Hôm nay,  

Tôi Trúng Giải Viết Về Nước Mỹ 2015

03/07/201500:00:00(Xem: 10934)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3559-16-30109vb6070315

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002 và sẽ nhận giải đặc biệt 2015. Bài mới viết báo tin: “Với niềm vui”, ông sẽ bay 5,000 miles về dự họp mặt ngày 18 tháng 8. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, từ 13 năm qua, ông đã thành một trong những tác giả thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, và đã có hai tác phẩm xuất bản: "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản.

* * *

Tôi tham gia mục “Viết Về Nước Mỹ” trên Việt Báo vào năm 2002 một cách thật tình cờ.

Số là trong số những bạn tù cũ của tôi tại Trại Tù Nam Hà có anh Lại Thế Lãng. Lãng tham gia vào mục “VVNM” do Việt Báo tổ chức ngay năm đầu tiên là năm 2000.

Bài của Lãng được lựa đăng và anh đã gởi tặng tôi 2 quyển “Tuyển Tập VVNM năm 2001 và năm 2002” vì trong 2 quyển này có bài của anh.

Thấy lạ tôi hỏi anh xem viết văn có khó hay không vì từ hồi tù chung với nhau và ở cùng một xà lim Lãng có bao giờ cho tôi biết là Lãng biết viết văn bao giờ đâu.

Còn tôi ư?

Từ hồi nảo hồi nao đến giờ tôi có biết viết văn là gì đâu tuy rằng trong số bạn học của tôi có Nhà văn Nguyễn Thụy Long.

Tôi cứ nghĩ rằng viết văn là lãnh địa của Long hay của ai đó chứ tôi tài cán gì mà xớ rớ vào, không sợ bị bể đầu sao chớ!

Rất thản nhiên và tự tín lộ qua giọng nói, Lãng cho biết:

- Cũng như mình đang nói chuyện với Bình vậy thôi. Bình cứ viết đi! Viết văn dễ lắm!

Thế là “Được lời như cởi tấm lòng” tôi cắm đầu vào viết hồi ký “Hành Trình Về Phương Đông, Bài I” kể lại chuyện tôi dọn nhà từ Westminster, CA về Greenville, SC.

Vào lúc đó tôi chưa biết đánh máy trên PC, tôi phải viết bằng viết chì để tiện bề tẩy hay xóa chỗ nào thấy cần phải bỏ đi hay sửa lại.

Công việc thật là nhiêu khê nhưng “Có chí thì nên” và cuối cùng sau nhiều cố gắng bài đầu tiên tôi viết cũng xong.

Khi xong tôi thở đánh phào một cái như trút được gánh nặng ngàn cân khỏi vai rồi mở máy xe chạy ra Bưu Điện gởi mà cũng không chắc là bài của mình có được lựa đăng hay không.

Nhưng trong thâm tâm tôi vẫn mang niềm tin là bài tôi viết cũng không đến nỗi nào vì đây chính là người thật, việc thật. Không hề có hư cấu xen vào!

Chả thế mà một anh bạn cùng tù tại Trại Tù Gia Trung, anh Ngọc, khi đọc văn của tôi liền phán một câu xanh rờn:

- Viết văn sao mà thật thà quá, như vậy đâu có hay! Phải có hư cấu thì bài văn mới hay chứ!

À! Thì ra là thế! Phải có hư cấu! Nhưng tôi lại không làm được việc này!

Tôi lại nghĩ khác:

Người đọc để lựa bài sẽ cảm thấy chân tình của tôi như hiện ra trong mỗi chữ, mỗi câu y như đang lắng tai nghe tôi tâm tình. Mà sự chân tình bao giờ cũng cảm được lòng người! Có lẽ đó là lý do bài của tôi được lựa đăng!

Nếu người đọc để lựa bài còn cảm thấy mỗi chữ mỗi câu tôi viết như nhún nhẩy, như truyền sức sống của câu chuyện như thế thì chắc là bạn đọc cũng vậy thôi.

Tôi nhớ lúc còn học Tiểu Học ở Hanoi bài luận văn nào tôi cũng có số điểm cao. Lúc tôi học lớp Đệ Thất khi thầy Huy dạy môn Việt Văn ra đề tài “Hãy tả em gái của anh” thì ông Thầy sau khi mang bài của tôi ra đọc cho cả lớp nghe để làm ví dụ về một bài Luận mà theo Ông là “hay.” Ông ngỏ ý xin tôi bài Luận này để ông giữ làm kỷ niệm. Có lẽ vì Ông cũng là một nhà văn nên ông giữ để làm tài liệu cho tác phẩm sắp tới của ông chăng? Thầy đã trân trọng như vậy thì trò thấy khoái chí tử, không cho Thầy thì cho ai bây giờ!

Vì thế tuy mang nặng tâm trạng ưu tư tôi vẫn có lòng tự tin là bài của tôi sẽ được lựa đăng.

Sau khi gởi đi tôi chẳng còn nhớ đứa con tinh thần của tôi bây giờ nó đang ở đâu hay đã bị quăng vào thùng rác hay đã được tái chế rồi.

Tôi phải lao vào cuộc sống cái đã!

Cuộc sống quần quật, quay cuồng ở Mỹ này hết bill điện đến bill nước, bill xe lẫn bill thuế xe, bill bảo hiểm nhà đến bill bào hiểm xe cứ tiếp nối xông tới tôi mà “tấn công” tới tấp đến làm cho tôi tá hỏa tam tinh.

Thì giờ đâu mà nghĩ đến văn với võ nữa, đến đăng hay không đăng.

Cũng may mà trong các cái bill đó lại không có cái bill nào mang tên của Tông Tông Mỹ là Me sừ Bill Clinton cả. Nếu có Ổng chắc là tôi sẽ bắt tay Ổng và có bài viết về Ổng cho Làng Việt Báo coi chơi.

Thế rồi trên chuyến xe đi Myrtle Beach, SC nghỉ hè tự nhiên phone tay của tôi reo lên.

Phía bên kia đầu dây là Lãng với giọng nói ấm áp, trìu mến:

- Bình ơi! Chúc mừng nhé! Bài “Hành Trình Về Phương Đông I” của Bình Việt Báo đã cho đăng rồi.

Nghe Lãng nói tôi mừng húm, chỉ mong trở về liền để lên net đọc bài mà mình là tác giả.

Còn gì sung sướng cho bằng!

Chắc là người mẹ sanh con cũng chỉ có cảm giác xúc động bằng tôi như khi tôi thấy “đứa con tinh thần” của mình đã được “chào đời” trên Việt Báo trong mục “VVNM” mà thôi.

Ngày tháng ở Mỹ giống như xe c hạy trên xa lộ, nó chạy vù vù. Nhiều năm qua mau.

Rồi sáng hôm Thứ Tư ngày 17 tháng 6 năm 2015 tôi mở net để coi bài. Net im lặng không chơi với tôi. Tôi đành quay qua mở “My Computer” để viết tiếp bài mà tôi đang viết dở dang đó là bài “Đốn Cây.”

Lối 11 giờ sáng tôi quay lại mở net, lần này net mỉm cười chào tôi và cho tôi vào để tôi mở email của tôi.

Thì Trời ạ!

Anh Lê Hòang Ân người cùng Trường Sinh Ngữ Quân Đội với tôi, đồng thời cũng là một tác giả Viết Về Nước Mỹ, email cho tôi biết là tôi trúng “Giải Đặc Biệt VVNM 2015.” Sau đây là email của anh:

“Mới nhận được tin anh trúng giải “Đặc Biệt Việt Báo,” xin chúc mừng anh, và mong đọc được nhiều bài tham dự của anh hơn.

Again, congrats.

LHÂn

Đây là lần thứ hai tôi được các bạn của tôi báo tin. Tôi nghĩ rằng rồi sẽ có lần thứ ba nữa như trong câu ngạn ngữ của người Pháp “Không bao giờ có hai mà không có ba.”

Tự nhiên tay tôi run run khi tôi vào trang nhà của Việt Báo để đọc bản tin.

Đã 13 năm rồi tôi tham gia vào mục “VVNM” như là một thú tiêu khiển cho qua thời gian.

Greenville, SC, nơi tôi cư ngụ là một thành phố hiền hòa. Thành Phố này đã được xếp hạng thứ 7 trong 10 thành phố mà người Mỹ khi về hưu chọn để dưỡng già. Người Việt sống ở đây chỉ có lối 3000 người.

Tôi ước lượng như thế vì căn cứ vào hai cái chợ của người Việt ta.

Phần lớn những gia đình người Việt đi Mỹ theo diện HO đều vào làm ở hãng A.H tại Thành Phố Greenville, SC này.

Khi tôi viết văn tôi lấy tên thật nên có vị đã tò mò hỏi tôi xem có nhuận bút hay không.

Tôi im lặng chỉ trả lời bằng cách nói lửng lơ con cá vàng như mấy nhà ngoại giao chuyên nghiệp: “Viết mà chơi không được sao.”

Tôi bèn nhận được câu trả lời mà tôi đã đoán trước được:

- Thế thì ông viết làm chi vậy?

Về phần tôi, tôi viết để trải tấm lòng của tôi lên trang giấy, để nói chuyện với người bạn không bao giờ nói, và cũng không bao giờ làm tôi phiền lòng.

Tôi viết để nói chuyện với chính tôi.

Tại Greenville, SC cuộc sống tôi đã tạm ổn định.

Nếu tôi viết mà chủ trương để kiếm tiền thì làm sao tôi trụ cho vững cho tới nay là 13 năm rồi và còn dài dài về sau nữa khi điều kiện sức khỏe của tôi vẫn tốt như hiện nay.

Theo như ngu ý mục “VVNM” trên Việt Báo là Trường dạy viết văn và luyện văn cho tôi! Trường này là Trường có quy chế tự do.

Học viên không phải làm đơn xin gia nhập, chỉ cần gởi bài còn tên thật sẽ tính sau khi bài đủ tiêu chuẩn được lựa đăng!

Học viên tự trau giồi, tự tìm đề tài, tự viết.

Còn Việt Báo và Bạn Đọc chỉ là các Vị Giám Khảo công tâm nhất.

Hơn nữa mục “VVNM” còn là diễn đàn tự do của Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa sau cái ngày 30 tháng 4 đáng nguyền rủa này!

Không những thế mục “VVNM” còn có sự tham gia của thế hệ thứ hai khi theo gia đình định cư tại Mỹ nữa!

Cả đồng bào trong nước cũng tham gia vào mục này dù cho CS kiểm soát chặt chẽ, sử dụng cả “bức tường lửa” để ngăn chặn.

 Đồng bào ta định cư ỏ Pháp, Úc cũng tham gia vào mục “VVNM” để tiếp tay với đồng bào ta ở Mỹ nữa!

Vì thế mục “VVNM” càng ngày càng phong phú, hấp dẫn cho người Việt khắp năm châu, bốn bể kể cả đồng bào trong nước mà không hề có sự đối xử phân biệt vì bất cứ lý do gì!

Chắc hẳn là trong một tương lai không xa mục “VVNM” sẽ là mục “VVNM Song Ngữ Việt-Anh” để cho những thế hệ kế tiếp không có cái may mắn sống ở nơi có nhiều người Việt như Little Saigon ở Nam Cali hay San Jose ở Bắc Cali cũng có dịp “thấy lại”quê hương qua bản dịch bằng tiếng Anh song hành với bản tiếng Việt mỗi ngày. Thí dụ như ở Brazil, nếu tôi không nhớ lầm, chỉ có 6 gia đình người Việt được nhận cho định cư.

Lý do hễ là người Việt hay người của bất cứ nước nào ai ai cũng có nhu cầu nói tiếng mẹ đẻ.

Nếu vì hoàn cảnh nào đó mà nói không được thì đọc. Đọc cũng là một cách nói mà vừa đọc lại vừa viết được nữa thì lại càng hay.

Đó là lý do tại sao mục “VVNM” càng ngày càng được nhiều bạn đọc tham dự.

Theo như tin trên báo chí người Việt hiện nay định cư ở trên 100 nước trên thế giới.

Nhờ vào Internet người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã và đang nối vòng tay lớn bằng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để hướng về tương lai chung cho một nước Việt Nam thống nhất dân chủ.

Người Việt thì mừng nhưng CS Việt thì tức lắm vì độc quyền thông tin bị phá vỡ theo sau đó là độc quyền thống trị bóc lột người dân bị xóa bỏ một khi người dân biết được sự thật!

Thời đại Internet mà!

Tôi xin trở lại đề tài của bài bây giơ. Với Giải Thưởng Đặc Biệt này tôi tự nhiên coi như đã đậu kỳ thi ra Trường do Việt Báo chấm và do Bạn Đọc thân thương chấm.

Chỉ mong các bạn khác chưa ra trường như tôi cũng sẽ ra trường trong một ngày không xa!

Còn gì vinh hạnh cho bằng!

Nhớ lại mỗi khi rời hãng về nhà, khi có ý văn thoáng hiện trong ý tưởng tôi mở PC và ngồi vào bàn để viết, để nói chuyện với chính tôi.

Nếu tôi cần tiền tôi đã đi làm hai jobs. Tôi sống thật đạm bạc.

Bây giờ tôi về hưu nên thì giờ rảnh cũng nhiều thì viết văn là cái thú tiêu khiển không thể thiếu.

Khi viết văn tôi cảm thấy nỗi niềm xa quê hương nguôi ngoai trong trái tim tôi, trong sự thổn thức của tâm hồn tôi trên xứ sở tạm dung này.

Tôi trải dài tâm tình tôi trên trang giấy trắng, trên mực đen và cảm thấy quê hương tôi rất gần.

Thật gần.

Thật gần đến nỗi tôi đã có thể với tay nắm lấy “quê hương” mà không cần đáp máy bay về Việt Nam nơi mà người dân vẫn bị đàn áp, bị kỳ thị, bị đói nghèo hành hạ,bị tù đầy khốn khổ vì muốn tự do mà chỉ thấy có tự do vào tù hay tự do bị đánh chết vì bất cứ lý do nào.

Viết đến đây tôi nhớ lại một kỷ niệm khó quên. Thấy tôi viết văn bằng viết chì và phải viết lại bằng bút bi rồi lại phải chạy ra Bưu Điện để gởi, anh chàng rể thân thương chồng của con gái tôi đã tặng ông bố vợ một cái PC cộng với một software dạy đánh máy mà không nói một lời nào, dù chỉ là “một lời không đáng chi” như lời trong một bài hát. Thí dụ như “Bố chịu khó học đánh máy đi để khỏi viết bằng tay” hoặc là “software này hay lắm” …

Tôi hiểu sự tế nhị của chàng ta nên nhào vào tập đánh máy túi bụi và đến bài thứ 7 thì tôi đã có thể dùng 10 ngón tay để đánh bài trên PC một cách ngon lành, tuy rằng chỉ được 26 chữ/phút. Chậm nhưng còn hơn là phải viết bằng tay. Lại còn phải chạy ra Bưu Điện để gởi! Cám ơn chàng rể ít nói.

Lại xin trở lại với đề tài của bài viết. Cứ theo như thông báo của Việt Báo năm 2015 sẽ có 10 Giải Chung Kết và 10 Giải Đặc Biệt.

Để bài viết có phần vui nhộn tôi nghĩ rằng 10 vị trong Giải Chung Kết coi như 10 vị Thủ Khoa, còn 10 vị trong Giải Đặc Biệt coi như là 10 vị Á Khoa và tôi đứng thứ 10!

Còn gì vui bằng!

Coi địa chỉ của tôi thấy tôi ở tận mãi bên bờ biển phía Đông của nước Mỹ, một khỏang cách lối 5000 miles nếu phải lái xe từ Nam Cali tới nơi tôi ngụ cư, cháu H., người phụ trách việc mời khách tham dự buổi Họp Mặt của Việt Báo lên tiếng mời tôi với giọng nói dịu dàng, thanh thoát trầm ấm như để nhắc tôi đừng quên:

- Chú nhớ về tham dự nghe chú!

Tôi trả lời:

“Một công đôi việc” mà cháu. Chú sẽ bay về.

Vậy là tôi mua vé máy bay đi tham dự Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ vào ngày 16 Tháng 8, 2015 ở California.

Với niềm vui tôi lên đường!

Hè 2015

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
20/10/201810:29:32
Khách
Bài viết của chú đã hơn 3 năm. Đọc cháu vẫn cảm giác được sự chân tình, sống động trong từng chữ.
Tuyệt lắm chú ơi!
Cháu mong chú viết mãi.
Kính chú.
20/10/201702:41:18
Khách
Chú Sao Nam Trần Ngọc Bình viết hay lắm! Cháu rất yêu cái thật trong lời văn của chú: giản dị, gần gũi, dễ đi vào lòng người. "Tôi viết là để nói chuyện với chính tôi!" Phải, nói chuyện với chính mình cũng là một nhu cầu tối cần của mỗi người. Đọc bài của chú như có thêm 1 động lực cho người chưa bao giờ viết văn như cháu tự nhiên muốn làm gan 1 lần thử viết xem sao, không biết được không ha chú! Thôi kệ cứ thử ha! Cùng lắm nếu bài không được đăng coi như mình đã nói chuyện với chính mình cũng không sao! Cám ơn chú!
04/07/201516:01:03
Khách
Anh Phạm công Lý mến
Trường mình có 4 người tham gia vào mục "VVNM" và cả 4 đều đoạt giải. Vậy là một chuyện hiếm có cho Trường Sinh Ngữ Quân Đội .Thăm sức khỏe anh và gia đình.Mến
04/07/201513:17:28
Khách
Anh Bình,
Chúc mừng anh lãnh giải, Trường mình có anh, TTT, LHA và tôi bợ giài.
Công Lý
03/07/201523:06:49
Khách
Vâng nhưng mà cơ hội chưa thuận tiện.Hình như phải có duyên thì mới thành như trong Đạo Phật vẫn nói.Thăm anh khỏe.Mến
03/07/201516:00:09
Khách
Sao anh nói định chuyển về Cali mua nhà ở mà, anh Bình?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến