Hôm nay,  

Lão Truyền Giống

06/07/201500:00:00(Xem: 14009)

Tác giả: Trần Thiện Phi Hùng
Bài số 3562-16-30112vb2070615

Trước Tháng Tư 1975, ông là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đy là bài viết mới nhất.

* * *

Tôi không biết gì về lý thuyết hay kỹ thuật truyền giống. Tôi không học ngành y. Tôi không là Bác sĩ hay Y tá, cũng chưa từng làm bất cứ công việc nào ở các bệnh viện hay nhà thương sản khoa.

Tôi không biết gì để có thể giúp cho những Cô hay Bà hiếm muộn có thể sinh ra những đứa con như một ông bác sĩ nào đó ở My.

Tôi nghe kể là có ông bác sĩ kinh nghiệm lâu năm về khoa cấy ghép sao đó, giúp cho các cặp vợ chng hiếm muộn sinh con. Công việc xuông xẻ cho tới ngàycó hai cặp vợ chồng kia đưa con đi khám bệnh cùng một phòng mạch bác sĩ. Thấy hai đứa trẻ quá giống nhau và trong lúc trò chuyện mới biết là cả hai bà mẹ đều bị hiếm muộn và cùng được một ông bác sĩ giúp cho mang thai. Chuyện rắc rối sao đó đưa tới việc hai đứa trẻ được đưa đi thử DNA và kết quả không phải là con của chồng. Nội vụ ra Tòa và sự việc phơi bày ra ánh sáng là: thay vì lấy tinh trùng của Chồng để ghép cho Vợ thì Ông bác sĩ nầy lấy tinh trùng của mình để ghép và kết quả trên 10 năm làm việc nầy đã có trên 100 người con mang dòng máu của Ông ta. Ra tòa ông bác sĩ này còn chống chế là ông đã giúp cho ra đời những đứa con có gien di tuyền thông minh của một bác sĩ như ông ta.

Tôi cũng không như Thành Cát Tư Hãn có nhiều Con Cháu ở nhiều quốc gia Âu Châu cũng như Á Châu.

Vậy mà vào lúc tuổi đã già, thân đã xuội, cn có người gọi tôi là lão truyền giống. Mà còn truyền luôn đi hai ba châu lục. Cái giống gì mà ghê vậy? Xin đừng nóng ruột. Đây là chuyện dông dài. Không kể gọn được.

*

Tôi chỉ là một người dân bình thường. Sinh ra giữa Thế chiến thứ hai; ở thành phố miền Tây cuối thế chiến thứ hai; Ba mẹ tôi phải tản cư về quê ngoại của tôi để tránh bom rơi đạn lạc của máy bay của cả hai phía Đồng Minh và Nhựt. Quê ngoại tôi là những vườn dừa bạt ngàn và cây trái hàng trăm loại khác nhaụ. Tôi được Bà Ngoai dạy cho biết gần như hầu hết loại cây trái hay rau cải của quê ngoại. Tôi có thể phân biệt được loại rau mọc hoang dại nào ăn được, vị chua ngọt mùi vị ra sao và ăn với món gì. Chỉ cần Bà Ngoại nói: Con đi hái mớ rau để luộc; thì với cái rổ đi ra vườn trước hay vườn sau là tôi mang vô đủ rau để luộc cho nhà 4 người ăn. Còn khi nghe nói đi hái mớ rau về ăn bánh xèo thì tôi phải ra tận cuối vườn dọc bờ sông để hái đọt cây sơn, cây chiết, mặt trăng hay đọt cây trâm biền, đọt soài, đọt cóc, đọt điều..v..v mỗi loại có vị chua chát khác nhau. Tôi đều biết hương vị của các loại cây lá khi vói tay hái. Hầu hết các loại rau thơm trong vườn là do chính tay tôi trồng. Tôi cũng biết chiết cây Chanh, Cam, Quít, Vú Sữa, Mận..v.v. và cũng có tài đi cầu khĩ miền quê; vì những năm chạy giặc vào những đêm không trăng sao; phải mỡ lớn mắt để nhìn sự khác biệt của bóng đêm và những con đường đất mà mình phải vượt qua.

Sáu tuổi tôi ra thành phố để đi học nhưng bảy tuổi thì phải trở về quê ngoại học tiếp. Bốn năm tiểu học tôi phải thay đổi 10 trường vì không ai nuôi cho đi học nên về quê ngoại ngao du khắp vườn tược nơi quê ngoại. 15 tuổi tôi bị thay họ đỗi tên; nhỏ mất đi 2 tuổi để thi lại bằng tiểu học rồi thi vào trung học Nguyễn Đình Chiểu. Năm 17 tuổi không còn ai nuôi cho đi học nữa tôi lên Sài gòn làm thư ký và học tiếng Anh. Đúng 18 tuổi, tôi tình nguyện vào lính thuỷ. Từ thũy thủ tập sư thành chuyên nghiệp, rồi lên hạ sĩ, hạ sĩ nhứt, trung sĩ, trung sĩ nhứt, thượng sĩ, tôi chỉ mất 6 năm 4 tháng. Tôi học làm quan và ba năm sau thành trung úy hải quân; nên tôi thường ngâm nga:

“Nhân bất học bất tri lý,
Nhỏ không học lớn làm đại úy.”

Tính tới 30 tháng 4 năm 1975, tôi làm lính 12 năm 4 tháng; Tôi thi hành nhiệm vụ và bổn phận của trai thời loạn đi giữ nước; nhưng tôi làm mất nước!

Sau 75, tôi bỏ cây xăng vùng Tân Vạn, trốn về quê Mẹ cũng không yên nên phải về quê Ngoại. Em trai cất cho cái chòi như chòi chăn vịt hay núp nắng của những người làm ruộng, vẫn không thoát. Đành đem thân đi tù. Như từng kể, khi bị vào cải tạo, tôi xạo ngay khi khai lý lịch. Một Ông Đại Tướng, hai ông Đại tá, mấy Ông Thiếu tá và cả gần hai chục Ông Úy tôi bỏ hết, coi như khai tử gần cả dòng họ và tự phong cho Mẹ làm huyện ủy của một quận của thành phố gọi là quê hương đồng khởi. Cha là phóng viên báo chí chiến trường kiêm cận vệ cho Mẹ thời Thanh Niên Tiền Phong chống Pháp. Tôi có anh tập kết ra Bắc và về Nam chết trận. Gia đình tôi thành gia đình liệt sĩ và nhờ xạo thì làm sau nhớ nên phải ghi chép lại giấu trong bâu áo; để mổi lần phải khai lý lịch thì lần ra chép lại.

Kinh nghiệm nhìn ra cây cõ dại nào ăn được nay được sữ dụng gần như triệt để, để hái rau dại thêm cho phần ăn thiếu dinh dưỡng trong tù. Mấy năm ra tù về nhà thấy con gái cơm áo gạo tiền nhà mang theo đi làm lao động xã hội chũ nghĩa. Con của Tôi không biết có mang cái gen xạo hay không mà lại học giỏi hơn con cán bộ; nhưng năm nào cũng đứng hạng nhì vì thua điểm lao động và rồi quân khu 5 có lệnh con cải tạo không được lên lớp 10. Cu li, làm thuê, vác mướn, ô shin… là tương lai của chúng. Tôi liều mạng vượt biển để hy vọng may ra cứu được đời các con. Vượt biên thành công, tôi tìm lại được Tự do.

Thực phẩm trong các trại tỵ nạn là lương khô, đồ hộp. Tôi lại dùng sự hiểu biết về rau trái hoa quả dại trong rừng ăn được để thêm phần ăn không đủ no cho đàn ông ăn mạnh như tôi; nhưng dư cho các bà các cô.

Sau khi được định cư tại Úc, tôi lo làm giấy tờ bảo lãnh gia đình rồi lo đi kiếm tiền. Tôi biết nhiều nghề nhưng không bằng cấp nên coi như vô nghề nghiệp. Tôi đi cày ngay tuần đầu tiên. Việt Nam ta gọi là nghề làm farm, có nghĩa là đi hái trái mướn cho các nông trại; Tôi đi làm farm vào đầu mùa đông; 5 giờ sáng ra đi đến farm 6 giờ bắt đầu làm. Lần đầu tiên hái chanh. Mang bao tay Tôi không quen vì không làm được nên để tay trần cầm trái chanh như cầm cục nước đá; nhưng lao động là có tiền. Tôi cần tiền chứ không cần vinh quang. Cày liên miên 6 ngày mỗi tuần; rồi vào làm Factories gọi là làm hãng xưởng; gọi văn hoa là làm công nhân.

Thời đến quốc gia định cư, tôi và mấy người bạn đi chơi thấy chương trình chánh phủ cho mượn tiền mua nhà; có bạn nói bọn mình đủ điều kiện làm đơn xin vay tiền mua nhà. Cả bọn nghĩ kiếm tiền sống, chưa biết làm gì mà nghĩ đến việc mua nhà, xa vời quá! Bỗng một anh nghĩ lại: “Làm đơn để đó có cứu xét cũng mấy năm; Khi được chấp thuận, không mua nhà, không vay thì thôi, không lẽ bị bõ tù hay sau mà lo.

Thế là mấy đứa đều điền đơn xin vay tiền phân lãi thấp do chánh phủ tài trợ và gần như cả bọn quên đi.

Hai năm sau, bảo lãnh gia đình có kết qủ. Vợ con được lên máy bay rời thiên đường CS. Gia đình đoàn tụ. Rồi chánh phủ gởi thư chấp thuận cho vay tiền mua nhà. Tôi mua nhà. Tôi không kén chọn hay đi coi nhà nào hết. Thấy căn nhà gạch 3 phòng đất 650 mét vuông đối diện trường học cho các con; tôi liên lạc mua ngay; Hai tháng sau dọn vào một ngày cuối Đông. Hoa Anh đào trắng, đỏ, hồng nở khắp vườn sau trước. Vợ Con đều thích. Nhìn vườn đào nở hoa cũng cho là đẹp; nhưng trồng anh đào làm gì nhiều thế!. Bạn, rồi em gái đến chơi mới nói cho biết đó là hàng chục loại Lumes; Việt Nam ta gọi là cây mận và mỗi loại trồng 2 cây. Táo tiếng gọi của người miền Bắc; miền Nam gọi là Bom. Bông vừa tàn hết là thấy trái ơi là trái. Trước cái nhà để 2 xe còn có thêm giàn nho. Tôi rành cây trái miền tây nhưng sang xứ lạnh nầy thì mù tịch các loại cây trái bông hoa ở đây; nhưng không đủ thì giờ để đi cày và ngũ thì làm gì có thì giờ đâu mà tìm hiểu !!.


Mườ ba năm sau; đứa Con gái lớn tốt nghiệp đại học; rồi 15 năm đứa trai kế; còn trai út thì phải mất 19 năm. Gánh nợ nước, nặng tình nhà, thân trai rồi thân già cũng đến ngày tàn tạ. Tôi bị thoái hóa cột sống. Cựu quân nhân nên 60 tuổi được về hưu thay vì 65 của người dân bình thường. Tôi đi lính vì quê hương VN chứ đâu phải quê hương nầy; nhưng là Đồng Minh với nhau và chỉ quốc gia nầy là nước độc nhứt vô nhị thực hiện hai chữ đồng minh đúng nghĩa. Trước kia sống chết bên nhau; nay tao bỏ mầy thua trận mất nước; tao cưu mang cho mầy; đối sử mầy như thằng bạn cùng sống chết năm xưa; Mầy cũng được hưởng quyền Cựu Chiến Binh như chúng tao. Tôi về hưu lãnh tiền của hội cựu chiến binh. Tôi bắt đầu làm vườn; tìm hiểu học hỏi về rau cải cây kiểng xứ lạnh.

Sang xứ tư bản; vợ tôi không lái xe được vì bị say xe, say tàu, say máy bay nên không đi xe lửa, xe điện, xe bus …v..v. nên tôi phải đi chợ. Hơn 10 năm trước thấy tiệm người Việt bán trái gì là lạ, hình gần như Oval tức bầu dục nhưng 2 đầu không nhỏ như trái banh cà na; màu xanh, có sọc như dưa hấu nên hỏi chủ tiệm coi trái gì, ăn ra sao, làm sao ăn. Chủ tiệm cho biết đó là “bí vi cá” ngon lắm; vì trong ruột có sợi như vi cá; nấu canh như canh bầu bí nhưng để lâu hơn. Thế là tôi mua ăn thử.

Loại bí vi cá này hột hơi đen, nên lấy phơi khô; hết mùa đông sang hè nên ươm trồng thử. Dây lá ra giống bầu hay bí, nhưng lông rất bén và nhiều; nếu dùng tay cầm thì bị đâm cũng khá đau. Dây bò khắp nơi, gặp cây nào cũng leo bít kín; nếu dây chạm đất thì mọc rễ lấy thêm chất bổ nuôi dây. Hai tháng rưỡi có bông cho ra một đợt chừng 8 trái; mỗi trái khoảng 2 đến 3 kí lô. Vợ tôi thích quá vì một trái cắt làm 4 hay làm 6 rồi dùng nước lèo xương gà hay heo nấu canh, ăn thấy mát, khá ngon và ăn nhiều lần không ngá. Hái hết trái đợt đầu, dây tiếp tục bò và sức lớn mạnh gần như không loại bầu bí hay loại dây leo nào lớn mạnh hơn loại bí nầy. Cuối tháng Ba trời bắt đầu lạnh cho ra hoa rồi kết trái lần nữa. Tôi được khoảng 30 trái. Hết mùa; Tôi cắt dọn dây nhưng để gốc chừng thước rưỡi; năm sau vừa hết mùa đông dưới gốc nhảy tượt ra và 2 tháng sau ra trái và cũng có 2 đợt trái như năm đầu. Bạn bè đến chơi xin giống trồng.

Ở nhà chỉ 2 vợ chồng ăn canh bí; nhưng 3 đứa con không thích ăn. Cuối cùng phải bỏ vào 2 thùng rác loại 200 lít, cho xe đổ rác mang đi. Tôi không trồng bí vi cá nữa, nên chăm chỉ mang giống đi cho cho thiên hạ trồng.

Từ khi đau cột sống, tôi đi bơi thường xuyên để chữa bệnh; nên gần như hầu hết người Việt trong hồ bơi ai cũng có giống cây bí vi cá để trồng và còn gởi về VN, Mỹ, Bắc Âu, Bắc Úc, Tây Úc, Queenland… Một lần, có ông bạn kể bí vi cá lúc này đi đâu cũng thấy, rồi chỉ tôi nói “đó là nhờ lão truyền giống này.”

A, thì ra mình vẫn có thể truyền giống, dù vừa già vừa xuội. Nghĩ vậy tôi càng chăm làm vườn và tiếp tục... truyền thêm vài ba thứ giống khác. Xin kể:

- Giống Bầu Hồ Lô

Nói đến Bầu Hồ Lô thì dân luyện chưỡng tức mê đọc truyện tàu kiếm hiệp không ai là không liên tưởng cái bình đựng rượu của Bắc Cái Hồng thất Công là một nhân vật truyền kỳ trong Võ Lâm Ngũ Bá. Hình dáng trái bầu đẹp nên tìm giống để trồng. Có người bạn đi Mã lai về lén giấu đem về loại bầu nầy nhưng trái nhỏ bằng bắp tay trồng lấy trái phơi khô làm kiễng chơi chứ ít ai trồng để ăn mặc dù ăn vẫn được. Dây bầu trồng trong cái chậu thật to và ra được mấy chục trái rất đẹp. Tôi chờ năm sau sẽ có giống bầu Ve nầy trồng chơi; nhưng mấy tuần sau thì Bạn điện thoại cho biết vì thấy đẹp quá nên muốn ( show off ) khoe khoan đem chậu bầu ra hành lang trước nhà được mấy hôm thì sáng hôm nay chậu bầu biến mất. Hối tiếc cũng quá trễ vì đâu còn dịp nào đi du lịch lại đất Mã lai. Mong muốn nên cố tìm thì cũng có người tốt bụng email cho Bạn bè ở tận Bắc Úc gởi trong bao thư cho mấy hạt giống. Thế là Tôi có dàn bầu ve làm quà tết; gần như Bạn Bè, Em, Cháu đều thích được tặng trái bầu làm quà đầu năm. Tôi có thì bạn bè gần như hầu hết trong hồ bơi đều có trồng Bầu Ve là giống phát xuất từ tôi.

- Giống Cải Tần Xạ.

Từ khi về hưu tôi trượt Net thường xuyên nên hay tìm xem cách trồng rau cải nên bắt chước trồng ngược, trồng trong ve hay chai, trồng trong ống nhựa. Cải tần xạ, cải bẹ xanh thích hợp cho mùa đông vì mùa hè cải lên 1 hay 2 tấc thì ra hoa và già rất nhanh; nhưng mùa đông thì non mãi lá to và dầy; đợi khi có ngòng tức sắp ra hoa thì nhổ cả nguyên cây đem làm dưa cải. Bà con Việt ta rất thích dưa cải mà xứ lạnh thì cải tần xạ không nồng và đắng nhẫn nhẫn như ở VN; nên tôi chỉ trồng cải tần xạ. Khi cải còn nhỏ khoảng 2 tấc thì nhổ ăn sống; cây nào mọc thưa ra thì để lớn, khi có ngồng thì nhổ làm dưa cải. Tôi nói nhận xét nầy với các bạn VN trong hồ bơi, nên gần như hầu hết VN ta đều trồng giống cải tần xạ của tôi cho và gần như ít còn ai trồng cải bẹ xanh.

- Giống Khổ Qua Nhựt.

Cách nay 3 năm. Bà Philippine cạnh nhà đem cho mấy hột mướp đắng theo người miền Bắc gọi; trong Nam gọi là khổ qua; nhưng đây là loại của nhựt. Bạn của Bà ta cho nhưng Bà ta không có đất trồng.Thế là Tôi trồng và vào Net tìm xem thì mới biết bên VN mới có và gọi là Khổ qua đen. Thời gian có trái là 4 tháng thay vì 3 tháng như lọai khổ qua thường và giá đắc gấp ba lần loại thường; ít bị sâu rầy và vị đắng hơn và dòn hơn khổ qua thường của VN. Tôi trồng thành công, trái rất nhiều nếu ai thích đắng thì loại khổ qua nầy sẽ thỏa mãn vị đắng ngay. Tôi có là bạn bè quanh đây đều có trồng loại giống nầy do Tôi cho và còn xin gởi về VN hay sang Mỹ, sang Nauy, Thụy Điển, Đan Mạch trồng thử. Chính Bà Phillippine cho giống lần đầu cũng xin lại giống từ Tôi để trồng; dĩ nhiên bạn Bè từ Tây Úc, Bắc Úc, Nam Úc đều có để trồng thử. Năm vừa qua tôi xin được giống khổ qua Rừng vì lắm VN đồn nhau khổ qua rừng trị được bệnh cao đường trong máu và làm giãm áp huyết cao nên lắm người về VN mua dây khổ qua rừng đem sang Bắc Âu để uống trị bệnh. Tôi nghe nói đắng là thích nên muốn có để trồng chơi và năm nay sẽ truyền giống cho VN ta ở vùng nầy.

Khổ Qua vị đắng nhứt là lá; Tôi tuổi Mùi nên bị Bà Ngoại và lắm Cô Chú Bác ghẹo là dê nên không ăn được khổ qua. Dê là loài ăn được hầu hết cây lá; thích nhứt là Sua Dũa hay So Đũa và Cây lá Mắc Cỡ; Dê thường leo lên cả các cành cây cao để ăn lá nhưng không rớ đến lá khổ qua. Mẹ tôi thường luộc khổ qua cho ra bớt chất đắng rồi mua cá thát lát, lóc theo chìu dọc, treo phơi từ sáng tới chiều cho ráo nước rồi nạo lấy thịt của cá đem bỏ vào cối quết với hành tiêu thêm tí nước mắm rồi làm thành viên cho vào nồi nước đang sôi để nấu canh. Chỉ vậy thôi mà ngon không chê được.

Tôi giang hồ xuôi ngược muôn nẻo sông hồ; cuôc đời mà không cai đắng thì có ra chi; nên tôi ăn được cả lá khổ qua và uống trà khổ qua. Không biết nhờ vậy hay nhờ đi bơi thường xuyên mà bệnh áp huyết cao của tôi đo thường xuyên khoảng 120 và tối đa là 140 chứ không lên 150 như xưa.

Ngoài mấy thứ rau trái vừa kể, tôi còn trồng hàng chục loại ớt từ Ớt Xiêm, đến Ớt VN, Ấn Độ, Canada, Ớt Chuông, Ớt Tím, Xanh, Đen, Vàng, Trắng dĩ nhiên tất cả khi chính thì màu đỏ. Ớt trồng rất nhiều nhưng cũng cho chứ không bán bất cứ thứ gì.

Về rau thơm VN thì gần như ở chợ có bán là tôi có trồng; Trồng có ăn hay không không quan trọng mà để nhìn là chính. Nhìn để nhớ về quê hương của Ngoại của Mẹ của Cha.

Tôi nhớ lắm, nhớ quê hương, nhớ cảnh cũ, nhớ người xưa, nhớ các em, nhớ bạn bè; Tôi nhớ đến xót xa đến nằm mơ thấy mình về thăm lại quê hương, nhưng đã 34 năm lưu vong, tôi chưa về lần nào. Thà làm thân tị nạn, dù bỏ xác xứ người, chứ không cam tâm làm “ Việt Kiều yêu nước”.

Kỷ niệm 40 năm mất nước.

Trần Thiện Phi Hùng

Ý kiến bạn đọc
17/12/202007:16:39
Khách
https://www.youtube.com/watch?v=bNflm5rBpWM
Garden của " Lão truyền Giống " Ban Đêm Hôm nay 17/Dec/2020 mời Xem
30/12/201507:49:17
Khách
Bí Vi Cá đã gởi cho Lê Thanh Phong
Dzung Nguyen gởi lại lần thứ 2.
Nhận được cho biết . Tất cả thư đều có địa chỉ Email .
Nguyễn Hoàng Tiến cho địa chỉ sẽ gởi biếu Bí Vi cá.
Lão Truyền Giống nay nghiên cứu về Hydroponics tức Thũy Canh; vì già không thể làm nặng được nên Già cũng phải lo cho tương lai của Già. Còn sống là còn phải lo trước cho mình ngày mai phải làm gì . Chừng nào chết điều nầy không bận tâm vì " Out Of Control" ; Sống mà lo chết thì sống làm gì ? . Rãnh và có hứng sẽ viết : Tương Lai của Lão Truyền Giống.
Phi Hùng
14/11/201510:26:24
Khách
Bác Hùng ơi, bác cho con xin ít hạt bí vi cá nhe, địa chỉ của con là :
Lê thanh phong, quầy thuốc thiên phúc, số 590, tổ 17, ấp hậu hoa, xã hậu thành, cái bè, tiền giang
Con với bác cùng có điểm chung là cùng sinh ra ở bệnh viện mỹ tho ak hihi
Lời cuối con chúc Bác Hùng cùng gia đình dồi giàu sức khỏe
22/09/201506:53:27
Khách
Hột Bí Vi Cá đã gởi cho: Dzung N Nguyễn, Unit 308-310 Hanoi Towers, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
Melb Úc Châu 20 Sept 2015
Phi hùng
07/09/201519:25:46
Khách
Bác Phi Hùng có cho tui xin vài hột bí vi cá được ko, tui ở Hà Nội. Tui đọc bài về loài bí vi cá này lâu rùi mà không biết mua hột ở đâu. Cảm ơn bác. Địa chỉ của tui là Dzung N Nguyễn, Unit 308-310 Hanoi Towers, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn bác Hùng.
22/08/201519:32:15
Khách
Cám ơn Bạn Trung Huỳnh,
Tôi sinh ở Bệnh Viện Mỹ Tho nhưng sau Thế chiến thứ 2 Tôi sống nơi quê Ngoại lớn lên ở Ấp Phú Xuân, Làng Phú Túc, Tỉnh Bến Tre; học Trung Học Nguyễn Đình Chiễu. Tù Cải tạo. Vượt biên 1982. Chưa về Vn lần nào.
Phi Hùng
16/08/201506:28:39
Khách
Chào các Bạn
Có lẽ các Bạn nên đề nghị phát thưỡng đặc biệt ( không có trong các giải thuỡng) cho bài viết tầm thường nầy vì hạt giống Bí Vi Cá Khổ Qua Nhựt Bầu Hồ Lô đã được nhiều Bạn Nam có Nữ cũng có từ Đức, Norway, NSW Australia. Ngày mai Tôi phải vào Hồ bơi nơi Tôi đi bơi trên 12 năm để xin lại hạt giống của mấy Bạn mà trước kia Tôi cho có nhiều người nhận hàng 100 hạt để gởi cho thân nhân ở Vn và Mỹ. Nay phải hỏi coi ai còn để xin lại; vì nhu cầu các Bạn khắp nơi càng ngày càng đông. Lão Truyền Hạt giống đúng nghĩa rồi. Tại sau Việt Báo không xèt lại để phát hòan tiền Tem cho Tác Gĩa ? Đùa thôi. Lãnh giãi còn xin nhường lại cho những người có tài Viết văn thật sự. Tôi chỉ viết cầu Vui thôi.
[email protected]
01/08/201519:38:07
Khách
Hạt giống và cây kiễng không thể gởi hay đem vào Úc được !!
Hột Bí Vi Cá và Khổ Qua Nhựt đã gởi cho Thi Thi ở Germany 02/8/2015
Hột Khổ Qua Nhựt đã gởi cho Phương Lan Sydney cùng ngày.
Nhận được hay không là tùy thuộc vào Ông Bưu Điện Quốc Gia nơi Bạn
Phi Hùng
29/07/201518:57:53
Khách
các Bạn cần hạt giống Bí Vi Cá xin gởi mail về :
[email protected]
Tôi sẽ cố gắng gởi cho các bạn nếu còn đủ hạt giống cho tất cả ( email bên trên thiếu mất chữ g. Tôi dùng gmail
13/07/201518:23:29
Khách
đính chính địa chỉ email.
Tôi sử dụng gmail :
[email protected]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến