Hôm nay,  

Trò chuyện về Yoga

27/01/201500:01:00(Xem: 12124)
Tác giả: Sao Nam Trần ngọc Bình
Bài số 4446-14-29846vb3012615

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản.

* * *

blank
Nữ Chủ Nhân Hot Yatra Yoga và tác giả trước Yoga Studio.

Cháu ngoại của tôi muốn học về ngành Y vì thế tôi bèn đến Trung Tâm Tuyển Mộ và Nhập Ngũ của Quân Đội Mỹ nằm trên đường Pelham Thành Phố Greenville Tiểu Bang South Carolina để hỏi rõ chi tiết.

Theo như tôi biết hình như chỉ Hải Quân Mỹ mới có Trường đào tạo Sĩ Quan Quân Y từ A đến Z như Trường Quân Y của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khi xưa.

Trường Quân Y của Hải Quân Mỹ đã đào tạo được một vị Bác Sĩ đáng ghi nhớ vào tâm khảm của người Việt di cư năm 1954 khi từ Hải Phòng vào Saigon: đó là Bác Sĩ Thomas A Dooley. Ông là người đã săn sóc người di cư và đã chữa bịnh cho nhiều người Việt bị CS hành hạ tra tấn một cách dã man khi họ tìm cách trốn khỏi cái thiên đường mù của CS mà không một ai muốn sống.

Tôi còn nhớ cách đây lối 50 năm, vào năm 1964, khi tôi ghé thăm ông già tôi tại Cư Xá Kiến Ốc Cục ở Tân Định Saigon thì gặp lúc ông cụ đang nói chuyên với chú em về ý định của ông cụ cho chú tiếp tục học lên đại học theo ngành kỹ sư vì chú giỏi toán.

Tôi nói với ông cụ là nước mình có bao nhiêu nhà máy mà lại cho chú ấy học kỹ sư tại sao không cho chú học ngành Y thì được ông cụ trả lời là ngành Y học lâu quá sợ không có tiền.

Tôi trả lời:

Cậu lo gì. Cho chú ấy thi vào Trường Quân Y thì Quân Đội sẽ nuôi chú ấy ăn và học thành tài mà lại có lương trong suốt thời gian học nữa. Khi ra trường chỉ cần phục vụ cho Quân Đội 10 năm là trả xong nợ “dao, kéo” và trở về đời sống dân sự ngon ơ.

Ông già khoái chí và cho chú ấy thi vào Trường Quân Y của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mười năm thấm thoắt qua mau chú em không những tốt nghiệp Trường Quân Y mà lại còn được học thêm để trở thành bác sĩ giải phẫu phục vụ cho Ngành Quân Y của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày mất nước!

Năm mươi năm sau tôi trong vai ông ngoại của cháu trai tôi, lại lập lại bài học kinh nghiệm của tôi năm xưa khi đi hỏi học ngành Y cho cháu của tôi tại Trung Tâm Tuyển Mộ và Nhập Ngũ của Quân Đội Mỹ.

Nhân viên tại đây tiếp đón tôi rất niềm nở và yêu cầu tôi cứ dẫn cháu đến đây làm thủ tục nếu đủ đều kiện sẽ cho thi để trắc nghiệm khả năng xem sao.

Xong việc tôi trở ra xe để ra về. Thoáng nhìn lên căn phố đối diện tôi thấy hàng bảng quảng cáo với hàng chữ “Yoga” như chào mời tôi ghé thăm.

Thế là tôi mở cửa bước vào Yoga Studio này và gặp ngay một học viên đang sửa soạn ra về. Tôi ngỏ ý muốn gặp người chủ Studio.Rất mau mắn bà ta nói tôi chờ rồi mở cánh cửa hông và đi vào trong phòng tập.

Một lát sau một bà người Mỹ thon nhỏ, hơi cao dáng điệu nhanh gọn từ trong phòng tập bước ra tay bắt mặt mừng tự giới thiệu là Allison,chủ nhân của Studio, vồn vã hỏi xem tôi cần gì

Trả lời Bà Allison tôi cho Bà biết tôi đã tập Yoga từ hồi tháng Giêng năm 1980 lúc tôi còn ở trong Trại Tù CS tại Gia Trung thuộc Tỉnh Pleiku Việt Nam tính đến nay(2014) đã được 34 năm.

Trong khi nói chuyện tôi dùng những tiếng Phạn cổ (Sanskrist) như asana,praynayama v…v… nên chủ nhân biết ngay là người đồng điệu như trong câu:

Đồng thanh tương ứng

Đồng khí tương cầu

Kế đó tôi hỏi thêm nếu tôi muốn học khóa Huấn Luyện Viên Yoga thì tôi phải trả bao nhiêu. Bà Allison cho biết là nếu tôi muốn học thì hiện nay đang có một khóa học và tôi phải đóng lối hai ngàn đô

Nghe số tiền hai ngàn đô tôi lạnh cẳng liền và tôi quay trở lại đề tài tập Yoga. Tôi cho Bà Allison biết khi tập Yoga điều quan trọng nhất là cái thở mà theo tôi thì hình như,tôi nhấn mạnh hai chữ “hình như,” nhiều lần, cho đến bây giờ, ở Mỹ này, tôi chưa thấy quyển sách nào nói rõ ràng về cách thở 4 thời như trong quyển “Phương Pháp Dưỡng Sinh” của Bác Sĩ Nguyễn văn Hưởng xuất bản năm 1973 tại Hà Nội và sau này có thêm Bác Sĩ Huỳnh uyển Liên cùng cộng tác.

Mà hơi thở mới là quan trọng trong việc duy trì đời sống. Nghe đến đây Bà Allison không nói gì chỉ mỉm cười chứng tỏ Bà đã nắm vững vấn đề.

Chỉ ít phút sau tôi mới biết Bà này cũng là người lịch lãm, từng trải và biết cách ứng xử với người đối thoại khi có sự bất đồng.

Không nói gì Bà Allison chỉ tay về phia tủ sách và nhờ tôi bước tới lấy một quyển sách ra đưa cho Bà. Đây là quyển sách có tựa đề là “Hot Yatra Yoga” do Bà là tác giả.

Thế còn “Hot” là gì? Tôi hỏi thì được giải thích khi có hơi nóng người ta sẽ đổ mồ hôi và đây là cách giúp cơ thể thải ra chất độc thay vì bằng cách đi tiểu thì bằng mồ hôi.

Tôi hỏi tiếp:

Thế còn “Yatra là gì?”

Bà trả lời:

Nó có nghĩa là cuộc hành trinh thế thôi chứ không có gì bí ẩn cả.

Xong, Bà trao cho tôi cuốn sách.Lật qua từng trang tôi mới nhận ra sự thận trọng của tôi khi tôi nhấn mạnh hai chữ “hình như” lúc mới nói chuyện với Bà Allison không phải là thừa vì với mỗi một thế tập trong cuốn sách mà Bà là tác giả đều có nhắc đến cách thở!

Lúc đó tôi mới hiểu tại sao Bà Allison chỉ mỉm cười,im lặng mà không trả lời khi tôi đề cập đến sự quan trọng của cái thở trong khi tập Yoga vì chuyện này Bà đã hiểu rõ rồi.

Tới đây thấy đã quá đủ tôi kiếu từ ra về mà không quên bỏ quyển sách “Hot Yatra Yoga” vào tủ sách.Khi tay vừa chạm nắm cửa tôi nghe Bà Allison gọi với theo:

Ông chờ tôi một chút.

Từ trong quầy tiếp khách bước ra tới tủ sách Bà Allison mở cánh cửa tủ, lấy một quyển và trao tận tay tôi:

Tôi tặng ông quyển sách này.

Dĩ nhiên tôi nhận cả“hai tay” và không từ chối nhất là khi món quà lại là cuốn sách mà tôi thì thích sách hay nói đúng hơn là con mọt sách.

Ít ngày sau nhân có dịp đi công chuyện tôi tạt ngang qua Yoga Studio và mang quyển “ Within &Beyond” do tôi viết bằng Anh Ngữ tặng Bà Allison vì như các cụ ta đã chẳng dạy:

“Bánh xáp đi bánh quy lại” trong cách xử thế cho đẹp người mà lại đẹp cả ta nữa cho con cháu biết cách cư xử cho phải đạo là gì.

Vài ngày sau tôi nhận được email của Bà Allison có đoạn như sau:

Hi Binh

I have been truly enjoying your book. Thank you again.

I even quoted a piece from it today while helping one of my students in a personal situation. I was touched by the story of the woman who gave you sugar canes and tea. But mostly that you ended the chapter stating kindness and benevolence is everywhere! What a wonderful ability to choose to see good thing - even when it is not obvious.

I am thinking about a speaking engagement on Nov. 5th

6:30pm-7:30pm

"Within and Beyond"

Author of “Within and Beyond”, former prisoner of war in Vietnam for over 10 years, Binh will teach how Yoga can save your life - even under distress. With his light and caring energy Binh speaks of the kindness he found in a place where there would be none, the opportunities he found even in a time where none should be found and how he practices the real science of Yoga - the Yoga of the mind.

Xin tạm dịch:

Tôi thực sự rất thích thú khi đọc quyển sách của Ông. Xin cám ơn Ông thêm một lần nữa.Không những thế,hôm nay, tôi đã lấy một đoạn trong một chương của cuốn sách của Ông để giúp một trong những học viên trong khóa học giải quyết vấn đề cá nhân.

Tôi rất xúc động trước nghĩa cử của người đàn bà đã cho Ông những lóng mía và nước trà.Cái hay của chương này là Ông đã có một kết thúc có hậu khi Ông cho rằng sự tử tế và tấm lòng nhân hậu luôn luôn có ở mọi nơi và trong tâm hồn mọi người.

Thật là một khả năng kỳ diệu(của tác giả) khi nhận ra sự tử tế-ngay khi sự hiện diện rất khó nhận ra!

Tôi đang suy nghĩ để mời Ông thuyết trình về Yoga vào ngày 5 tháng 11(năm 2014) từ 6:30 đến 7:30 chiều

Đề tài:

*Gục Ngã & Chỗi Dậy”

Tác giả tác phẩm “Gục Ngã &Chỗi Dậy”, cựu tù nhân chiến tranh Việt Nam trong hơn 10 năm trời, Ông Bình sẽ nói chuyện với quý liệt vị về Yoga cứu sống Ông ta như thế nào-ngay cả khi ở trong tình trạng cùng quẫn nhất.

Với nghị lực tinh tế và quan tâm tới người khác tác giả đã tìm thấy sự tử tế ở một nơi mà lẽ ra không có;những cơ hội mà tác giả đã tìm thấy ngay cả trong thời kỳ tại nơi mà những cơ hội này không hiện diện và tác giả đã thực hành môn Yoga của trí tuệ như thế nào.

Tôi luôn luôn tin vào thuyết Luân Hồi ngay khi gặp Bà Allison tôi đã nói với Bà là có lẽ là kiếp trước tôi với Bà đã nợ nhau nên kiếp này tôi mới gặp Bà.

Năm ngoái khi tôi tới một Yoga Studio khác tôi cũng nói với Bà Chủ ở đó như đã nói với Bà Allison về cái duyên gặp gỡ và khi về nhà tôi cũng đã gởi bài “Lets Practice Yoga to Improve our Health” cho chủ nhân Studio này nhưng có lẽ vì Bà này không viết sách như Bà Allison nên tôi đã không có duyên để gặp “người đồng điệu” như Bà (Allison)nên đã không có cái dịp để trả món nợ từ kiếp trước!

Người ta phải có cái duyên gặp gỡ như các cụ ta vẫn thường nói:

Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định. (Miếng ăn,miếng uống tất cả đều được định trước)

Vì thế, việc Bà Allison mời tôi thuyết trình về Yoga cũng không phải tự nhiên mà có mà phải do tiền định. Tôi tin như thế.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
27/03/201513:24:09
Khách
Chào Ông Tân
Ông cứ nói Bà The(?) gọi cho tôi tại số phone (864)559-5361 tôi sẽ rất hân hạnh được hầu chuyện về những gì tôi biết khi tập Yoga. Chúc Ông vui,khỏe.
Trân trọng
27/03/201510:21:03
Khách
Thưa Ông
Tôi sẽ gọi để nói chuyện với bà The.Cám ơn Ông.Chúc Ông và bà The sức khỏe,Mến
25/03/201502:35:17
Khách
Thưa ông. Có người trong họ hàng nhờ tôi xin số phone của ông để hỏi về Yoga, nhưng tôi không biết. Vậy nếu có thể ông cho bà The có cơ hội nói chuyện với ông thì xin ông gọi 682-443-3181.
Kính.
Nguyễn Viết Tân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,474,077
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến