Hôm nay,  

Em Đi Tìm Anh

13/06/201500:00:00(Xem: 13881)
Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 3541-16-30091vb7061315

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Đánh dấu 25 năm HO., bài viết mới của ông là một chuyện tình từ những ngày đi đầy miền thượng du Bắc Việt.

* * *

Một hôm đang từ trong tiệm Stater Bros góc đường Hazard và Brookhurst bước ra tôi giật mình thấy một thiếu phụ độ 50 tuổi té bất tỉnh trước mắt mình, tôi lật đật tới gần xem sự tình ra sao, bà ta mở mắt ra gọi: Anh! Tôi đỡ bà dậy và hỏi cô là ai? Em là Nga đây, Nga ở thị xã Nghĩa Lộ anh nhớ chưa? Trời ơi sao Nga lại ở đây? Em tìm anh góc bể chân trời giờ mới được gặp nên em xỉu luôn. Chuyện dài lắm, mình chỗ nào ngồi em sẽ kể cho anh nghe. Em có đi xe không? Xe em đậu đằng kia. Thôi cứ để ở đó đi, lên xe anh rồi lát nữa về lấy xe em.

Ngồi trên xe, đầu óc tôi quay cuồng nghĩ về dĩ vãng. Khẽ liếc nhìn sang bên cạnh, Nga nhà quê ngày nào giờ đẹp và sang quá, phải tìm quán nào vắng vẻ để tâm sự. Tạt vào quán cà phê trên đường Brookhurst, ngoài hiên phe ta ồn ào nhưng góc trong thì yên lặng. Người phục vụ lại lấy order, tôi nói cho một ly cam vắt và một ly cà phê sữa đá. Tôi ngó sang Nga sao nghĩ gì thế? Gương mặt anh vẫn không thay đổi, em nhìn là nhận ra liền, nhưng người thì mập mạp ra, chắc ăn nên làm ra. Nói sao, thời gian ở tù đói khát thì người nó choắt cheo, còn bây giờ ăn uống đầy đủ thì phải khác.

Trước hết anh cho em biết gia đình anh giờ này thế nào? Cái hình anh cho em hồi đó gia đình năm người thì bây giờ vẫn còn đủ cả. Nhờ cái hình ấy mà bây giờ em mới nhận ra anh, biết hồi đó em đừng mê anh thì bây giờ em đâu có khổ. Thân anh tù tội mà làm sao lại để ý đến anh? Anh mặc bộ rằn ri đi đôi giày đinh (bot de chaut) coi anh oai ghê, so sánh mấy anh dép râu nón tai bèo coi thảm làm sao! Ngay phút đầu tiên nhìn thấy anh ngồi trước hiên nhà em, anh vừa ăn vừa khóc em thấy tội nghiệp anh ghê. Anh tủi thân. Tại sao vậy? Vì nhà em là cái vựa cho cán bộ hậu cần để khi anh lái xe trâu ra thì vào nhà chất đồ lên xe chở về trại, mà hôm đó ông cán bộ không cho anh vào nhà em nói rằng bà chủ nhà có người chồng đi bộ đội vào Nam bị tử trận nên trên bàn thờ có hình ông ấy, thấy các anh mặc áo rằn ri là bà tức sôi máu, nên anh tránh mặt, ngồi ăn cơm ở hàng hiên.

*

Còn nhớ hôm ấy trên chuyến xe tiếp phẩm về trại tôi nói với cán bộ hậu cần, cán bộ về trình với cán bộ trưởng trại mai tìm người khác thay tôi lái xe trâu chứ tôi không đi nữa. Anh tưởng được đi ra ngoài lao động là dể lắm sao? Phải qua gạn lọc kỹ lắm.

Điều này làm tôi liên tưởng đến mấy hôm trước, cũng anh Dục, anh này là anh ruột của ca sĩ Duy Khánh, trước làm trưởng phòng An Ninh Không Quân ở phi trường Đà Nẵng. Sở dĩ hai thằng tên Dục biết nhau là vì khi tôi còn làm việc tại Ty An Ninh Quân Đội Quảng Tín thì có một người bám càng trực thăng từ quận Tiên Phước khi trực thăng bay về tỉnh lỵ mà phi công không biết. Trực thăng lên một độ cao thì anh ta rới xuống chết. Ông Dục ở phòng An Ninh Không Quân bay trực thăng vào điều tra phải phối hợp Ty An Ninh địa phương, và hai ông Dục biết nhau từ đó. Trời xui đất khiến khi đi tù hai ông gặp nhau ở cùng trại. Một hôm ông Dục kia gặp ông Dục này và nói: Ê mày, mai mốt cán bộ trại trưởng có hỏi mày có biết lái xe ngựa không thì mày nói biết. Chi vậy? Cán bộ cho tao biết mai mốt trại sẽ mua một xe trâu về để đi tiếp phẩm. Ông nói tao tìm người tin cậy để đi lái xe trâu, tao nghĩ đến mày nên nói có anh cùng tên Dục ở láng 4 hồi xưa có biết lái xe ngựa. Ông nói lái xe ngựa được thì lái xe trâu cũng dễ dàng thôi.

Thế là mấy bữa sau ông trại trưởng kêu tôi bảo chuẩn bị đi lái xe trâu. Tôi sợ toát mồ hôi vì tôi sợ trâu lắm, mặc dù lúc đó là mùa đông. Tôi dãy nảy không chịu, nói cán bộ kiếm ai khác đi. Ai dè mình càng duỗi ra thì càng bị cột vào, biết mình không có ý trốn trại nên không thích đi ra ngoài một mình, nói mãi mình vẫn không chịu. Sau ông ghé tai nói nhỏ, thôi ráng đi đi, đi với cán bộ hậu cần được ăn no, mai mốt trại đói lắm đó, không có gạo mà ăn đâu. Thế là tôi trở thành anh lái xe trâu. Anh em trong trại gọi tôi là Dục xe trâu. Bây giờ sang đến đất Mỹ rồi, anh em cùng trại khi xưa cũng vẫn kêu tôi là Dục xe trâu.

Hôm sau lại đi tiếp phẩm nữa tôi thấy trên đường cái có vô số gỗ của cây rừng anh em tù chặt từng khúc rồi xẻ ra làm củi để dọc hai bên đường cái nhiều ơi là nhiều. Tôi nói với cán bộ, cán bộ cho tôi xếp một xe củi chở ra cho bà già mà cán bộ ở trọ. Ừ, anh xếp đi, làm khẩn trương lên đem ra cho bà già. Đang mùa đông, được mớ củi này tha hồ mà sưởi, nên khi thấy tôi mang củi tới, bà già cười tít mắt, không còn đôi mắt hận thù ngày hôm qua nữa. Bữa đó, bà mời tôi vào nhà ngồi ăn cơm, không còn ngồi vỉa hè nữa.

Ông cán bộ hậu cần mê cô Nga lắm nên nhờ tôi kèm cho cô Nga Pháp văn. Tôi thân tù bảo sao nghe vậy và tôi đã kèm cho cô Pháp văn. Cô học lớp Đệ Nhị, học hai sinh ngữ tiếng Nga và tiếng Pháp. Tôi kèm cô được mấy tháng thì cô đệu Tú Tài. Cô biết ơn tôi lắm và đâm ra mê tôi, thường luộc hột gà, khoai lang, hái bưởi sau vườn dúi cho tôi, mà tôi không dám tỏ thái độ sợ ông cán bộ hậu cần và bà chị của cô Nga là cô Nguyệt, hai người đẹp như nhau nhưng cô Nguyệt sắc sảo hơn. Một hôm cô chị la cô em cố ý cho tôi nghe: "Nó là thằng phản quốc mà mày mê nó." Chết mẹ rồi, phải tìm cách tránh xa. Tôi nói với cán bộ hậu cần, bây giờ cô Nga đã đậu rồi tôi không còn lý do vào nhà để kèm cô ấy nữa, cán bộ cho tôi ra chăn trâu ở bờ suối và tôi ăn cơm ở ngoài đó luôn. Được. Thế là tôi thoát nhưng cô Nga vẫn theo đuổi tôi, mỗi lần tôi để xe trâu trước nhà cô thì cô đem đồ ăn bỏ vào xe tôi, tôi có đem theo cái túi đựng phần ăn trưa và nước uống để trong xe thì cô bỏ vào trong đó và ra dấu cho tôi biết.

Ông cán bộ hậu cần thấy tôi hiền lành và kèm cho cô Nga có kết quả nên nói với tôi anh có đói thì lấy khoai mì và khoai lang đem về ăn. Cám ơn cán bộ, ông cho thì tôi lấy về một túi bao cát về cho bạn bè tôi đói lắm. Ăn vụng thì biết chùi mép không có chết cả nút đấy. Ông yên tâm, tôi không đem vào trại đâu, tôi dấu vào rừng bảo anh em tôi ra lấy.

Đó là chuyện lúc tôi đi đầy ra núi rừng miền Bắc, ở Tà Re cách thị xã Nghĩa Lộ 5 km, hàng ngày đánh xe trâu đi "tiếp phẩm."

*

Bây giờ trở lại quán cà phê trên đất Mỹ với cô Nga Nghĩa Lộ. Tôi hỏi Nga làm sao em mò được sang đây kể tài thật đấy. Hồi đó anh cố trốn tránh em, em khổ tâm lắm, nhân có đêm văn nghệ trong trại, anh em rủ mẹ em đi bộ vào coi văn nghệ cố ý để được gặp anh nhưng anh cố lánh mặt. Đồ nhát như cáy! Nhát cái con mẹ tôi. Sợ thấy bà thì có. Anh lúc nào cũng khôi hài được, em mê cách nói chuyện của anh bởi thế em mới khổ, mới ra nông nổi này. Sang đây sướng quá rồi còn khổ cái gì nữa. Trước khi Trung Quốc sắp tấn công Việt Nam, thì họ di chuyển các anh về Nam hết, kể tình báo Việt Nam cũng hay biết trước và di chuyển các anh đi, chứ họ sang họ cố ý tìm các anh.

Sau đó em đã nhờ người quen để xin vào làm việc trong Nam. Em được làm việc tại TP Hồ Chí Minh, với mong ước sẽ được gặp lại anh khi anh được trả tự do, nhưng chim trời cá nước biết đâu mà tìm. Trong sở em có một chị vợ sĩ quan của chế độ cũ cũng đang làm việc, em làm quen để may ra dò la tin tức anh. Thân nhau một thời gian, chị thường rủ em về nhà chị ăn cơm những lúc cuối tuần trong lúc chồng chị còn trong trại cải tạo. Sau anh ấy cũng được thả về. Anh chồng tên Khuê rất hiểu biết, tử tế. Gia đình anh chị rất hạnh phúc. Gia đình chị bạn em có hai người con trai độ khoảng 11, 12 tuổi nhưng chẳng may sau đó, chị bị tai nạn giao thông để lại hai đứa con côi cút. Thấy anh Khuê lóng ngóng không đủ sức lo cho hai đứa con, em động lòng hay lại thăm hai đứa nhỏ và lấy được cảm tình của anh ta. Mãi đến năm 1987 em nghe phong phanh Mỹ sẽ bốc các tù cải tạo sang Mỹ em lại càng thăm gia đình ấy nhiều hơn và cá đã cắn câu, anh Khuê xin cưới em. Mới đầu em làm bộ còn xét đi xét lại nhưng lòng thì đã quyết.

Sau đám cưới em bị khai trừ ra khỏi Đảng và đuổi ra khỏi sở. Em cóc cần, được đi Mỹ là nhất rồi, biết đâu sau này gặp anh. Thế rồi hôm nay gặp anh thật. Thấy em đi tìm anh tài chưa. Bây giờ em đòi lại cái cốc đầu hồi xưa dạy học người ta mà người ta không đọc đúng đã cốc đầu đau điếng. Lâu quá anh cũng quên rồi! Chữ Montreal đó! Em đọc là Mông-trê-an anh nhắc lại là Mông-rê-an như Mont-Blanc ấy, em quên em cứ đọc là Montreal bị anh giận quá cốc đầu em một cái em nhớ hoài. Đây đầu anh đây cốc lại đi. Em không thèm. Chứ muốn gì? Muốn bắt xác anh. Giỡn hoài cha! Giờ mỗi người một bổn phận rồi, em có gia đình em, anh có gia đình anh, thôi hãy yên phận đi. Em hỏi thật anh, hồi đó anh có mê em không? Rõ vớ vẩn, không mê mà người ta cố kèm Pháp văn và còn kèm em làm bài thi môn khác để em thành "học sinh giỏi" của lớp 12. Tại em lộ liễu quá để bà chị phát giác là em mê anh, cố ý chửi to để anh nghe thấy mà rút lui. Anh khiếp cái bà ấy quá, giờ bà ấy thế nào rồi? Có chồng, có con vẫn ở địa phương. Hồi em mới lấy anh Khuê, bà ấy cắt đứt liên lạc, sau em sang đây gởi tiền gởi quà về lại vui như tết. Còn mẹ em thế nào? Mất rồi anh ạ! Chia buồn với em. Anh nhớ hồi đó mới đầu cụ ghét anh lắm không cho vào nhà ăn cơm, sau nhận được mấy xe củi anh chở ra cho đổi thái độ liền, nào con phải học tập tốt, lao động tốt để sớm về sun họp với gia đình, đều một sách cả! Anh còn nhớ là mùa đông cụ bới cơm ủ vào trong chăn để anh về ăn cho ấm. Cụ cứ xưng mày tao với anh làm anh thấy ấm lòng, không mê con gái cụ sao được. Thời gian trước khi các anh ra, họ tập trung mọi người lại bắt học tập: Không được tiếp xúc với tù vì họ là bọn chỉ biết giết người, thích ăn gan uống máu, không văn hoá, không biết chữ nữa, phải xa lánh họ. Vùng ấy ai cũng biết các anh là những người có học, đều thấy là bọn chúng láo khoét.

Sau khi anh hết đi xe trâu, thấy cái tên cán bộ hậu cần ở trọ nhà em làm đủ cách đòi cưới em. Cả mẹ em và em ngán bọn chúng tới cổ. May mà em thi đậu, chạy được chỗ làm trong cơ quan, mới có dịp rời xa được cái mảnh đất ấy.

Chuyện lan man rồi cũng đến lúc ngừng. Cho em số phone của anh đi. Không được. Sợ người ta gọi lại phá phải không? Thôi em cho số phong của em đi, lúc nào rảnh anh sẽ gọi lại thăm, ông chồng em cũng là chiến hữu của anh. Thôi bây giờ anh chở em về xe em nhé. Mình sẽ còn gặp lại.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
14/06/201522:00:05
Khách
Một chyện tình cao thượng.Cám ơn tác giả.Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến