Hôm nay,  

Mình Ơi

18/02/201500:02:00(Xem: 13204)
Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 4464-16-29864vb3021815

Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Báo xuân Việt Báo năm con dê, bà kể về "Chợ Tết Phây Búc" rất vui. Nhưng trước khi đọc Đoàn Thị trong báo xuân, mời coi tác giả kể chuyện tình Paris-Cali vui như tết.

* * *

Tháng 5 năm 1968, tuổi trẻ Paris xuống đường đưa ra chủ trương “Cấm, không được cấm đoán”, đòi cải tiến xã hội, thuốc ngừa thai xuất hiện giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền...

Trai gái tự do lập tổ uyên ương, chả cần cưới hỏi lập hôn thú, con cái mang họ cha hay mẹ tùy thích, tự do chăm phần chăm, thời đại Peace & Love có khác với gia phong xứ Việt.

Mối tình đầu của chú Vĩnh bộc phát từ đó, lãng mạn đến bạt mạng. Sau vài tuần đi biểu tình ngoài phố, cô đầm học chung trường đại học xách túi đến ở với chú, hôm đó Cécile thì thầm bên tai chú,

- Tối nay “moa” tới ngủ với “toa”.

Cécile làm chú bất ngờ đến á khẩu, lòng vui như mở hội, đang thích em mà chưa biết nói làm răng, tự dưng em tình nguyện hiến thân, bị đờ đẫn là phải rồi.

Cơn sốt khuynh tả lôi chú vào cuộc với những thay đổi mới lạ, nam nữ không còn ranh giới nên chú lăn vào bếp nấu cơm, rửa chén chùi soong chảo…, đi làm về chú mang “tạp dề” xuất sắc trong vai nội trợ.

Sau đó Léon và Manon ra đời, thay tã pha sữa bi chừ là việc thường ngày của đờn ông, may mà má của chú còn ở bên Sàigòn, nếu tận mắt chứng kiến cảnh này chắc cụ khóc như mưa.

Léon tuy giống Tây hơn Ta nhưng tính trầm như bố, con bé Manon bộp chộp như mẹ, bạ đâu nói đó, có lần nó ôm cổ chú, tíu tít,

- Các bạn đứa nào cũng thích cái đuôi mắt xếch của con, có đứa kẽ đuôi mắt dài ra nhưng làm sao giống y như con được, phải không bố?

Con nhỏ có đuôi mắt xếch của bố, cái miệng lanh chanh của mẹ nên hớp hồn tụi con trai trong lớp dễ như chơi, chả bù thằng anh ít nói, mặt tây mà nết mít đặc.

Cuộc tình của chú trôi nổi theo phong trào “kỵ không được cấm” kia đến lúc hai đứa tây lai lớn đại, và một ngày nắng chói chan bà đầm xách túi ra đi bất chợt như ngày bà đến với chú, vẫn câu ngắn gọn,

- “Moa” ra ngoài ở vài hôm để “toa” dọn đồ như tụi mình đã thỏa thuận.

Mười mấy năm ấm lạnh, cuộc tình ngoại lai đã kết thúc, cuộc sống lứa đôi vừa khép lại, từ nay đôi ngả chia ly.

Trong bất cứ cuộc chia tay nào cũng có lỗi của hai bên, hòa nhập xã hội tây không khó, nhiêu khê là chú không thể xóa gốc mít của mình.

Đờn ông xứ Việt phải ra dáng trượng phu, chú lở vận nhập cuộc vào thời loạn của nam giới bị xuống cấp nên đôi khi chú bất bình, gia đình sinh bất hòa.

Buổi sáng đứng soi gương cạo râu, đôi khi chú tự hỏi, gía mình có vợ mít…, giả thuyết đó ám ảnh chú đã lâu và chỉ thoáng qua, nhưng khi chú thật sự thèm húp nước mắm, sống đúng gốc mít của mình, chú cảm thấy bí lối.

Bà đầm cũng rứa, bỗng thèm phong cách tây, thích tự do, sống dưới hàng dậu nhiệt đới của chú đôi khi bà thấy ngột ngạt, bà ví mình như loại phô mai đặc sản, móc meo, ngon tuyệt, chú lại thấy khó ngửi.

Thế là họ quyết định chia tay, không dằng co níu kéo giọt ngắn giọt dài, chú sợ nước mắt mỹ nhân, bà đầm không trá hình thục nữ, tình phai nghĩa cạn, chúng mình nghỉ chơi với nhau, đơn giản thế thôi.

Xổng chuồng bà đầm chú vào phố Á Châu nối lại gốc mít đứt đoạn khá lâu, trà trộn mãi vẫn chưa hòa đồng nỗi.

Lúc này chú mới thấy đờn bà mít màu mè hoa lá cành, tình trong như đã mặt ngoài còn e, làm gì có chuyện “tối nay moa ngủ với toa” như tây đầm, bông hoa tặng nàng tưng bừng mà có thấy gì đâu, em vẫn ởm ờ e thẹn.

Hình như gốc mít của chú bị bật gốc mười mấy năm nay nên khi quay về với đồng hương chú bị lạc lối, chú thích phụ nữ dịu dàng nhưng thẳng tính như đầm, kiểu này chắc chú phải tìm đầm lai mít mới hợp.

Bố mẹ chú xót con trai hiến đời trai trẻ cho bà đầm, bi giờ trắng tay, họ bảo lãnh chú qua Mỹ đoàn tụ gia đình.

Mẹ chú nghĩ, bên ni thiếu chi đàn bà con gái Việt, chuyến này ông bà sẽ cưới cho chú cô vợ chính gốc, bù lại năm tháng chú phất phơ với bà đầm.

*

Từ ngày bố nối lại tình bạn với cô hàng xóm cũ ở Sàigòn, ngoài giờ làm việc bố lên “phâybúc” dán hình, đưa mấy đoạn “du túp” cầm đàn hát hò inh ỏi trong góc trời riêng của bố.

Ban đầu là bạn, rồi tình cảm nẩy sinh bất tử, trái tim ngủ yên của bố bỗng bừng tỉnh, biết chuyện mẹ muốn bất tỉnh, thế là chiến sự bùng nổ.

Chịu hết nỗi, mẹ than với Kim,

- Bố mi lúc này làm thơ nữa đấy, về đến nhà là “về Sàigòn”, hát, chát, ngâm thơ … cứ như nghệ sĩ thứ thiệt.

Kim an ủi mẹ,

- Mẹ cứ mặc kệ bố đi, có nói yêu đương hứa hẹn gì thì cũng chỉ qua màn hình chứ có nắm tay nắm chân thật đâu, để từ từ con nói chuyện với bố.

Bù đầu bù cổ với chồng con Kim quên béng bố gìa của mình đang hồi xuân, đến lúc mẹ gọi điện thoại than thở thì bố đã “bỏ cơm nhà” từ mấy tháng nay và đang “ninh nồi phở” bóc khói thơm lừng gia vị Sàigòn.

Kim có vặn vẹo thế nào bố cũng chối leo lẻo,

- Bố chỉ kết bạn văn nghệ chứ bồ bịch gì, mẹ mi khéo tưởng tượng.

Chuyện bố mẹ càng ngày càng tệ, và bố cố tình gây hấn với mẹ để có cớ xách vali về Sàigòn, bên nớ bi chừ vui hơn Las Vegas nhiều. Đờn ông dẫn xác về làm răng thoát nỗi nang vuốt mỹ nhân, kẻ đang hờn vợ như bố, quả thật không có nơi nào băng bó vết thương lòng tuyệt vời, vì “nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát…».

Bố đi rồi, mẹ thất thần leo lên mạng tìm thuốc giải độc cho bố, mẹ lục tung bao nhiêu trang mạng tìm thầy lang mát tay, “thầy bà” chưa tìm ra mà thấy bố du dương bên nớ phây phây ngã nghiêng với em nhỏ trên phâybúc.

Mẹ bèn réo Kim,

- Muộn mất rồi con ơi, cô hàng xóm nhỏ hơn bố đến cả chục tuổi.

Kim thắc mắc,

- Ai nói cho mẹ biết nó trẻ hơn mẹ

Mẹ chán nản,

- Vào phâybúc là thấy ngay, em trẻ thơm phức, đâu có khắc khổ như mẹ.

Kim trấn an,

- Chỉ là qua đường thôi, mai mốt về đây là giảng tuồng, mẹ tin con đi, lần này con sẽ làm dữ với bố.

Ngày bố trở về Kim chưa kịp hỏi cung hay hâm he, bố đã hiên ngang tuyên bố một câu xanh rờn,

- Bố sẽ dọn ra riêng, bố chán cuộc sống này lắm rồi, bố muốn làm lại cuộc đời.

Mẹ bị bất ngờ đến chết lặng, Kim gục đầu vào hai bàn tay, nước mắt tràn mi, thế là hết, tình nghĩa bố mẹ chỉ thế thôi sao.

Từ ngày bố ra đi, mẹ buồn tình đời chả thèm nhuộm tóc, mặc cho mái đầu đổi màu trắng phau, Kim la làng,

- Tội gì mẹ tự làm khổ, mẹ đổi kiểu tóc mới đi, coi như xóa sạch dĩ vãng.

Hôm sau mẹ ra tiệm uốn tóc, chưa kịp hỏi mẹ muốn gội đầu hay cắt tóc, cô thợ trố mắt nhìn mẹ,

- Bà là phụ nữ gốc Á đầu tiên ở khu này có màu tóc thời thượng đấy, chỉ cắt tóc bà gọn lại một tý, bà sẽ y như mấy bà mấy cô xướng ngôn TV hiện nay.

Vừa nói cô vừa đưa cho mẹ xem tạp chí chương trình TV, chỉ vào một bà trung niên, cô đề nghị,

- Tôi sẽ cắt tóc của bà vài phân, gội và sấy theo kiểu bà này đây, bà sẽ trẻ ra và hợp thời nữa.

Bỗng mẹ thấy hứng thú với đề nghị của cô thợ, và để cô toàn quyền chỉnh đốn mái tóc rối bời của kẻ chán đời.

Ai đó đã nói, cắt tóc xả xui, mẹ cắt tóc vì Kim xúi, nhưng từ khi có kiểu tóc mới mẹ lại thấy bớt buồn, và nối lại với cuộc sống dạo trước, ngoài giờ làm việc mẹ ra ngoài đi chơi với các bạn.

Hôm gặp mẹ trong chợ bác Lâm gái trố mắt,

- Bạn của tôi hết buồn chưa, bữa ni có mái tóc lạ nhe, nhìn sau lưng tưởng cụ, nhìn chính diện vẫn ngon lành.

Mẹ cười cười,

- Thì cũng phải sống vì con, vì cháu.

Bác Lâm nhìn mẹ chăm chú,

- Hỏi thật đây, muốn có bạn mới không ?

Không đợi mẹ trả lời, bác tiếp,

- Gã này chia tay vợ đầm, lang thang mấy năm nay chưa tìm được người ưng ý.

Mẹ phì cười,

- Ông kẹ khó như rứa bà bảo tôi nhảy vô chỗ cù nhày làm gì.

Bác Lâm phân trần,

- Tại gã “lai Tây”, quen sống với đầm, bây giờ muốn tìm bà mít nhu mì nhưng phải sòng phẳng như Tây.

Mẹ lắc đầu,

- Mình làm gì có phong cách đầm mà bà biểu mình giao du với gã.

Bác vẫn không tha,

- Không bàn cãi nữa, cứ đến dự sinh nhật mình đi rồi tính tiếp.

Trong tiệc sinh nhật, mẹ được xếp ngồi cạnh chú Vĩnh, chủ nhà cố tình xếp hai tâm hồn cô độc ngồi bên nhau, dĩ nhiên là chú đã được báo trước tình trạng “bỏ ngõ” của mẹ.

Phút đầu gặp “toa” tinh tú quay cuồng thật, chú thấy mẹ bắt mắt, lại thêm mái tóc thời thượng của mấy “xì ta” truyền hình, nói năng tự tin như “đầm”, nhưng phải nhu mì cơ, hãy đợi đấy.

Chờ người bên cạnh chuyển chai rượu đến tay, chú hạ giọng mời mẹ,

- Chị dùng chút rượu.

Mẹ gật đầu cảm ơn, chú cố tình rót một phần ba ly, nếu mẹ không quen rượu, chừng đó vừa đủ, nếu mẹ có tửu lượng cao, chú có cớ phục vụ dài dài.


Bác Lâm trai mục kích từ đầu, chờ chú rót rượu cho mẹ xong, bác nhắc khéo,

- Mời rượu như ông không đủ tráng miệng, chị Hiền là tay cao thủ đấy.

Chú tỉnh bơ,

- Mời rượu phải từ tốn, “toa” làm như chuốc rượu không bằng, yên trí đi “moa” lo liệu được mà.

Không biết ai chuốc rượu ai mà sau bữa tiệc chú ngà ngà chào mẹ,

- Rất vui được quen với chị, đây danh thiếp của tôi.

Mẹ vừa cầm danh thiếp, bác Lâm pha trò,

- “Toa” sắp về hưu làm ăn gì nữa mà đưa danh thiếp, muốn xin số điện thoại chị Hiền thì nói đại đi.

Chú Vĩnh thanh minh,

- “Toa” chỉ nói quá.

Bác Lâm cạnh khoé,

- Chứ không phải ý “toa” là, quen đâu quen đại đây, cho đây nhờ.

Mẹ không nhịn được cười,

- Tôi xin can, đã là bạn anh chị Lâm thì tôi cũng sẽ là bạn của anh mà.

Từ đó chú Vĩnh tự động làm bạn với mẹ, cuối tuần chú lân la đến nhà phụ mẹ làm cơm, vợ chồng Kim là khách tự mời, có hôm rửa chén xong chú đon đã,

- “Moa” vét nồi thịt kho trứng này về ăn đở ghiền.

Kim chen vào,

- Con bê nồi chè về cho công bằng.

Mẹ phì cười,

- Kiểu này chắc mình chuyển nghề nấu cơm tháng cho khỏi lỗ công lỗ vốn

Chú mừng húm,

- Ý kiến hay lắm, vậy cuối tuần chú chở Kim đi chợ coi như trả công mẹ nấu ăn cho mọi người.

Kim nheo mắt,

- Muốn chở mẹ đi chợ chú nói đại cho rồi, kéo con vô làm gì tội nghiệp con.

Vậy là chú tự nguyện làm tài xế cuối tuần chở mẹ đi chợ, mẹ trở thành chủ quán cơm gia đình, gọi quán cho oai chứ thực khách đâu có quyền chỉ trỏ món này món nọ, bữa ăn có ba món chuẩn, mặn, xào, canh và chè hoặc trái cây tráng miệng.

Từ ngày bố lấy gái trẻ, mẹ đâm lười ăn, người gầy nhom chán lắm, vậy mà có bà lại khen,

- Ở tuổi này mà bồ còn thon như vậy là giỏi đó, có bí quyết gì bật mí đi.

Mẹ cười buồn,

- Bị chồng bỏ rơi buồn tình đời ăn không vô mới ra nông nỗi, bạn không thương hại còn nói mát làm gì.

Bà bạn khoát tay,

- Bộ ai buồn cũng sụp cân như bồ sao, càng buồn càng ăn vặt nên tròn ú như con nít sổ sữa mới đáng ngại.

Chú Vĩnh cũng chê mẹ gầy, nhưng mẹ bỏ ngoài tai, sống với bố hơn ba mươi năm, từ ngày vắng bố đến giờ mẹ vẫn chưa hoàn hồn, chú có săn đón cách chi cũng không vực mẹ ra khỏi cú sốc lớn trong đời mẹ.

Đúng là Chú lai căng, mất đứt nó cái gốc mít nên mới an phận làm bạn với mẹ, chứ đàn ông Việt thứ thiệt làm gì kiên nhẫn quá trớn như rứa, không có mợ chợ vẫn đông gái đẹp, về Sàigòn một chuyến là đời lên hương ngay.

Chú nhát hơn mấy ông mít đâu đám về quê, cố ăn vạ cuối tuần nhà mẹ mặc cho Kim sốt ruột lên tiếng,

- Chú định im lặng đến chừng nào đây?

Chú ra vẻ kinh nghiệm,

- Cứ để mẹ cháu suy nghĩ, ở tuổi này đâu còn vướng bận gì, càng không ngại tai tiếng vì cả hai đều tự do, chỉ tại mẹ cháu chưa sẳn sàng thôi.

Kim trợn mắt,

- Chú cam phận “hòn vọng thê”?

Chú nhíu mày,

- Theo cháu, chú có thể làm được gì nào?

Kim gãi đầu,

- Thì chú phải ra tối hậu thư.

Chú gõ nhẹ vào đầu Kim,

- Con khỉ xíu bậy, nhở mẹ cháu cho chú de thật thì sao, chú đang ninh nồi thần dược để chiêu dụ mẹ cháu đây.

Kim há hốc,

- Đừng nói thần dược của chú uống vào cả hai lăn cổ ra chết như Roméo & Juliette nhe.

Chú tự tin,

- Chờ đến lúc chín mùi chú sẽ tung chưởng cho mà xem.

Tưởng chú nói đùa, mấy tháng sau, mẹ quýnh quáng gọi điện thoại cho Kim,

- Mi coi chú Vĩnh có ba phải chưa, tự dưng đòi làm đám cưới với mẹ.

Kim khó chịu,

- Vậy chứ mẹ muốn gì, đàng hoàng đến vậy mà mẹ chê, mẹ đòi hái sao trên trời mới vừa ý à.

Mẹ nhăn nhó,

- Làm bạn như vậy đủ rồi, tuổi này mà đòi cưới hỏi, vớ vẩn thật.

Kim bực bội,

- Mẹ thích làm bạn rề rề như vầy cho đến hết đời sao.

Mẹ ngạc nhiên,

- Bấy lâu nay làm bạn với chú ấy mẹ có thấy trăng sao gì đâu, chú cháu mi lắm trò thật.

Hẹn chú Vĩnh ra quán cà phê, vừa ngồi vào ghế Kim rên,

- Thua rồi chú ơi, mẹ không chịu làm đám cưới, chú bảo chờ thuốc chín mùi, chín nhừ ra đó cũng chả ăn nhầm gì, mà nếu mẹ không chịu cưới thì chú cứ mặc kệ đi.

Chú chậm rãi,

- Chú thương mẹ cháu thật, dù biết mẹ chưa siêu lòng, chú định làm đám cưới để mẹ cháu dứt khoát với dĩ vãng, vả lại chú cũng muốn làm chú rể một lần trong đời cho biết với người ta.

Kim tròn mắt,

- Chú đừng nói là chú mơ một lần lên xe hoa như con gái Việt nhe.

Chú gật đầu,

- Đúng vậy, chú mơ một đám cưới đúng truyền thống việt nam.

Kim hất hàm,

- Chú mơ vợ Việt, đám cưới Việt, tóm lại là “mít đặc”, mà chú cứ liền miệng xưng “moa” còn gì là gốc Mít nữa.

Chú trầm mặc,

- Vậy thì chú xưng anh, gọi mẹ cháu là cưng được chưa?

Kim lắc đầu,

- Vẫn còn “ba rọi”, xưng anh nghe được, gọi cưng là Tây chứ đâu phải Ta.

Chú gật gù,

- Gọi em là xong.

Kim cười bí hiểm,

- Xoàng quá phải gọi thật mùi như mít rụng kìa, để khi nào chú cưới được mẹ cháu sẽ mách cho chú biết.

Hôm sau Kim nỉ non với mẹ,

- Người ta làm kỷ niệm hai mươi lăm, năm mươi năm hôn phối, chỉ là kỷ niệm thôi mà vẫn đình đám, còn mẹ làm đám cưới hẳn hoi sao lại lắc đầu, làm một cú cho bố biết tay, ổng khăn đóng áo dài đi cưới vợ trẻ, mẹ dại gì…

Mẹ cắt ngang,

- Mẹ cũng phải giống bố mặc áo dài đi lấy chồng chứ gì, cần gì mấy thứ màu mè hoa lá cành đó, cái chính là người trong cuộc có thật lòng với nhau chưa.

Kim bất bình,

- Quen chú Vĩnh chừng đó thời gian mẹ vẫn chưa tin chú sao, lần này bố mẹ chú sẽ đứng ra cưới mẹ cho chú đó.

Mẹ hoảng vía,

- Thật vậy sao, chú Vĩnh mi rắc rối thật.

Kim ra vẻ trịnh trọng,

- Mẹ ơi cả đời chú mơ một đám cưới, mẹ nở nào làm chú thất vọng, tàn nhẫn quá, mẹ nghĩ lại đi.

Mẹ thảng thốt,

- Giời ạ, con gái tôi bênh người ngoài đến nỗi chì chiết cả mẹ nó đây.

Kim vừa xoa vừa đấm,

- Nói thế để mẹ thương tình chú Vĩnh, mà này mẹ sắp có bố mẹ chồng hẳn hoi, mẹ liệu đấy, quên bố giùm đi, mẹ sắp già mất rồi phải tìm một bóng tùng mà nương thân, mai này con có dọn nhà đi xa cũng yên lòng.

Con nhỏ hù dọa vậy mà “ếp phê”, mẹ cuống cuồng đi vấn ý bạn hiền, dĩ nhiên là thiên hạ ủng hộ hết mình, cưới đi bạn ơi để chúng mình lên quần áo ăn chơi, chú rể cô dâu ấm lạnh ra sao, hậu xét.

*

Ngoài cổng vòm hoa tươi kết chữ “Lễ cưới”, trong phòng khách má chú mở mâm quả, đeo kiềng, bông tai cho mẹ, chú tra nhẫn vào ngón tay trơ trọi mấy năm nay của mẹ, mẹ đeo nhẫn cho chú, chả nghe ai thề thốt chi cả.

Chú rể cảm động thấy thương, lạy bàn thờ, lạy cha mẹ rồi ôm cứng mẹ làm kim thầm ganh tị, chuyến này mi “mất mẹ” vào tay chú Vĩnh rồi.

Sau đó cô dâu chú rể quay ra chào, khách Tây Ta vỗ tay dòn tan, có tiếng ai nói nhỏ,

- Thấy tóc trắng của mẹ con Kim tội nghiệp quá, mới chừng đó tuổi đã bạc đầu.

Nghe vậy bác Lâm bèn chạy đến cạnh cô dâu chú rể cầm micro giải oan,

- Có cháu xót cho cô dâu tóc trắng bạc phơ đến tội nghiệp, thật ra nên tội cho anh bạn của tôi mới đúng, tại ham mái tóc trắng thời thượng của mấy xì ta phát ngôn viên TV nên lận đận đeo đuổi cô dâu đến mòn gót, bây giờ bạn đã đến đích chúc bạn vui chơi quảng đời còn lại với “Ma đàm”.

Lại có tiếng xì xầm,

- Chết cha mi chưa, tóc trắng tài tử minh tinh tàn hình rất thịnh hành mà mi tuyên bố bậy bạ.

Tiếng pháo át tiếng lào xào, cô dâu lộng lẫy trong chiếc áo dài màu vàng nhũ với vòng kiềng bạc, nhỏ bạn của Kim phỏng đoán,

- Bây giờ mặc áo dài, tối chắc cô dâu mặc áo đầm.

Kim chắc cú,

- Tối nay cô dâu mặc áo dài màu đỏ Bordeaux đeo kiềng vàng chứ không diện áo đầm, chú rể sợ đầm mất vía rồi, bộ mi muốn mẹ tao hù dọa chú nữa sao.

Đúng 20 giờ gia đình hai họ lên sân khấu, cô dâu chú rễ mặc quốc phục mở lời chào đón quan khách.

Chồng Kim bật nhạc, “Đôi chim là chim ríu rít trên cành, em yêu là yêu tiếng gọi của mình, là mình ơi”.

Chú Vĩnh dìu mẹ đi xuống, thì thầm bên tai mẹ,

- Thì ra chữ này đây, vậy mà “moa” không nhớ.

Mẹ ngớ người,

- Chữ này là chữ gì.

Chú ra vẽ bí mật,

- Tối sẽ nói.

Tiễn khách ra về, chú Vĩnh ôm mẹ thều thào,

- Đêm nay “moa ngủ với toa”.

Mẹ véo tai chú,

- Lấy vợ mít có khác, tha hồ tuyên bố tuyên mẹ.

Kim thích thú,

- Vợ nào cũng ngủ được, chỉ khác là bi giờ chú “đòi ngủ” chứ không bị áp đặt như lúc trước.

Mẹ lườm Kim, chú gật đầu ưng ý,

- Cảm ơn Kim thông cảm cho chú, bi giờ chú bật gốc Tây rồi, ông Mít chính hiệu đây.

Kim nhắc khéo,

- Ông Mít hồi nào, sao lại moa toa, đừng nói chú đang nhớ Cécile nhe, mà này cái từ tình tứ kia biến đâu rồi.

Chú hí hửng,

- Cảm ơn cháu nhắc nhở, từ nay chú sẽ gọi mẹ là “mình ơi”.

Mẹ lắc đầu,

- Chú cháu mi sến quá, mình đầu cái gì, gìa ngắt chứ còn trẻ gì.

Chú khoát tay,

- Khuya rồi vợ chồng cháu đưa con về nghỉ đi, để chú đưa “mình” của chú về nhà.

Tiễn vợ chồng Kim ra cửa, chú quay sang ôm mẹ hát khẽ,

“Đôi chim là chim ríu rít trên cành…, mình ơi”.

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
24/02/201519:29:33
Khách
Jane ơi,
Chắc mẻm là Jane nhầm rồi, cũng mục VVNM của Việt Báo nhưng tác giả viết về hai người cùng phái là "chàng" Lê Thị.
22/02/201500:21:05
Khách
Tác giả ơi sao Jane lại lẩm cẩm bé cái cầm nhầm thế nhỉ ? J nhớ rõ có xem đâu đó thì chắc mẻm là Việt Báo chứ còn đào đâu ra ai nữa , nói rằng Đoàn thị là nam mà . Có phải là Đoàn thị hay viết về chuyện của hai người cùng phái í mà , phải không ?
20/02/201507:56:31
Khách
Chào Hương Lê, Jane MNT, Trần và Nguyễn Thị Thu,
Cảm ơn quý vị đã đọc bài và chia sẻ cảm tưởng.
Jane ơi, tác giả là « nàng », không phải là « chàng », Jane cũng đáng mến lắm khi gọi như rứa.
Riêng bạn Trần, rất tiếc bài viết làm bạn thắc mắc, chuyện kể về mối duyên mới nên không đi sâu vào những đổ vỡ của hai người trong cuộc.
19/02/201507:55:01
Khách
Quá hay !!!sát với thực tế dù là hư cấu nhưng rất thật , tuy cốt chuyện hơi buồn nhưng Happy end.
19/02/201503:07:14
Khách
Chuyện đứt đầu đứt đuôi , đoạn sau toàn đối thoại lốp bốp, láu táu chả hiểu gì.
2 dứa con lai Pháp khôgn nghe nhắc tới,chắc là theo bà mẹ Pháp bỏ chú Vĩnh vê Mỹ 1 mình..Chú này không hề nhắc gì tới con lai bên đó,lại lo kiếm vợ khác. Bố Kim tại sao mà chán mẹ, về Sgon lấy bồ nhí không thấy kể?
Bác Lâm là bà con thế nào với cô bé Kim, cậu hay bác ruột mà giới thiệu chú Vĩnh cho mẹ?
19/02/201501:58:01
Khách
Đoàn Thị ơi, mê văn của chàng viết quá đi thôi . Ỡm ờ , lảng mạng , duyên dáng , dí dỏm đáng yêu vô ngần .
18/02/201519:26:18
Khách
Hay và lõang mọan quá, già rùi mà cũng áo dài khăn đóng lên xe bông...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,211,196
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến