Hôm nay,  

Tháng Giêng Ăn Tết Dài Dài

22/03/201500:00:00(Xem: 9510)
Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 3492-16-29892vb8032215

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã góp nhiều bài kể lại những sinh hoạt sống động. Bài viết mới là chuyện Tết Little Saigon với đủ mục lễ bái, diễn hành rồi du hành trên biển, đúng kiểu tháng Giêng là tháng ăn chơi.

* * *

Tết năm nay, gia đình tôi họp mặt đông vui. Một cô em gái của tôi từ Florida về, một cô em vợ từ Canada sang, bà vợ tôi hứng chí tổ chức nấu bánh chưng, gói giò thủ, làm chả ốc, bày vẻ ra cho lắm chỉ khổ cái thân già tôi thôi. Tôi phải rửa lá, lau sạch từng đầu lá một, rồi xắt thịt, vo gạo, nhiều công đoạn lắm mới làm nên cái bánh chưng. Tôi không biết gói, vợ tôi nói anh lại đây em chỉ cho. Thôi đi bà, nếu tôi biết gói những lần tới sẽ đùn hết cho tôi, nghèo mà ham!

Chưa hết. Còn món chả ốc nữa. Cũng công phu lắm, ốc mua về gồm ốc bươu và ống hương, ngâm nước muối để mấy giờ liền, gạn nước bóp thật kỹ cho sạch nhớt, rửa qua nước lạnh nhiều lần rồi lấy dao nhỏ tách cái đít vứt đi và nặn cục bướu ở trong ruột nó ra không có thì tanh lắm, xong ướp gia vị bỏ trong máy xay nhỏ, xong trộn với giò sống theo tiêu chuẩn hai phần giò một phần ốc. Lúc đó mới cắt giấy bạc rồi gói trước khi cuộn lại đặt mấy ống xả, mấy lát gừng xung quanh cuộn lại túm hai đầu cho chặt để khi hấp không xì nhân ra. Nhân đã ướp gia vị tiêu, bột ngọt, lá chanh xắt nhỏ khi hấp quyện với xả gừng ăn bá chấy hết xẩy con cào cào!

Làm xong các món đặt biệt ngày Tết, chúng tôi dẫn các cô em đi thăm chợ Tết.

Ngay từ những ngày trước Tết, người ta tổ chức bán hoa ở trước cửa Phước Lộc Thọ, một khu bán hoa ở tiệm vàng Ngọc Quang góc đường Brookhurst và Edinger, và ở Costco người ta cũng đem nhiều loại hoa nhất là hoa lan vì biết rằng Tết Nguyên Đán của người Việt Nam người ta hay mua hoa về chưng trong nhà và mua làm quà biếu, nhưng mà nhộn nhịp nhất là khu chợ hoa ở Phước Lộc Thọ những ngày giáp Tết. Trai thanh nữ tú lũ lượt đi ngắm hoa, ngắm cảnh, ngắm người tạo ra sắc thái ngày Tết ở quê người không khác gì chợ hoa Tết ở đường Nguyễn Huệ xa xưa nơi quê nhà.

Cô em bên Canada nói ở đây thích quá, đúng là không khí Tết chẳng khác gì bên Việt Nam ngày xưa. Bên Canada chỗ em ở không có tổ chức gì hết, ở đây hoa nở rợp trời thích quá, chắc sang năm em lại sang nữa. Nghĩ trong bụng, nghèo mà ham. Chúng tôi dẫn đi hết chợ hoa này đến chợ hoa khác, so sánh giá cả, lựa những chậu hoa mình thích lôi về cả một đống, xếp chật nhà, phải bỏ ra ngoài sân nữa, đúng là không khí Tết.

Tối Giao thừa tôi nói con gái chở bố mẹ và các cô đi chùa. Năm nào chùa Huệ Quang và Điều Ngự cũng tổ chức rầm rộ lắm. Mới đầu đến chùa Huệ Quang tổ chức ngoài trời, đông ơi là đông, lại gần không thể được, đứng ngoài xa nhìn vào thấy người là người, pháo nổ điếc tai, dây pháo dài trên 20 thước, đứng xa vẫn thấy inh tai điếc óc, khói bay mù mịt. Lại còn màn múa lân nữa, trống đánh dồn dập làm tinh thần mọi người hưng phấn. Tết phải có pháo có lân mới nổi đình nổi đám. Đông như thế vẫn không có chuyện gì xảy ra, an ninh trật tự không phải can thiệp, người Việt mình sang đây cũng học được cái nếp văn hóa của người Mỹ, không ồn ào chen lấn, giữ trật tự không làm ảnh hưởng đến người khác thật đáng trân quí.

Coi một lúc chúng tôi lại kéo sang chùa Điều Ngự xem tiếp. Vẫn không khí tưng bừng như bên chùa Huệ Quang, ca sĩ lên hát phần nhiều hát nhạc xuân lôi cuốn khán thính giả hát theo tạo không khí sống động hào hứng. Bên này khách tham dự ngồi trong nhà nên âm thanh càng vang dội.

"Thôi về nhà xông đất", cô Loan nói "em hẻo lắm không dám đâu". Đùn qua đùn lại, rốt cuộc tôi là người bước chân vào nhà trước.

Mặc dù sống ở đây lâu rồi nhưng chúng ta cũng không quên tập quán xưa kia của tổ tiên để lại là cúng giao thừa, cúng ngoài trời gồm có chậu hoa, trái cây, ly nước, nhang đèn. Trước hoặc sau giao thừa gia chủ thắp nhang khấn vái cầu xin mọi điều lành trong năm mới, và ngày ba mươi Tết nhà nào cũng làm mâm cơm mời ông bà về chung vui với con cháu.

Năm nay mùng 1 Tết rơi vào ngày thứ năm và có hai hội chợ Tết tổ chức vào ba ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. Một hội chợ Tết do cộng đồng tổ chức tại công viên trường Bolsa Grande góc Bushard và Westminster. Còn một hội chợ Tết của Tổng Hội Sinh Viên tổ chức tại Costa Mesa. Mặc dù tổ chức cùng ngày nhưng thiên hạ đi rất đông nên cũng đủ sở hụi chi phí nên năm nào cũng có hai hội chợ chứ hơi đâu mà ăn cơm nhà vác ngà voi.

Ngày thứ bảy là mùng 3 Tết, cộng đồng Việt Nam tổ chức diễn hành trên đại lộ Bolsa. Năm nào cũng vậy, phải xin phép thành phố Westminster trước mấy tháng và phải đóng trước cho thành phố một số tiền là 65 ngàn Đô-la tiền tươi để thành phố giữ gìn an ninh. Cộng đồng cũng đâu có sẵn tiền cũng phải vay mượn để đóng trước cho người ta, sau hạ hồi phân giải, sẽ tổ chức gây quỹ.

Nói đến bảng tên có chữ Sàigon trên đường Bolsa phải nghĩ đến Thị trưởng Tạ Đức Trí, các nghị viên Việt và Mỹ trong hội đồng thành phố Westminster đã biểu quyết chấp thuận để có tên Sàigon trên phố Bolsa.

Ngày diễn hành năm nay có rất nhiều các đoàn thể, cơ sở, các hội ái hữu tham dự nhiều hơn các năm trước. Mọi năm khởi hành đi từ đường Magnolia đến đường Bushard và khán đài đặt đối diện khu Phước Lộc Thọ. Còn năm nay khởi đầu từ Bushard kết thúc tại Newland còn khán đài đặt cạnh tượng đài Đức Trần Hưng Đạo trước tiệm bánh cuốn Thanh Hà.

Hôm nay trên khán đài có cô Minh Phượng, cô Thụy Trinh, luật sư Nguyễn Hoàng Dũng. Cô Minh Phượng lúc nào cũng nhí nhảnh, không năm nào vắng mặt cô, cô Thụy Trinh duyên dáng, luật sư Nguyễn Hoàng Dũng chững chạc, tất cả đã góp phần làm đẹp thành phố (Bolsa).

Dưới đường từng đoàn diễn qua khán đài được sự giới thiệu của các MC nói qua quá trình của các đoàn, từng đoàn đi qua vẫy tay chào mọi người, có người còn lì xì cho những người đứng dọc bên đường. Có những ban nhạc của các trường tiểu học thổi kèn các bản nhạc Việt Nam gây phấn khởi cho khán giả. Nhiều đoàn lân đi qua đánh trống thùng thùng lôi cuốn đám trẻ vỗ tay tán thưởng. Những vị dân cử địa phương lợi dụng cơ hội này đều có mặt, có những người ngoại quốc mặc áo dài Việt Nam để nhắc nhở cử tri Việt Nam nhớ đến mình.

Diễn hành Tết Việt Nam trở thành truyền thống, Tết nào cũng phải có vì nhiều đoàn thể, hội đoàn, cá nhân muốn góp mặt để chung vui ba ngày Tết và phô trương việc làm của mình.

Trước Tết chúng tôi đã có chương trình đi cruise sau Tết vì mấy cô em chưa được đi bao giờ nên hăm hở muốn đi lắm. Chúng tôi ở đây đã đi nhiều lần nhưng lần này cũng đi để làm hướng dẫn viên cho mấy cô ấy.

Cả đoàn đi kỳ này gồm 15 người đông vui ghê, vé cũng rẻ, mỗi vé có ba trăm đồng đi trong năm ngày bốn đêm, ăn uống ê hề tính ra quá rẻ. Tôi nói với cô em tôi trên tàu có piscine, em đem đồ tắm theo, anh sẽ đem Ipad cho em quay phim và chụp hình, coi bộ em exciting lắm phải không. Em chờ mấy chục năm nay rồi nay mới được đi không thích sao được. Tàu đi ra đảo Catalina và sang Mễ nữa. Mễ có cái gì anh? Ôi giời, chỉ sợ em không có tiền mua thôi, mà họ nói thách lắm đó, có món họ nói 40 anh mua có 10 đồng thôi, liệu mà trả giá.

Tôi đi tàu nhiều lần đã quen, trên đó có mở casino nhưng tôi không thích chơi ở các sòng bài đặt xì lát, nó ăn mình như ăn gỏi, còn kéo máy thôi cầm bằng cho gió mang đi, dứt khoát không chơi là hay. Gia đình tôi là người Bắc, nhiều người biết đánh chắn, tôi đem theo hai cỗ bài tổ tôm để giết thời giờ, không lên tàu chỉ có ăn và ngủ.

Bàn chắn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật có ông đi qua bà đi lại, có người đứng lại coi vì thấy hình thù những con bài lạ mắt, bên kia cũng có một bàn mạc chược có mấy người Tàu chơi, họ cũng chơi ăn tiền nhưng chung bằng xâu những con chip nên không khép vào tội cờ bạc, chơi vô tư, bên này chúng tôi cũng dùng các con phỉnh.

Đánh chắn chơi nhỏ thôi, nó có cái thú của nó, cũng như chơi lô tô, người gọi lô tô sành điệu họ đọc vần lên vui tai lắm. "Cờ ra con mấy con mấy gì ra…" họ đọc một thôi có vần có điệu rồi mới nói con số ra nghe sướng lỗ tai, còn chắn mỗi con có hình thù có từ một đến chín, số gọi theo tiếng Tàu, nhất, nhị, tam, tứ chứ không gọi một, hai, ba, bốn. Nhất có ba hàng vạn sách văn, chẳng hạn nhất vạn, nhất sách, nhất văn… cửu vạn, cửu sách, cửa văn… Gọi chín vạn, chín sách, chín văn cũng được nhưng nó không quen.

Các cụ ta ngày xưa hay thật, mỗi con bài có hai câu tượng hình vần điệu lắm. Chẳng hạn như con tứ vạn có hình xe kéo thì có hai câu:

"Chồng cu li vợ cũng cu li
Đẻ ra thằng bé tức thì kéo xe"

Còn anh cửu vạn là người đàn ông đứng vác đá thì có câu thơ:

"Dang tay đội đá vá trời
Để cho thiên hạ biết người tài nhân"

Là người ta biết ngay anh là cửu vạn.

Còn anh ngũ vạn có hình thù là cái chùa người ta thường gọi là ngũ chùa, cũng có câu thơ cho con ngũ vạn:

"Dừng chân trước cửa sân đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"

Thấy câu thơ tình tứ không?

Tết Little Sàigòn nối dài bằng bàn chắn nghênh ngang ngay trên tàu du hành biển, xem ra không thua câu ca dao “Tháng Giệng là tháng ăn chơi.”

Nguyễn Kim Dục

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến