Hôm nay,  

Thư Paris Gửi Em Gái Ở Mỹ

21/06/201500:00:00(Xem: 11872)
Tác giả: Nguyễn Hữu
Bài số 3549-16-30099vb8062115

Ngày 15/07/2012, Viết Về Nước Mỹ có phổ biến bài “Định Mệnh Đã An Bài” của Nguyễn Hữu. Đây là tự truyện đặc biệt của một nhà giáo viết thành thư đề ngày 19/2/2012, gửi em gái ở Mỹ. Theo lá thư, tác giả là một nhà giáo dạy tại trường Văn Học, ngôi trường nổi tiếng chuyên dạy lớp Đệ Nhất do nhà giáo, nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan điều hành. Ông vượt sông Bến Hải vào Nam năm 1957, rồi vượt biển tìm tự do năm 1976. Từ chối việc định cư tại Mỹ, tác giả sống cô đơn tại Pháp, từng bị ung thư ruột và được chữa lành. Trong bài có đề cập tới một toa thuốc của Đạt Ma Sư Tổ, chữa lành ung thư, do chính Bác sĩ Trần Lữ Y -từng là Bộ Trưởng Y Tế thời VNCH- trao cho tác giả. Bài này, hiện đã có 174.171 lượt người đọc*.

Nhân Fathers Day, mới đọc thêm lá thư thứ hai của cùng một tác giả, kể về người bố hiện ra trong giấc mơ, dự phần quyết định trong việc vượt biển và định cư của ông.

* * *

Paris le 19.3.2015

Em gái Phúc Chi quý mến,

Xin lỗi em! Mùa đông năm nay anh bị bệnh nặng, không phải với thời tiết hay cảm cúm, mà căn bệnh anh rõ nguyên nhân:

Cách đây hơn mười năm bạn bè tới chơi, anh đun ấm nước sôi để pha trà mời khách. Anh vốn từ 17 tuổi phải xa gia đình, không hề biết cảnh bếp núc. Anh mặc chemi dài tay, lửa cháy tay áo lên tới tận nách. Anh được bạn bè đưa vào nhà thương nổi tiếng về chữa bỏng Chocin. Có lẽ người Pháp chữa bệnh phỏng không giỏi như Á Đông mình. Anh đã phải mổ hai lần ở nhà thương Chocin, tới nay bệnh tình vẫn chưa khỏi hẳn. Vì thế, anh là chân chạy mà phải ngồi trong phòng mười năm nay. Em xem bên Mỹ có thuốc chữa bỏng không? Mua cho anh một chai! Cám ơn em trước. Lúc trước anh có qua Mỹ thăm bạn bè…

Anh có hai chuyện muốn hỏi em cho rõ: Có những sự việc khiến anh tin rằng con người ở hai thế giới sống và chết. Khi chết linh hồn con người vẫn lẩn quẩn với người thân!

Anh không có gia đình, sống cả đời trong cơm hàng cháo chợ! Anh coi tình bằng hữu như tình gia đình. Anh có hai người bạn thân như em biết, Mạnh Hoàng và Huy Phong. Năm Mạnh Hoàng đột tử có tin từ Vovinam đưa ra: Mạnh Hoàng chết yểu vì bị linh hồn cô gái ở Vũng Tàu bắt. Từ đó anh muốn hỏi chuyện để biết thực hư. Nhưng rất tiếc chưa có dịp hỏi. Thời trước Huy Phong sang Paris chữa bệnh ung thư, Huy Phong và anh đã đi chơi cùng khắp Paris. Nhưng Huy Phong đau nặng, anh không muốn gợi hắn một nỗi buồn.

Khi gặp Tâm ở Paris, anh e rằng hắn còn nhỏ quá không biết chuyện của người lớn nên điều thắc mắc anh vẫn nhốt kỹ trong lòng.

Mùa đông năm nay, đau nặng nằm nhà. Ngó đời qua khung cửa sổ. Đã ba đêm anh bị đau nặng. Liên tiếp trong ba đêm liền trong mơ anh đều gặp Mạnh Hoàng và Huy Phong. Có điều lạ khi gặp nhau cả hai phía đều không đối đáp một câu!

Mấy ngày đầu xuân năm 1975 bố anh mất, dòng máu của dòng họ anh sống rất thọ. Bố và các bác anh đều mất ở tuổi ngoài 80. Dòng họ anh rất nghèo, khi ông nội anh vào Nam ở, ông để lại cho bố anh một tài sản: miếng đất bỏ hoang và một mái nhà lợp rạ, tường đất. Khi ông anh mất, bố anh mới 14 tuổi. Ông bác của bố đón bố về Bắc. Năm bố anh đỗ diplome, ông cho vào học trường thông ngôn như ông Phạm Quỳnh. Từ khi ông bác anh ra làm Tuần phủ rồi thăng Tổng đốc, gia đình ông bác anh phất lên từ đó. Ông có năm bà vợ. Mỗi bà ông xây cho một cái nhà gạch, mỗi cái nhà gạch san sát, đường trong làng đi xây bằng gạch riêng. Khi bác anh mất, bố anh từ giả nghề thông ngôn. Trước đó, ông bác và bà vợ thứ năm về phủ Kinh Môn, Hải Dương coi cái đồn điền cho gia đình. Bà vợ thứ năm trở về quê làm ruộng với năm con trâu kềnh kàng. Bố anh ở một cái trại cách xa làng nửa cây số, trại có 280 mẫu ruộng ở nhiều làng ở Kinh Môn. Xung quanh trại có tám gia đình tá điền sống.

Năm 1946 quân Pháp trở lại Đông Dương, bố anh đã bỏ cái trại về với mẹ anh để khi giặc tới sống chết còn có nhau. Vì bỏ đồn điền không thu tô từ năm 1946 nên khi Việt Minh cải cách ruộng đất bố anh không bị ghép vào tội địa chủ. Trận cải cách ruộng đất như một thảm cảnh đã đổ xuống gia đình anh: anh có năm bà chị, bốn bà đã có chồng. Làng anh có một hủ tục những người gái góa không được đi bước nữa. Năm bà chị anh đã chết vì ốm không có thuốc chữa! Một gia đình chủ một đồn điền có 280 mẫu ruộng mà con cái phải chết đói, khi chôn phải bó chiếu.

Năm 1957, sau cải cách ruộng đất, ủy ban xã kêu bố anh đến nói:

- Làng này là quê quán của vợ ông. Nay nếu ông muốn về quê hương thì ông làm đơn ra xã cho ông về thăm quê hương. Ông còn giấy tờ ở Hà Nội không?

Bố anh nói:

- Tôi còn một thẻ căn cước do thành phố Hà Nội cấp.

Bố anh đã trở về quê quán năm 1962. Ông mang theo một thằng con trai út, đi làm để nuôi ông.

Khi cộng sản chiếm miền Nam, thằng em trai út của anh hai vợ chồng đều đi làm, vợ chồng chúng đã để dành được số tiền khá lớn. Vợ chồng chúng đã xây được mái nhà ba tầng. Cả hai vợ chồng và bốn đứa con có vợ có chồng đều ở chung một nhà. Thằng con trai út của em anh có máu cờ bạc, thua lỗ, nợ chồng chất. Vợ chồng nó phải bán cái nhà gạch để trả nợ cho con!

Khi Việt cộng vào Sài Gòn, anh thuê một căn trệt thật rộng. Nhưng tối anh đều lên gian thờ Phật để ngủ cho mát. Một tối anh đang ngủ thì mơ thấy mình duỗi thẳng chân, đạp phải một cái gì nhun nhũn thì một ông già ngồi dậy, đầu bạc phơ, râu dài. Đúng là bố anh. Bố anh nói:

- Mày đạp vào bố mày à!

Anh sợ quá tung chăn chạy xuống đất.

Mấy bữa sau, chị Trúc vợ anh Vi Văn Trường nhờ anh chở chị bằng Honda xuống đường Trương Minh Giảng để chị gọi hồn. Trong khi chờ bàn lên đồng sửa soạn, anh ra phía ngoài đi loanh quanh cho đỡ buồn thì chị Trúc gọi thật lớn:

- Cậu Ích ơi! Cậu vào ngay, bố cậu đã hiện về, cụ đang chửi cậu đây này.

Anh vào bàn đồng, người ngồi đồng nói tiếng như bố anh:

- Con nhà, hư đốn như vậy, gặp bố nó mở mắt thao láo như mắt ếch. Ngày mai nó xuống thuyền đi vượt biên đấy, để Việt Cộng bắt, cho chết cha nó!

Đêm về vì ám ảnh lời cha khi cầu hồn nên anh bỏ chuyến đi, dù nhà may Bình chịu đóng 80 cây vàng. Khi ra đi họ cãi nhau nên họ hủy bỏ 80 cây vàng trong chuyến đi này. Anh hỏi anh Tư chủ ghe: Đổ người xuống ghe ở đâu? Hắn trả lời:

- Đổ ngay ghe đậu trước cửa nhà tôi. Vì chuyến này ra đi không trở lại, nên mấy trạm gác từ đây ra biển, tôi đã mua bằng vàng tất cả rồi. Yên chí lớn, khi ra đi không còn gặp khó khăn gì nữa!


Có lẽ định mệnh, những người vượt biển bằng ghe của anh Tư vừa qua trạm gác lúc 6 giờ tối thì đoàn kiểm tra vẫy ghe vào khám! Thế là bị bắt trọn ổ!

Lần cuối anh gặp cha anh báo mộng vào cuối hè năm 1976 anh đang ngủ dưới ghe đánh cá của người bạn thì bố tới báo mộng.

- Mày đi Pháp chứ không đi Mỹ.

Tin lời báo mộng của bố, anh xin tị nạn chính trị tại Paris.

Em Chi ạ! Anh 17 tuổi bỏ gia đình ra đi, nay đã 76 tuổi. Đời anh là đời sống cô đơn và cô độc. Bạn bè thân đều ở Mỹ. Ở Paris không có ai gọi là bạn thân! Mỗi lần ngồi viết thư cho bạn thân như em, anh kể chuyện dông dài, nhưng anh thấy nhẹ nhõm! Cám ơn em đã bớt chút thì giờ đọc thư anh!

Chuyện thứ hai anh muốn kể với em là chuyện anh đã chữa lành bệnh ung thư ruột già từ cuối những năm ở thế kỷ 20. Thời đó thuốc ung thư chưa có. Bệnh ung thư của anh như sau:

Anh bị bệnh đi cầu ra máu. Thời đó năm 1941 thì phải, anh đang ở với bà chị con ông bác anh, chồng bà là tri huyện Đông Triều. Khi bệnh đi cầu ra máu, bố anh có người cháu là người chữa bệnh và là giám độc bệnh viện Mạo Khê. Bố anh đã đưa anh đến bệnh viện Mạo Khê để chữa bệnh. Đã hơn ba tháng bệnh vẫn chưa thuyên giảm. Bác sĩ ở Mạo Khê giới thiệu anh với giám đốc bệnh viện Đông Triều. Nơi bệnh viện này, mỗi buổi chiều, mẹ anh đều lên thăm con. Một bữa đưa con trở lên bệnh viện, mẹ anh ôm anh khóc, một người đàn ông lớn tuổi nằm cách anh hai giường, nói với mẹ anh rằng: Thằng nhỏ này nó nằm cách tôi hai giường. Tôi đã nhiều đêm hỏi nó nên mới biết rõ bệnh tình của nó. Và ông khuyên mẹ anh:

- Bà đưa cháu về nhà tự chữa trị. Tôi cũng là một thầy lang chữa thuốc Bắc. Y học Tây phương không chữa được bệnh này đâu! Bệnh thằng nhỏ này, Á Đông mình gọi là bệnh cam. Bà đưa cháu về nhà, nhà bà giàu, bà cho người nhà bắt thật nhiều cóc. Mỗi ngày bà làm thịt một con cóc. Bà lột da cóc và tim gan cóc vứt hết đi! Ăn phải gan cóc là chết. Bà cho hành vào băm nhỏ với thịt cóc rồi cho lên chảo chiên. Mỗi ngày bà cho cháu ăn năm hay sáu viên cóc chiên, chẳng mấy lúc bệnh sẽ khỏi và tăng sức mạnh. Nhờ thịt cóc anh đã khỏi bệnh đi cầu ra máu.

Năm cuối thế kỷ 20, anh lại bị đi cầu ra máu. Anh đến chữa bệnh với Bác sĩ Trần Lữ Y (Ông Louis) đã hơn một năm mà bệnh vẫn chưa khỏi.

Một bữa bác sĩ Louis nói với anh rằng:

- Tôi là người đã nhiều năm nghiên cứu về máu để dạy đại học. Bệnh ông đã hơn một năm vẫn chưa khỏi. Tôi e ông mắc bệnh gì khác chăng? Ông đi chụp hình mang về cho tôi coi.

Khi mang hình về, ông Louis chỉ cho anh coi. Tấm hình chụp ruột già anh, nó đen hết như than. Ông Louis cho anh biết:

- Cậu bị bệnh ung thư rồi!

Anh hỏi bác sĩ Louis, bây giờ có cách gì chữa bệnh ung thư?

- Thuốc chữa bệnh ung thư chưa có! Bây giờ chỉ có thể mổ!

Từ khi ra đời, anh vốn sợ kim chích, nên anh nói với ông Louis rằng:

- Tôi từ khi ra đời rất sợ mổ xẻ. Tôi chấp nhận cái chết.

Ông Louis trả lời anh:

- Cậu đừng tuyệt vọng như vậy! Còn nước còn tát, gia đình tôi đã bốn đời có một toa thuốc Tàu, gia đình tôi đã nhiều thế hệ chữa khỏi bệnh ung thư. Sáng mai tôi sẽ copy cuốn sách để cậu nghiên cứu chữa chạy. Điều tôi phải nói với cậu phải can đảm, kiên nhẫn chữa trị chứ không buông xuôi bàn tay được!

Anh mang cuốn sách về. Việc đầu tiên anh xin nghỉ việc đi làm và đóng cửa báo Chiến Hữu đã đơn phương độc mã mà làm hơn mười năm.

Cuốn sách bác sĩ Louis cho đã giải thích thật kỹ về bệnh ung thư. Nội dung cuốn sách cho biết: Đức Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Hoa truyền đạo. Ngài có phổ biến mấy thang thuốc chữa lành bệnh hiểm nghèo. Theo Đức Đạt Ma, bệnh ung thư đã có từ lâu đời. Nhưng ở Trung Hoa, người ta gọi là bệnh Nưỡu, chỉ những bệnh những mụn như nhọt mọc khắp người, trên đầu Nưỡu như có mủ.

Trung Hoa có hai thứ cỏ có thể chữa bệnh ung thư:

1) Bách Hoa Xà Thiệt Thảo, Tàu kêu bằng Pá Xế Trực Thẩu.

2) Bán Liên Chi, Tàu kêu là Pán Ký Lìn.

Hai thứ cỏ này trộn lẫn với nhau. Rồi cho vào ấm, đổ nước nóng vào như ta pha trà vậy. Phải uống rất đều đặn, nhiều lần trong ngày.

Anh đã uống thay nước liên tục bảy tháng liền. Tháng thứ bảy anh đi chiếu điện bệnh ung thư. Ông bác sĩ chụp hình cho anh là một ông bạn khá lâu. Khi rửa hình, ông bật điện lên coi… thì thấy ông ồ một tiếng thật lớn. Anh ngờ bệnh anh phát triển mau, ông bác sĩ chỉ lên hình: những vết đen ruột già đen như mực đều biến hết. Ông liên tục hỏi anh:

- Ông có uống thứ thuốc hay cỏ của Trung Hoa không?

- Thưa có.

- Cỏ gì?

Anh đâu biết hai thứ cỏ bằng tiếng Pháp là gì sao trả lời ông được. Ông dồn dập hỏi:

- Có phải Jing Jeng không?

Anh ủy cho xong chuyện.

Từ ngày khỏi bệnh ung thư, anh mua thật nhiều hai thứ cỏ để trị bệnh ung thư. Mỗi ngày anh đều uống thêm hai thứ cỏ vừa kể trên dù là bệnh ung thư đã dứt.

Nhà anh rất ngổn ngang hai loại cỏ trên. Mỗi người quen bị bệnh ung thư, anh đều biếu một gói cả. Nhưng hầu hết họ không uống vì họ lý luận rằng: ung thư là một bệnh nguy hiểm, mấy thứ cỏ làm sao có thể chữa hết bệnh ung thư. Riêng mắt anh thấy có ba người uống hai thứ cỏ tiên hết bệnh ung thư. Bản thân anh là một. Một người bạn anh dân Nam kỳ, hắn xin tỵ nạn ở bên Pháp. Hiện hắn sống với nghề thợ mộc ở dưới tỉnh, người thứ hai. Một người bạn nữa sang Pháp đỗ tiến sĩ ở đại học Paris. Hiện là giáo sư đại học, coi một phòng thí nghiệm ở tỉnh. Anh đã nhờ ông ấy thí nghiệm hai loại cỏ trên có chất gì mà lại hiệu nghiệm chữa bệnh ung thư. Bạn anh đã thí nghiệm hai loại cỏ trên. Thực ra cỏ không có chất gì quý giá. Cả hai có một đặc tính rất mát.

Hồi hết bệnh, anh làm báo Tiếng Dân, anh đã đăng hai loại cỏ Bách hoa xà thiệt thảo và Bán linh chi trên báo.

Em Chi, đã trên mười năm nay, bệnh phỏng anh vẫn chưa hết. Tháng mùa Đông lạnh thì những vết thương cũ nó co lại ở nách, đi lại rất khó khăn nên chữ anh viết nghệch ngoạc như gà bới. Nhưng mỗi khi viết thư cho em, anh như uống liều thuốc bổ. Em cố gắng đọc thư anh.

Chúc vợ chồng em vui vẻ, khỏe mạnh. Cho anh gởi lời thăm gia đình Tâm và gia đình Lành. Cám ơn em. Hẹn gặp em ở Mỹ. Chào em với nụ cười trên môi.

Anh ở Paris,

Nguyễn Hữu

*Có thể đọc bài theo đường dẫn:
http://vietbao.com/a191234/dinh-menh-da-an-bai-chi-tiet-ve-toa-thuoc-cua-dat-ma-su-to-tri-lanh-benh-ung-thu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,023,776
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến