Tác giả: Lưu Nguyễn
Bài số 3574-17-30124vb6071715
Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Bà bạn tôi được đứa cháu đón qua Mỹ sáu tháng “cưỡi ngựa xem hoa” ở vài Tiểu Bang. Trước khi xuống ngựa, lên máy bay hồi hương, bà gọi tôi than “khổ quá” khi biết chuyện thằng cháu là một bác sĩ tài giỏi ở VN, được gia đình vợ bảo lãnh qua Mỹ, đã phải bỏ nghề vì bằng cấp XHCN bị “kỳ thị” tại Mỹ. Tôi trả lời bà rằng:
- Không hề có chuyện “kỳ thị bằng cấp” nơi xứ sở, dù được mang danh là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cháu bà sẽ được trọng dụng, khi đã hội đủ điều kiện cần phải có tại Mỹ.
- Điều kiện cần phải có, mà phải có cái gì ?
- Phải có cái Giấy Phép Hành Nghề Bác Sĩ Y Khoa, tiếng Mỹ gọi là “Medical License”.
- Làm sao có được Giấy Phép Hành Nghề?
- Thì phải thi, chẳng hạn như thi lấy “Drive License”. Thi, thi và tiếp tục thi cho đến khi nào đỗ đạt mới được phép lái ô tô.
- Cháu tôi qua Mỹ đã hơn bốn năm, chỉ vài tháng đến Mỹ nó đã có bằng lái xe, tôi nghĩ là nó đã thi gì đó rồi, nhưng bị …
- Bị …thất bại, rồi đổ thừa bị này bị nọ!
- Bà nói gì?
- Nói về chuyện ai đó nghi ngờ nước Mỹ, “kỳ thị bằng cấp” Bác Sĩ đem từ Việt Nam XHCN qua Mỹ, mà không được đem ra xài đó mà.
Thật ra không có chuyện nước Mỹ “kỳ thị bằng cấp”. Những Bác Sĩ tốt nghiệp tại Việt Nam, khi đến Mỹ, họ và “bằng cấp” được đối xử công bằng, không hề bị chèn ép, bắt buộc phải đến trường học thêm, hoặc phải học lại bất cứ môn học nào trong hệ thống đào tạo Bác Sĩ Y Khoa tại Mỹ. Nói cho dễ hiểu là những Bác Sĩ đến từ Việt Nam, muốn tiếp tục hành nghề tại Mỹ, họ chỉ cần chứng minh được kiến thức và khả năng thực sự của mình, qua Hội Đồng Giám Định Y Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ, với những “bước” thi sau đây:
Bước 1) Thi United States Medical Licensing Examination-Step.1, thi trong một ngày. Kỳ thi này sinh viên Y Khoa trên toàn nước Mỹ, thi vào khoảng gần cuối năm thứ hai, họ gọi là First Board. Phải đậu First Board sinh viên mới được học tiếp lên năm thứ ba.
Bước 2) Thi United States Medical Licensing Examination-Step. 2/Second Board. Kỳ thi này thi trong hai ngày, sau khi đã hoàn tất năm thứ ba, đang học năm thứ tư.
- Ngày thứ nhất của Second Board thi kiến thức lâm sàng/Clinical Knowledge(CK)
- Ngày thứ hai của Second Board thi kỹ năng lâm sàng/Clinical Skills(CS).
Sau khi thi đậu hai bước First Board và Second Board, người bác sĩ tốt nghiệp tại VN, được xem như đã tốt nghiệp văn bằng Bác Sĩ Y Khoa (Doctor of Medicine) tại Mỹ, được công nhận bởi Hội đồng Kiểm Định Giáo Dục Đại Học Y khoa/The Accreditation Council for Graduate Medical Education.
Mặc dù đã ngon lành vượt qua 2 bước thi, “tân” Bác Sĩ Y Khoa còn phải thành công trong các buổi phỏng vấn, để được nhận làm Medical Resident/Bác Sĩ Tập Sự trong Bệnh Viện (lương năm căn bản khoảng từ $38,000 đến $48,000). Thời gian tập sự khoảng 3 năm hoặc lâu hơn, tùy theo chuyên ngành mình chọn, mới có thể được cấp Giấy Phép Thực Tập/Licensed to Practice. Trong thời gian Tập Sự, nộp đơn xin Giấy Phép Hành Nghề. Đây là bước thi cuối cùng trong các bước thi USMLE, để có được Giấy Phép Hành Nghề Bác Sĩ Y Khoa (MD) một cách độc lập, không có sự giám sát của một Bác sĩ thực thụ (attending physician) như khi đang làm Bác Sĩ nội trú (residency) tại bệnh viện.
Bước.3) Thi United States Medical Licensing Examination/Third Board cũng thi trong hai ngày, được tài trợ bởi The Federation of State Medical Boards/Liên Hiệp Hội Đồng Y Khoa Tiểu Bang và The National Board of Medical Examiners /Hội Đồng Giám Khảo Y Khoa Quốc Gia.
- Ngày thứ nhất của Third Board, thi Foundations of Independent Practice/Căn bản thực hành độc lập, tập trung vào việc đánh giá các kiến thức về nguyên tắc Y học và Khoa học cơ bản cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe hiệu quả…
- Ngày thứ hai của Third Board, thi Advanced Clinical Medicine/Y học lâm sàng nâng cao, tập trung vào đánh giá khả năng áp dụng kiến thức toàn diện về sức khỏe và bệnh tật trong bối cảnh quản lý bệnh nhân và những biểu hiện tiến triển của bệnh theo thời gian…
Tôi mới diễn giải qua loa được đến đây (dựa theo tài liệu các “Bác Sĩ Google” cung cấp). Bà bạn đã nóng nảy kêu lên:
- Giời ơi, thi gì mà thi lắm thế, mà thi toàn bằng tiếng Mỹ phải không?
- Giời đất gì, chả lẽ lại thi bằng tiếng Việt Nam XHCN. Tôi hỏi bà nha: Hiện nay bên Việt Nam, thời gian sinh viên bắt đầu theo học cho đến khi được hành nghề Bác Sĩ Y Khoa, phải mất trong bao lâu?
- Sau khi đã tốt nghiệp Trung Học, phải giỏi lắm mới thi đậu được vào Đại Học Y Khoa. Tổng cộng thời gian học và hành (thực tập) trong 6 năm có bằng Bác Sĩ ra đi làm, không cần phải thi lấy Giấy Phép Hành Nghề.
- Để coi Việt Nam giỏi lắm, chỉ cần 6 năm đào tạo một Bác Sĩ Y Khoa. Trong khi tại Mỹ, toàn là những sinh viên ưu tú được tuyển chọn vào trường Y, mà đã phải học và hành vất vả ít nhất là trong 11 năm.
Sự cách biệt về thời gian đào tạo Bác Sĩ Y Khoa giữa hai nước quá lớn. Đó là lý do tại sao những Bác Sĩ từ Việt Nam đến Mỹ định cư, muốn được tiếp tục hành nghề, gần như tất cả đã phải ngậm ngùi ca bài thi USMLE “không ăn ớt thế mà cay” và tìm công việc khác để mưu sinh. Mặc dù nước Mỹ đã dành cho họ sự ưu đãi đặc biệt. Đó là họ chỉ cần đậu đạt 3 bước thi căn bản USMLE như tôi đã trình bày, họ không phải tốn công sức học hành khó nhọc, thi tới thi lui trong suốt 11 năm, chưa đề cập đến số tiền học phí, sinh viên USA phải trả, chỉ tính riêng cho 4 năm Đại Học Y Khoa đã lên đến trên, dưới hai trăm ngàn Mỹ kim.
Trên đất nước Hoa Kỳ, “em” nào xây mộng ước tương lai hành nghề Bác Sĩ Y Khoa, đều đã hiểu rất rõ là mình sẽ phải vượt qua những chặng đường rất dài, đầy gian khổ trước mặt. Vì thế, “em” biết mình phải chuẩn bị những gì, học hành ra sao để chen chân vào được ngành Y Khoa, sau khi tốt nghiệp Đại Học.
Tốt nghiệp Đại Học 4 năm, có được văn bằng Cử Nhân Khoa Học (Bachelor of Science) trong tay rồi. Đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu, giai đoạn cần học thật giỏi những môn cần phải học, để chuẩn bị vào trường Y Khoa (Preparing for Medical School). Ngoài ra, còn phải lo học thi Medical College Admission Test (MCAT).
Sau khi đã có điểm thi MCAT, sinh viên cần sớm hoàn tất hồ sơ xin vào Đại Học Y Khoa. Trong hồ sơ gồm có: đơn xin nhập học, phiếu điểm GPA Đại Học, điểm MCAT, những Thư giới thiệu và một bài Luận Văn (nội dung bài luận văn, cần phải viết sao cho thuyết phục được tâm ý người đọc).
Hồ sơ xin vào Đại Học Y Khoa, được gởi đến The American Medical College Application Service (AMCAS). Nhiệm vụ của AMCAS là xem xét hồ sơ và chuyển đến những trường Đại Học Y Khoa mà sinh viên đã chọn, trong số hơn 140 trường Y Khoa trên toàn nước Mỹ. Một sinh viên trung bình chọn vào khoảng 10 - 15 trường (xét thấy phù hợp với khả năng của mình) để nộp đơn.
Nhà trường nhận được hồ sơ của sinh viên xin nhập học, do AMCAS chuyển đến. Sau khi nhìn tổng quát vào số điểm trung bình (GPA), điểm MCAT, nội dung bài luận văn, thư giới thiệu, việc làm thiện nguyện, v.v...
Nếu thấy hồ sơ có thể đạt được yêu cầu tuyển chọn của nhà trường rồi, nhưng cần duyệt xét kỹ càng hơn, trước khi quyết định gọi phỏng vấn. Nhà trường sẽ gởi thư yêu cầu sinh viên hoàn tất Đơn Xin Nhập Học lần thứ II (Secondary Application) phải nộp lại cho đúng kỳ hẹn, như đã ghi trong thư. Nếu nộp trễ, coi như hồ sơ đã bị loại bỏ. Trong Đơn Xin Nhập Học lần thứ II, sinh viên phải trả lời một số câu hỏi nhà trường đặt ra và phải viết thêm một bài luận văn nữa.
Khoảng vài tuần lễ, sau khi Đơn Xin Nhập Học lần thứ II (Secondary Application) được gởi đi, sinh viên (may mắn) sẽ nhận được Thư Mời Phỏng Vấn. May mắn thật đó, vì hàng năm mỗi trường Đại Học Y Khoa, nhận được nhiều hơn 5.000 đơn xin nhập học (thậm chí có trường nhận được tới 13.590 đơn, như Drexel University College of Medicine ở Philadelphia, Pennsylvania). Sinh viên được gọi phỏng vấn khoảng từ 8 – 10%. Vì thế, cuộc phỏng vấn này rất quan trọng. Sau cuộc phỏng vấn, sinh viên sẽ nhận được thư Từ Chối, hoặc nhận được thư Chúc Mừng.
Sau đây là 3 trường Đại Học Y Khoa tuyển sinh trong cùng một năm với điểm GPA và MCAT cao nhất, thấp nhất và cao trung bình như sau:
1 - Harvard Medical School có số đơn nộp: 7.139, gọi phỏng vấn: 933 (13%), nhận: 167 (2.3%). Điểm GPA: 3.98 (tối đa 4) Điểm MCAT: 37 (trong tổng số 45). Học phí mỗi năm: $53.581
2 - Meharry School of Medicine có số đơn nộp: 5.473, gọi phỏng vấn: 478 (9%), nhận: 105 (1.9%). Điểm GPA: 3.52 Điểm MCAT: 27 (trong tổng số 45). Học phí mỗi năm: $45.213)
3 - UC Davis School of Medicine có số đơn nộp: 5.901, gọi phỏng vấn: 499 (8%), nhận: 104 (1.8%). Điểm GPA: 3.71 Điểm MCAT: 32 (trong tổng số 45) Học phí mỗi năm: $37.528, ngoài tiểu bang $49.733 (UC Davis rất đặc biệt đối với gia đình Lưu Nguyễn, là vì 5 trong 6 đứa con thân yêu, chúng đã tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học tại ngôi trường này, đứa con thứ 6 là út An tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học tại SDSU, đang là sinh viên Nha Khoa năm thứ ba tại Case Western Reserve University)
Như vậy thực tế đã cho thấy: để được trúng tuyển vào các trường Đại Học Y Khoa (Nha, Dược). Sinh viên đã phải cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Vậy mà chỉ trong 40 năm, đã có mấy ngàn con em Việt Nam thành đạt, với học vị Bác Sĩ Y Khoa (MD/DO/MPD), Bác Sĩ Nha Khoa (DMD/DDS) hoặc Bác Sĩ Dược Khoa (Pharm.D). Như vậy, hẳn là không có sự “kỳ thị chủng tộc” cũng như “kỳ thị bằng cấp” tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hy vọng bà bạn thân yêu cố gắng hiểu giùm nha.
Lưu Nguyễn
Bài số 3574-17-30124vb6071715
Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
* * *
Bà bạn tôi được đứa cháu đón qua Mỹ sáu tháng “cưỡi ngựa xem hoa” ở vài Tiểu Bang. Trước khi xuống ngựa, lên máy bay hồi hương, bà gọi tôi than “khổ quá” khi biết chuyện thằng cháu là một bác sĩ tài giỏi ở VN, được gia đình vợ bảo lãnh qua Mỹ, đã phải bỏ nghề vì bằng cấp XHCN bị “kỳ thị” tại Mỹ. Tôi trả lời bà rằng:
- Không hề có chuyện “kỳ thị bằng cấp” nơi xứ sở, dù được mang danh là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cháu bà sẽ được trọng dụng, khi đã hội đủ điều kiện cần phải có tại Mỹ.
- Điều kiện cần phải có, mà phải có cái gì ?
- Phải có cái Giấy Phép Hành Nghề Bác Sĩ Y Khoa, tiếng Mỹ gọi là “Medical License”.
- Làm sao có được Giấy Phép Hành Nghề?
- Thì phải thi, chẳng hạn như thi lấy “Drive License”. Thi, thi và tiếp tục thi cho đến khi nào đỗ đạt mới được phép lái ô tô.
- Cháu tôi qua Mỹ đã hơn bốn năm, chỉ vài tháng đến Mỹ nó đã có bằng lái xe, tôi nghĩ là nó đã thi gì đó rồi, nhưng bị …
- Bị …thất bại, rồi đổ thừa bị này bị nọ!
- Bà nói gì?
- Nói về chuyện ai đó nghi ngờ nước Mỹ, “kỳ thị bằng cấp” Bác Sĩ đem từ Việt Nam XHCN qua Mỹ, mà không được đem ra xài đó mà.
Thật ra không có chuyện nước Mỹ “kỳ thị bằng cấp”. Những Bác Sĩ tốt nghiệp tại Việt Nam, khi đến Mỹ, họ và “bằng cấp” được đối xử công bằng, không hề bị chèn ép, bắt buộc phải đến trường học thêm, hoặc phải học lại bất cứ môn học nào trong hệ thống đào tạo Bác Sĩ Y Khoa tại Mỹ. Nói cho dễ hiểu là những Bác Sĩ đến từ Việt Nam, muốn tiếp tục hành nghề tại Mỹ, họ chỉ cần chứng minh được kiến thức và khả năng thực sự của mình, qua Hội Đồng Giám Định Y Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ, với những “bước” thi sau đây:
Bước 1) Thi United States Medical Licensing Examination-Step.1, thi trong một ngày. Kỳ thi này sinh viên Y Khoa trên toàn nước Mỹ, thi vào khoảng gần cuối năm thứ hai, họ gọi là First Board. Phải đậu First Board sinh viên mới được học tiếp lên năm thứ ba.
Bước 2) Thi United States Medical Licensing Examination-Step. 2/Second Board. Kỳ thi này thi trong hai ngày, sau khi đã hoàn tất năm thứ ba, đang học năm thứ tư.
- Ngày thứ nhất của Second Board thi kiến thức lâm sàng/Clinical Knowledge(CK)
- Ngày thứ hai của Second Board thi kỹ năng lâm sàng/Clinical Skills(CS).
Sau khi thi đậu hai bước First Board và Second Board, người bác sĩ tốt nghiệp tại VN, được xem như đã tốt nghiệp văn bằng Bác Sĩ Y Khoa (Doctor of Medicine) tại Mỹ, được công nhận bởi Hội đồng Kiểm Định Giáo Dục Đại Học Y khoa/The Accreditation Council for Graduate Medical Education.
Mặc dù đã ngon lành vượt qua 2 bước thi, “tân” Bác Sĩ Y Khoa còn phải thành công trong các buổi phỏng vấn, để được nhận làm Medical Resident/Bác Sĩ Tập Sự trong Bệnh Viện (lương năm căn bản khoảng từ $38,000 đến $48,000). Thời gian tập sự khoảng 3 năm hoặc lâu hơn, tùy theo chuyên ngành mình chọn, mới có thể được cấp Giấy Phép Thực Tập/Licensed to Practice. Trong thời gian Tập Sự, nộp đơn xin Giấy Phép Hành Nghề. Đây là bước thi cuối cùng trong các bước thi USMLE, để có được Giấy Phép Hành Nghề Bác Sĩ Y Khoa (MD) một cách độc lập, không có sự giám sát của một Bác sĩ thực thụ (attending physician) như khi đang làm Bác Sĩ nội trú (residency) tại bệnh viện.
Bước.3) Thi United States Medical Licensing Examination/Third Board cũng thi trong hai ngày, được tài trợ bởi The Federation of State Medical Boards/Liên Hiệp Hội Đồng Y Khoa Tiểu Bang và The National Board of Medical Examiners /Hội Đồng Giám Khảo Y Khoa Quốc Gia.
- Ngày thứ nhất của Third Board, thi Foundations of Independent Practice/Căn bản thực hành độc lập, tập trung vào việc đánh giá các kiến thức về nguyên tắc Y học và Khoa học cơ bản cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe hiệu quả…
- Ngày thứ hai của Third Board, thi Advanced Clinical Medicine/Y học lâm sàng nâng cao, tập trung vào đánh giá khả năng áp dụng kiến thức toàn diện về sức khỏe và bệnh tật trong bối cảnh quản lý bệnh nhân và những biểu hiện tiến triển của bệnh theo thời gian…
Tôi mới diễn giải qua loa được đến đây (dựa theo tài liệu các “Bác Sĩ Google” cung cấp). Bà bạn đã nóng nảy kêu lên:
- Giời ơi, thi gì mà thi lắm thế, mà thi toàn bằng tiếng Mỹ phải không?
- Giời đất gì, chả lẽ lại thi bằng tiếng Việt Nam XHCN. Tôi hỏi bà nha: Hiện nay bên Việt Nam, thời gian sinh viên bắt đầu theo học cho đến khi được hành nghề Bác Sĩ Y Khoa, phải mất trong bao lâu?
- Sau khi đã tốt nghiệp Trung Học, phải giỏi lắm mới thi đậu được vào Đại Học Y Khoa. Tổng cộng thời gian học và hành (thực tập) trong 6 năm có bằng Bác Sĩ ra đi làm, không cần phải thi lấy Giấy Phép Hành Nghề.
- Để coi Việt Nam giỏi lắm, chỉ cần 6 năm đào tạo một Bác Sĩ Y Khoa. Trong khi tại Mỹ, toàn là những sinh viên ưu tú được tuyển chọn vào trường Y, mà đã phải học và hành vất vả ít nhất là trong 11 năm.
Sự cách biệt về thời gian đào tạo Bác Sĩ Y Khoa giữa hai nước quá lớn. Đó là lý do tại sao những Bác Sĩ từ Việt Nam đến Mỹ định cư, muốn được tiếp tục hành nghề, gần như tất cả đã phải ngậm ngùi ca bài thi USMLE “không ăn ớt thế mà cay” và tìm công việc khác để mưu sinh. Mặc dù nước Mỹ đã dành cho họ sự ưu đãi đặc biệt. Đó là họ chỉ cần đậu đạt 3 bước thi căn bản USMLE như tôi đã trình bày, họ không phải tốn công sức học hành khó nhọc, thi tới thi lui trong suốt 11 năm, chưa đề cập đến số tiền học phí, sinh viên USA phải trả, chỉ tính riêng cho 4 năm Đại Học Y Khoa đã lên đến trên, dưới hai trăm ngàn Mỹ kim.
Trên đất nước Hoa Kỳ, “em” nào xây mộng ước tương lai hành nghề Bác Sĩ Y Khoa, đều đã hiểu rất rõ là mình sẽ phải vượt qua những chặng đường rất dài, đầy gian khổ trước mặt. Vì thế, “em” biết mình phải chuẩn bị những gì, học hành ra sao để chen chân vào được ngành Y Khoa, sau khi tốt nghiệp Đại Học.
Tốt nghiệp Đại Học 4 năm, có được văn bằng Cử Nhân Khoa Học (Bachelor of Science) trong tay rồi. Đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu, giai đoạn cần học thật giỏi những môn cần phải học, để chuẩn bị vào trường Y Khoa (Preparing for Medical School). Ngoài ra, còn phải lo học thi Medical College Admission Test (MCAT).
Sau khi đã có điểm thi MCAT, sinh viên cần sớm hoàn tất hồ sơ xin vào Đại Học Y Khoa. Trong hồ sơ gồm có: đơn xin nhập học, phiếu điểm GPA Đại Học, điểm MCAT, những Thư giới thiệu và một bài Luận Văn (nội dung bài luận văn, cần phải viết sao cho thuyết phục được tâm ý người đọc).
Hồ sơ xin vào Đại Học Y Khoa, được gởi đến The American Medical College Application Service (AMCAS). Nhiệm vụ của AMCAS là xem xét hồ sơ và chuyển đến những trường Đại Học Y Khoa mà sinh viên đã chọn, trong số hơn 140 trường Y Khoa trên toàn nước Mỹ. Một sinh viên trung bình chọn vào khoảng 10 - 15 trường (xét thấy phù hợp với khả năng của mình) để nộp đơn.
Nhà trường nhận được hồ sơ của sinh viên xin nhập học, do AMCAS chuyển đến. Sau khi nhìn tổng quát vào số điểm trung bình (GPA), điểm MCAT, nội dung bài luận văn, thư giới thiệu, việc làm thiện nguyện, v.v...
Nếu thấy hồ sơ có thể đạt được yêu cầu tuyển chọn của nhà trường rồi, nhưng cần duyệt xét kỹ càng hơn, trước khi quyết định gọi phỏng vấn. Nhà trường sẽ gởi thư yêu cầu sinh viên hoàn tất Đơn Xin Nhập Học lần thứ II (Secondary Application) phải nộp lại cho đúng kỳ hẹn, như đã ghi trong thư. Nếu nộp trễ, coi như hồ sơ đã bị loại bỏ. Trong Đơn Xin Nhập Học lần thứ II, sinh viên phải trả lời một số câu hỏi nhà trường đặt ra và phải viết thêm một bài luận văn nữa.
Khoảng vài tuần lễ, sau khi Đơn Xin Nhập Học lần thứ II (Secondary Application) được gởi đi, sinh viên (may mắn) sẽ nhận được Thư Mời Phỏng Vấn. May mắn thật đó, vì hàng năm mỗi trường Đại Học Y Khoa, nhận được nhiều hơn 5.000 đơn xin nhập học (thậm chí có trường nhận được tới 13.590 đơn, như Drexel University College of Medicine ở Philadelphia, Pennsylvania). Sinh viên được gọi phỏng vấn khoảng từ 8 – 10%. Vì thế, cuộc phỏng vấn này rất quan trọng. Sau cuộc phỏng vấn, sinh viên sẽ nhận được thư Từ Chối, hoặc nhận được thư Chúc Mừng.
Sau đây là 3 trường Đại Học Y Khoa tuyển sinh trong cùng một năm với điểm GPA và MCAT cao nhất, thấp nhất và cao trung bình như sau:
1 - Harvard Medical School có số đơn nộp: 7.139, gọi phỏng vấn: 933 (13%), nhận: 167 (2.3%). Điểm GPA: 3.98 (tối đa 4) Điểm MCAT: 37 (trong tổng số 45). Học phí mỗi năm: $53.581
2 - Meharry School of Medicine có số đơn nộp: 5.473, gọi phỏng vấn: 478 (9%), nhận: 105 (1.9%). Điểm GPA: 3.52 Điểm MCAT: 27 (trong tổng số 45). Học phí mỗi năm: $45.213)
3 - UC Davis School of Medicine có số đơn nộp: 5.901, gọi phỏng vấn: 499 (8%), nhận: 104 (1.8%). Điểm GPA: 3.71 Điểm MCAT: 32 (trong tổng số 45) Học phí mỗi năm: $37.528, ngoài tiểu bang $49.733 (UC Davis rất đặc biệt đối với gia đình Lưu Nguyễn, là vì 5 trong 6 đứa con thân yêu, chúng đã tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học tại ngôi trường này, đứa con thứ 6 là út An tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học tại SDSU, đang là sinh viên Nha Khoa năm thứ ba tại Case Western Reserve University)
Như vậy thực tế đã cho thấy: để được trúng tuyển vào các trường Đại Học Y Khoa (Nha, Dược). Sinh viên đã phải cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Vậy mà chỉ trong 40 năm, đã có mấy ngàn con em Việt Nam thành đạt, với học vị Bác Sĩ Y Khoa (MD/DO/MPD), Bác Sĩ Nha Khoa (DMD/DDS) hoặc Bác Sĩ Dược Khoa (Pharm.D). Như vậy, hẳn là không có sự “kỳ thị chủng tộc” cũng như “kỳ thị bằng cấp” tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hy vọng bà bạn thân yêu cố gắng hiểu giùm nha.
Lưu Nguyễn
- Từ khóa :
- Sacramento
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Hoa Kỳ
- ,
- Davis
- ,
- Mỹ
- ,
- ,
- Việt Nam
- ,
- Medical
Saint Jáme la truong Y khoa o ngoai nuoc My, Caribean. Rat de duoc nhan vao hoc, khong can thi tuyen vao, gia lai re..... Nhung quan trong la sau 4 nam. Ti le bao nhieu nguoi pass USMLE step 1 and 2. Da so phai mat 1-2 nam lam research, on lai ma co hoi duoc nhan vao lam residency (noi tru) rat thap.
Bac si Tri.
Trong bài "Bằng Cấp Bị Kỳ Thị tại Mỹ? " có những chữ tắt về học vị Bác Sĩ Y Khoa (MD/DO/MPD).
Thưa bạn Nguyen,
MD được viết tắt bởi hàng chữ "Doctor of Medicine"
DO được viết tắt bởi hàng chữ "Doctor of Osteopathic Medicine"
DPM được viết tắt bởi hàng chữ "Doctor of Podiatric Medicin"
(rất mong quí độc gỉa thứ lỗi đã viết nhầm thứ tự là MPD trong bài viết)
Kính
LưuNguyễn
de duoc hoc hoi them. Cam on tac gia.
Cam on tac gia