Hôm nay,  

Tiếng Trống Em Đẩy Lùi Mưa Bão

14/03/201500:00:00(Xem: 11410)
Tác giả: ThaiNC
Bài số 3485-16-29885vb7031415

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

blank
Đoàn văn nghệ trẻ La San trình diễn trống. (Photo Ramond Nhut Nguyen)

Qua một năm khô cằn nắng hạn, San Jose đang được tắm mát với từng trận mưa rào thật lớn. Rất tốt. San Jose nói riêng và Cali nói chung cần nước như con cần mẹ, và cơn bão lớn thổi qua Thái Bình Dương này hứa hẹn một lượng nước đáng kể từ biển khơi vào đất liền. Tuy nhiên, cơn mưa rỉ rả từ hôm qua, kéo dài và thành mưa xối xả, mưa tầm tả như hôm nay thiệt không phải lúc!

Bởi vì, hôm nay là ngày mong đợi của hàng ngàn khán giả đã mua vé từ nhiều tuần trước để đi xem chương trình Văn Nghệ Mừng Tết Ất Mùi và Kỷ Niệm 25 Năm Phục Vụ Cộng Đồng do Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc - Giới Trẻ La San thực hiện.

Chương trình sẽ mở màn lúc 2 giờ chiều, nhưng sẽ bắt đầu tiếp đón và cho khán giả vào lúc 1 giờ. Tất cả vé đều đồng hạng và ai tới trước kiếm được chỗ ngồi tốt first come first serve. Gia đình tôi khởi hành đi rất sớm, nhưng xa lộ 280 dẫn tới Flint Center, DeAnza College kẹt cứng bởi mưa lớn và dai dẳng. Tất cả xe cộ lưu chuyển trên đường với tốc độ thật chậm vì rất khó thấy phía trước dù chỉ trong vài mét. Vài đoạn đường bị ngập nước thành vũng nên khi xe trước đi ngang qua làm bắn tung toé lên kiếng xe đi sau rất nguy hiểm. Chưa hết, thỉnh thoảng vài cơn gió lớn thổi qua khiến ai cũng phải ghì tay lái cho xe khỏi chao đảo!

Ít khi nào tôi phải lái xe dưới điều kiện khắc khe như hôm nay. Nhưng,

Mưa mặc mưa!
Gió mặc gió…
Khi lòng đã quyết,
Nề chi gian khó!

Cuối cùng thì chúng tôi cũng tới nơi. Những tà áo dài đỏ thắm dưới chiếc vành khăn truyền thống của phụ nữ Việt Nam thuộc Ban Tiếp Tân tươi tắn chào đón tận cửa đã sưởi ấm lại tất cả những gì ướt át, lạnh lẽo bên ngoài. Ôi tết đã đến chưa mà sao tôi cảm thấy cả một mùa Xuân ấm cúng nơi đây!

*

blank
Đoàn văn nghệ trẻ La San trình diễn trống.(Photo Ramond Nhut Nguyen)

Đúng 2 giờ mở màn. Đôi MC trẻ, một nam một nữ trong trang phục áo dài khăn đóng Việt Nam ngắn gọn chào đón khán giả.

Chương trình chính thức bắt đầu.

Một giàn nhạc cụ không giống bất cứ một buổi văn nghệ nào: Tất cả đều là trống cổ truyền dân tộc. Nhiều loại và đủ cở trống lớn nhỏ, nhưng chỉ có trống. Không một nhạc cụ nào khác.

“Hồi Trống Rước Cờ” đã trang trọng khai mạc chương trình với quốc ca Việt Nam và Hoa Kỳ.

Sau đó, văn nghệ chính thức gồm 2 phần.

Phần 1: Tình tự Việt Nam qua tiếng trống.

- Tiếng Trống Dựng Nước từ thời Văn Lang các vua Hùng.

- Tiếng Trống Giữ Nước gồm: Tiếng Trống Mê Linh của Trưng Nữ Vương, Tiếng Trống Diên Hồng của nhà Trần ba lần đánh tan quân Mông Cổ, Tiếng Trống Tây Sơn đuổi giặc Mãn Thanh về Tầu. và Tiếng Trống Hoàng Sa bi hùng đang bị bắc phương cưỡng chiếm!

- Tiếng Trống Mở Nước của Chúa Nguyễn khai hoang, mở rộng bờ cõi quê hương đến tận mũi Cà Mau.

Cả ba hồi trống dựng nước, giữ nước và mở nước được khéo léo lồng trong ba điệu múa biểu trưng cho ba miền: miền Bắc với vũ điệu Đèn Cù – miền Trung với bài Ai Ra Xứ Huế – và sau hết, miền Tây nam bộ với Lúa Mùa Duyên Thắm.

Phần cuối càng độc đáo: những tà áo dài đỏ thắm trong ban tiếp tân cùng các đấng phu quân trong bộ khăn đống áo the vàng cũng góp phần trong chương trình văn nghệ. Họ hầu hết là những cựu thành viên của đoàn từ những năm đầu thành lập và bây giờ là phụ huynh các em trong đoàn. Sau 25 năm, hai thế hệ cùng đứng chung một sân khấu. Họ hợp ca bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông và tiếp tục đứng đằng sau hát khi các em trở lại trình diễn vũ khúc vui tươi Tôi Yêu Quê Tôi để kết thúc phần1.

*

blank
Đoàn văn nghệ trẻ La San trình diễn trống.(Photo Minh Phụng)

Chương trình nghỉ giải lao 15 phút.

Hầu hết khán giả đều rời ghế ra ngoài thư giãn, riêng tôi vẫn ngồi tại chỗ cố ôn lại trong đầu 60 phút vừa qua.

Bum bum bum…

Tiếng trống trận hào hùng của tiền nhân trong quá trình dựng nước, giữ nước và mở nước tiếp tục nổ vang trong đầu. Tôi tưởng mình đang ở trong một giấc mộng đẹp nào đó, không thể có thực. Tôi đã nghe nhiều người khen ngợi Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc - Giới Trẻ La San, nhưng không hề nghĩ đặc sắc đến như vầy.

Không thể ngờ được các em, các cháu, trên xứ người này, hầu hết có lẽ nói chưa rành tiếng Việt, nhưng lại đủ khả năng dùng tiếng trống, lời ca, điệu múa… dẫn dắt hơn 2000 khán giả, hầu hết là các chú, bác, ông bà… đi qua những chặng đường oanh liệt của dân tộc một cách tuyệt vời.

Nếu không đi nghe tận tai, nhìn tận mắt, tôi sẽ không thể tin.

Mỗi cánh tay giơ cao, mỗi bàn chân lướt tới, điêu luyện và nhịp nhàng, là kết quả qua nhiều ngày tháng luyện tập công phu.

Hãy nhìn các em đánh trống, tưởng là đơn giản !

Khi các em trai đánh. Tiếng trống hùng tráng, vang vang... Con trai mạnh mẻ thì dễ!

Nhưng khi đến phiên các em gái đánh trống mới là cảm phục, bởi vì tiếng trống phải ăn khớp với tay đánh. Muốn cho tiếng trống vang lừng, các em phải giơ cao, đánh mạnh, dứt khoát, quyết liệt… Nhìn những em gái đánh trống, tôi thật cảm phục sự luyện tập của mấy em vô cùng.

Ôi đáng yêu làm sao những khuôn mặt trẻ trung, rạng rở, đầy tự tin của các em trong những vũ khúc vui tươi, chan hòa tình tự dân tộc.



blank
Đoàn văn nghệ trẻ La San trình diễn trống.(Photo Minh Phụng)

Phần II: Vũ nhạc kịch: ĐÓA HOA HỒNG TRÀ

Là chuyện dã sử thời vua Quang Trung, khi đất nước đang đắm chìm trong cuộc phân tranh Trịnh- Nguyễn. Miền nam thuộc nhà Nguyễn, giặc Xiêm La phá rối miền Tây. Miền Bắc của chúa Trịnh, quân Tầu Mãn Thanh đang chiếm đóng. Người trẻ Việt đã hy sinh tất cả, đặt nợ nước trước tình riêng, trai cũng như gái tòng quân cứu nước theo Nguyễn Huệ diệt Xiêm phá Thanh, khiến cho ngoại bang biết rằng “Nước Nam có anh hùng làm chủ”, xứng đáng với niềm tin sắt son của Nguyễn Trãi, “Vận nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”.

Câu chuyện bắt đầu với vũ khúc “Tình Chớm Nở Nơi Miền Đồng Tháp”. Quê hương miền Tây nam bộ đang yên lành. Có người nông dân tên là Trà, và thôn nữ tên Hồng với tình yêu mới chớm nở thì quân Xiêm sang quấy phá nước ta. Chàng trai Trà từ giả người yêu Hồng lên đường tòng quân Tây Sơn và lập chiến công đánh tan giặc Xiêm tại Rạch Gầm. Sau đó vì quân đang Thanh xâm lấn, Trà tiếp tục theo đoàn quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Thôn nữ Hồng cũng tòng quân theo nữ tướng Bùi Thị Xuân.

Hai người gặp lại nhau trong ngày Nguyễn Huệ hội quân để quyết chiến trận cuối cùng. Hẹn ngày mùng bảy tháng Giêng âm lịch sẽ ăn tết trong thành Thăng Long.

Thrùm…Thrùm Thrùm Thr ùm…!

Tiếng trống xuất quân một lần nữa được các em đồng loạt tấu vang.

Này bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến.
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành.
Đi là đi chiến đấu.
Đi là đi chiến thắng.
Đi là mang mối thù thiên thu…
Thrùm… Thrùm…Thrùm…

blank
Đoàn văn nghệ trẻ La San trình diễn trống.(Photo Anh Tuấn Trương)

Tiếng trống và lời ca, nhịp nhàng và hùng tráng, quyện lấy nhau theo điệu quân hành. Thốt nhiên, tôi nghe như có tiếng vạn quân reo, tiếng vó ngựa vang trời của hàng ngàn chiến mã. Quân Tây Sơn san bằng Hà Hồi, Ngọc Hồi…, và cuối cùng hoàn toàn tiêu diệt quân Thanh tại gò Đống Đa. Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín chạy về Tầu. Quân Việt vào thành Thăng Long trưa ngày mùng 5 tết.

Ngày hội quân ban thưởng, vua Quang Trung hỏi Trà đâu? Chủ tướng của Trà cho biết chính ông đã thấy Trà bị rơi từ trên thành cao trong chiến trận. Lúc đó ba quân đang khí thế xung phong giết giặc, bụi khói mịt mù, không ai nhìn thấy Trà đâu nữa…

Cả hội trường cùng im bặt. Ô hay số phận của họ tại sao hẩm hiu? Giữa ngày quê hương reo mừng chiến thắng, đôi tình nhân này phải đành chia cách?

Con gái tôi buột miệng “Oh No!” não nề.

Vợ tôi thì rơm rớm nước mắt.

Tôi thú thật cũng đau lòng và bất mãn, thầm trách người viết kịch bản sao đành để cho Trà phải chết? Hôm nay biễu diễn văn nghệ đón xuân Ất Mùi, đâu cần phải có drama?

Giữa lúc khán giả đang tiếc thương, trên sân khấu quân hầu vào thông báo có một thương binh xin vào diện kiến.

TRÀ bước ra sân khấu, tay và mặt đều băng bó.

Té ra anh chỉ …bị thương thôi chứ chưa chết.

Cả hội trường vỗ tay nồng nhiệt.

Hồng và Trà ôm nhau thống thiết.

Rồi họ được vua Quang Trung… cho làm đám cưới.

Vũ khúc “Xuân Đã Về” kết thúc vở vũ nhạc kịch Đoá Hoa Hồng Trà và chấm dứt chương trình của Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc - Giới Trẻ La San đón xuân Ất Mùi và kỷ niệm 25 năm thành lập đoàn.

Bản đồng ca “Việt Nam Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Duy vang lên hùng tráng. Cờ vàng ba sọc đỏ của tự do dân chủ phất phới bay. Ban tổ chức cảm ơn khán giả đã tham gia và ủng hộ chương trình.

*

blank
Đoàn văn nghệ trẻ La San trình diễn trống.(Photo Anh Tuấn Trương)

Trời vẫn còn mưa, tuy không còn nặng hạt như buổi sáng. Cái cảm giác lâng lâng của một buổi văn nghệ tuyệt vời vẫn còn theo chúng tôi trên đường về nhà.

Tôi bỗng nhớ đến một chi tiết trong vở kịch Hồng- Trà và cười một mình. Vợ hỏi cười chuyện gì? Tôi nói “tên” nào viết kịch hay thiệt. “Nó” làm mình khóc xong rồi mới cho cười, nhất là đọan khi Trà bị thương khập khểnh trở về, khán giả đã vỗ tay hoan hô muốn bể rạp làm tôi nhớ lúc còn nhỏ đi coi cinê mỗi lần “phe mình” sắp bị quân ác hảm hại. Giữa lúc tình thế thập phần nguy hiểm, là y như rằng vai chính hiệp sĩ xuất hiện kịp lúc. Lần nào cũng vậy, cả rạp đều vổ tay hoan hô ầm ỉ. Tưởng chỉ có ngày xưa còn nhỏ mới vậy, ai ngờ đến nay già rồi vẫn còn…y chang.

Vợ tôi đồng ý, và nói nãy giờ nàng cũng cười…một mình vì một chi tiết khác. Tôi hỏi cười cái chi? Nàng nói nhớ lúc cô thôn nữ ngỏ ý muốn tòng quân để được như Bà Triệu cỡi cơn sóng dữ chém kình ngư ngoài biển khơi, người trai nông dân khuyên cô ở lại nhà… chém cá BA SA cho chắc ăn!

Ờ, đúng rồi. Tôi cũng cười cái đoạn đó.

Ai viết kịch bản này độc đáo và dí dỏm quá!

Trong lời cuối chia tay, ban tổ chức ngỏ lời cám ơn khán giả đã tham gia ủng hộ chương trình.

Tôi chắc chắn rằng, toàn thể khán giả hôm nay cũng đều đồng lòng muốn gời lời cám ơn đến ban tổ chức đã cho chúng tôi một buổi chiều cuối tuần thật nhiều ý nghĩa, đầy cảm xúc, vui tươi, và thoải mái.

Cám ơn các em, những nghệ sĩ tài tử của thế hệ trẻ Việt hải ngoại đang trên sứ mệnh giữ gìn nền văn hoá và lịch sử nướcViệt trên xứ người.

Cám ơn các bậc phụ huynh của đoàn văn nghệ trẻ La San đã bỏ thì giờ và công lao hỗ trợ các em có đủ điều kiện tập dợt và trình diễn thật đặc sắc.

Cám ơn dòng La San đã lập ra đoàn và dạy dỗ cho cả hai thế hệ.

Bum Bum Bum…!

Tiếng trống dựng nước, giữ nước và mở nước như vẫn còn vang vang đâu đây.

Tiếng trống của các em đã đẩy lùi mưa bão hôm nay.

Tôi biết, mình sẽ nhớ hoài buổi văn nghệ này.

*

blank
Đoàn văn nghệ trẻ La San trình diễn trống.(Photo Anh Tuấn Trương)

Vài nét về Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc - Giới Trẻ La San

Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc - Giới Trẻ La San là một đoàn thể chuyên trình diễn về những điệu múa và hồi trống theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Tên của đoàn lấy từ tên thánh bổn mạng, Thánh Gioan La San, quan thầy các nhà giáo dục. Giới Trẻ La San được thành lập vào năm 1990 dưới sự hướng dẫn của Frère Phong với mục đích bảo tồn, phát huy và truyền bá văn hóa Việt và đức tin của người công giáo.

Trong 25 năm qua, các em được vinh dự trình diễn văn nghệ, đánh trống để chia sẻ những nét đẹp văn hóa Việt Nam trong những Lễ Hội cho cộng đồng tại Vùng Vịnh (Bay Area) và quốc tế:

Tết Nguyên Đán

Tết Trung Thu

Lễ Kính Các Thánh Tử Vì Đạo

Hội Chợ Y Tế

Lễ Hội Văn Hóa Á Châu

Các trận bóng đá - San Jose Earthquakes

Đại Hội Giáo Dục Công Giáo (LA)

Ngày Thánh Mẫu (Carthage, Missouri)

Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam (Nam Cali, Seattle)

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới do Tòa Thánh Vatican tổ chức (Gia Nã Đại, Pháp, Roma, Đức, Úc, và Ba Tây)

Là một đoàn thể thiện nguyện với phương châm phục vụ cộng đồng, các em trình diễn hoàn toàn miễn phí. Mọi giúp đỡ cho đoàn tùy thuộc vào lòng hảo tâm của ban tổ chức và ân nhân.

ThaiNC

(*) Địa chỉ liên lạc:

1103 Maxey Court,

San Jose, CA 95132

Email: [email protected]

website: www.vlyt.org

FB: https://www.facebook.com/vannghelasan

Số thuế bất vụ lợi 501c3: 94-115-6332.

Ý kiến bạn đọc
23/03/201505:34:58
Khách
Cám ơn các bạn Phương Dung, Thy Nguyễn, Kim Dung, Lê Như Đức, Thuy, và Chanh Nguyen đã theo dõi bài viết và có ý kiến rất khích lệ.
Bạn Lê Như Đức, bản thân ThaiNC cũng là một Hướng Đạo Sinh từ trước 1975. Những cái tên như trưởng Lê Mộng Ngọ, Mai Liệu, Trương Trọng Trác...là những huynh trưởng kỳ cựu mà bất kỳ HĐS đàn em xa lắc nào như tôi cũng đều biết và ngưỡng mộ vô cùng.
18/03/201503:09:46
Khách
Cảm ơn sự ưu ái tác giả Thái NC và các đọc giả dành cho Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc - Giới Trẻ La San. Mời mọi người xem đoạn tường trình của Việt Catholic về buổi ăn nghệ:
https://www.youtube.com/watch?v=HwTHtnH4wqY&t=27
15/03/201520:05:56
Khách
Cám ơn anh Thái đã chia sẻ bài viết thật súc tích và ý nghĩa về chương trình của Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc do các em Giới Trẻ La San trình diễn trong dịp Tết Ất Mùi vừa qua tới mọi người. Riêng Thy đã qua mấy tuần lễ rồi mà mỗi khi nhớ lại ngày trình diễn hôm đó lòng vẫn trào dâng lên niềm tự hào dân tộc và rất hãnh diện về giới trẻ VN hải ngoại, đặc biệt các em La San đang làm bao việc hữu ích phục vụ cộng đồng và những người bất hạnh ở quê nhà và Campuchia.
15/03/201504:27:49
Khách
Tôi học trường Lasan Taberd từ lớp 1 cho tới lớp 10 thì trường bị việt cộng giải thể năm 1976. Frère Trần Trọng An Phong là Tổng Linh Hoạt của trường. Frère có người anh là An Sơn. Hai người khi còn nhỏ là đoàn sinh Hướng Đạo dưới quyền điều khiển của chú tôi. Chú tôi là trại trưởng trại hướng đạo VN, trưởng Lê Mộng Ngọ. Gia đình tôi và Frère Phong có quan hệ rất nhiều, không những qua Hướng Đạo mà còn qua trường Lasan Taberd. Đọc bài viết của anh có nhắc đến Frère Phong làm tôi bồi hồi, xúc động nhớ đến năm tháng học hành dưới sự dìu dắt của các Frère. Hệ thống giáo dục của dòng Lasan có lẽ ai cũng biết đến.
14/03/201523:41:17
Khách
Cám ơn tàc giả về một bài viét thật súc tích về chuong trình này. Không hiẻu sao tôi đọc mà đầm đầm châu sa. Có lẽ vì quá cảm động ới lịch sử nuóc nhà rồi liên tuỏng đến tuong lai mịt mù hiện tại của Vietnam mà nhơ nuóc đau lòng con quóc quóc....
14/03/201523:35:26
Khách
Không thấy mấy em này xuóng quận cam biẻu diễn? Hội tết sinh vien năm tới nếu các em xuóng hợp đoàn cùng tổng hội , biẻu diẽn cho đồng bào cùng xem thì hay quá!
14/03/201522:59:05
Khách
Dù chính tôi cũng là thành viên trong đòan nhưng cũng như đa số khán giả như bạn ThaiNC (tác giả bài này) tôi đã liên tục rơi nước mắt trong khi trình diễn vì cứ nghe tiếng trống như thôi miên mọi người, khuôn mặt luôn tươi cười nhưng ý chí thì rất hào hùng. Cám ơn ThaiNC đã mang lại cho tôi thêm những giọt nước mắt cảm động một lần nữa về tâm tư của bạn và gia đình bạn dành cho đòan Lasan chúng em.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,726,595
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến