Hôm nay,  

Người Bắt Rắn Hổ & Mái Ngố

11/05/201518:07:00(Xem: 12205)

Bài số 3511-16-29911vb2051115

Tựa đề trên là hai bài viết, hai câu chuyện khác nhau. Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương. Sau đây là hai bài viết ngắn của ông.

***
I. Người Bắt Rắn Hổ

Vừa bật cái vô tuyến truyền hình, để xem những phóng sự, tin tức mới nhứt... thì phải tạm ngưng để nghỉ giải lao, dành cho những nhà bão trợ cho đài. Chương trình quảng cáo thôi thì đủ loại: từ những sản phẩm làm đẹp đến những dược thảo đặc trị (suplement herbs),... Không cần qua tuần tự khám bệnh, không cần toa bác sĩ, bảo đảm trị được bá bệnh kể cả ung thư, nghe thấy "mê"! Nhưng những hệ thống truyền thông lớn mạnh, phát triển đều phải nhờ quảng cáo; chúng ta mới được xem những chương trình hay ho chứ, đặng cái nầy phải mất cái kia, chịu thôi.
Nhớ thời ông George Walker Bush còn làm Tổng Thống, có số điện thoại 1.800 "đừng gọi tôi". Nếu không muốn bị quấy rầy thì ghi số điện thoại mình vào, họ sẽ không được gọi. Nếu họ vẫn gọi sẽ bị phạt nặng. Tôi có ghi vào, nhưng thấy họ vẫn gọi...
Trong chúng ta, không ít thì nhiều cũng bị phiền hà vì chuyện quảng cáo. Tôi nghĩ ra một cách để đối phó:
- Khi họ nói tiếng Anh hay tiếng Tây ban Nha thì tôi trả lời bằng tiếng Việt. Họ bất ngờ, tự động tắt điện thoại luôn.
- Ngược lại, khi nghe quảng cáo bằng tiếng Việt, tôi trả lời bằng tiếng Anh. Họ cũng chào thua, vì bất đồng ngôn ngữ.
Mọi người chung quanh cho tôi có cao kiến. Một hôm, "phone" của tôi reo, trên màn hình hiện ra cái tên Nicky, số điện thoại lạ hoắc. Tôi bắt điện thoại, Nicky nói tiếng Việt, tôi trả lời tiếng Anh; rồi Nicky lại nói tiếng Anh. Tôi hết đường né tránh, tôi sẳng giọng:
- Tôi đang bận, bộ huynh hưỡn lắm hay sao mà gọi tôi hoài vậy? Nicky vội vã trả lời:
- Xin lỗi quấy rầy, chỉ làm phiền bạn ít phút thôi, tôi là Nông đây! Rồi nó tuôn ra một tràng làm tôi chống đở không kịp. Dù ở đâu, hay nói tiếng Việt, tiếng Anh, Nông cũng nhận ra cái giọng "khàn khàn, nhão nhẹt" của tôi, không lẫn lộn với ai được. Tôi cũng vui mừng khi Nông gọi tôi, hẹn chiều hay tối tôi sẽ gọi lại.
Khi còn đi học:
Nicky chắc là Nông (tên thật của nó ở nhà là Công). Nó thông minh nhất nhà, là niềm hảnh diện của gia đình nó. Khi ở tiểu học, vì học giỏi nên bà cô cho nó "nhảy lớp" (lên học lớp cao hơn). Sau đó, nó phải lấy khai sanh của người anh ruột là Nông, để tiếp tục học. Đến năm đệ thất (lớp 6) Nông học chung với tôi. Nông cần cù cố gắng, thật tình với mọi người, trong nhóm học sinh giỏi. Tôi thì "bép xép", chắc cái gốc là "marketing", nếu xét theo thứ bậc thì nó hơn tôi mấy bậc (sĩ, nông, công, thương,...). Chúng tôi chơi thân, đua nhau học hành.
Có lần bà cô Hạnh, dạy Việt văn, đưa ra đề bài: "Nếu được chọn ngành nghề các em sẽ chọn nghề nào? Hãy giải thích lý do.
Trong bài văn của học trò Nông:
- Nghề nghiệp: chọn nghề thợ hồ.
- Lý do: vì từ nhà em đến trường, có rất nhiều nhà tranh, vách lá nên em muốn làm thợ hồ để xây nhà cho họ.
Bà cô phê bình: quá thật thà đơn giản, cần phải có mộng ước để chấp cánh bay xa.
Không biết thầy cô có biết rằng, chúng tôi may mắn lắm mới được đến trường và rất dễ dàng bị nghỉ học...vào đời.
Một hôm, khi ở trong vòng lao lý, VĐ, đội 3 của tôi đang đào đất thì ở bên đội 2 kế bên có tiếng la thất thanh:
- Coi chừng rắn hổ!
Mọi người chạy tán loạn. Có một người "hùng" nhảy tới nhanh tay nắm đuôi con rắn hổ, quay vòng vòng, con rắn dãn xương sống nằm xụi lơ. Người đó gốc nhà nông, tên Nông.
Trở về nhà:
Nông mặc quần cộc, xuống đò kinh Xáng, khi con đò vừa cập bến, nó dẫn xe đạp lên bờ, chạy một mạch tới nhà tôi. Nghe tiếng gõ cửa, má tôi thấy nó đứng trước nhà, bà vội vàng mở cửa cho nó vô và ngạc nhiên:
- Cháu về hồi nào vậy Nông. Nó trả lời:
- Con được về cả tháng nay, nhưng không thể đi đâu được. Nhân dịp sáng hôm nay, con đạp xe thăm ruộng, vắng vẻ không ai thấy nên con chạy tuốt xuống đây hỏi thăm thằng bạn!
Má tôi hiểu ra là Nông tưởng tôi đã về rồi, bà trả lời nó:
- Chúc mừng cháu được về, con dì thì chưa!
Một thời gian sau tôi được về, má tôi kể lại là Nông có đến thăm tôi, nhưng Nông kỳ lạ lắm. Trong mình Nông tiết ra mùi hành, và ngồi đứng không yên, thường vặn mình uốn éo...Nó còn nói nếu ở lâu hơn, nó sẽ điên.
Sau cú phone của Nicky, đêm đó, Nông và tôi gặp nhau. Hai người bạn như sống lại những ngày xưa, tháng cũ... Tôi hỏi Nông:
- Có lần tôi nghe tin Nông bị tai nạn ở Sài Gòn, không qua khỏi, sao bây giờ vẫn sống nhăng, sống khỏe? Nó nói:
- Đúng rồi, là ông anh.
Nông kể, qua xứ nầy rất khó tìm việc làm, thời may có một nhà hàng nhận. Nhưng nhà hàng nầy ế ẩm, nhờ Nông vấn kế nho nhỏ thôi, cho hợp phong thủy,... nay nhà hàng đã đông khách. Tôi hỏi Nông:
- Làm nghề nầy bao lâu rồi, sao tôi không hay biết gì cả? Nó nói:
- Lâu rồi, sau lần bắt rắn và bị rắn cắn, ở VĐ.
Tôi thắc mắc:
- Sao không nghe ai nói hết? Nông nói:
- Chuyện "quê" như vậy, làm sao kể ra được!


Nhớ lại từng nghe má tôi kể hồi ấy, khi Nông tới thăm, trong mình nó tiết ra mùi hành, tôi nghĩ con rắn hổ mà Nông bắt rồi bị nó cắn là con rắn hổ hành, rất hôi hành.
Cuối cùng Nông hỏi tôi cần nó giúp đỡ về phong thủy không? Tôi nói là hiện nay không cần, cám ơn Nông.

*
2. Mái Tóc Ngang, Mái Ngố

Sau một thời gian dài "dồi mài kinh sử" và chờ đợi, rồi ngày kiểm tra "NAPLEX" cũng đến, cô con gái bây giờ xanh xao tiều tụy. Mẹ và cô em út phụ giúp "make up" cho cô hồng hào tươi tỉnh, chải lại mái trước che phủ gần đôi mắt, xịt keo thơm cho nó nằm đúng vị trí mong muốn,... Cô con gái nhìn vào kiến lần cuối, trước khi ra xe đi.
Cửa vào phòng thi được kiểm tra chặt chẽ, bởi những người có trách nhiệm. Họ mặc đồng phục màu đậm đen, trên cầu vai có mang huy hìệu, trước ngực bên túi trái có ghi rõ tên họ,...
- Người ta xem thẻ ID (thẻ nhận diện, bằng lái xe), để coi người trong giấy tờ có đúng là người thật trước mặt.
- Người ta kiểm tra trong người, cả áo khoác, cấm không cho mang tài liệu vào phòng thi.
Thí sinh xếp hàng thứ tự đi qua, đến lược cô gái thì người kiểm soát cho dừng lại, xem xét kỷ lưỡng và mời cô vào phòng riêng gần kế bên để kiểm tra lại.
Cô gái bản tánh vốn nhút nhát, bị gọi lại càng làm cô thêm mất bình tĩnh. Trong phòng nhỏ chỉ có hai người, bà kiểm soát muốn xem cái mái tóc ngang trước trán. Bà ta nghi ngờ, muốn xem có gì bí ẩn trong đó không! Vì đây là lần đầu tiên mà bà được nhìn thấy. Thông thường thì con người có đặc tánh "tốt khoe, xấu che", nhưng cô có cái trán rộng, đầy đặn xinh đẹp, cặp mắt sáng; lý do tại sao lại phải lấy tóc che dấu nó, còn lại xịt keo, đúng là khả nghi?
Cuối cùng, thì cô gái cũng vào phòng thi đúng giờ...
Cô con gái lầm bầm, tất cả đều tại ông ba, bà mẹ tui hết. Sau đây là chuyện về cô gái.
*
Lúc còn ở quê nhà, căn nhà lá nhỏ xíu của ba mẹ nằm trên bờ kinh Vĩnh An, phải qua con lộ thì mới đến nhà của bà. Con đường có nhiều xe cộ, thật là khó khăn mỗi khi qua đường, nên căn nhà tuy gần mà xa với nhà bà.
Con kinh Vĩnh An, theo lời ba giải thích cho tôi, dài 17 cây số, được đào năm 1843, từ Tân Châu (sông Tiền) đến Châu Giang (sông Hậu) được đào từ thời nhà Nguyễn, mấy trăm năm trước, khi ông cha chúng ta đến đây sinh cơ lập nghiệp. Nó nối liền sông Tiền và sông Hậu, mùa mưa nước lũ đục ngầu, nó chảy cuồn cuộn cuốn trôi đi tất cả; đến rằm tháng chín nước phân đồng, con tôm con cá nhiều vô kể, người ta giăng bắt nó dễ dàng.
Ba ra bờ kinh sau nhà, tìm chỗ đất đùn lên, lấy xuỗng đào bắt mấy chú trùng, chú dế; rồi gọi hai chị em tiếp ba một tay, để chúng vào trong lon, trong miễng dừa làm mồi câu cá. Nhìn chú trùng lăn quăn, lúc nhúc tui sợ quá bỏ chạy tìm mẹ bênh vực, nào ngờ mẹ còn tệ hơn tui. Kể từ lúc đó tui có một nỗi sợ không tên, đeo đuổi hoài.
Ông ba có nhiều chuyện để kể cho chúng tôi nghe, có lần ba nói nhờ con "lúc nhúc" mà ba mới sống còn tới hôm nay. Ba thường nói:
- Hãy cố gắng học hành, can đảm bền chí, đừng quá nhút nhát rồi sẽ thành công! Lúc đó tui không dám nói lại, nhưng tui lí nhí:
- Ba khác, tui khác, chớ bộ.
Từ đó trong nhà có hai phe, tui giống mẹ y chang; còn em tui thì học theo ba như một "phó bản". Nhiều người nói đùa, ba huấn luyện cô em để sau nầy "gánh vác giang sơn nhà...chồng".
Khi học lớp năm trường Nữ TC, có chuyện gì lôi thôi với mọi người, cô em gan dạ đều chống lưng cho tôi.
Tôi thường thấy ba ngồi đăm chiêu suy nghĩ, tôi đến hỏi han, ba pha trò nói lảng chuyện khác, như cố che dấu điều gì!

Vĩnh An, dẫn nước chảy ngang
Sông Tiền, sông Hậu dễ dàng thông thương
Mùa mưa, ngập hết ruộng vườn
Thủy sản lớn nhỏ kiếm đường sản sinh
Cá rô, cá lóc, cá linh
Anh thăm, chị viếng quê mình dấu yêu.

Nơi xứ lạ quê người, tôi học ở trường Midle School John Fr. Kennedy, cô em không còn ở bên cạnh, làm tôi hụt hẫng; vì chung quanh tôi đều là những người khác màu da, không cùng tiếng nói, dù rằng mọi người luôn thông cảm và vui vẻ giúp đỡ tôi. Tôi nhớ lúc đó, giới trẻ lan nhanh một kiểu tóc mới: tóc để dài chấm vai và kéo cho thẳng, mái tóc mượt mà óng ả áp vào vai. Mái trước cắt cho đều ngang, che phủ trước trán.
Tôi như người đang chơi vơi giữa trời, nước mênh mông gặp được cái phao, để bám vào. Tôi bắt chước để mái tóc ngang trán, còn được gọi là "mái ngố". Bên trong cái "mái ngố", tôi rất tự tin, không còn sợ sệt vu vơ,..."can đảm bền chí" như ba tôi từng nhắc nhở.
Khi tôi được nhận vào trường S.U, ở Trung Tây; ba và cô em gan dạ đến dự buổi lễ khai giảng va øgiúp sắp xếp mọi chuyện cho tôi. Đây là lần đầu tiên đi học xa nhà. Nhưng mọi người đâu biết rằng, bên trong cái "mái ngố" tôi tìm lại được chính mình; nó pha trộn giữa một bên là cái can đảm bền chí của ba và một bên là cái nhút nhát rụt rè của mẹ.
Cái mái tóc ngang hay cái mái ngố hữu duyên với tôi, giúp tôi được nhiều việc có vui, có buồn, có thành công, nhiều khi còn bị ngộ nhận hiểu lầm, cám ơn mái ngố.

Trên đời ai cũng có cái số
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Thuyền chơi vơi, giữa sóng triều xô
Vô tình, tìm ra cái mái ngố.

Y Châu
(theo Lena Cuc L.)

Ý kiến bạn đọc
13/05/202104:16:43
Khách
ordering cialis online australia: <a href=" http://cialisbnb.com/# ">cialis online daily</a> buy cialis tadalafil uk
http://cialisbnb.com/# buy cialis now
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,246,390
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến