Hôm nay,  

Về Quê

18/03/201500:00:00(Xem: 13197)

Tác giả: Vũ Thị Kim-Uyên
Bài số 3489-16-29889vb4031815


                                                           
Theo truyện kể, năm 1975, khi cùng gia đình đến Camp Pendleton, California và sau đó định cư tại Ottawa, tác giả chỉ mới 4 tuổi, không có ký ức gì nhiều về đất nước Việt Nam. Là một kỹ sư điện toán, làm việc và định cư tại Hoa Kỳ, quê hương trong bài viết này là Ottawa, Canada.

 

blank

Tác giả: Vũ Thị Kim-Uyên

                                                           

Các con tôi nghỉ học hai tuần dịp lễ Xmast, tôi quyết định về quê thăm thân nhân khi sức khỏe và thời gian cho phép.


Mẹ tôi thường nói muốn thực hiện một chuyến đi xa thăm ai đó phải có thời gian, sức khỏe và phương tiện, ý của tôi thêm yếu tố tình cảm nữa là hoàn hảo, thực tế mang theo bốn đứa con mà đứa nhỏ nhất một tuổi rưởi thì là chuyện không phải dễ với người mẹ đang ốm đau như tôi nếu không có chồng và ba mẹ tôi cùng đi theo giúp tôi trong chuyến đi về quê cuối năm 2013.

Ba anh chị em chúng tôi đến Ottawa, Canada vào năm 1975 từ trại tỵ nạn Camp Pendleton bang California nước Mỹ, gồm cousins của tôi Trung 6, Hương 5 tuổi, và tôi mới bốn tuổi. Ký ức của tôi không còn nhớ gì về cố hương Việt Nam.

Sở di dân từ trại Pendleton Cali Mỹ ghi là "Stateless". (Vô Tổ quốc) khi chúng tôi đến Ottawa, Canada định cư do Dì Tám bảo lảnh.

Cám ơn nước Mỹ và Canada với tất cả lòng tri ân của những người mất quê hương như chúng tôi tìm được nơi êm ấm tự do làm quê hương mới và cho chúng tôi cơ hội và tương lai. Ba tôi ví von là Uyên và Hương như "hai nụ hoa thời loạn" trên cành bên rừng cây có dòng suối mát chảy quanh qua cánh đồng cỏ xanh bao la xứ Bắc Mỹ hứa hẹn một ngày mai sẽ nở hoa kết trái.

Sau hai tuần đến Canada, ba mẹ tôi thuê nhà, ba đứa chúng tôi bở ngỡ vào học lớp một Anh ngữ trường công.

An cư tại Ottawa Canada vài năm, ông ngoại và các dì được dì Tám bảo lãnh theo diện đoàn tụ. Ba mẹ tôi đã có việc làm khả quan và được hãng chuyển về bang Florida nước Mỹ lúc tôi 12 tuổi. Chúng tôi ngậm ngùi lưu luyến tạm biệt thân nhân. Tôi tiếp tục học lớp 6. Hai năm sau gia đình tôi về Otttawa dự đám tang ông ngoại.

Đang học lớp 12 thì một lần nữa ba mẹ tôi lại chuyển về bang New York, chi nhánh của hãng tại thành phố Ogdenburg ven sông Saint Laurent. Tôi tiếp tục lớp 12 và ra trường đứng nhì toàn lớp.

Nhà thuê cạnh bờ sông Saint Laurent có thể nhìn bên kia sông là thấy quê hương Canada của tôi. Hết bậc trung học tôi được học bổng năm đầu vào trường đại học Ottawa, Canada; Trung đã vào học đại học Carleton và Hương cũng đã vào học Agonquin College.

Hai "nụ hoa thời loạn" năm nào đã trở thành thiếu nữ đôi mươi xuân xanh, mắt đen long lanh, tóc đen xõa bờ vai, nụ cười tươi như hoa nở, ăn nói nhỏ nhẹ ngọt ngào. Một anh bạn học cùng lớp tặng tôi một đỉa nhạc bài ca đại ý là "Anh nhìn thấy em giữa đám đông xa lạ", anh sinh viên Việt Nam si tình này vui mừng khi nhận ra tôi là cô gái Việt dễ thương nói cười giữa đám sinh viên da trắng. Các lớp sinh viên điện toán freshman đại học Ottawa theo truyền thống ngày đầu tiên nhập học nối đuôi rồng từ lớp dài ra cổng trường, hai tay người sau để lên vai kẻ trước, vừa đi vừa la lớn: "Hôm nay là freshman, bốn năm nữa sẽ là kỷ sư, hãy cố gắng lên, v.v.. " những gương mặt vui nhộn một người nói cả bọn lập lại còn nhiều câu nữa tôi không nhớ hết.

Khoảng thời gian bốn năm dài đầy cam go, ba chúng tôi Trung, Hương và Uyên chăm chỉ học hành cùng với các cousins mới qua từ Việt Nam. Ba mẹ tôi mỗi cuối tuần về Ottawa thăm tôi trong căn nhà town house của ba người Dì độc thân sống với nhau như trong tu viện. Mấy Dì chăm sóc cho tôi từ miếng ăn giấc ngủ giống như lúc tôi còn bé, dì Ba nói lúc con 3 tuổi dì đưa con qua lớp vườn trẻ rồi ngồi trước cửa lớp cho con yên tâm chờ đến lúc hết giờ rước về, vậy mà tôi không nhớ gì hết.

Những ngày lễ Tết hay sinh nhật thân nhân, gia đình chúng tôi tụ hợp quây quần bên nhau ăn uống nói cười vui vẻ. Có thể nói đó là những năm tháng hạnh phúc nhất của đời tôi.

Từ North Carolina nước Mỹ, tôi định về thăm quê Ottawa, Canada dịp lễ Tạ Ơn năm ngoái nhưng lúc đó tôi bị thuốc hành, sức khỏe yếu và mệt vì căn bịnh ung thư phổi. Lúc ấy suy nghĩ bi quan tưởng tượng mình sẽ không qua khỏi nên muốn về thăm thân nhân trước khi quá muộn. Tôi còn nói với chồng tôi: "Nếu em có mệnh hệ nào anh đưa em về an nghỉ gần mộ thân nhân ở quê hương Canada". Nhờ ba mẹ, thân nhân và bạn bè thân hữu xa gần cầu nguyện và đức Mẹ nhận lời nên bịnh tình của tôi thuyên giảm đủ sức di hành một chuyến đi xa. Cám ơn tất cả mọi người đã cầu nguyện cho tôi.

*


Tôi cảm thấy nao nức khi về thăm quê lần này. Vừa đến phi trường Ottawa đã thấy cô Ánh và cousin Lisa tươi cười chào đón hỏi thăm chuyến đi. Chúng tôi về nhà cô Ánh, dì Năm ra tận cửa ôm hôn tôi hỏi thăm sức khỏe, tôi nói với dì Năm: "Con bị ung thư phổi", Dì năm an ủi tôi và nói sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tôi lành bịnh", cô Ánh và mẹ tôi bận bịu lo chuyện ẩm thực, cơm tối cho 8 người đã chuẩn bị sẵn.

Nghỉ ngơi lại sức, hôm sau đến thăm nhà cousin Yến Nhi và Khôi, con gái lớn cậu mợ Tư, cousin Dũng & Bảo Ngọc và 3 con, cousin Ngọc Nhi & Minh với con gái đầu lòng, vài năm gặp lại thêm vài công dân Canadian tí hon "mới ra lò" góp mặt. Đại gia đình cậu Tư và con cháu dâu rể đến tề tựu sum hợp buổi cơm chiều thân mật, gia chủ đãi Phở truyền thống, cousins hàn huyên hỏi thăm nhau sức khỏe, việc làm, con cái v.v, con gái lớn Yến Nhi có ảnh phóng đại treo trong phòng ăn ai cũng tưởng là Yến Nhi lúc nhỏ. Ba tôi khen cô bé tương lai có khả năng dự thi hoa hậu. Cậu mợ Tư gặp ba mẹ tôi nói chuyện về cố hương Việt Nam và thời sự, cousins thì tiếp chuyện với chúng tôi trong ngôi nhà xinh xắn ấm áp, xem phim, hàn huyên vui vẻ quên hẳn ngoài trời tuyết rơi lạnh lẻo, nhớ lại cảm giác mùa đông Ottawa mà tôi đã sống qua nhiều năm trước đây gợi nhớ trong tôi bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.

Một ngày nữa qua mau, đại gia đình mười một người lớn bé đi Lễ đêm Noel ở nhà thờ trường trung học công giáo gần nhà và về nhà cô Ánh ăn tối gà tây chuyện trò vui vẻ, chỉ cần lay quay nấu nướng dọn dẹp bên nhau cũng đủ ấm lòng giữa mùa đông băng giá tuyết rơi.

Chiều ngày 25, chúng tôi đến nhà thăm bà và cậu mợ Hai cùng đại gia đình sum hợp trong tiệc mừng lễ Chúa giáng sinh. Cousin Hằng & David có 2 con trai lái xe về từ New Jersey nước Mỹ; Cousin Hạnh & Luật và hai con gái; cousin Hân & Trị cùng hai con trai cùng đến góp mặt chung vui, mọi người ăn uống chuyện trò vui vẽ không khí ấm cúng thật hạnh phúc mà chúng tôi mong đợi được dự phần.

Cậu hai Tân vui tánh hay gọi tôi là bé Uyên và là người bạn tri kỷ với ba tôi mỗi khi hai người gặp nhau nhắc về cố hương với bao kỷ niệm trong quân ngũ. Nghe nói cậu hai Tân đã trải qua 9 năm lưu đày nơi vùng rừng núi Việt Bắc Hoàng Liên Sơn. Hai người nhâm nhi cụng ly trong những buổi tiệc mừng hạnh ngộ đoàn viên mỗi lần ba mẹ và gia đình tôi về thăm bên cạnh tiếng cười nói rộn rã xôn xao của các con, cháu dâu, cháu rể, các cháu nội ngoại, bốn thế hệ sum hợp hân hoan mừng Chúa giáng sinh.


Gia đình anh chị em bà Florie người gốc Ấn Độ mời chúng tôi một bữa tối thân mật, người anh rể đã nghỉ hưu ông kể chuyện nuôi bồ câu đua và người em trai là nghệ sĩ điêu khắc chim bằng gỗ rất đẹp. Cả nhà tiếp đãi ân cần lịch sự vì thương mến dì Năm và cũng là những người bạn nhà thờ của ba bà dì tôi từ nhiều năm qua.

Chuyến đi cuối năm rời Ottawa đến thăm Montréal gặp cousin Allan Lê Minh & Lang, vì xe thuê không đủ chỗ, Ba tôi đi xe bus Greyhound ghé thăm một ông bạn học và người ở lại một đêm tâm sự với bạn học cố tri lúc nhỏ học cùng lớp tiểu học và trung học với nhau nơi quê cũ Bàrịa. Sáng hôm sau chúng tôi đến đón ba, mẹ tôi ghé nhà chào vợ chồng ông bạn của ba tôi. Sau khi chào tạm biệt gia chủ, cả nhà đi Lễ nhà thờ cầu nguyện xin Thánh Josept và André ban phước lành cho tôi mau lành bịnh và cho tất cả thân nhân, bạn bè được bình yên và sức khỏe tốt, chúng tôi về nhà dùng cơm tối với vợ chồng cousin Allan thật vui vẻ.

Dì Dượng Tư từ xứ Pháp bên trời Âu cũng không quên gọi thăm gia đình chúng tôi và nói chuyện rất lâu với mọi người.

Ngủ nhờ qua đêm sáng hôm sau chúng tôi mời Allan & Lang đi ăn sáng tiệm Huế tại thành phố Montréal, thức ăn rất ngon miệng, rồi chia tay hẹn ngày tái ngộ.

Hai hôm sau chúng tôi ghé lại nhà cậu mợ Hai khi được mời dùng cơm tối. Tôi thật cảm động và ngạc nhiên là cousin Hương đón tôi khi cửa mở. Chúng tôi ôm hôn nhau vui mừng khôn tả hỏi han ríu rít, Hương đã không ngại đường xa ngàn dặm bay về Ottawa, Canada từ Portland, Oregon nước Mỹ thăm bà nội và ba mẹ cùng các chị em và thân nhân và thăm tôi, để chồng và ba con nhỏ  mà đi một mình ( Hôn phu của Hương làm Manager cho hảng Intel Corp ); Cousin Trung cũng không quên gọi điện thoại hỏi thăm bịnh tình của tôi từ Vancouver, Canada. ( Trung có một gái, một trai, vợ là bác sĩ Nhi Đồng ).

Đầu năm 2014 là con trai cậu Út, Timmy cùng gia đình vợ con lái xe từ Kitchener, Toronto về thăm em gái Lisa Phan và mẹ Ánh; dì Năm và gia đình tôi tạm trú nhà Cô Ánh hai tuần để có dịp hàn huyên tâm sự và thăm viếng thân nhân xa gần.

Cám ơn Cô Ánh và Lisa đã ân cần tiếp đãi. Ba mẹ mời mọi người ăn sáng tại nhà hàng điểm sâm, sau đó tôi và chồng con cùng gia đình Timmy không ngại trời tuyết rơi giá băng đến nghĩa trang thăm mộ ông Ngoại, dì Hai, dì Ba cậu Út nhưng không vào được vì đường ra mộ bị tuyết ngập chưa làm sạch tuyết.

Các cousins của tôi bây giờ đều có gia đình, việc làm tốt, nhà cửa và con cái giống như những "đóa hoa đời" đang độ xuân thì, ngào ngạt hương thơm, nở hoa rực rỡ đủ màu trên cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn của xứ lạnh tình nồng Canada.

Muôn vàn cám ơn Bà, năm nay tuổi thọ trên cửu tuần còn nhớ cho quà các cháu. Bà là người mẹ can đảm trong nghịch cảnh rất đáng kính phục. Bà may mắn có cậu mợ Hai chăm sóc mẹ chu đáo làm gương cho con cháu, trả hiếu là văn hóa truyền thống cao đẹp của người Á Châu. Ba mẹ tôi rất cảm phục và khen cậu hai Tân là "Nhị Thập Ngũ Hiếu " (là người con có hiếu thứ 25th thời nay, theo chuyện xưa tích cũ đã có ghi 24 người con hiếu thảo với cha mẹ).

Cám ơn Dì Dượng Tư từ nước Pháp gọi điện thoại hỏi thăm, con cậu Sáu, anh Chín từ Việt Nam gọi hỏi thăm và an ủi mẹ tôi. Cám ơn Dì Năm không ngại tốn kém quà cáp cho các cháu, cám ơn cậu mợ Hai, cậu mợ Tư, cám ơn Yến Nhi và Khôi tiếp đãi thân tình và cám ơn cousins bỏ thì giờ quí báu cùng con nhỏ đến dự tiệc chung vui hạnh ngộ sau ba năm xa cách, mỗi lần về thăm quê gặp nhau lần nào cũng cho tôi tình thương ấm áp.

Cám ơn Dì Mười đã đến thăm ba mẹ tôi và tôi tại nhà ở Raleigh, North Carolina, hè năm ngoái; đã bao lần lo lắng gọi điện thoại từ bang Georgia hỏi thăm sức khỏe của tôi và cầu nguyện cho tôi lành bịnh. Không quên cám ơn Dì Dượng Châu & Alan trước cảnh tử biệt sinh ly đã cầu nguyện cho tôi. Tôi cũng không quên cám ơn Chú mười Hà đã lái xe từ Jacksonville Florida lên thăm tôi và cousin Phạm Hữu Tín và hôn thê từ Pendleton, Florida lái xe lên thăm Uyên tháng 8 năm ngoái ôm hôn nói lời chào vĩnh biệt trước khi chia tay vì biết không còn dịp gặp lại tôi nữa!

Tôi sẽ giữ mãi trong tim tình thương của thân nhân xa gần làm hành trang trong cuộc sống ngắn ngủi dù không biết mai đây với căn bịnh ung thư hung hiểm tôi có còn dịp nào gặp lại thân nhân nữa hay không.

Không quên cám ơn bạn bè Mỹ và Việt xa gần và các bạn con trai lớn của tôi trong hội Hướng Đạo Sinh người Mỹ, các bạn Mỹ, Việt đã thư từ điện thoại thăm hỏi bịnh tình của tôi luôn. Dù nay đã cách xa, các bạn đồng nghiệp cũ công ty Citrịx người Mỹ của tôi ở bang Florida quyên góp cho tôi hiện kim sau khi hay tin tôi ngã bịnh đang tạm nghỉ làm việc không lương tại nhiệm sở mới tại Raleigh, North Carolina. Ai nói người Mỹ vô tình?

Các bạn Việt Nam có Loan, Mỹ Châu, Mỹ Hằng, Mỹ Quan từ Florida nhờ các linh mục bà con cầu nguyện cho tôi. Các vị bà con bạn bè của ba tôi từ Texas, California nước Mỹ và Montréal, Canada cũng đã gửi quà và góp lời cầu nguyện cho tôi mau bình phục. Cám ơn Cô năm, chú bảy, chú thím tám, chú thím Út và  em Kim-Thư con chú Út đã viết thư từ Việt-Nam an-ủi và cầu nguyện cho tôi mau khỏi bệnh.

Cuối cùng, xin cám ơn Ba Mẹ yêu quí của tôi đã thương yêu và giúp đỡ gia đình tôi chân tình trong sinh hoạt mỗi ngày. Mẹ tôi kể lúc tôi sinh ra thì ba tôi thỉnh thoảng về thăm tôi đôi ngày rồi ra chiến trận, những lần thăm lâu hơn một tuần là lúc bị thương trận về trị thương tại nhà thương quân đội Cộng Hòa tại Saigon và lần sau cùng  tháng 4 năm 1975 Ba tôi bị thương và sau đó là những ngày lưu lạc vong quốc.

Tôi được mẹ và mấy dì nuôi dưỡng ở Tân Định Sàigòn. Có lần ba về phép, ba mẹ và tôi về thăm bên nội quê Bàrịa có núi cao, cây xanh, sông dài, có đồng ruộng chim muông, gia súc, trong sân nhà nội có đàn gà chạy nhảy tung tăng khiến tôi sợ hãi. Sau này khi tôi khôn lớn, ba nhắc lại chuyện "sợ gà" của tôi ai cũng cười. Đó là nơi ba tôi được sinh ra và học hành khôn lớn cùng bạn bè, ba nói dù xa quê vẫn luôn nhớ về làng quê nghèo có tên là Long Hương.

Là đứa trẻ đã rời bỏ Việt Nam từ năm 4 tuổi, tôi thiển nghĩ nơi nào có tự do, con cháu nương náu học hành và sống tốt, nơi nào có thân thân, có tình thương, nơi nào có tình người chân thành, bạn bè quí mến thì nơi đó là Quê Hương của mình.

Đoạn Kết

Một sáng thức dậy trễ không nhớ mình đang ở nơi đâu? Thì ra tôi đang ở nhà ba mẹ tại Raleigh, thủ phủ xứ North Carolina miền trung nước Mỹ.

Dần dà, tôi nhớ thêm hôm nay mình có công viẹc đặc biệt để làm. Đó là việc viết thiệp kỷ niệm ngày cưới năm thứ 43 của ba mẹ tôi:

"Ba Mẹ Thương mến,

A lifetime of love... that's what you've given me. A life time of knowing I was cared about, supported in my dreams, and wished every happiness. What a wonderful gift I've carried with me wherever I've gone... It's impossible to list all the ways such love and security have made a difference in my life.

Hope both of you know that a world of thanks is yours today for everything you've done for me... and for your wonderfull example of what love truly means.

Happy Anniversary.

Chúng con chúc Ba - Mẹ nhiều hạnh phúc, mạnh khỏe và ngày anniversary vui vẻ. Chúng con cám ơn Ba, Mẹ nhiều lắm.

Ký tên: Kim Uyên, Calvin, Curtis, Krista, Katelyn & Caleb

Mang tấm thiệp bước qua phòng ba mẹ, tôi mỉm cười nói "Chúc mừng kỷ niệm ngày cưới." Ba mẹ tôi đang đọc kinh... nhận thiệp với nụ cười cám ơn, lòng tôi tràn ngập niềm vui. Nhìn ra ngoài song cửa khu phố núi cao, nắng hồng rực rỡ đang sưởi ấm rừng cây mùa đông trụi lá trơ cành trước nhà, tôi nhợt nhận ra mình cũng giống như thân cây khẳng khiu đang chờ mùa xuân đến.

Đám cây tội nghiệp không lâu sẽ đâm chồi nở hoa vào mùa xuân tới nhưng còn thân tôi có lẽ sẽ đón xuân nơi "Quê Trời" xa vời, nơi không còn oán thù mất mát khổ đau. Tôi tin Chúa sẽ đón tôi Về Quê trong vòng tay thương yêu của Ngài với trái tim nhân hậu..

Raleigh, North Carolina ngày 17 January 2014.

Vũ Thị Kim-Uyên

 

Ý kiến bạn đọc
17/12/201815:25:39
Khách
Chị Uyên dấu yêu, ở "Quê trời" chị vẫn mãi hạnh phúc nhé. Cầu chúc cho gia đình chị luôn luôn mạnh khoẻ, vui vẻ và bình an!!!
21/05/201501:14:33
Khách
The Mother's Day May 10th 2015
May Our Divine Lord and His Bles sed Mother reward you with the Love, Joy and contentment you so richly deserve.
Happy Mother's Day.

Kim-Uyen 's children , Curtis 16, Krista 11, Katelyn 6 years old wrote:

I hope you have a happy mother's day. You will forever be in my prayers. I miss you and love you so much.
Curtis
_______________________________________________________________
I miss you and want to laugh and share joy and despair with you, I'm alway thinking of you. I wish you a joyfull mother's day.
Krista
_______________________________________________________________
Dear Mommy
Happy mother's day. I want to have fun with you and laugh with you! I want to hug you and kiss you.
Katelyn
_______________________________________________________________

Dear Mommy
I miss you , I want to see you again. I miss sharing happyness and despair with you. I wish I could laugh with you again.
I remember the times we laughed together, baked together, despaired together. I wish we could do it all over again.
I miss seeing you every day ( pictures are ok. I would rather see you in person).
I miss you doing things with me but I know you are stand by over me, watching me, guiding me and loving me. I miss seeing you. I miss your clumsiness. Oh, what joy we had when we laughed every day missing that. I'm sure poeple that knew you miss you too
but not as much as me. I know I will see you again but every time your birthday or mother's day rolls along, I miss you more than ever. So I hope I see you again soon. I miss you.
Happy mother's day
Krista
31/03/201518:15:06
Khách
Phép lạ vẩn có
Chi ở Winston Salem
Con xin Chúa chữa lành cho em
20/03/201514:53:13
Khách
Bài viết rất cảm động

Be strong. Have faith in God. John 11:25 Jesus said to her, "I am the resurrection and the life; he who believes in Me will live even if he dies, and everyone who lives and believes in Me will never diẹ ...
19/03/201505:52:45
Khách
Xin chúc tác giả cùng gia đình nhiều sức khỏe và bình an.
18/03/201519:30:07
Khách
Bài viết dài cho gia đình nhưng rất hay cảm động nhất là đoạn cuối .Xin chúa cho em được binh phục va nhiều on lành & binh an.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,167
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến