và dân Ấn Độ qua các nước Á Châu láng giềng. Bài Hybrid diaspora … viết về người Việt gốc Hoa, trong thập niên 70s/80s rời Việt Nam tị nạn chính trị hay kinh tế, đã phân tán sống khắp thế giới.

Tôi tạm dùng Tản Cư cho diaspora, với “tản” dịch nghĩa chử disperse.

Hybrid được hầu hết tự điển on line dịch là “lai”. Tuy nhiên “lai” là pha kết tận chủng tử DNA đi ra, toàn thể từ trong ra ngoài, như cây lai giống, hay con lai. Tôi nghĩ “ghép” hay “tháp”, có thể gần nghĩa hơn. Khi ghép hay tháp ngọn dưa hấu vào gốc bầu chẳng hạn, dây dưa mạnh hơn, nhưng ra trái vẫn là dưa hấu, hình thể trái dưa không thay đổi, DNA dưa vẫn 100% nguyên vẹn giống dưa. Bà con người Việt gốc Hoa, hay gọi theo phương pháp tháp cây là người Việt gốc Hoa, phần đông rất lưu loát cả hai ngôn ngữ Hoa và Việt, hoặc chỉ lưu loát tiếng Việt thôi, như anh em chúng tôi, nhưng theo diện mạo và DNA, chúng tôi là 100% người Hoa.

Người Hoa khi còn ở nguyên quán là “Thoòng dành”(âm Quảng Đông) hay “Từng nán” (âm Tiều Châu) - Đường nhân, người Đường. Nhà Đường là một trong những thời văn minh thịnh trị nhất của Trung Hoa nổi tiếng với nhiều thứ, như thơ Đường chẳng hạn. Qua thời Minh có nhiều Đường nhân đi tị nạn bằng thuyền vì lý do chính trị hoặc kinh tế, đã tới các nước đông nam Á. Những Đường nhân qua Việt Nam được Chúa Nguyễn cấp đất cho định cư ở Đàng Trong, đã trở thành người Tàu (người đến từ những chuyến tàu), khi bị chế riễu thì thành Ba Tàu - Boat People - bà con ta ở hải ngoại nghe rất quen thuộc. Thời đệ nhứt cộng hoà, người Tàu buộc phải nhập Việt tịch và được gọi là Hoa kiều. Yuk Wah Chan nhận xét, khi ở Việt Nam những người Hoa nầy là Hoa kiều. Vào thập niên 70s, 80s, 90s khi rời Việt Nam ra khắp thế giới thì những người Hoa nầy thành người Việt gốc Hoa.

Khi qua Mỹ người Việt gốc Hoa nhập tịch lần nửa, lần nầy tự nguyện tự giác chứ không bị bắc buộc, thì bà con ta trở thành người Mỹ-gốc-Việt-gốc-Hoa. Qua Pháp thì thành người Pháp-gốc-Việt-gốc-Hoa. Qua Úc thì thành người Úc-gốc-Việt-gốc-Hoa. Qua Canada thì thành,…. Vân vân và vân vân,…

Qua thập niên 90s, 2000s, Yuk Wah Chan nhận xét, khi người Việt-gốc-Hoa-gốc-Thế Giới nầy về Việt Nam, đi chơi du lịch, hay đi “làm ăn” thì trở thành Việt kiều. Việt kiều nói chung thời gian đầu về Việt Nam không được “cưng” cho lắm. Mãi đến khi Việt Nam vì lý do kinh tế, đổi chính sách từ chuyên chính qua Đổi Mới, Việt kiều được “cưng” hơn để thu hút vào Việt Nam du lịch hay đầu tư nhiều hơn. Yuk Wah Chan sống ở Hồng Kông, nên bài viết nghiêng nhiều về Hoa kiều từ Việt Nam sống ở Hồng Kông và Đài Loan. Từ những Hoa kiều ở miền Nam “đi chuôi” vì lý do quân dịch trên những chuyến tàu hàng qua Hồng Kông trước năm 1975, đến Boat People đi bán chính thức sau trận chiến Hoa Việt 1979, vượt biển trên các tàu đánh cá nhỏ bé. Khi nói về những Boat People thời nầy phần lớn cộng đồng người Việt hải ngoại chỉ nghĩ đến dân miền Nam thôi. Ở miền bắc thời nẩy dân Hoa kiều cũng được đăng ký “đi” như trong nam. Phần lớn những Boat People từ miền bắc trôi qua Hồng Kông, trong khi phần lớn Boat People từ miền nam trôi qua các nước đông nam Á như Thái Lan, Mã Lai, In-Đô.

Tôi cám ơn Yuk Wah Chan đã viết về những người tị nạn Hoa kiều từ miền bắc lúc đó. Lâu nay khi nói tới bà con Boat People vào thời nầy (trong đó có gia đình tôi), tôi chỉ nghĩ đến bà con ra đi bán chính thức ở miền nam thôi, và không dè trong đó có Hoa kiều ra đi từ miền bắc.

Thập niên 80s chuyện những thãm cảnh của dân tị nạn ở trại tị nạn Hồng Kông tôi có nghe. Lúc đó tôi có qua Hồng Kông trong những chuyến đi làm trong hảng. Có lần tôi tới gặp một ông cụ người Hồng Kông tên Michael Lee, một nhà sản xuất búp bê nghệ thuật. Ông có một tấm lòng thiện nguyện to lớn, mỗi tuần ông vào trại tị nạn dạy bà con Việt Nam làm bùp bê, rồi ông mang ra bán để đổi thực phẫm và đồ đạc cần dùng mang về cho bà con. Nhưng vì tôi không có vào trại nên không rỏ gốc gác dân tị nạn ở đây.

Yuk Wah Chan có qua Việt nam phỏng vấn một Hoa kiều ở phố hàng Buồm, Hà Nội. Ông sinh năm 1957 và lớn lên ở Hà Nội, giọng nói nghe châm biếm hơi cay đắng ông bảo:

“Mấy đường phố nầy trước đây người Tàu ở đầy … năm 1979 đi hết. Hồi đó có nhiều gia đình người Tàu bán vịt quay ở đây, nhưng chỉ gia đình tôi bị rớt lại sau 1979… hồi 1979, người Tàu chạy hết… Vâng, có nhiều bạn bè tôi trở về thăm từ khắp nơi trên thế giới. Một số từ Anh, một số từ Hồng Kông, cũng có từ Canada … chúng tôi gặp lại nhau mừng lắm. Chúng tôi nói tiếng Tàu, thỉnh thoảng tiếng Việt…. Nhưng họ là Việt kiều rồi, còn tôi vẫn là một Hoa kiều!”

Theo Yuk Wah Chan những người Việt kiều Hoa gốcViệt tị nạn nầy, khi về Việt Nam được gọi là người Việt hải ngoại, khi qua Trung Quốc được gọi là người Hoa hải ngoại. Sau 1975, có ba đợt người Hoa ở Việt Nam chạy tị nạn. Đợt đầu 1976-1978 ở miền nam (trong đó có tôi) chạy khi thấm mùi chuyên chính - bị đánh tư sản. Đợt nhì 1979-1982, sau trận chiến Hoa Việt ở biên giới hai nước, Hoa kiều ở cả hai miền, được cho “về nước” hoặc lên tàu vượt biên bán chính thức. Đợt ba từ 1988 tới 1989, phần lớn ở miền bắc, đi tị nạn vì kinh tế khó khăn.

Ngày nay những người Thế giới-gốc-Việt-gốc-Hoa nầy, là Hoa kiều, là Việt kiều, hay là Thế Giới kiều, đã đi vì tự do, đã về vì thân hửu, đôi khi không biết nhận danh mình sao cho đúng. Nhưng dòng lục bình trôi bây giờ đã bắt gốc rồi, có nên nhổ để trôi tiếp hay không? Nhổ hay không tùy người, tùy ý. Các thế hệ hậu duệ kế tiếp chắc không hơi sức đâu mà thắc mắc.

Tôi có người bạn Mỹ, họ OBrien. Năm ngoái anh cùng gia đình đi Âu Châu chơi. Anh bảo có “về xứ” Ireland (Ái Nhỉ Lan) của họ OBrien, có tìm ra được gốc gác mấy đời cố. Những người tị nạn Irish đầu tiên đã ra đi giửa thế kỷ 19, hơn 150 năm trước trong đại nạn đói Great Famine, qua Mỹ vào thời đó. Anh nói ở Mỹ, lên Boston thấy mấy nhà cổ trên trăm năm trầm trồ, qua Island, so với những kiến trúc còn lại từ hồi thế kỷ 15, 16 thấm tháp gì. Tôi hỏi anh có gặp lại bà con nào không. Cười hiền anh nói có biết ai bà con đâu, họ OBrien hà rầm. Tìm thì tìm cho vui thôi. Cũng may cho anh dòng họ còn sổ sách để dò.

Những người Mỹ gốc Hoa có tổ tiên đi tìm vàng ở San Francisco xưa chắc cũng có thể tra đăng bạ tìm các cụ cố của mình. Còn những Đường nhân trôi qua nam Á, theo dòng đổ qua Việt Nam tị nạn, về sau đám hậu duệ rời Việt Nam thành Boat People đi tị nạn lần nửa, có khi đựơc qua Pháp định cư, sau đó đoàn tụ gia đình ở Mỹ. Những Việt kiều nầy, người Mỹ-gốc-Pháp-gốc-Việt-gốc-Hoa (một nhận danh đầy đủ!), muốn tìm về gốc gác cụ cố cũng khó, vì đâu có hồ sơ gì khi Chúa Nguyễn cho các cụ nhập cư Việt Nam khi xưa.

Tháng Sáu, 2015

Túy Trước

Ý kiến bạn đọc
18/07/201513:52:26
Khách
Xin cám ơn bài viết rất hay và cung cấp nhiều kiến thức giá trị của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến