Hôm nay,  

Thuyết Trình về Yoga

28/01/201500:00:00(Xem: 14004)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4447-14-29847vb4012815

Như bài kỳ trước đã kể rõ, theo sự yêu cầu của Bà Alison, chủ Nhân Hot Yatra Yoga studio, tác giả đã có dịp noi chuyện tại lớp học Yoga này ngày 5 tháng 11 năm 2014, từ 6:30 đến 7:30 chiều, về đề tài: *Gục Ngã & Chỗi Dậy.” Bà Alison giới thiệu tác giả là một cựu tù nhân chiến tranh Việt Nam trong hơn 10 năm trời, nói chuyện về Yoga đã cứu sống Ông ta như thế nào -ngay cả khi ở trong tình trạng cùng quẫn nhất.

Như hình ảnh cho thấy, sau đây là bài thuyết trình.

* * *

Thưa Quý Vị,

Thưa Bà Allison,

Đầu tiên tôi xin gởi lòi cám ơn quý vị đã đến tham dự buổi thuyết trình về Yoga. Nhân đây tôi cũng xin cám ơn Bà Allison đã ưu ái dành cho tôi cơ hội bằng vàng này để cho tôi có dịp được nói kinh nghiệm của tôi khi tập thở 4-thời theo Phương Pháp thở của Yoga. Chính phương pháp thở này đã cứu sống tôi khi tôi còn trong vòng lao lý.

Thứ hai, tôi hân hạnh được tự giới thiệu tôi là Bình Trần, cựu Đại Úy của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là cựu tù binh chiến tranh trong cuộc chiến Việt Nam. Tôi đến vào năm 1991 ở Mỹ theo diện tỵ nạn chính trị.

Thứ ba, tôi xin nói ngay rằng tôi không phải là một người chuyên môn về Yoga, mà chỉ là một người đã tập Yoga lúc còn ở trong tù, với mục đích duy nhất là để sống sót cho đến một ngày nào đó khi CS bắt buộc phải thả tôi ra khỏi trại tù để tôi gặp lại bà xã tôi cũng như các con của tôi.

Tôi cũng là người tập Yoga với mục đích để sống một cuộc sống khỏe mạnh không bị bịnh tật quấy rầy.Vì lý do đó, cuộc thuyết trình của tôi hôm nay sẽ chỉ tập trung vào những kinh nghiệm gặt hái được trong lúc tập Yoga mà thôi.

Thưa Quý Vị,

Thưa Bà Allison,

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đơn thương độc mã đã bị rơi vào tay của quân xâm lăng Bắc Việt với sự tiếp tay của khối CS Nga-Tàu

Vào ngày 23 tháng 6 năm 1975 chúng tôi được lệnh trình diện bằng thông cáo của cái gọi là "Ủy Ban Quân Quản Thành Phố Saigon để đi "học tập cải tạo" tại nhiều địa điểm ở các trường học khác nhau ở Saigon và Chợ Lớn và thông cáo này cũng nói rõ chúng tôi phải mang theo 10 ngày tiền ăn.

Cuối cùng chúng tôi mới té ngửa ra cái gọi là "học tập cải tạo" chỉ là một “quả lừa vĩ đại” của bọn cầm quyền lưu manh chuyên môn nói dối có một không hai trong lịch sử của dân tộc Việt Nam vì thực chất của việc "đi học tập này" là "đi vào nhà tù của CS." Nói rõ hơn là đi vào nhà tù để chết lần chết mòn nếu không có phép lạ là CS Nga Xô xụp đổ, CSVN cần tiền để tồn tại và nhờ sự vận động của Bà Khúc minh Thơ nên Tổng Thóng Reagan đã phái Tướng Vessy qua Việt Nam thương lượng để CS nhượng bộ thả anh em tù ra khỏi vòng lao lý và để chúng tôi đi Mỹ định cư.

Thực tế mà nói cái gọi là "mang theo tiền ăn 10 ngày để đi học tập cải tạo" đã trở nên đối với tôi 10 năm, 4 tháng 1 ngày và đối với nhiều anh em bạn tù và nhiều, nhiều hơn nữa của cái gọi là "mang theo 10 ngày tiền ăn để đi học tập cải tạo này" đã trở nên "Dòng Sông Vĩnh Biệt" vì họ đã không có dịp sống sót để trở về với vợ,với con,với mái gia đình thân yêu nữa. Họ đã chết trong tù vì bị bỏ đói, bị đủ thứ bịnh tật, bị hành hạ phải đi lao động cật lực mà không đủ ăn. (Dòng Sông Vĩnh Biệt là tên một cuốn phim Mỹ: The River of No Return, do nữ tài tử nổi danh Marilyn Monroe đóng.) Vào thời kỳ đầu tiên chúng tôi bị giam trong các trại tù rải rắc ở Miền Nam Việt Nam.

Năm sau đó vào tháng 6 năm 1976 chúng tôi bị đưa lên xe tải chở đến Tân Cảng nằm bên hông xa lộ Saigon-Biên Hòa rồi bị đưa lên tàu Sông Hương chở đến Cảng Hải Phòng Bắc Việt Nam.Từ đây chúng tôi phải lên những toa xe lửa dành cho súc vật để đi đến Sơn La một tỉnh nằm sát biên giới Tàu-Việt Nam.

Ngày 25 tháng 10 năm 1985 CS tha tôi khỏi Nhà Tù Gia Trung, Tỉnh Pleiku thuộc Cao Nguyên Trung Phần.

Tổng cộng tôi đã trải qua 10 năm 4 tháng 1 ngày trong nhiều nhà tù ở rải rác từ Miền Nam tới Miền Bắc Việt Nam.

Trong thời gian tôi bị tù tại Trại tù Nam Hà, Tỉnh Hà Nam Ninh,một anh bạn tù cho tôi mượn quyển Phương Pháp Dưỡng Sinh của bác sĩ Nguyễn văn Hưởng, xuất bản năm 1973 tại Hanoi, những lần tái bản sau này có thêm sự cộng tác của bác sĩ Huỳnh uyển Liên.

Đây là một cách chọn tên của cuốn sách rất khôn khéo để đánh lừa bọn cầm quyền CS vì đây thực ra là cuốn sách chỉ cách tập Yoga với những thế tập (asana) Yoga dành cho người lớn tuổi. Vốn là người lo xa tôi cặm cụi chép cuốn này vào một cuốn vở trong những ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật vì tôi nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ phải dùng đến cuốn này.

Trong thời gian ở tù, tôi (và các anh em đồng tù) bị bắt buộc phải đi lao động khổ sai rất cực khổ mà lại thiếu ăn. Tôi cứ bị chết đói từng bước một, từng ngày một do đó tôi trở nên rất yếu do bị suy dinh dưỡng.

Mỗi khi tôi nói thì không khí đi qua hai lỗ tai và giọng nói của tôi trở nên rì rào như tiếng gió thồi qua bụi cây sậy, khi tôi đi cầu thì chỗ trĩ của tôi lại ra máu.

Tôi cảm thấy thất vọng. Tôi tự hỏi tôi phải làm gì đây để sống sót trở về với bà xã, với lũ con nheo nhóc đang căng mắt ra trông chờ một cách tuyệt vọng từng giây, từng phút, từng giờ sự trở về của người chồng, người cha thân mến. Nhất là đứa con gái út vì khi tôi "đi học tập" cháu chỉ mới lên 3 nào đã biết gì về hình ảnh người cha thân yêu!

Người Pháp có câu "Sống là tranh đấu. Những người sống là những những người tranh đấu"

Khi chúng ta còn sống chúng ta phải tranh đấu. Tranh đấu chống lại sự dốt nát, chúng ta đi học. Tranh đấu chống lại sự nghèo khổ, chúng ta đi làm. Tranh đấu chống lại bịnh tật chúng ta tập thể dục.

Trong những môn thể dục Yoga là môn thể dục thích hợp nhất, cho bất cứ ai với ý chí mạnh mẽ để cải tiến sức khỏe cho tốt hơn vì Yoga chỉ cần một khoảng không gian rất hạn hẹp là có thể tập được rồi.

Trong khi ở tù tôi chỉ có cái chiếu cói với bề ngang 60 cm để nằm ngủ và tôi đã tập Yoga trên diện tích ít ỏi cho phép đó.

Người Việt chúng tôi có câu "Còn sống còn hy vọng" Thực thế đời sống là như vậy. Người ta không nên mất hy vọng dù là đang sống trong cảnh tuyệt vọng nhất. Vì tuyệt vọng hay thất vọng là do cái tâm của ta mà thôi.

Nghĩ thế tôi cảm thấy được nhiều phần an ủi. Tôi lấy ra quyển vở mà tôi đã nắn nót chép quyển Phương Pháp Dưỡng Sinh đọc lại. Sáng ngày hôm sau tôi thức dậy sớm hơn thường lệ và với hy vọng tràn trề tôi bắt đầu tập Yoga.

Quả thật như các cụ ta nói "Trong cái rủi lại có cái may."

Sau hai tháng chuyên cần tập Yoga, sức khỏe của tôi đã được cải thiện rõ ràng. Chỗ bị trĩ đã ngưng ra máu (luôn cho tới bây giờ) và giọng nói của tôi đã vững chắc. Bịnh phong ngứa cũng mất tiêu, không còn hành hạ tôi nữa.


Cảm thấy hưng phấn tôi kiên trì tập Yoga từ tháng Giêng năm 1980 cho tới bây giờ, như vậy đã được 34 năm khi tôi viết những dòng chữ này.

Bây giờ người mới quen khi lần đầu gặp tôi cứ nghĩ là tôi chỉ lối 60 mà thôi vì tóc tôi chưa bạc hết, giọng nói vẫn còn dõng dạc. Anh Ng. bạn cùng học Trần Lục, khi nghe tôi nhắn máy đã cho tôi biết sức khỏe của tôi vẫn còn tốt chán dù chỉ nghe giọng nói của tôi!

Khi còn đi làm tôi thường đi ngủ vào lúc 9 giờ tối, tự động thức dậy vào lúc 2 giờ sáng và tập Yoga lối 1 tiếng rưỡi đồng hồ rồi đi ngủ trở lại. Lối 5 giờ sáng tôi thức giấc và sửa soạn đi làm.

Khi tôi về hưu tôi đi ngủ lúc 10 giờ, thức dậy lúc 1 giờ sáng rồi tập Yoga như lệ thường. Về lâu về dài khi tập Yoga đã thành thói quen cơ thể tôi trở nên phản xạ với giấc ngủ. Cứ đến giờ, dù tôi còn đang ngủ tôi tự động hít vào thật xâu và tỉnh giấc, tập Yoga. Tôi không cần đồng hồ báo thức!

Điều quan trọng đòi hỏi người tập Yoga là sự kiên nhẫn. Đó là tất cả và không có điều gì khác!

Yoga giúp người tập tránh được nhiều thứ bịnh do cách thở xâu.Liệt quý vị có thể hỏi tại sao.

Đây là lý do.Môn Cách Trí dạy chúng ta rằng máu đen từ trong cơ thể đi lên phổi để thải thán khí (carbon dioxide hay còn gọi là khí co2) và hấp thụ oxy rồi trở thành máu đỏ để trở lại đi nuôi tế bào trong cơ thể.

Cái chân lý đơn giản này đã được các Yogi Ấn Độ tìm ra cách đây nhiều ngàn năm.Con người có thể nhịn đói lối 3 tháng mà vẫn sống nhưng nếu không có không khí chỉ trong 5 phút thì họ sẽ chắc chắn chết!

Không khí quan trọng biết bao cho đời sống.Hãy nhìn những người bịnh không thể thở được và họ phải có bình oxy kế bên để thở.

Chúng ta có thể nói rằng con người cần hai loại phẩm vật để sống đó là đồ ăn và không khí để thở.

Điều ích lợi của Yoga là Yoga giúp con người thích ứng với sự thay đổi khí hậu.Trong suốt thời gian 34 năm dòng dã tập Yoga(bắt đầu từ tháng Giêng năm 1980)cho tới nay,tôi chưa bao giờ bị nhức đầu hay cảm, cúm!

Yoga kích thích và tăng cường hệ miễn nhiễm của cơ thế để giúp cơ thể đẩy lui tật bịnh đó là lý do tại sao người chuyên cần tập Yoga hiếm khi bị ốm và người tập Yoga được thưởng thức hương vị cuộc đời nhiều hơn là người không tập Yoga!

Cho tới bây giờ khi mùa Đông tới tôi chẳng bao giờ lo chích ngừa cúm. Tôi nghĩ rằng sức đề kháng với các căn bịnh của tôi tốt hơn những người khác. Vì thế chẳng bao giờ tôi mất công đi chích ngừa cúm cả!

Theo cuốn sách Phương Pháp Dưỡng Sinh, Yoga có tới 84,000 pháp môn thở. Trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập tới pháp môn thở 4-thời.

Theo phương pháp này một hơi thở có 4 thời kỳ:

Thời kỳ 1 từ từ hít vào đến khi không khí đã đầy phổi.

Thời kỳ 2 tiếp tục hít vào để giữ không khí trong phổi và đếm nhẩm từ 1 tới 10, 20 hay 30 tùy theo sự chịu đựng của mỗi người. Mục đích để máu đen có đủ thời gian hấp thụ không khí để trở thành máu đỏ.

Thời kỳ 3 từ từ thở ra như con cò nhẹ nhàng đáp xuống cánh đồng để cho thán khí hay khí carbon dioxyde ra khỏi phổi càng nhiều càng tốt.

Thời kỳ 4 thở bình thường cho đến khi nhịp tim trở lại bình thường thì mới tiếp tục cái thở thứ 2.

(Nếu thở đúng thì người tập yoga sẽ cảm thấy máu chạy rần rần trong hai tĩnh mạch của hai cánh tay hay sẽ cảm thấy tê tê 10 đầu ngón tay)

Nói tóm lại một cái thở gồm có 4 thời:

Thời kỳ thứ 1 Hít vào cho phổi đầy không khí mới

Thời kỳ thứ 2 Giữ không khí mới trong phổi bằng cách đếm để cho máu đen có đủ thời gian hấp thụ oxy.

Thời kỳ thứ 3 thở ra từ từ nhẹ nhàng như con cò đáp xuống cánh đồng!

Thời kỳ thứ 4 Hãy nghỉ cho đến khi nhịp đập của tim trở lại bình thường rồi mới tập cái thở thứ 2

Phương pháp thở 4 thời mất tất cả 1 phút. Mỗi thời là 15 giây.

Nên nhớ là khi tập thở 4 thời, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn bình thường và cần để cho nhịp đập của tim trở lại bình thường thì mới bắt đầu tập cái thở thứ 2!

Vì đã quen nên bây giờ khi tôi tập thở, tôi có thể đếm nhiều hon cho tới khi tôi cảm thấy phổi của tôi đã đầy ắp không khí mới tôi mới từ từ thở ra.

Nếu người tập hít vào đúng cách thì sẽ cảm thấy không khí mới này chạy rần rần trong tĩnh mạch của hai cánh tay hay sẽ cảm thấy 10 đầu ngón tay tê tê một cách dễ chịu.

Đối với người mới tập chỉ nên đếm từ 1 tới 10 nhưng dần dần số đếm sẽ tăng dần lên 20,30, hay 40 hoặc hơn nữa vì tập thở chẳng khác gì tập cử tạ.Cuối cùng ta sẽ có thể xử dụng hết dung tích của hai lá phổi và máu của ta sẽ có đủ oxy để nuôi các tế bào trong cơ thể và đó là lý do tại sao người tập Yoga ít khi bị cảm cúm. Vì máu có đủ oxy thì cũng như bầu sữa căng đầy của người mẹ dư đủ để nuôi em bé mau ăn chóng lớn!

Để tập Yoga người ta cần phải kiên nhẫn vì cơ thể người ta chỉ muốn nghỉ ngơi và không muốn bị ép phải làm bất cứ thứ gì. Khi sự chuyên cần tập luyện Yoga đã trở thành thói quen thì ngưới ta sẽ thấy thích thú và việc tập Yoga sẽ trở nên dễ dàng. Nhất là khi thấy những lợi ích mà Yoga mang lại cho sức khỏe cũng như tinh thần.

Đã có những ông Yogi Ấn Độ tình nguyện nằm vào quan tài để mang đi chôn dưới đất, lớp đất trên cùng có rải hạt cỏ cùng với người lính gác 24/7. Ba tháng sau khi được đào lên thì những Yogi này vẫn sống vì họ biết "thở bằng xương!" Phương pháp thở bằng xương này hiện vẫn còn là một điều huyền bí với người ngoài đời!

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Tập Yoga giúp kích thích Hệ Thống Miễn Nhiễm của cơ thể và Hệ Thống Miễn Nhiễm này tự động điều chỉnh và điều trị các chứng bịnh của cơ thể. Rồi người tập sẽ cảm thấy thư giãn,yêu đời như ta vẫn thường nói "Một tân thể khỏe mạnh trong một thể xác tráng kiện."

Xin quý vị cho phép tôi kể một chuyên vui về Yoga. Tôi có một anh bạn tù cùng bị nhốt trong một xà lim như tôi.Anh cũng tập Yoga như tôi. Một buối sáng trong khi anh đang ngồi theo thế hoa sen để tập thở theo Yoga ngay cửa sổ mà không ngồi trong mùng như tôi thì anh chàng cai tù trực trại đi qua. Anh chàng này được anh em tù đặt cho một hỗn danh là "Quý búa" vì lúc nào anh ta cũng cầm trong tay một cái búa để làm ra vẻ ta đây với tù.

Anh ta kêu lên: “A! Thằng kia mày cầu nguyện hả? Há miệng cho tao coi!”

Vừa dứt lời anh ta liền dùng cái cán búa đưa thẳng vào miệng anh bạn tôi. Rất nhẹ nhàng anh bạn tôi liền nghiêng đầu qua một bên để tránh cái cán búa đang trên đường lao tới và viên cai tù trực trại liền bật cười và bỏ đi.

Thưa Quý Vị,

Thưa Bà Allison,

Tới đây Quý Vị có hỏi gì không? Nếu không chúng ta sẽ tập vài hơi thở.

Rất mong Liệt Quý Vị tập Yoga thành công!

Xin Trời phù hộ cho tất cả chúng ta!

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
23/11/201706:21:00
Khách
Gửi Tác giả:
Cháu thử tập thở 4 thì có hiện tượng là rất hay buồn ngủ đang thở đếm được đến 20 có thể sẽ buồn ngủ rồi.
Hai là nếu như trong sách tập thở mỗi lần 120 cái thì sẽ không đủ thời gian tập các thế yoga. Cháu thử thở 40 cái, hít vào, hít tiếp đếm đến 10, thở ra, hít vào bình thường là một lần thở. Thở được đúng 40 lần đã hết 45 phút rồi. Chú có thể giải thích thêm được không ạ?

Cháu xin cảm ơn. Phú Hải.
08/02/201503:24:41
Khách
Chào Ông Minh Trần
Xin Ông vui lòng đọc phần góp ý của Ông Dan Đen.Cám ơn Ông.Chúc Ông sức khỏe.Trân trọng
06/02/201509:47:29
Khách
Chào Ông Dân Đen
Theo Sách thì có 84 ngàn pháp môn thở.Tôi chỉ tập theo cách thở duy nhất trong sách mà đã khỏe rồi nên tôi không thấy có nhu cầu tìm hiểu thêm.Có lẽ đó là con số ảo như Ông nói nhưng tôi cũng như Ông mình đâu phải là nhà nghiên cứu nên mong Ông cứ tạm hài lòng với phương pháp thở trong sách chỉ dẫn.
Còn thở "bằng xương" như các Yogi Ân Độ mình cũng không biết luôn.Cám ơn Ông đã hỏi.Chúc Ông khỏe. Thăm Ông và gia đình.Trân trọng.
01/02/201518:15:35
Khách
Kính Ông Lộc
Có 3 thế để tập thở đó là nằm ngửa(với cái gối dể dưới lưng),ngồi trên ghế đẩu và ngồi theo thế kiết già hay hoa sen.Để tiện tham khảo xin Ông mua sách. Sách này hình như có bán bên Little Sai gon.Cám ơn Ông đã quan tâm.Trân trọng
31/01/201518:37:04
Khách
"Lúc thở 4 thì, thì ngồi để thở, nạp = mũi, thỗ = mồm? nạp = mũi, thỗ = mũi? có đưa lưỡi lên hay không?
Lúc làm động tác yoga thì thở thế nào, chỉ bằng mũi? mủi và mồm? nếu một động tác yoga gồm nhiều động tác phụ thì lúc nào hít vô, lúc nào thở ra. Minh Trần"
Câu hỏi nầy, theo tôi hiểu, ông M.T. đã hỏi tổng hợp ba thứ: Yoga, Khí công và Võ thuật về cách thở.
1. Thở ra và hít vào trong khi tập Yoga đều bằng mũi và chỉ bằng múi mà thôi. Không bao giờ được nín thở.
2. Nếu thở ra và hít vào lúc nào cũng để chót lưỡi chạm vào phía dưới của hàm răng trên thì thuộc về lãnh vực luyện tập khí công (nối 2 mạch Đốc và mạch Nhâm).
3. Xuất quyền thì thở ra, thu quyền thì hít vào...đó là lãnh vực của võ thuật...
Có nhiều người tổng hợp dùng ba thứ trên khi tập Yoga....
31/01/201518:05:45
Khách
"Theo cuốn sách Phương Pháp Dưỡng Sinh, Yoga có tới 84,000 pháp môn thở..."
Con số 84,000 pháp thở nầy có lẽ là con số ảo...hay là con số quá sức tưởng tượng...hay là nhà xuất bản in sai vì sơ xuất kỹ thuật...xin tác giả vui lòng xác nhận...đúng hay sai????
Trong thời gian 10 năm tôi đã tập Yoga( Hatha, Kundalini, Tummo...), tôi chưa bao giờ đọc hay nghe những cao sư về Yoga nói đến hơn 10 cách thở...Bây giờ lại biết được Yoga có tới 84,000 cách thở....thật là quá ngạc nhiên....
29/01/201522:11:27
Khách
Thưa Ông Lộc
Trong sách có đề cập đến 3 thế để tập thở là nằm(với cái gối để dưới lưng) ngồi trên ghế đẩu,ngồi theo thế hoa sen hay kiết già.Theo sách thì thế ngồi hoa sen là tốt nhất nhưng lúc đầu vì cái chân chưa mềm nên phải ngồi chân trước,chân sau rồi tập thế ngồi bán già rồi mới ngồi được thế kiết già.Xin Ông vui lòng mua sách để tiện bề tham khảo. Cám ơn Ông đã quan tâm.Trân trọng
29/01/201512:47:32
Khách
Thưa Liệt Quý Vị
Có nhiều sách nói về cách thở nhưng theo như ngu ý thì sách của Bác Sĩ Nguyễn văn Hưởng là hợp lý nhất vì có lẽ Ông là Bác Sĩ.Khi hít vào hay khi thở ra đều bằng mũi.Lý do khi ta thở ra bằng mũi thì ta làm ấm niêm mạc của mũi do đó dùng mũi có lợi hơn.
Trong thời 1 khi hít đầy phổi,nếu cảm thấy còn có thể hít thêm được thì cứ hít thêm ,sau đó sẽ chuyển qua thời 2 là đếm từ tới 10.Sau một thời gian khi đã quen rồi thì có thể đếm nhiều hơn,nếu thở đúng cách thì sau khi tập sẽ cảm thấy khoan khói.
Theo như tôi biết thì hình như sách này có bán ở tiệm sách bên Cali.Quý Liệt Vị cần tham khảo cho rõ thêm thì nên mua.
Cám ơn Quý Liệt Vị đã hỏi .Trân Trọng
29/01/201506:24:56
Khách
Thưa ông Sao Nam,
Lúc thở 4 thì, thì ngồi để thở, nạp = mũi, thỗ = mồm? nạp = mũi, thỗ = mũi? có đưa lưỡi lên hay không?
Lúc làm động tác yoga thì thở thế nào, chỉ bằng mũi? mủi và mồm? nếu một động tác yoga gồm nhiều động tác phụ thì lúc nào hít vô, lúc nào thở ra.
Cám ơn ông
29/01/201505:18:52
Khách
Thưa ông Sao Nam, Tôi co vài câu hôi xin vui lòng giúp: 1)Hít=mũi và Thô= môm phải không? 2) Th,1đã hítđầy phổi rôi Th.2 cô hít thêm vào nữa,có khó không ?vì động tác cần nhẹ nhàng.Như vậy chỉ cần hít thật đầy phổi rồi qua Th.2 chỉ giữ ....Th.3 và Th.4 có đưọc không ?3)Thế ngồi, nâm hayđứng. Cám ơn Ông.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến