Hôm nay,  

Lacey, My Darling!

10/03/201500:00:00(Xem: 9417)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 3482-16-29882vb7031015

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ" ông đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài mới nhất của tác giả viết về thành phố Lacey, nơi ông định cư.

* * *

Tôi được biết Lacey thân yêu của tôi từ đầu năm 1992 khi vừa mới đặt chân lên đất Mỹ này. Lacey đã nồng hậu tiếp đón tôi khi tôi chân ướt chân ráo bắt đầu lại cuộc đời ở tuổi hơn bốn mươi sau nhiều năm bị tù đày khổ sai trong trại cải tạo của cộng sản ở Việt Nam.

Nhờ sự giúp đỡ của một người bạn trẻ tốt bụng cùng ở trại tỵ nạn Galang tên Nh., tôi đã sớm được trở lại học đường tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình thuở nào.

Ngay từ đầu Lacey đã mở cho tôi nhiều cơ hội và dịp may để có dịp hòa nhập vào cộng đồng nơi mình đang ở. Tôi được thân nhân của Nh. cho ở tạm trong gia đình để chuẩn bị cho cuộc sống ra riêng sau này. Những tín hữu của tôi ở địa phận cũng đã tới viếng thăm và ủy lạo với tấm nồng hậu chân tình. Sáu tháng sau tôi ra share phòng với Nh. và người bạn trẻ cũng ở Galang cùng tên để tiếp tục vừa đi học vừa đi làm cỏ cuối tuần với Nh. Hai anh em, cùng đi học cùng trường và cuối tuần cùng đi làm cỏ để kiếm thêm tiền tiêu xài.

Ở trường học tôi được sự thông cảm và trợ giúp chân thành của các giáo sư trong chương trình. Đặt biệt là bà Carol, giáo sư về môn nghệ thuật họa đã dành cho tôi nhiều cảm tình và vẫn kéo dài mối thâm tình này mãi cho đến ngày hôm nay. Điều làm cho chúng tôi đáng nhớ là Noel nào tôi cũng có quà của bà Carol cho cả hai tôi, không thiếu một năm nào. Trong số những nơi tôi đi làm cỏ vào cuối tuần trong nhiều năm có hai ông cụ bà trước kia là cô thầy về hưu đã xem tôi như người thân và liên lạc với tôi cho đến ngày ông bà mất. Trong số khách hàng ở Lacey còn có ông bà Elliot, “Người mẹ Hoa Kỳ” của tôi, có lòng từ tâm cho tôi về ở chung để phụ chăm sóc việc nhà cho đến ngày ông bà ra đi vĩnh viễn.

Khi làm việc trợ huấn ở trường dạy cho trẻ em người da đỏ tôi cũng được nâng đỡ và hỗ trợ trong việc làm của ông bà và bà hiệu trưởng cùng các thầy cô đồng nghiệp. Năm hai ngàn khi vợ tôi được bảo lãnh sang, thầy cô ở trường tổ chức riêng tiếp đón nồng hậu gây thật nhiều xúc động cho hai chúng tôi. Cũng trong tinh thần thân ái tương trợ, các tín hữu của tôi cũng đã tổ chức tiệc đón mừng và tặng chúng tôi nhiều vật kỷ niệm và một thẻ tặng gift card ba trăm đồng. Chúng tôi đã dùng cái gift card này ra chợ Fred Myer mua cái TV hiệu Philips mà chúng tôi vẫn còn xài mãi cho đến ngày hôm nay.

Lần tôi bị nằm bệnh viện vì tuyến tiền liệt bị biến chứng, bà Melissa, một tín hữu khác đã mua những vật dụng y khoa tôi cần. Bà đến thăm và biếu một trăm đồng tiền mặt. Lùi về hơn hai mươi năm về trước, khi tôi vừa mới học xong hai năm thì bà Charlotte cũng người trong họ đạo đã tặng thưởng tôi một món tiền thật là lớn để chúc mừng.

Tôi có bạn cả Việt lẫn Mỹ. Những người bạn ở Lacey của tôi là những người chân thật mà tôi rất quý mến. Lúc tôi còn độc thân ở trong khu chung cư thì ở căn dưới có anh Khánh, cựu sĩ quan trợ y, xem tôi như người em. Hai anh em thường hòa đàn với nhau rất tương đắc không khác nào như Bá Nha và Tử Kỳ. Phải công nhận anh là tay mandolin hạng cừ. Lúc nào có món gì chị Khánh nấu ngon anh đều kêu tôi xuống mang về ăn. Khi tôi đi thi quốc tịch anh đi theo tôi để yểm trợ tinh thần. Chẳng may anh mất ngày chuẩn bị dọn vào căn nhà mới… Có người gọi điện thoại chuyện trò mỗi ngày như anh Tâm. Có người tôi đến nhà chơi ăn cơm trưa vào cuối tuần như anh chị Thái trước kia và mới đây là anh chị Kiệt hay lâu nữa về trước là anh chị Tiết, anh chị Được.

Trong khu xóm tôi ở có anh Thọ, cựu sĩ quan Quân cụ, và là người thợ sửa xe kỹ lưỡng, tận tâm lúc nào cũng sẵn sàng giúp tôi khi xe bị bất cứ vấn đề gì. Anh còn giúp tôi sửa chữa lặt vặt trong và ngoài nhà, thật đúng như tinh thần “nhứt cận thân, nhì cận lân”. Khu tôi ở chỉ có hơn mười căn nhà, từ bên ngoài vào là nhà của ông bà cụ Joe và Betty. Ông Joe rất nhân hậu và tốt bụng lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong khu xóm. Vào mùa hè mấy năm trước khi ông bà còn khỏe, tôi thường ra ngồi nói chuyện với ông truớc sân nhà. Lần tôi triển lãm tranh ở trường college có mời ông đi theo dự. Mới năm rồi khi tôi bị đi cấp cứu vì cái tuyến tiền liệt trở chứng thì ông đã cấp tốc chở tôi đi thẳng đến nhà thương khi vợ tôi chưa về kịp.


Bên trái nhà tôi là vợ chồng anh Gerry, một người ít nói, rất hiền lành, từ tốn và sẵn sàng giúp đỡ khi tôi có việc nhờ. Hai vợ chồng có hai đứa con trai, đứa lớn đi làm xa, đứa nhỏ vừa mới lấy vợ và ra ở riêng. Nathan, anh con trai lớn, để tóc dài, khỏe mạnh và tướng đẹp như một dũng sĩ Hy Lạp, tính tình rất cởi mở và thân thiện. Lần nào tôi phải di chuyển những vật nặng đều sang nhờ Nathan là anh nhanh nhẩu giúp không một chút phiền hà dù là đang bận. Câu nói đầy chân tình của Nathan làm tôi ghi nhớ mãi là: “Chú đã rất thân thiện với ba tôi nên tôi không nề hà việc gì khi chú cần.” Thật là còn gì quý hơn tình láng giềng đậm đà này phải không thưa các bạn.

Bên phải tôi là nhà của ông Duanne, nhân viên bưu điện đã về hưu. Bà vợ là giáo viên chết vì bịnh cách đây đã nhiều năm. Ông này tính tình khô khan, trông bề có vẻ khó khăn nhưng thực ra ông chỉ là một người sống theo nguyên tắc. Tuy không mấy thân thiện nhưng ông và tôi vẫn chào hỏi nhau mỗi khi thấy mặt. Tôi còn nhớ có lần căn nhà mé ngoài mặt đường có cái tủ bán sale, tôi đã thử nhờ ông đem xe truck ra chở dùm. Ông nhận lời ngay. Hiện nay ông có bà bạn gái khác và hai người thường đi chơi xa và thường nhờ tôi trông dùm nhà nếu có kẻ lạ bén mảng.

Cách nhà ông Duanne một căn nhà là của anh người Cam Bốt làm chung chỗ với vợ tôi. Con anh ta làm cho hãng Boeing và bỏ tiền down ra mua cho vợ chồng và mấy đứa con nhỏ của anh ở. Anh này tính tình vui vẻ, xuề xòa và giao tiếp rất rộng trong cộng đồng người Cam Bốt của anh. Mỗi khi có lễ lộc hay tiệc tùng là có tới hơn hai mươi chiếc xe của bạn bè tụ đến, tưng bừng ăn lễ lạc. Có lần vì quá chín giờ đêm mà nhậu nhẹt om sòm làm căn nhà người Mỹ đối diện quá đổi bực mình dọa sẽ kêu cảnh sát tới cả đám mới chịu tan hàng! Nói chung thì anh ta rất hề hà, chịu nói đùa, tán gẫu những chuyện bù khú với tôi.

Ra khỏi con đường trong khu tôi ở quẹo trái chạy chừng mươi phút thì có “con đường mang tên em” Lacey thân thương của tôi nằm trong “khung trời đại học” của trường Saint Martin University. Tôi luôn rẽ vào con đường quen thuộc xuyên qua khuôn viên của trường vừa ít xe lại có nhiều sinh viên tản bộ, làm tôi nhớ đến hình ảnh thời mình còn đeo ba lô đến trường, để đến thư viện là nơi mà tôi thường ghé qua để đọc sách và lên mạng để tìm tòi. Ở thư viện, tôi làm quen với nhân viên Việt Mỹ và được họ giúp đỡ thật nhiều trong việc mở mang thêm kiến thức nhờ máy vi tính.

Sau khi đọc sách, trả lời email xong, nếu là thứ bảy thì tôi chạy đến chợ thực phẩm Á Đông H.P. để lấy tờ Việt Báo và tờ Người Việt N.N. ở địa phương về đọc cuối tuần, nhứt là các bài viết của anh N.X.Nghĩa và trang Viết Về Nước Mỹ. Nếu trời tốt, tôi khóa xe đi bộ đến chợ Fred Myer cách đó chừng mươi phút để mua bánh mì Pháp và hạt oatmeal cùng các loại rau quả khác. Ở Lacey còn hai chợ của người Á châu nữa cũng được với những đặc sản mà đồng bào ở địa phương này ưa thích. Đến trưa, có khi tôi lái xe đến nhà anh chị Thái, và mới đây, nhà anh chị Kiệt để ăn trưa, chuyện vãn rồi về nhà.

Ở kế Lacey còn có chợ Nông Gia thuộc địa phận thủ phủ tiểu bang là Olympia, nằm cạnh bến du thuyền đậu. Đây là một thắng cảnh thu hút các du khách từ các tiểu bang khác đến với những sản phẩm tiểu thủ công mỹ nghệ, hải nông sản địa phương và thức ăn của nhiều nước kể cả món mì xào gỏi cuốn Việt Nam. Chợ còn có nhạc sống đủ thể loại vào cuối tuần của mùa hè.

Lacey còn là nơi mà vào tháng sáu mỗi năm, cá salmoms tụ tập, chen nhau bơi ngược dòng vào các sông rạch nơi mà chung đã sinh nở khi xưa trong vùng để đẻ trứng rồi chết rã xác khi làm xong nhiệm vụ truyền giống thiêng liêng.

Lacey hiền hòa và rất giản dị. Ở nơi em không có những hào nhoáng và dập dồn của một đô thị xô bồ. Đúng theo câu nói “nhỏ như cái lổ mũi”, em rất hợp với cuộc sống an bình của người trên tuổi sáu mươi. Cho nên “dù cho đi đó đi đây” tôi vẫn nhớ và mong mau trở lại với người em thân yêu Lacey của mình mà trên hai mươi năm rồi tôi với em đã khắn khít với nhau như hình với bóng. Do vậy mà tôi muốn nói với Lacey thân yêu của mình là:

Dung thân ở cuối cuộc đời
Lây xì (Lacey) mở rộng
nụ cười đón nhau.

Viết vào ngày đầu năm 2015

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
13/03/201519:01:12
Khách
What makes Lacey great are its people. Compassionate, caring people create great community.
12/03/201519:56:33
Khách
Tác giả có được một khu xóm thật là dễ mến!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,271,239
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến