Hôm nay,  

Chuyện Kể Cho Thế Hệ Trẻ

10/12/201400:00:00(Xem: 12563)

Tác giả: Hòa An
Bài số 4406-14-29806vb4121014

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả là chuyện tình thời mới lớn - khi chưa kịp lựa chọn, hẹn hò, yêu thương - của một nữ sinh miền Nam với những người lính cộng hoà trẻ trung mà bất hạnh trong cuộc chiến. Tất cả đã chia xa nhưng tình yêu của một thời tử tế đã thành những kỷ niệm còn được thương nhớ mãi. Với tinh thần của tựa đề, chắc Hoà An còn nhiều chuyện để “kể cho thế hệ trẻ.” Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

Cha của cô là sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau khi ra trường ông được chuyển qua hành chánh. Công việc quản trị hành chánh lẫn quân sự cho ông có rất ít thời giờ còn lại để gần gũi chơi đùa với các con. Cô là con gái duy nhất nên buồn vì thấy mình bị mất nhiều dịp vui chơi với cha. Chừng một năm sau cô bé lại thích lối sinh hoạt mới nhưng vẫn ghét chỗ cư ngụ này. Cái thị xã gì mà quạnh hiu như ngôi làng nhỏ giữa cánh đồng mênh mông là nước, cỏ hoang, lại nước và lau sậy chi đó.

Cuối năm khi gần sinh nhật 10 tuổi ông bà nội muốn cô "…phải về Sài Gòn học thêm tháng hè." Lần đầu bị ép ở lại Sài Gòn một mình với lý do ai cũng nghĩ cô bé: "thiếu nét dịu dàng của con gái." Cô có oánh lộn với đứa nào đâu mà bị chê là thiếu nét dịu dàng? Điều này làm cô tức lắm, còn thắc mắc nữa nhưng không tìm ra lời giải đáp nào. Đành hỏi, cha thì thầm như vầy, "À phe bênh con yếu thế hơn, chỉ có một phiếu của ba thôi." Thua là đúng rồi… đành xa Đồng Tháp Mười trong tháng hè. Cô bé đi với lòng eo sèo, bận suy nghĩ về đám bạn gái, trai ở trường mà cô quen rất thân. Có gì khác biệt giữa cô với đám bạn gái của mình không? Hay tại miền quê này bọn con gái không biết nét "dịu dàng" là thứ cần phải học?

Ngoài ra cô còn nhớ rất rõ, lần đầu mình có ý kiến (tuy giữ riêng) về cuộc chiến giữa phe Cộng sản với cha và đồng đội của ông, đã xãy ra hai năm trước. Và nó liên hệ tới cô.

Cô bé mê tập bơi quanh bờ sông, cạnh cây cầu gỗ phía trước căn nhà. Sau giờ học đám bạn gái thích đến nhà chơi để câu cá và tắm sông chung với cô. Một hôm, chỉ có Trang đến, rồi hối thúc cô ra bờ sông cho Trang tập bơi với cái vỏ xe mang theo.

Hai đứa chơi tát nước, hồi sau thì cô chán nản vì Trang nói chuyện ngớ ngẩn. Nhìn Trang với cái vòng ruột vỏ xe… lộ tính thích được cưng chìu, còn thêm lòng tự tin quá mức. Cô bổng ngại không muốn ngăn cản bạn cùng lớp lần đầu đến chơi với nàng. Trang rủ rê, đúng hơn là "buộc" cô bơi theo ra giữa sông. Cô cảm thấy giận nhưng chưa nghĩ ra cách nào êm tai cho Trang hiểu, trò chơi nào cũng có luật lệ hết. Cô là con cưng trong gia đình, nhưng ý cha muốn các con tôn trọng vòng an ninh có vài cái mốc để nhớ mà không bơi ra xa, sau khi chiếc cầu gỗ được dựng thêm vào nhà sàn trên sông. Đám bạn gái quen thân chẳng có ai khờ để cô bận lòng giải thích, cứ thấy cô làm gì thì tụi nó làm theo, cho dù cô chẳng bao giờ nói đó là lệnh của cha.

Vì thế cô quyết định trở lại phần cầu giáp mé nước ngồi chờ bạn. Trang thấy cô hờn mát cũng ngại nên ngừng bơi ra xa hơn, nhưng tiếp tục mè nheo. À… cô không ưa kiểu nhõng nhẻo của nó. Ở vị thế ngồi không chưa biết làm gì trước nhỏ bạn cứng đầu, cô nhìn thấy một người đang đứng trên chiếc tàu Hải Quân đậu gần nhà Thủy Tạ, vẫy tay ra hiệu khẩn cấp cho nàng đi lên bờ. Cô biết đó là chiếc tàu bỏ hoang, chưa bao giờ nó chạy ra sông, cũng không nhìn thấy ai lên xuống con tàu già nua ấy. Nhưng cô đoán có lính trông chừng an ninh quanh nhà, vì đây không là lần đầu tiên. Nên cô bé đứng dậy nói với Trang đi theo cô ngay lập tức nếu không thì nó sẽ mất dịp đến nhà nàng chơi nữa. Rõ ràng là "ra lệnh" mà Trang vẫn vòi vĩnh, cô xoay lưng chạy nhanh lên bờ. Sau đó nghe tiếng chân phía sau lưng mình nên cô ngoái cổ lại, chưa kịp nhìn ra cái gì thì lổ tai bị lùng bùng bởi nhiều tiếng nổ nối tiếp; cô ngó phía trước, chú tài xế của cha đang chạy tới, vòng hai tay túm cô lại như bọc cái gối trong chiếc khăn tắm lớn rồi phóng như bay vào sân nhà.

Mẹ, các em cùng cô vào phòng khách ngồi nhìn nhau như để chiêm nghiệm hai chữ "hên xui". Trang thì chờ gia đình hẹn đến đón muốn ngồi ở nhà xe phía sân sau, ít người hơn.

Trước bữa ăn tối cha về, nói đó là âm mưu ám sát của Cộng sản như cha tiên đoán nên có phòng bị, may mắn thay cho cô và Trang thoát nạn. Gia đình chẳng ai hỏi cha thêm câu nào. Mẹ xoay qua kể chuyện vui khác trong gia đình, thế là cô quên nỗi lo sợ trong lòng mình. Hôm sau cô bé đến trường không bị thầy cô hay bạn bè hỏi han gì. Trang cũng tránh xa cô, mọi việc dường như bình thường trở lại.

Khi cô đi học về đã thấy cha ngồi trong phòng khách nên đến hỏi ông về tình trạng của kẻ đi ám sát. Cha nói, "xác mới được mò lên." Thế là cô vụt chạy ra bờ sông, nhìn thấy chiếc xuồng chứa xác chết gọn ơ… chắc tuổi còn đi học? Lúc sau cha đã đứng bên cạnh mình, ngó sang xin ông cho cô đi lấy cái mền đắp xác. Cha nhìn cô bằng ánh mắt thương yêu, thế là cô hiểu chạy vào nhà quơ chiếc mền trên giường đem ra đưa cho mấy chú lính. Họ đắp lên xác một thanh niên gầy gò xanh tái, nhưng đôi mắt tràn đầy kinh ngạc, trợn trừng chưa chịu khép. Hai ba người đứng kế bên phụ kéo mền, cố vuốt mắt xác chết đến mấy lần nhưng không có kết quả.

Cô bé bỏ đi xa xa, đứng riêng một góc với đôi mắt ướt nhìn về đám đông mới tụ lại trên bờ sông. Trong đám đó, dường như chỉ vài người dân cùng một bà già, số còn lại là quân, nhân viên chính quyền tỉnh. Hai quân nhân đến gặp cha để hỏi gì đó, rồi trở ngược lại dẫn bà đi xuống bãi đất phía dưới bờ sông về hướng cô. Nhìn lại cha mình, ông gật đầu cho phép nên cô bước thêm vài bước tới gần bà hơn. Bà nắm lấy hai bàn tay nàng rồi bật khóc, nghẹn đến nỗi không nói được lời nào. Cô rút cánh tay ra để vuốt hai bàn tay khô sần của bà. Giữa tiếng nấc giọng bà thì thào, "…xin lỗi."

Cô đi cùng với bà tới chiếc xuồng ba lá, gọn gàng chứa một xác người. Bà kéo cái mền hồng đầy hoa màu mùa xuân, đủ dài phủ cả đầu đứa con; đôi mắt mở đang chờ mẹ vuốt, rồi nhắm lại như lòng đã chịu ngủ yên.

Chiếc mền hoa, mua ở Sear làm quà tặng con gái lúc cha đi Mỹ tu nghiệp trở về, Tên cô bé, qua bài thơ bốn câu cha viết cho sinh nhật đầu, là hương thơm ngát từ vườn hoa đẹp. Bé là mục tiêu cho họ ám sát sao? Thật độc ác!

Sau câu chuyện tắm sông với Trang không lâu, cô được theo cha học săn vịt trời, bắn chim, bơi xuồng hái trái cà na chín cây, vào rừng tràm ngập nước lấy ổ chim làm đôi ủng chơi trò cao bồi, học cách câu rồi nướng cá bọc bùn với rơm… các thứ vui giữa đồng không mông quạnh thật tuyệt vời cho cô bé thích đi theo cha hơn là lẩn quẩn bên mẹ học nữ công gia chánh. Và cô biết bắt trái gòn trên cành khá chính xác, bông gòn trắng rơi cánh bay bay như tuyết đổ giống cảnh đẹp trong phim ngoại quốc mà cô bé đã xem ở Sài Gòn.

Vào mùa gặt lúa, cô cũng được đi viếng những cách đồng vàng thơm ngát hương lúa chín, rồi thức đêm xem dân quê giã nếp đầu mùa thành cơm, trộn với dừa tươi mới hái trên cây. Hương thơm lúa chín, hay của nếp đầu mùa… cô bé tin rằng mình sẽ nhớ mãi kỷ niệm tuổi thơ đẹp như thế.

Mỗi hè về Sài Gòn là các cô, chú cùng ngồi quanh kể chuyện, tuy hoang dã nhưng thú vị. Cô bé thích nghe khen, "Nhỏ này kể chuyện hay nhất nhà" và được cưng chìu hơn một phần cũng vì lý do đó.

Nhưng cô không kể những gì mình chưa hiểu rõ như cuộc chiến giữa phía đối chọi với cha nàng và các quân nhân bảo vệ ông. Cô chỉ biết phe của cha nàng có tình thương từ trái tim rất đơn giản của họ. Tuổi thơ của cô, vào thời buổi loạn lạc nhưng miền quê này vẫn dành một chỗ thật êm đềm, từ nơi đây cô học bài học làm người tốt không vất vả mấy.


Còn chuyện tình yêu trai gái ở lứa tuổi mộng mơ, cô cảm nhận ra sao?

*

Dường như anh chàng lâu lâu lại xuất hiện bên kia đường, ngồi chờ ai trong chiếc xe nằm lặng im ở vị trí xéo góc, mà anh có thể nhìn lên cánh cửa sổ của phòng học trên lầu khi cô ngồi ôn bài lúc về khuya. Cô đoán, "hay anh chàng chú ý mình?" Bình thường cô tắt đèn, khi ra ngoài lan can tắm mát trong làn gió êm từ sông Hậu thổi về, anh cũng bước ra khỏi xe nhìn về hướng nàng bên giàn hoa. Chỉ thế thôi nhưng sao lòng cô lại xót đau, "Có phải anh biết, em chẳng làm gì được cho anh?"

Vào năm cuối trung học người bạn không thân vì khác ban tìm trao tay, thư anh gởi cô. Sau đó cô nhận vài phong thư mới của anh mỗi tuần. Lời nhắn nhủ, "chẳng mong gì ngoài ý muốn em biết đến tình yêu của anh." Thì cô biết… tên họ, khi nào anh về phép, và chuyện vui buồn đời anh bên lề cuộc chiến phân chia Nam Bắc.

Dù có học thi hay không, cô cũng ngồi đọc sách và đứng tựa giàn hoa cho người nàng biết tên nhưng chưa tỏ mặt. Có lần nàng cảm thấy như bị ai theo dõi trong lúc đi chợ, cô xoay người tìm kiếm. Có phải chính là anh trong bộ quân phục kia? Chàng trẻ tuổi, mắt sáng ngời, sững sờ choáng váng đối diện em. Cô e thẹn bỏ đi, quên mất mình cần mua thứ gì đem về cho ngoại.

Hôm ấy anh lại đến chỗ riêng của mình. Cô bước ra ngoài trời đêm co ro trong chiếc áo mỏng, lạnh vì sương, rét vì nhói tim, "sao yêu em chi cho khổ vậy?"

Một đêm gần hè, nửa khuya về sáng chỉ mình cô chới với cơn ác mộng… anh đến thăm, nhìn rõ mặt như ngày nào bắt gặp anh theo em vào chợ. Em chưa biết hỏi câu gì thì đã nghe anh từ biệt, "về thăm em… lần cuối." Rồi anh xoay lưng bỏ đi, nhưng nàng thấy áo anh đẫm máu còn tươi quá.

Vì giấc mơ, hôm sau, lần đầu cô trốn học rủ người bạn đưa thư, cùng đi mướn ghe máy để tìm nhà mẹ chàng… báo tin dữ! Mẹ anh sau khi nghe một phần chuyện giấc mơ, vì nàng giấu chi tiết "máu chảy thấm đỏ áo." Bà vội vàng ra tỉnh tìm cách liên lạc với đơn vị của con trai. Hai đứa ngồi chờ chị của anh đến để giao nhà xong mới ra về.

Bình thường cô nhút nhát hơn so với đám bạn gái cùng tuổi, nhưng hôm đó cô bạn sợ hồn người chết lạnh run cả người khi nhìn bức ảnh của anh treo trên tường. Nét sáng ngời trong đôi mắt cuốn hút người xem ảnh. Lần đầu cô nhỏ lệ xót xa cho người sĩ quan chết trẻ trong trận giao tranh với phe Cộng sản, về chào vĩnh biệt người thương ngay trong đêm anh mất.

Dự tang lễ của anh sau đó, rồi nhận thêm vài lá thư đến muộn màng. Thế là cô nếm vị cay đắng của mối tình thời chiến! Những lá thư ấy được cất giữ cho đến ngày cô trốn thoát khỏi miền Nam Vie765t Nam, khi cả nước đã bị cộng sản chiếm.

*

Sau 30 tháng 4 năm 1975 có hai gia đình đến hỏi cưới cô cho con cháu họ, và một bà mẹ quê miền Nam đi tìm con.

Một người là sĩ quan Không Quân của Quân đội VNCH, người kia, An Ninh Tình Báo của miền Bắc mới vào Nam. Gia đình họ khoe giàu có, thêm ưu thế vững vàng với chế độ mới, cô sinh lòng nghi ngờ về chuyện hôn nhân. Cả hai đều khôi ngô tuấn tú, mẹ kể như thế rồi chọn cậu Không Quân cho nàng, cũng cho phép con gái đến trại học tập cải tạo địa phương thăm chồng tương lai, nếu thích. Cô bỏ lên Sài Gòn tìm đường giúp cha trốn trại tù, chứ đi học tập cải tạo… kiểu gì đây, hỡi trời!

Bà mẹ đi tìm con phải bỏ công nhiều lần để gặp cô. Cô chưa từng biết gì về mẹ hay gia đình của anh từ bạn bè hoặc do anh kể. Mẹ anh hỏi, "Con biết CT phải không? Nó là con trai của bác."

- Dạ con có quen anh CT, anh khỏe không thưa bác?

- Bác tưởng con nhận được tin rồi vì nó thương con lắm, nó phải tìm cách nhắn tin cho con chớ?

Thế là suối nước mắt vỡ bờ… có thể nào lòng em đau vì mẹ không anh? Bà ôm nàng nghe lời hứa, "Ai trong số bạn anh thuộc binh chủng Biệt Động, có thể liên lạc với bác được?" Nếu có tin gì con sẽ nhờ chuyển đến ngay.

Đứa con gái tám tuổi năm nào, giờ vẫn nhớ âm mưu ám sát độc ác của Cộng sản, ghét luôn sự chọn lựa hôn nhân của mẹ cho nàng. Cô quyết tâm tìm con đường vượt biên trong bí mật cùng sự an toàn.

Trong thời kỳ hỗn loạn đó thình lình cô bỗng thấy mình bị theo dõi bởi một người kỳ lạ, nhìn thấy mặt ông là cô lo sợ ngay cả trong giấc ngủ. May mắn thay người có bộ mặt hung dữ biết nàng trốn tránh anh ta nên kiên nhẫn chờ cơ hội. Khi cô đi chợ lựa mua rau, ông nhắc người bán chọn bó tươi ngon dùm cho nàng… "vì cô này là người yêu của ông xếp tui." Chú cười, nhưng đứng yên một chỗ đủ xa… nếu như cô sợ muốn bỏ chạy. Cô yên tâm khi nghe chú nhắc tiếp tên ông xếp. Nàng nhận ra tên người bạn học mình quen biết từ thời trung học.

Lá thư viết tay của anh, chú đưa… giải thích rõ lý do, "vì không muốn em rơi vào tay bất cứ tên CS nào, chú Tân cùng gia đình đã hứa, sẽ giúp em tận tình…"

Cô hỏi, "sao không chờ giúp ông thầy của chú?"

- Ông thầy nói cô phải thoát khỏi VN ngay tức thì, may ra ổng còn hy vọng sống đi tìm cô. Chứ thân cô mà rơi vào tay bọn chúng, thà ổng chết trước. Ông thầy tui bị giam trong tù rồi… làm gì cứu ổng đây trời? Nè cô thử suy nghĩ đi, tui có điên mới làm theo ý… bỏ ổng, giúp cô? Trời Phật ơi, xin cứu mạng ông thầy tui. Bởi tôi thề sẽ đưa cô đi. May mà cô hiền như ông thầy kể, chứ không tui dám nuốt lời thề. Đi tìm cô khó thấy mụ nội luôn, bộ dễ à? Mà cô đi làm cái gì mà sao không ở yên một chỗ?

- Tôi trụ một chỗ là bị bắt bỏ vào lồng giam ngay! Nên phải di chuyển nay đây mai đó chứ. Xin lỗi chú nghe.

Nhìn chú hằn học nói, nàng cảm thương tình nghĩa đồng đội của chú lính với anh. Cô khóc trong lòng cho thế hệ của mình, sinh nhầm thời. Nghe lời dặn dò nhưng cô không dám hứa hẹn gì về cách dàn xếp cuộc vượt biển chú Tân cùng gia đình dành cho cô.Cô chỉ cho chú cách tìm ra bà ngoại cô để có tin chính xác nhất.. chao ơi, thân phận con gái thời loạn! Cô gặp chú thêm một lần nữa, biết chuẩn bị thế nào trước ngày ra đi. Chú hẹn hai tháng sau nhất định nếu mọi sự diễn ra tốt đẹp, chú sẽ đón nàng đi vượt biển. Bằng không chú tiếp tục liên lạc.

Nhưng cô trốn thoát chế độ Cộng sản trước ngày hẹn ấy, vì tìm được đường dây vượt biển với sự đồng ý của mẹ. Chuyến tàu vượt biển đến được trại tị nạn và sau cùng cô định cư tại một thành phố miền tây Hoa Kỳ.

Nhớ có lần bị ép phải hứa, "…giữ mãi nét đẹp như thế này, nghe cô bé?" cô đâu hiểu hết ý của câu đó… ở lứa tuổi chưa tới hai mươi. Nên ngẩn ngơ lắc đầu không chịu hứa.

Nhưng rồi vận nước nổi trôi và thân gái bôn bã, cô nhận ra mình hãy còn may mắn vì vững niềm tin vào tình yêu của anh. Nhờ thế mà cô vượt thoát khỏi địa ngục Cộng sản, rồi từng bước trưởng thành trên vùng đất của tự do, hiểu biết.

Thời mới lớn ở quê hương, ngoài mấy lá thư tỏ tình gửi từ mặt trận mà cô từng nhận, đúng là cô chưa từng có một lần hẹn hò nào với những chàng trai trẻ của Quân đội VNCH. Một người hiện về trong giấc mơ sau khi tử trận. Một người nhờ đồng đội lo cho cô khi đã là kẻ thất trận nằm trong trại tù binh. Một bà mẹ quê đi tìm thăm cô gái mà con trai mình thương. Chỉ vậy thôi mà sao tình yêu họ dành cho cô đã trở thành những kỷ niệm tuyệt vời nhất.

Xin cảm tạ ơn anh đã thương em, hiểu biết, hy sinh mà không cần nhận lại dù chỉ lời cám ơn. Cho dù đã chia xa, không bao giờ có nhau, nhưng mãi mãi các anh chính là mẫu người thương lý tưởng mà em còn thương nhớ một đời.

Hòa An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,299,599
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.