Hôm nay,  

Tự Truyện Về Những Giờ Cận Tử

07/03/201500:00:00(Xem: 15163)
Tác giả: Thân Phổ Võ Văn Tùng
Bài số 3480-16-29880vb7030715

VVNMHình trên: Tác giả Vĩnh Chánh, một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế, nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013, do Bác sĩ Võ Văn Tùng, hội trưởng Hội Ái Hữu Thừa Thiên Huế trao tặng.


Là "đầu tầu" tổ chức những “Ngày Nhớ Huế” và chủ biên Tuyển tập Nhớ Huế hàng năm, Bác sĩ Tùng là vị huynh trưởng được bà con yêu mến. Ông cũng là một trong những vị bảo trợ Việt Báo Viết Về Nước Mỹ suốt 15 năm qua.


Trước thềm Tết Ất Mùi 2015, sau khi mừng tuổi 80', Bs. Tùng thình lình bị cơn bệnh ngặt. Được cấp cứu tại Hoag Hospital Newport*, ông hoàn toàn rơi vào hôn mê suốt 5 ngày đêm. Bệnh viện đã phải thông báo tình trạng nhiều phần tuyệt vọng cho gia đình để tổ chức buổi viếng thăm vĩnh biệt. Sau nhiều sự cầu nguyện, như một phép la, Bác sĩ Tùng bỗng tỉnh lại và từng bước phục hồi. Sau 17 ngày kề cận với cái chết trong khu ICU -Intensive Care Unit, nơi chữa trị đặc biệt cho trường hợp nguy kịch- ông bình an về nhà và dành ngày mùng Ba Tết Ất Mùi viết lại "Tự truyện về những giờ cận tử -My Near-Death Experiences.”

Dù bài viết còn ở dạng bản thảo nóng hổi chờ sửa chữa, Bác sĩ Tùng đã cho phép Việt Báo phổ biến sớm, chỉ như một chia sẻ đặc biệt với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Việt Báo trân trọng cám ơn tác giả và giới thiệu bài viết.



* * *

Tặng Tâm Thường và các con yêu quí.
Võ Văn Tùng


Chúng tôi vừa hưởng xong một ngày cuối năm thật là vui nhộn.

Tối hôm đó 31 tháng 12, 2014 một số anh em với ba người đầu đàn là Phạm Quang Tố, Trần Anh Dũng và Phạm gia Nghị đã tổ chức đêm New Year Eve đầu tiên dành cho gần 200 bạn bè thân hữu tại Grand Garden Restaurant.

Ăn uống thịnh soạn, gần đến giờ giao thừa của năm mới dương lịch, tất cả ra sàn nhảy liên tục. Bốn cặp vợ chồng gồm Tố-Mai Khanh, Dũng-Tuyết Trang, Quang-Thúy An, Tâm Thường và Tùng có màn biểu diễn nhạc điệu Tango Argentina. Cặp tôi và Tâm Thường đứng giữa, chung quanh có Dũng-Trang, Tố -Mai Khanh, Quang -Thúy An đi những bước Tango nhịp nhàng và sau đó tất cả bạn bè dự tiệc đều mang mặt nạ, đưa ly champagne lên chúc mừng nhau năm mới 2015. 12 giờ 30 ra về, trong lòng hân hoan mừng năm mới đầu tiên của tuổi 80.

Trưa January 1st., vợ chồng tôi đến nhà cô em để ăn Anniversary, vẫn thấy trong người bình thường, mạnh khỏe. Trưa mồng hai lên Anaheim Hill ăn cơm với Thầy Hằng Trường cùng với vợ chồng Phúc, Tố, Sâm và Lộc để tiễn đưa Thầy đi Nhập Thất 3 tháng tại Đài Loan.

Thầy mời nhóm Khai Tâm tối này đến đài SBTN thu âm cho buổi phát hình sẽ chiếu trên TV vào dịp Tết Nguyên Đán với một số các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng Sự và trong nhóm TiVi Khai Tâm, đặc biệt có sự tham dự của ông Tân Thị Trưởng thành phố Garden Grove, người Việt trẻ tuổi đầu tiên Nguyễn Quốc Bảo vừa mơi được bầu lên. Trong buổi thu hình, Thầy hết sức tế nhị, không ngồi trên ghế cao với Ông Thị Trưởng đã dành sẵn mà rủ nhau cùng ngồi bệt xuống sàn của sân khấu với anh em. Sau phần nhập đề như thường lệ, Thầy có lời khen nhóm Radio Khai Tâm đã cùng Thầy làm và cho phát thanh được gần 400 bài pháp cho thính giả ở khắp nước Mỹ và trên thế giới nhờ qua một website mang tên Radiokhaitam.com http://tam.com/ và qua I Phone. Thầy trao lại microphone cho tôi nói lên sự góp công cuả toàn nhóm gồm 10 người đã liên tục làm việc với Thầy một cách đo àn kết và hữu hiệu trong 8 năm qua.

Tôi ra về vào lúc gần 11 giờ đêm. Trời lạnh và khó chịu. Tối hôm ấy về nhà tôi thấy hơi ê người, cố ráng ngủ cho đến sáng hôm sau. Trưa January 4, nhà tôi có mở một tiệc nhỏ mời một số chị em thuộc nhóm Couvent des Oiseaux đến họp gây quỹ cho trường cũ. Tôi vẫn còn ngái ngủ và không xuống tham dự như mọi khi. Đến chiều tối con tôi đến thăm và cùng ăn cơm cùng gia đình. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn và lên lầu ngủ tiếp.

Vào khoảng 2 giờ sáng bỗng nhiên tôi cảm thấy ngộp thở và mệt vô cùng, tự nhiên mất hết sức lực nhưng không bị nóng sốt. Tôi muốn thức nhà tôi dậy nhưng hai người nằm hai phòng riêng biệt nên không thể làm sao liên lạc được. Chừng 5 phút sau, lấy hết sức lực tôi tuột xuống giường, bò qua được phòng của nhà tôi và nhờ đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu. Nhà tôi liền kêu 911, xe cứu thương đến ngay. Nhà tôi yêu cầu chở tôi vào bệnh viện Hoag ở New Port Beach, là nơi mà có con tôi là Andre làm việc ở ICU. Người Y tá trưởng xe cấp cứu đồng ý, ba nhân viên làm ngay những thủ tục cần thiết đưa mask oxygen cho tôi thở và chở tôi lên xe trực chỉ Bệnh Viên. Kể từ đó tôi không còn biết gì nữa và mê sảng trong nhiều ngày sau.

Theo lời kể lại, bác sĩ ở bệnh viện cho nhà tôi biết là tôi bị Pneumonia (viêm, xưng) cả hai lá phổi, vì vậy khó thở nên họ phải cho tôi thở máy, và chuyền không biết bao nhiêu thứ thuốc vào tĩnh mạch, lẽ tự nhiên trong đó có nhiều thuốc trụ sinh. Nhà tôi liền kêu phone cho Thầy Hằng Trường đang ở Đài Loan, Thầy cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát và kêu gọi đồng đạo khắp nơi cầu nguyện theo.

Năm ngày sau thì tôi tỉnh dậy, thấy mình đang ở trong phòng ICU và đang thở bằng máy. Các bác sĩ điều trị cho biết tim đập không đều với nhiều Atrial fibrillations và thận bị suy nặng, cấp 4, nên họ bảo cho gia đình biết rằng tỷ số bình phục trở lại chỉ có từ 20 đến 30%. ICU cho phép các con, các em và bạn bè thân đến thăm tôi gọi là "lần chót".

Tôi tiếp tục mê man, sau nghe thuật lại thì bà con chỉ đứng nhìn cảnh thương tâm và khóc, ai cũng chắp tay lâm râm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi.

Các con tôi, 4 cháu làm nghề y lâu năm, 3 cháu chuyên về Critical medicine and Pulmonary, mặt mày buồn xo vì nghĩ rằng chuyến nầy Cha của chúng khó vượt qua khỏi tay của tử thần vì tuổi già mà ba cơ quan chính của cơ thể là Tim, Phổi, Thận đều failed.

Trong 5 ngày mê man trên giường bệnh tôi đã làm gì và trong tâm tôi đã thấy gì, nghĩ gì?

Chuyện tôi viết ra đây là chuyện thật, tin hay không thì do ý của mỗi người nhưng có điều là tôi không bịa đặt, chỉ muốn chia xẻ những giây phút thập tử nhất sanh hay nói một cách khác là tôi đang đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Tuy nhiên lúc mê lúc tỉnh, nhiều chuyện xảy ra lộn xộn trong đầu, khó hiểu mà cũng rất khó kể lại cho rành mạch, thứ tự. Dù sao, xin kể rất trung trực.

Đầu tiên tôi nghe có tiếng nói bên tai:

"Anh theo đạo gì?"

Tôi trả lời:

"Đạo Phật".

"Anh muốn theo đạo Chúa không vì trong gia đình anh có người muốn anh theo..." Tôi xua tay nói không phải vậy.

Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục theo và hỏi tiếp,

"Anh nói anh theo đạo Phật thì nói chữ A cho tôi nghe được không?"

"Sao không!"

Sau đó không biết bao lâu tôi thấy mình đang đứng trên cao, không rõ nơi nào,

nhìn xuống, ngạc nhiên thấy đám ma của tôi đang diễn ra tại Peek Family, phòng số 1. Một cái hình bán thân rất lớn của tôi để ở giữa, một quan tài được rất đông người mặc đồ tang đang đẩy ra khỏi phòng. Nhìn sang hai bên rất nhiều vòng hoa phúng điếu và bên phải có nhiều tờ báo Phân Ưu trong đó có nửa trang rõ nét nhất đăng lời chia buồn của người chị ruột tôi tên Võ Thị Hồng T. với nhà tôi Tâm Thường và các con cháu.

"Ủa, mình chết rồi sao?" Tôi giựt mình, thấy dễ sợ, tự hỏi.

Nhưng không, sờ hai tay và hai chân thấy mình còn nhúc nhích được.

Tâm hồn tôi lúc ấy bỗng rất thanh thản thấy không còn bệnh tật gì nữa, xem như đang ở một nơi thật thanh bình không nghe tiếng súng, không có đồng loại giết nhau thì hạnh phúc quá rồi. Vợ tôi kể lại, thấy chuyện bệnh nặng của tôi xảy ra quá nhanh, chỉ đau có 2 ngày mà đã chết sao, oan ức thật. Vợ chồng đã sống với nhau trên 50 năm nay đành ly biệt sao?

Con tôi đâu? Đông lắm, 4 trai, 3 gái với 6 dâu rể và một bầy cháu 12 nội ngoại rất dễ thương nhưng tuổi còn nhỏ quá. Tôi đang phân vân không biết nên đi tới hay đi lui tìm kiếm người lạ thì bỗng nhiên tôi tỉnh dậy, thấy khó chịu trong cuống họng vì ống thở đang còn nằm trong ấy.

Qua đến ngày hôm sau con tôi Andre vừa đi Vacance từ Bali trở về, cháu hội chẩn ngay với các đồng nghiệp, quyết định rút ống thở ra ngay và thay thế bằng một dây chuyền Oxygene thẳng vào mũi. Tôi cảm thấy dễ chịu, có thể tự thở được một mình. Vợ con tôi khuyến khích tôi thở càng mạnh càng tốt.

 "Bác Sĩ nói anh ráng thở sâu hơn mới đạt được tỷ lệ Oxy trong máu. Anh nghe em. Ráng lên".

Cứ như vậy tôi cố gắng thở vào, thở ra miệng lẩm bẩm, "mỗi nhịp thở là nối lại với cuộc đời". Thật vậy, tim thì bóp tự động nên mình không cảm thấy gì cả, thở trong lúc hai lá phổi lành mạnh cũng vậy nhưng khi mình bị ngộp thở thì mình cảm thấy ngay.


Tôi tiếp tục cố gắng thở sâu trong một thời gian khá lâu nữa để đi tìm sự sống và rất phấn khởi khi đã đạt được tiêu chuẩn, sau đó lăn ra ngủ ngon lành. Bỗng trong cơn nửa tỉnh nửa mê, bên phải đằng xa hiện ra một cảnh tượng toàn màu tím nhạt, phía dưới là cây cảnh phía trên là một bầu trời trong vắt, đẹp không thể tưởng tượng nỗi, không có bóng dáng của một ai khác, chỉ có mình tôi thôi. Tôi cố nói to trong miệng với mục đích để cho vợ tôi nghe

"Đẹp quá em ơi. Tuyệt vời!"

Nhưng câu nói đó chỉ có trong tiềm thức làm sao nhà tôi nghe và chia xẻ với tôi được.

Rồi từ phía xa xa một đám ánh sáng màu vàng rực rỡ hiện ra trên ngọn cây và cuối cùng tất cả rộ lên như một đám mây sáng ngời bay từ phải sang trái ngang qua trước mắt làm tôi giựt mình thứ dậy. Mở mắt ra thì đã 10 giờ sáng.

Nhưng không lâu sau đó tôi bị nghẹt thở trở lại, tôi được bác sĩ cho thở phụ bằng dụng cụ CPAP. Khi đeo cái máy nầy vào đầu thì tôi thấy tuần tự hiện ra hàng chục cái CD âm nhạc Việt Nam đủ loại bắt buộc tôi phải xem. Chán quá, tôi nhắm mắt lại nhưng những hình ảnh ấy vẫn hiện ra trước mắt mới lạ. Muốn bỏ cái CPAP cũng không phải dễ nên tôi nằm yên chịu trận.

Ngày hôm sau thêm một loại CD phim Tàu lại hiện ra, tiếp đến là một dự án xây dựng cả một tỉnh lỵ riêng của Việt Nam ngay trên đất Mỹ. Tôi tự hỏi, làm sao có chuyện vô lý như vậy được. Hình ảnh của tỉnh nầy xem lớn lắm với đường sá hàng chục miles, hai bên có trường học, nhà thương, chợ búa, hàng quán và hàng chục cao ốc, cư dân sinh hoạt tập nập, xem ra rất an bình, thịnh vượng. Lạ một điều là giữa những hình ảnh tươi đẹp của tỉnh lị này, tôi vẫn tự nhắc phải cố mà hiểu là mình đang trong cơn mộng du, mọi thứ trước mắt chỉ là ảo ảnh, giống như cảnh suối nước ngọt ngào thường hiện trong đầu óc những kẻ sắp chết khát trên sa mạc.

Giữa lúc ấy, trong tai tôi bỗng nghe tiếng nói:

"Con ơi, Bác đây. Bác là bạn thân của Cha con ngày trước, bác muốn vào thăm con được không?"

Tôi nghe tiếng của tôi vang trong đầu:

" Dạ thưa bác, cha con chết đã lâu rồi, tính ra bây giờ đã trăm tuổi, làm gì có bạn còn sống!".

"Con không tin thì hãy nhớ lại đi, mới ba tháng trước bác còn gặp con mà".

Đầu óc tôi lúc ấy rất hoang mang và quá mệt nên không muốn để ý chuyện nầy nữa.

Sau nầy khi về nhà tìm hiểu mới biết đúng như vậy. Ba tôi có một người bạn rất thân, năm nay đã 97 tuổi, tôi có gặp mặt bác tại Pharmacy của nhà tôi và bác vừa mới qua đời cách đây ba tháng. Có thể bác là "người âm" cư dân mới của cái đô thị trong mơ kia, thấy tôi đi ngang muốn đến thăm tôi chăng? Dễ sợ!

Trong lúc tôi nằm bệnh viên, nhà thương đã tử tế cho nhà tôi mượn một cái ghế nhỏ có thể kéo dài ra để nằm gần giường bệnh để săn sóc tôi phụ với y tá.

Tôi đánh thức nhà tôi dậy,

"Em ơi, anh mệt quá, chuyện gì đâu đâu "họ "cứ bắt anh xem hoài, anh hết chịu nổi rồi. Xem ra có thể đây là một hình thức tra tấn thử xem anh có chịu nổi không. Chắc là ma quỷ muốn hại anh".

Tôi điên người lên và tâm thần bị rối loạn, đâm ra nghi ngờ tất cả mọi chuyện. Tôi không còn kiểm soát được thân và tâm tôi nữa.

Bác sĩ đến cho tôi uống Seraqual.

"Bây giờ là mấy giờ rồi hở em?"

"Mới 2 giờ sáng".

"Em đưa áo quần cho anh và chúng mình lên xe ra về kẻo có người đến ám hại mình".

Nhà tôi và các con tôi nghĩ rằng tôi đang bị khủng hoảng tinh thần nặng phải bịa đặt để trấn an tôi:

"Bây giờ thang máy hư rồi mà mình đang ở lầu thứ 10".

"Anh đi bộ xuống được, không sao, anh muốn về nhà ngay. Liệu anh có thể chịu trận với tình thế nầy đến 8 giờ sáng không? Bây giờ anh đang thở mệt hút hơi. Tim đập rầm rầm Em xem cái đường chỉ nhịp tim có đều không?"

Hỏi thì cứ hỏi nhưng tôi nghĩ nhà tôi không dám nói sự thật vì khi ấy tôi đoán chắc nhiều nhịp tim hỗn lọan thay phiên hiện ra trên màn ảnh vì thỉnh thoảng chuông lại reo lên.

Lúc ấy tôi thấy tình trạng nguy hiểm quá, cái chết gần đến nơi rồi. Tôi quyết định đầu hàng, không tranh đấu nữa, tôi liều mình, mọi chuyện đến đâu hay đó.

"Em ơi, chắc đã đến lúc anh phải từ giã em. Em kêu Bác Sĩ trực cho anh. Kêu các con cho anh".

Bà bác sĩ trực đến ngay, tôi dơ hai tay lên chéo lại trước ngực và chỉ nói với bà bác sĩ ba chữ.

"Doctor, I surrender".

Nói xong tôi tự tay đẩy cái CPAP ra khỏi miệng và mũi, nằm co theo thế như thai nhi trong bụng mẹ. Trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, tôi mơ thấy tất cả người thân yêu của gia đình và những người thường dễ thương với tôi.

Nghe vợ tôi kể lại lúc ấy y tá đến chích cho tôi một mũi thuốc (sau này biết là morphine) theo lệnh của bác sĩ để tôi nằm yên, không vùng vẫy nữa.

Sớm mai tôi chợt thấy mình đang ngồi trên một cái ghế xem nhiều CD về những Ngày Nhớ Huế quá đẹp, những chuyện tôi đã làm mấy chục năm trước với rất đầy đủ chi tiết mới lấy làm lạ và ngạc nhiên vì đó là chuyện riêng tư của tôi ai biết mà đem ra chiếu lại? Bỗng nhiên tôi nghe lao xao tiếng y tá gọi nhau. Mở mắt ra tôi lại thấy mình đang nằm yên trên giường như cũ chứ không phải đang ngồi trên ghế.

Thật là hoan mang, tôi lại sờ chân, tay, co lên co xuống thấy vẫn bình thường. Thế là trong giờ phút nầy mình vẫn còn sống, chắc một phép lạ nào đó đã xảy ra!

Từ đó tôi không còn ngộp thở nữa, tim đập điều hòa trở lại, mỗi ngày sức khỏe một tiến bộ rõ rệt. Tôi đã nằm trong ICU và Sub IUC tổng cộng 17 ngày, bao giờ cũng có nhà tôi bên cạnh. Các con tôi và các em ruột cũng chia phiên đút thức ăn chà nhuyễn cho tôi.

Vài ngày sau bệnh viện cho tôi ăn bình thường, uống thì hạn chế, vì khi nuốt sợ nước có thể chạy sai vào phổi. Hằng ngày có chuyên viên phục hồi đến tập cho tôi đi đứng như đứa con nít.

Tối ngày thứ 17 tôi được xuất viện. Về nhà nằm lại trên giường cũ thấy thoải mái vô cùng.

Vậy mà vẫn chưa hết lo âu.

Khoảng 8 giờ tối nhà tôi lái xe ra chợ mua đồ ăn sáng. Tôi nằm nhà một mình chờ đơi mãi đến 11 chưa thấy nàng về.

Bỗng điện thoại reo.

"Anh ơi em bị đụng xe.Em đang chạy đến gần ngã ba thấy cái xe Van đằng trước có đèn sau chớp chớp. Thiếu bình tĩnh trong trí em tưởng nó đang chạy, ai dè nó đang đậu nên em đã húc vào đít xe của người ta, mũi xe của mình nát bét. Em bị kẹt trong xe vì cửa không mở được, phải đợi cảnh sát và xe Hồng thập Tự đến giúp và làm report vừa mới xong".

"Em có sao không? Có kêu ai đến giúp không?"

"Em không bị thương tích nhưng bị tức ngực."

Tôi thở ra, nhẹ phần lo. Thật phước mới trùng lai thì vẫn họa vô đơn chí!

Tâm, con trưởng của chúng tôi đã đến khám bệnh cho mẹ tại hiện trường còn Andre, con thứ đang đến nhà chăm sóc cho tôi.

Nửa giờ sau thì nhà tôi về đến nhà.

Thế là nhà tôi cũng được trời Phật phù hộ thóat khỏi một tai nạn có thể chết người. Phần tôi đã được sống lại sau cơn bệnh hiểm nghèo thập tử nhất sinh, có thể nhờ nhiều lý do:

Thứ nhất là tôi được nhà tôi chở kịp đến một bệnh viện lớn, đầy đủ phương tiện và có đầy đủ bác sĩ chuyên môn và y tá tận tình chăm sóc. Bệnh Viện Hoag đặc biệt có một nhóm 11 bác sĩ chuyên về ngành Critical Medicine điều trị những bệnh nặng, luôn luôn túc trực 24/24 để cứu bệnh nhân.

Thứ đến về mặt tâm linh tôi được gia đình luôn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và khuyến khích, được Thầy cùng các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng sự, bà con, bạn bè ngày đêm cầu nguyện cho tôi.

Gần đây tôi có hỏi một vị Cao Tăng về hiện tượng Sống Chết của tôi vừa xảy ra.

Thầy giảng rằng: Người ta có hai phần là Tâm và Thân. Cái Tâm mới là cái thật của con người. Tâm thì vô hình vô tướng, nhỏ thì không có vật gì nhỏ hơn mà lớn thì cũng không có gì lớn hơn. Thân và Tâm cùng ở với nhau. Niệm còn thì Thân còn. Niệm dừng thì Thân và Tâm lìa nhau để Tâm có cái thân mới. Tâm của tôi luôn luôn ở trong Thân của tôi, chưa bỏ tôi, nên tôi chưa chết.

Mùng Ba Tết Ất Mùi.Feb 21/2015

Thân Phổ Võ văn Tùng

Chú thích:

(*) Hoag Hospital Newport, tên đầy đủ là Hoag Memorial Hospital Presbyterian, là một bệnh viện bất vụ lợi hàng đầu của nước Mỹ tại thành phố Newport Beach, Orange County. Từ 1944, ý tưởng quyên góp xây dựng bệnh viện được khởi xướng bởi Rev. Raymond Brahams thuộc giáo hội Trưởng Lão Prebyterian và được tài trợ bởi the Hoag Family Foundation. Chính thức khai trương ngày 15 tháng Chín 1952, liên tục suốt 19 năm qua, Hoag Hospital Newpord được tặng danh hiệu là bệnh viện hạng nhất của Orange County do nhật báo OC Register bình chọn hàng năm.

Ý kiến bạn đọc
19/03/201520:41:47
Khách
Ko the nho duoc nhu the luc me man ........
19/03/201520:39:53
Khách
Không thể nhớ những gi khi lúc mê man nếu có đây nhớ nhiều mà người thường cũng khong thể nhớ được ........
18/03/201519:03:11
Khách
Thật qúy qúa. Nhīn lại được những gì đã làm để xửa sai những gì làm không đúng và trân quý những gì đang có để tâm được bình thảng khi lìa xa chốn trần thế nầy.
16/03/201520:23:33
Khách
Mong BS chóng được khỏe mạnh trở lại.
11/03/201519:39:46
Khách
Bài viết thật hay. Cám ơn bác đã chia xẻ. Cầu chúc cho bác mạnh và sống lâu
10/03/201500:18:15
Khách
khoe khoang nhiiều quá !
08/03/201504:53:34
Khách
Tự truyên về những ngày cận tử ( mục Viết về nước Mỹ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,240,415
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến